Tại sao cần tiêm vắc xin

Thành phần quan trọng trong cả vắc-xin Pfizer và Moderna là mRNA, dạy tế bào của quý vị biết cách tạo ra một loại protein từ vi-rút corona, cho phép nó nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm bệnh. Vắc-xin cũng chứa chất béo, muối và đường.

Thành phần quan trọng trong vắc-xin Johnson & Johnson là adenovirus 26, một loại vi-rút vô hại được sử dụng để cung cấp protein đột biến trên bề mặt của vi-rút corona đến các tế bào của chúng ta. Sau đó, các tế bào có thể nhận ra COVID-19 và bảo vệ quý vị khỏi bị nhiễm trùng. Vắc-xin Johnson & Johnson cũng chứa axit xitric và ethanol.

Vắc-xin không chứa: sản phẩm từ thịt lợn, trứng, mủ cao su, sản phẩm từ máu, tế bào vi-rút COVID-19, thủy ngân hoặc vi mạch. Vắc-xin không chứa mô bào thai.

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • [4-hydroxybutyl] azanediyl] bis [hexan-6,1-diyl] bis [2- hexyldecanoat]
  • 2 - [[polyetylen glycol] -2000] -N, N-ditetradecylacetamit
  • 1,2-distearoylsnglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • potassium chloride
  • monobasic potassium phosphate
  • sodium chloride
  • dibasic sodium phosphate dihydrate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • RNA thông tin biến đổi nucleoside [modRNA] mã hóa glycoprotein tăng đột biến của SARS-CoV-2

Các chất béo

  • polyethylene glycol [PEG] 2000 dimyristoyl glycerol [DMG]
  • SM-102
  • 1,2-distearoyl-snglycero-3-phosphocholine
  • cholesterol

Thành phần bổ sung [muối, đường, chất đệm]

  • tromethamine
  • tromethamine hydrochloride
  • acetic acid
  • sodium acetate
  • đường sucrose

Thành phần hoạt chất

  • adenovirus loại 26 tái tổ hợp, không có khả năng sao chép biểu hiện protein đột biến SARS-CoV-2

Thành phần không hoạt động

  • citric acid monohydrate
  • trisodium citrate dihydrate
  • ethanol
  • 2-hydroxypropyl-β-cyclodextrin [HBCD]
  • polysorbate-80
  • sodium chloride

Bạn vẫn cần phải tiêm chủng cho con. Mặc dù những bệnh này có thể đã được xóa sổ ở quốc gia hay khu vực bạn đang sinh sống, nhưng chúng ta đang sống ở một thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, điều này nghĩa là dịch bệnh có thể lan từ nơi này sang nơi khác.

Miễn dịch cộng đồng là gì?

Nếu trong cộng đồng bạn sinh sống  có đủ số người được tiêm chủng một bệnh nào đó, thì cộng đồng đó có thể đạt tới mức độ miễn dịch cộng đồng. Khi cộng đồng được miễn dịch, dịch bệnh không thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác vì phần lớn mọi người đã được miễn dịch. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng, như trẻ sơ sinh.

Miễn dịch cộng đồng có thể phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát và lây lan dịch bệnh. Bệnh ngày càng hiếm xảy ra và thậm chí có thể hoàn toàn biết mất không còn tồn tại trong cộng đồng.

Vắc-xin có thể khiến con của tôi bị ốm không?

Vắc-xin cực kỳ an toàn, những tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin rất hiếm. Hầu hết các triệu chứng ốm mệt hay khó chịu sau khi tiêm vắc-xin rất nhẹ và tạm thời, ví dụ như hơi đau nhức ở nốt tiêm hoặc sốt nhẹ. Những triệu chứng này có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc giảm đau do bác sỹ kê, hoặc đắp khăn lạnh lên nốt tiêm. Nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng, cha mẹ cần phải hỏi bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy sự liên quan giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ.

Vắc-xin có thể phòng ngừa những bệnh gì?

Vắc-xin bảo vệ con bạn khỏi những bệnh nguy hiểm như bại liệt – căn bệnh có thể gây liệt; bệnh sởi – căn bệnh có thể gây viêm não và mù; và bệnh uốn ván – có thể gây co cứng cơ kèm theo đau và khó nhai, khó bú [ở trẻ sơ sinh] và khó thở. Hãy tìm hiểu thêm về danh sách các vắc-xin phổ biến và những bệnh mà vắc-xin có thể phòng ngừa tại đây 

Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

Tôi có thể để con tôi bị thủy đậu mà không cần đi tiêm vắc-xin?

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nhẹ, nhiều bậc cha mẹ có thể vẫn còn nhớ bệnh này từ hồi họ còn nhỏ [vắc-xin thủy đậu lần đầu tiên được giới thiệu năm 1995], nhưng một số trẻ em vẫn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Vắc-xin giúp xóa bỏ nguy cơ biến chứng từ bệnh thủy đậu, và phòng tránh trẻ mắc thủy đậu lây sang anh chị em ruột, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

Lịch tiêm chủng hợp lý được khuyến cáo cho trẻ em như thế nào?

Lịch tiêm chủng của mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh nào là phổ biến nhất. Bạn có thể tìm hiểu tổng quan về các vắc-xin được khuyến cáo và ngày tiêm chủng từ trung tâm y tế ở địa phương, bác sỹ hoặc Bộ Y tế ở quốc gia bạn sinh sống.

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp cơ thể có được khả năng miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh nguy hiểm đã được chích ngừa.

Kích thích sinh miễn dịch

Theo PGS.TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc xin để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh và khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.

Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.Khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2 đến 3 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

 Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp cơ thể có được khả năng miễn dịch chủ động, chống lại các bệnh nguy hiểm đã được chích ngừa.

Nguy cơ nếu không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn

PGS. Dương khẳng định, để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. Chính vì vậy các bậc cha mẹ, vì sức khoẻ của con em mình hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình TCMR và cả những vắc xin chưa có trong chương trình TCMR. Hãy coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng và toàn xã hội.

Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Nhiều bệnh nguy hiểm biếm mất hoặc giảm mắc hàng ngàn lần

Tại Việt Nam, TCMR bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 1981 và được mở rộng dần hàng năm. Hết giai đoạn thí điểm đã có 50% số tỉnh triển khai dịch vụ TCMR. Sau gần 40 năm triển khai, Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam.

Mỗi năm, hơn 1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em tại 11.000 xã, phường, 704 huyện của cả nước được tiêm chủng. Cùng với các quốc gia trên toàn cầu, Việt Nam đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979.

Từ năm 2000, Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt; đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005.

Việt Nam đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020.

Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như: bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi đã giảm từhàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng.

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề