Tại sao có lạm phát

Trong quý I/2022, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh, gây áp lực lạm phát lên nhiều quốc gia trên thế giới. 

Áp lực lạm phát tăng cao tại nền kinh tế lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.

Cụ thể, lạm phát của Mỹ tháng 02/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 01/1982. Lạm phát tại Anh lên mức cao nhất trong 30 năm qua [tháng Hai tăng 6,2%].

Lạm phát tháng 2/2022 của các nước khác thuộc khu vực châu Âu cũng tăng cao như: Pháp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, Đức tăng 5,1%, Tây Ban Nha tăng 7,6%, Italy tăng 5,7%...

Ở châu Á, Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có lạm phát tăng [tháng Một tăng 0,5%, tháng Hai tăng 0,9%], Hàn Quốc tháng 2 tăng 3,7%.

Các nước thuộc khu vực ASEAN đều có mức lạm phát tháng Hai cao hơn Việt Nam như Indonesia tăng 2,1%, Malaysia tăng 2,2%, Philippines tăng 3,0%, Singapore tăng 4,3%, Thái Lan tăng 5,3%...

Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ucraina cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và lúa mì quan trọng, tình trạng thiếu hụt hai mặt hàng này làm tăng giá lương thực toàn cầu và gây áp lực lạm phát thêm trầm trọng.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3 và quý I các năm giai đoạn 2018-2022 [%]

Chúng ta vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá

Ở trong nước, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới với tổng sản phẩm trong nước [GDP] quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên nhưng nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt.

Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] quý I/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.

Tập quán và cơ cấu tiêu dùng của Việt Nam khác các nước

Lạm phát của Việt Nam trong quý I năm nay không tăng cao như nhiều quốc gia khác trên thế giới chủ yếu do một số nguyên nhân:

Thứ nhất, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.

Đơn cử, Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm [chiếm tỷ trọng 27,68%].

Cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina đã khiến giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và khí tự nhiên hóa lỏng tăng nhanh hơn trong thời gian vừa qua. Mỹ và các nước phương Tây có tỷ trọng chi tiêu dùng các nhóm hàng này lớn nên tỷ lệ lạm phát cao hơn Việt Nam.

Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, giá cả khá ổn định.

Lương thực, thực phẩm dồi dào, giá cả ổn định

Thứ hai, Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định.

Nhóm thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm.

Trong đó, giá thịt lợn giảm 21,55%; mỡ ăn giảm 22,6% và giá thịt chế biến giảm 4,63%. Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% do một số địa phương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm.

Nhiều hộ gia đình trong quý I đã giảm giá hỗ trợ người thuê nhà trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến giá thuê nhà ở giảm 15,14%.

Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả

Thứ ba, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Đồng thời, công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

Nguyễn Trung Tiến

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê


Có lẽ chúng ta đã nghe quá nhiều vào từ lạm phát nhưng ai cũng nghĩ đây là một khái niệm “vĩ mô” không liên quan gì đến cuộc sống của mình nên sẽ bỏ qua. Ít ai biết rằng, lạm phát tác động một cách trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Như vậy, lạm phát là gì? Vấn đề này có đáng để bạn quan tâm không?

Lạm phát là gì?

  • Lạm phát là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản lạm phát là tăng giá chung của hàng hóa trên thị trường.

Ví dụ, một năm trước bạn đi chợ mua một bữa ăn chỉ mất 100k, nhưng một năm sau bạn đi chợ mua một bữa ăn như vậy lại mất 150k. Như vậy bạn đã tốn thêm 50k cho một bữa ăn y hệt như trước. Hay nói cách khác là lạm phát tăng 50% trong thời gian này.

Lạm phát xảy ra trong thời gian dài. Ví dụ, không phải là ngày lễ tăng rồi ngày bình thường giảm, đây không được gọi là lạm phát.

Vậy nên, kiếm ra được nhiều tiền rồi mà bạn giữ yên một chỗ chưa chắc đã giúp bạn sống thoải mái hơn đâu. Hãy dùng tiền “đẻ” ra tiền.

Lạm phát là tốt hay xấu?

  • Lạm phát là tốt hay xấu?

Lạm phát quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến một nền kinh tế, trong khi lạm phát quá ít thì cũng được coi là có hại. Mức mà các nhà kinh tế ủng hộ cho lạm phát là từ thấp đến trung bình là 2% mỗi năm.

Lạm phát cao hơn sẽ gây hại cho những người đang tiết kiệm vì lạm phát làm bào mòn sức mua của số tiền họ đã tiết kiệm. Mặc khác, nhờ lạm phát mà người đi vay có lợi hơn vì giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của các khoản nợ chưa thanh toán của họ sẽ giảm dần theo thời gian.

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Nguyên nhân gây ra lạm phát thì có rất nhiều nhưng có hai nguyên nhân chính khi nhắc đến lạm phát không thể bỏ qua đó là “lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy”. Để tìm hiểu sâu hơn thì hãy tham khảo chi tiết những nguyên nhân bên dưới đây:

1. Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu về một loại hàng hóa tăng cao thì cũng đồng thời kéo theo sự tăng giá của mặt hàng đó trên thị trường. Từ đó, điều này cũng làm thúc đẩy các mặt hàng khác tăng giá theo dẫn đến việc tăng giá đồng loạt của các mặt hàng trên thị trường.

Ví dụ: Giá xăng tăng lên 1000 đồng/ lít sẽ dẫn đến phí cước xe taxi cũng tăng, hàng hóa vận chuyển từ nơi khác đến cũng tăng theo,…

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy ở đây là chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, các máy móc, thiết bị, chi phí bảo hiểm, thuế,…Khi giá cả của một vài yếu tố này tăng lên thì chắc chắn chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên. Từ đó, kéo theo giá thành sản phẩm cũng tăng lên.

3. Lạm phát do cơ cấu

Đối với việc kinh doanh có hiệu quả doanh nghiệp sẽ tăng dần tiền công cho người lao động. Song song đó, cũng có một số nhóm ngành sẽ không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn tăng lương cho nhân viên thì buộc phải tăng giá thành sản phẩm.

4. Lạm phát do cầu thay đổi

Khi trên thị trường không còn nhu cầu về một mặt hàng nào đó, nhưng lý do là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng vẫn không thể giảm giá xuống. Trong khi đó lại có một mặt hàng khác tăng lượng cầu lên đồng thời cũng sẽ tăng giá lên.

5. Lạm phát do xuất khẩu

Việc xuất khẩu sẽ làm cho lượng cung và cầu bị mất cân bằng. Tổng lượng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến cho tổng cung không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Chính vì vậy, việc tăng giá đối với một số mặt hàng khan hiếm sẽ xuất hiện.

6. Lạm phát do nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu tăng giá do thuế hoặc do giá cả khiến giá bán ra của các mặt hàng trong nước cũng tăng theo. Vì thế mức giá chung của thị trường trong nước sẽ bị giá của hàng hóa nhập khẩu làm tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ngay.

7. Lạm phát do tiền tệ

Nguyên nhân này thường xuất hiện ở các ngân hàng làm cho lượng tiền trong nước tăng, từ đó lạm phát sẽ xảy ra. Việc ngân hàng tiến hành thu mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ.

Cũng có thể do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát.

Cách bảo vệ bản thân không bị tác động bởi lạm phát

  • Cách bảo vệ bản thân không bị tác động bởi lạm phát

Cách mạnh mẽ nhất mà bạn có thể bảo vệ mình khỏi lạm phát là tăng khả năng kiếm tiền và thu nhập của bạn.

Mức tăng có thể đạt 5% hàng năm hoặc chương trình khuyến mãi giúp bạn thu vào được 20%, từ đó bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, bạn sẽ không có lựa chọn khác hoặc bạn đang có thu nhập cố định, thì bạn sẽ cần phải tìm cách khác.

Bạn cũng có thể bảo vệ khoản tiết kiệm của bạn bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhờ vào đây, bạn sẽ thu được lại khoảng 10% các khoản đầu tư theo thời gian.

Lạm phát thường ảnh hưởng nặng nhất đến 3 nhóm đối tượng: người nhận lương hưu, người gửi tiết kiệm ngân hàng và người đi cho vay. Trên thực tế, thì 3 đối tượng này đều chỉ sở hữu tiền mặt.

Chính vì chỉ sở hữu tiền mặt, nên số tiền họ sở hữu không được tăng trưởng, nhưng bù lại lạm phát vẫn liên tục diễn ra dẫn tới số tiền đó bị mất giá dần theo thời gian.

Vì thế bạn có thể đầu tư theo nhiều cách để tránh lạm phát tiền trong túi bạn như: mua vàng, mua bất động sản, mua cổ phiếu, đầu tư quỹ mở,…Chọn cách đầu tư cho phù hợp với khả năng của bản thân để tránh được rủi ro. Để bỏ số tiền lớn mua vàng hay bất động sản cũng cần có những tính toán kỹ lưỡng.

Vậy nếu như có tiền, hãy lựa chọn cho mình một kênh đầu tư tốt, sinh lời cao và phù hợp. Điều này cũng là minh chứng cho việc quản lý tài chính cá nhân thông minh.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà mình chia sẻ sẽ giúp bạn nắm rõ được lạm phát là gì hay cách bạn tự bảo vệ mình trước lạm phát. Nếu còn v

Video liên quan

Chủ Đề