Tại sao gà chọi không đỏ

Gà bị tái mặt, nhợt nhạt là triệu chứng xảy ra rất phổ biến trên cá thể gà đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách trị gà bị tái mặt không quá khó nhưng quan trọng phải tìm ra nguyên nhân gây triệu chứng tái mặt ở gà để khắc phục kịp thời. Điều này sẽ giảm thiểu được tối đa những thiệt hại về kinh tế và nâng cao hiệu quả chăn nuôi mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho đàn gà. Ngay dưới đây cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và phương pháp chữa trị gà bị tái mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên nhân của triệu chứng gà bị tái mặt

Trước khi tìm hiểu cách trị gà bị tái mặt thì hãy cùng Nuôi Gà Đá tìm hiểu về nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Gà tái bị tái mặt không phải một loại bệnh lý mà đa phần đây là triệu chứng xuất hiện khi gà đang mắc phải một số căn bệnh khác. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tái mặt ở gà. Cụ thể thuộc trong các nguyên nhân sau:

1. Gà bị tái mặt do thiếu dinh dưỡng

Một số gà đá khi gặp các vấn đề về dinh dưỡng thường sẽ có biểu hiện là tái mặt. Vấn đề này thường không quá nghiêm trọng nhưng bà con vẫn nên lưu ý, xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống của gà sao cho hợp lý.

Ngoài việc đảm bảo đàn gà được ăn đủ lượng thóc sạch mỗi ngày, bà con cần bổ sung các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng được nấu chín như thịt bò, lươn, cá chép, tép,… Rau củ quả cũng nên được thêm vào khẩu phần ăn của gà bằng cách rửa sạch và băm nhỏ. Ngoài ra, bà con cũng có thể nghiền nhỏ Vitamin B12 và hòa với nước uống của gà để cải thiện tình trạng da gà bị nhợt nhạt và giúp gà hoạt động sung sức hơn

Bên cạnh chế độ ăn uống, bà con nên cho gà phơi nắng và vận động thường xuyên. Nếu đang vào mùa đông, bạn có thể sử dụng đèn vàng để gà được tiếp xúc với nhiệt độ cao. Việc này góp phần giảm đi đáng kể và là cách trị gà bị tái mắt an toàn mà không tốn kém cho bà con nông dân.

Xem thêm: Bệnh thường gặp ở gà và cách trị

2. Gà đá bị tái mặt do nhiễm thương hàn, khuẩn ecoli

Nhiễm khuẩn Ecoli hoặc thương hàn cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho gà đá bị tái mặt.  Một khi gà đã mắc phải chứng bệnh này thì việc chữa trị sẽ rất tốn kém và trong trường hợp xấu nhất là khó có thể qua khỏi. Nhằm ngăn chặn gà đá mắc phải căn bệnh nguy hiểm này và là cách trị gà bị tái mặt ngay từ ban đầu một cách tốt nhất. Thì các chủ trang trại nên hết sức chú trọng vấn đề vệ sinh sạch sẽ, diệt khuẩn chuồng trại, sưởi ấm gà đúng cách và chế độ ăn uống hợp lý.

Bên cạnh gà bị tái mặt, các dấu hiệu cho thấy gà có nguy cơ nhiễm khuẩn thường là sốt cao, kén ăn kèm theo đó là triệu chứng đi phân xanh có nhớt và có thể kèm theo máu. Căn bệnh này rất nguy hiểm đối và gà và khả năng khỏi bệnh dường như rất thấp.

3. Gà đá bị tái mặt do bị om bóp quá sức

Nhiều chủ trại mong muốn gà của mình có bề ngoài thu hút hơn với màu da đỏ rực, cơ bắp săn chắc, tan mỡ nên đã lạm dụng quá mức việc om bóp gà. Om bóp gà nên được thực hiện một cách có khoa học, dựa trên công thức sẵn có và nên chú ý tiến hành ở độ tuổi thích hợp. Om bóp gà một cách bừa bãi và quá sức sẽ đem lại nhiều hậu quả, gà bị tái mặt là một trong số đó.

Thông thường, gà chọi trên 7 tháng sẽ là độ tuổi thích hợp để tiến hành om bóp. Trong quá trình ngâm rượu, bà con cần lưu ý bỏ liều lượng thích hợp dựa trên công thức sẵn có. Khi tiến hành om bóp, bà con nên sử dụng khăn ẩm, sau đó xoa bóp bằng khăn ấm và không nên dùng nước lạnh để xả om bóp gà.

Cách trị gà bị tái mặt hiệu quả

Muốn trị bất kỳ bệnh gì thì điều đầu tiên là cần tìm ra căn nguyên nguồn bệnhh để từ đó điều trị và khắc phục. Như một số nguyên nhân được chia sẻ ở trên, để chữa trị gà bị tái mặt được nhanh chóng và dứt điểm, bà con có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:

  • Đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và các vấn đề dinh dưỡng của gà, nếu xác định nguyên nhân gây ra tái mặt ở gà là do thiếu dinh dưỡng, bà con có thể đẩy nhanh quá trình điều trị bằng cách bổ sung vitamin B12 để cải thiện tình trạng nhợt nhạt ở da gà.
  • Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày bổ sung B12 nghiền mịn trộn lẫn cho gà để giúp gà sung sức hơn.
  • Môi trường sống của gà cần được đảm bảo, chuồng gà phải kín gió và sạch sẽ, thường xuyên tiến hành diệt khuẩn định kỳ nhằm giữ vệ sinh cho chuồng trại, hạn chế khả năng gà bị nhiễm khuẩn Ecoli hoặc nhiễm thương hàn.
  • Trong trường hợp xấu nhật, gà bị tái mặt và chết, hãy mổ gà để khám nghiệm nhằm xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục, rút kinh nghiệm cho những chú gà khác. Nếu nội tạng của chúng còn tươi và không bị tổn thương, có thể do bà con đã om bóp gà quá sức hoặc bị nhiễm thương hàn. Ngược lại, nếu nội tạng có dấu hiệu bị tổn thương, khả năng cao là gà đã bị nhiểm khuẩn.

Có thê dễ dàng thấy được môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ và chế độ ăn uống hợp lý là rất quan trọng đối với sức khỏe của loài gà. Các chủ trại không nên xem thường biểu hiện gà bị tái mặt vì nó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng. Trên tinh thần “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bà con nên trang bị trước cho mình những kiến thức chuyên môn và chăm sóc gà một cách có khoa học. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bà con nắm được nguyên nhân và cách trị gà bị tái mặt để đảm bảo đàn gà của mình được phát triển một cách khỏe mạnh nhé!

Tags: cách trị gà bị tái mặtgà đá tái mặt

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ được xem là biểu hiện đáng lo ngại nhất khi nuôi gà. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này cũng như cách chữa trị, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ có phải là bệnh?

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy gà không khỏe. Tùy thời điểm và các dấu hiệu đi kèm nó sẽ có ý nghĩa riêng. Chẳng hạn như:

– Vào mùa hè, gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ, đi kèm với các biểu hiện khó thở, mở cả miệng để thở,… thì 95% là ốm trong

– Vào mùa đông gà đá cũng có biểu hiện lúc trạng lúc đỏ, nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào khác thì có thể gà đang bị lạnh, không có gì quá nguy hiểm, kê sư chỉ cần kiểm tra và bao phủ lại chuồng trại.

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ là biểu hiện nguy hiểm

Tuy nhiên theo khảo sát thì 90% biểu hiện gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ là do ốm trong. Nói về nguyên nhân ốm trong thì có thể do:

  • Gà bị ốm mới dậy
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
  • Chế độ luyện tập quá sức
  • Gà bị thương sau khi tham gia đá gà trực tiếp nhưng không được chăm sóc đúng cách
  • Không gian nuôi dưỡng không đảm bảo an toàn, nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh
  • ….

Có thể nói tình trạng gà chọi đá lúc trạng lúc đó là cực kỳ nguy hiểm. Tùy từng nguyên nhân mà kết quả sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung nếu không được chữa trị kịp thời thì kê sư rất dễ bị mất gà.

Chữa gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ đơn giản

Muốn chữa được tình trạng gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ thì trước tiên kê sư phải tự tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh, có như vậy mới tìm được phương pháp tương ứng.

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ do nóng gan

Nếu gà chiến của bạn lúc thì trạng lúc thì đỏ do nóng gan thì anh em có thể sử dụng Forkid để giải độc, giúp thanh nhiệt. Thuốc được bán phổ biến ở các tiệm thuốc tây – chuyên dùng cho trẻ em. Về liều dùng thì cho uống 1 ống/ lần, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều trước khi ăn.

Forkid – Thuốc dùng cho trẻ em, hỗ trợ giải độc, làm mát

Ngoài ra nên thường xuyên tắm rửa để làm mát cơ thể cho chiến kê. Đồng thời chế độ dinh dưỡng cũng nên cấp thêm các thực phẩm làm mát gan như cà chua, gan lợn….

Do môi trường, chế độ dinh dưỡng, phương pháp luyện tập

Đối với trường hợp gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ do các yếu tố bên ngoài như môi trường, thời tiết; do thức ăn, phương pháp luyện tập,… thì kê sư có thể thực hiện sau như:

– Do thời tiết: Nên đảm bảo chuồng nuôi phải thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Vào những ngày lạnh, nên bổ sung thêm gừng vào thức ăn để giúp gà làm ấm cơ thể từ bên trong.

Đảm bảo chuồng nuôi mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông

– Do chuồng trại: Kê sư phải dọn dẹp chuồng trại thường xuyên, thay cát/ trấu nền chuồng, rửa máng ăn – máng uống và phun thuốc khử trùng định kỳ. Có như vậy mới hạn chế được mầm bệnh.

– Do chế độ dinh dưỡng: Thức ăn sẽ quyết định sức khỏe và thể lực của chiến kê. Do đó nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày đủ chất. Ngoài thóc/ lúa thì nên cho gà ăn thêm rau xanh để bổ sung chất xơ, vitamin; và mồi tươi như thịt bò, lươn, cá, giun, sâu,…

Cà chua làm mát gan

– Do chế độ luyện tập: Gà khoảng 8 tháng tuổi trở lên mới nên cho tập luyện, lúc này cơ thể chúng đã phát triển toàn diện, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Thêm vào đó nên có chế độ tập luyện rõ ràng, tăng thời gian tập từ từ, không nên quá ép buộc chiến kê dẫn đến tình trạng gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ.

– Do đi trường về: Gà đi đá về cần phải tắm rửa, vỗ hen và kiểm tra vết thương của chúng. Đối với những vết thương chảy máu, cần sát trùng và cầm máu. Riêng với các vết thương bên trong cần cho uống thuốc tan máu bầm, thường xuyên xoa bóp vị trí bị bầm để mau phục hồi. Gà trong giai đoạn này nên cho ăn cơm để tiêu hóa dễ hơn, không nên cho tập luyện lại ngay vì có thể làm gà chuyển sang rót.

– Do mới ốm dậy: Gà mới ốm dậy biểu hiệu gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ là bình thường, do đó không cần quá lo ngại. Tất cả những gì bạn cần là cho gà có thời gian để phục hồi hoàn toàn.

>>> Xem thêm: Bật mí cách làm thuốc bổ cho gà đá gia truyền ít người biết, đá gà cựa dao

Kết luận

Gà chọi đá lúc trạng lúc đỏ mà đi kèm với các biểu hiện như khó thở, ốm yếu, ủ rũ, chán ăn,… thì rất nguy hiểm. Phát hiện bệnh càng sớm, chữa càng nhanh khỏi. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề