Tại sao hà nội không bắn pháo hoa

Thông báo nêu rõ, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, thành phố sẽ không tổ chức bắn pháo hoa theo như kế hoạch.

Trước đó, ngày 31/12/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND về Tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo kế hoạch này, Thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa tại Đảo Dừa [công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng].

Hà Nội không bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Nhâm Dần [Ảnh minh họa]


Ngoài ra, tại Chỉ thị 03/CT-UBND, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng yêu cầu tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao.

Liên quan đến công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động, thực hiện chiến dịch cao điểm tiêm chủng xuyên Tết Nguyên đán từ ngày 01/02/2022 đến ngày 28/02/2022.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hà Nội tiêm vắc xin phòng Covid-19 xuyên Tết Nguyên đán

Xin ý kiến Chính phủ về việc bắn pháo hoa đêm giao thừa ở Hà Nội

[NLĐO]- UBND TP Hà Nội đang xin ý kiến Chính phủ về việc tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

  • Bộ Y tế khuyến cáo địa phương không tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán

  • TP HCM không bắn pháo hoa Tết âm lịch 2022

  • Hàng loạt vụ vận chuyển, buôn bán pháo hoa trái phép

  • Hà Nội chỉ bắn pháo hoa duy nhất 1 điểm vào đêm giao thừa

Trước đó, theo kế hoạch của Hà Nội, TP sẽ tổ chức 1 điểm bắn, 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất [phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng]. Thời điểm bắn từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 1-2-2022 [tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022]. Nguồn kinh phí bắn pháo hoa từ nguồn kinh phí xã hội hóa của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngày 7-1 vừa qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị các địa phương tạm dừng bắn pháo hoa và lễ hội trong Tết Nhâm Dần 2022.

Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng đã đề nghị các địa phương tốt nhất không tổ chức bắn pháo hoa, nếu làm phải đảm bảo tuân thủ quy định 5K, không tập trung đông người khu vực bắn.

Trong dịp Tết Dương lịch 2022, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật và đếm ngược [countdown] chào năm mới do dịch bệnh diễn biến phức tạp.

B.H.Thanh

Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội xác nhận thông tin: Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa cũng như các điểm biểu diễn văn hóa nghệ thuật và đếm ngược [countdown] trong Tết Dương lịch chào năm mới 2022.

  • Hà Nội cho phép quận Hoàn Kiếm sử dụng vỉa hè để kinh doanh tạm thời

  • Tổng hợp COVID-19 ngày 29/12: Số ca mắc mới giảm nhẹ; Hà Nội tăng cường kiểm soát sau khi có ca mắc Omicron đầu tiên

  • Hà Nội đang giải trình tự gen 28 trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron

  • Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn theo dõi sức khoẻ và thuốc điều trị cho F0 tại nhà

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá Hà Nội, quyết định trên được đưa ra để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Thay vào đó, Hà Nội sẽ tổ chức một số hoạt động trực tuyến để chào đón năm mới; quay trước chương trình biểu diễn nghệ thuật "rực rỡ sắc xuân" phát trên đài truyền hình địa phương vào tối 31/12.

Ngoài ra, Hà Nội vận động các tổ chức, cá nhân trang trí chiếu sáng khu đô thị, mặt tiền trụ sở tòa nhà, khách sạn, trung tâm thương mại.

Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa và lễ đếm ngược "countdown" trong Tết Dương lịch 2022. Ảnh: Hoài Nam/Báo Tin tức

Xác nhậnvới báo Tin tức, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thông tin thêm: Các hoạt động chào đón năm mới 2022 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đều bị dừng do diễn biến phức tạp của dịchCOVID-19. Các hoạt động và sự kiện tập trung đông người cũng sẽ bị hạn chế. Nhà hàng, dịch vụ ăn uống chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21 giờhàng ngày.

Cũng theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong dịp Tết Dương lịch, quận sẽ lập các chốt xử lý vi phạm trên địa bàn; dừng cấp phép các điểm trông giữ xe và phương tiện trong dịp này. Trong trường hợp lượng người phương tiện dồn về quận quá đông thì lực lượng chức năng sẽ tiến hành cấm đường vào khu vực trung tâm; lập các chốt xung quanh hồ Gươm và các khu vực công cộng để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng chống dịch.

Hiện tại, quận Hoàn Kiếm đang ở cấp độ 3 [màu cam, nguy cơ cao], do đó, các hoạt động và sự kiện tập trung đông người bị hạn chế. Nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên địa bàn chỉ được phép bán mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Trước đó vào chiều tối ngày 29/12,kết luận tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội dự báo, trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch COVID-19 sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron. Đặc biệt, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là có khoảng 140 nghìn người Việt Nam ở nước ngoài đăng ký về nước ăn Tết; lượng người dân từ các tỉnh, thành trở về Hà Nội ăn Tết tăng cao…

"Thành phố vẫn kiểm soát được dịch bệnh, nhưng nếu không kìm chế được sự gia tăng; người dân và cơ quan quản lý lơ là thì chắc chắn dịch bệnh sẽ tiếp tục tăng, số catử vong cũng sẽ tăng", Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói và yêu cầu công tác tuyên truyền phải thực chất, hiệu quả hơn để mỗi người dân có ý thức bảo vệ mình và xã hội.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hà Nội công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2021

Thành ủy Hà Nội vừa công bố 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2021.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Hà nội,
  • covid-19,
  • omicron,
  • năm mới,
  • tết,
  • bắn pháo hoa,
  • lễ hội đếm ngược,

Video liên quan

Chủ Đề