Trame là gì

Kỹ thuật tram hóa – là kỹ thuật phân điểm ảnh, là một kỹ thuật được sử dụng trong ngành in nhằm phục chế các hình ảnh có tầng thứ.

Ngày xưa, khi người ta mới phát minh ra kỹ thuật in và in được những quyển sách đầu tiên, thì việc phục chế các hình ảnh chụp quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Nguyên nhân là do: các ảnh chụp là những bài mẫu có tầng thứ, tức là sẽ có vùng tối, vùng sáng và vùng trung gian, có chỗ đậm, chỗ lợt. Để in các ảnh này thì dĩ nhiên phải in được những lớp mực có độ dày mỏng, đậm lợt khác nhau lên vật liệu in nhắm tái tạo được sự biến đổi về mật độ tương tự như trên ảnh gốc. Nhưng trớ trêu thay, các phương pháp in chỉ cho phép in lên vật liệu một lớp mực có độ dày bằng nhau.

Để giải quyết vấn đề, người ta đã nghĩ ra một giải pháp: thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ [gọi là điểm tram], những điểm này có kích thước thay đổi tùy thuộc vào mật độ [độ sáng tối] tương ứng trên ảnh gốc. Vì các điểm [hạt này có kích thước nhỏ và nhờ sự tương tác qua lại giữa màu mực của các hạt và nền giấy trắng tạo cho mắt cảm giác mật độ trên hình ảnh in ra cũng thay đổi tương ứng như trên ảnh gốc [bài mẫu].

Tram là điểm ảnh, để tái tạo lại hình trên tờ in người ta không thể làm như trên một tờ giấy ảnh được. Ở giấy ảnh sự chuyển đổi tầng thứ của hình ảnh được thể hiện bằng các lớp hóa chất sau khi được rọi [giống như phơi bản in] và đem đi tráng [rửa ảnh]. Còn ở tờ in, giấy in là giấy bình thường nên để thể hiện được tầng thứ hình ảnh, người ta phải phân điểm ra [tram, tiếng Pháp là tramme], các điểm này sẽ thay đổi về diện tích tùy theo vùng hình ảnh đó đậm hay nhạt, đậm thì điểm tram sẽ to, còn nhạt thì điểm tram sẽ nhỏ. Và tất nhiên những hạt tram này sẽ rất nhỏ đủ để đánh lừa mắt người, làm cho ta nhìn hình ảnh trên tờ in cứ như là ảnh chụp. Tram càng nhỏ thì độ phân giải tram [tầng số tram] càng cao và ngược lại. Tất nhiên, khi tầng số tram nhỏ quá thì mắt người sẽ thấy điểm tram liền, như in báo hay in lụa.

Vậy thì, suy cho cùng, hầu như những thiết bị dùng để tái tạo hình ảnh bằng cách phân ra thành nhiều điểm đủ nhỏ để lừa mắt người, và in phun, in laser, hay màn hình máy tính cũng vậy thôi, chúng chỉ khác nhau cách phân điểm và các thể hiện những điểm đó.

Việc phân điểm hình ảnh chỉ làm cho hình ảnh xấu đi, nhưng không còn cách nào khác, vì khi in người ta không thể in chỗ này lớp mực dày hơn để thể hiện vùng đậm hơn, chỗ kia lớp mực mỏng hơn để thể hiện vùng nhạt, mà chỉ có một độ dày lớp mực cho trên tất cả vùng in, và vì thế phải phân điểm, hay là tram.

Kỹ thuật tram hóa theo nguyên tắc trên gọi là kỹ thuật tạo tram AM [Amptitude Modulation] – tạo tram theo sự biến thiên về biên độ, nghĩa là kích thước điểm tram trên từng vị trí trên phim hay trên tờ in sẽ biến thiên theo mật độ tại những điểm tương ứng trên bài mẫu.

Khi nói đến tram, ta lại gặp phải những khái niệm sau:

– Tần số tram [hay độ phân giải tram] thường tính bằng lpi [line per inch]:

Giải thích một cách đơn giản thì tần số tram nghĩa là như thế này: nếu ta tram hóa một tấm ảnh 1inch x 1inch bằng cách chia tấm ảnh đó thành một lưới điểm mỗi chiều gồm 10 dòng [tức là tấm ảnh sẽ bị chia thành 10×10=100 điểm ảnh] thì ta có độ phân giải tram là 10lpi. Tuy nhiên độ phân giải 10lpi chẳng làm ăn gì được, hiện nay người ta thường sử dụng các độ phân giải 100, 133, 150, 175 lpi.

– Góc xoay tram:

Khi tram hóa một hình ảnh thì các hạt tram sẽ có cấu trúc giống như một lưới điểm các hàng dọc và hàng ngang, góc xoay tram của một màu in là góc hợp bởi một hàng tram so với chiều thẳng đứng.

Ví dụ về góc xoay tram 45 độ

Do cấu trúc lưới như thế này nên khi in chồng các màu in lên nhau, sự tương tác giữa các điểm tram sẽ gây nên hiện tượng moire. Để tránh hiện tượng này, khi in chồng màu có tram, người ta sẽ xoay góc tram các màu in lệch nhau một góc… nào đó, thông thường các màu in sẽ có góc xoay tương ứng là: C 15, M 75, Y 90, B 45 [theo Pantone Color Guide].

Còn rất nhiều vấn đề thú vị về tram hóa [kỹ thuật tạo tram điện tử, dotgain, tram FM, tram hybrid, tram Spekta…

Trước kia, để tram hóa hình ảnh trong quá trình chụp phim – tách màu, người ta sử dụng một thiết bị là kính tram. Thiết bị này ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng để tạo thành hạt tram trên tấm film ảnh.

Về sau này khi có sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ hiện đại, quá trình tram hóa hình ảnh không còn là một quá trình vật lý [nhiễu xạ ánh sáng qua kính tram] nữa mà là một quá trình tính toán trên máy tính + các thiết bị điện tử [gọi là quá trình RIP – Raster Image Processing].

Bạn hãy dành 1 phút để xem các công cụ tính giá in offset mà nhóm đã tạo, miễn phí cho tất cả .

Mời bạn xem tiếp 

Hầu hết tất cả sinh viên trong nghành Thiết Kế Sáng Tạo đều không rõ về kỹ thuật in ấn nhiều, điều này cũng hạn chế 1 phần nào trong những sản phẩm thiết kế. Một số bạn có những thiết kế rất đẹp nhưng lúc in ra sản phẩm lại không như ý muốn và còn rất nhiều việc liên quan đến khâu in và sau khi in. Mình giới thiệu đến các bạn bài này để các bạn chưa rõ về tram trong in ấn có cái nhìn tổng quát về nó.

  1. Tram là gì ?
  2. Tram để làm gì ?
  3. “Làm tram” như thế nào ?

Nếu ai chưa biết thì hãy cầm thử một tờ báo hay tạp chí lên, nhìn kỹ vào những bức ảnh người được in trên đó. Ta sẽ thấy hình ảnh được in dưới dạng những chấm to nhỏ khác nhau, các chấm đó gọi là tram.

Một hình ảnh thì có chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ lợt. Để in ra, ta cần phải in được những lớp mực dày mỏng khác nhau tương ứng với chỗ đậm lợt trên hình ảnh. Tuy nhiên, các phương pháp in hiện nay chỉ cho phép in được lớp mực có độ dày như nhau, do đó, để giải quyết vấn đế, người ta đã nghĩ ra một giải pháp thay vì in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau để tái tạo hình ảnh, người ta sẽ chia và in tấm ảnh bằng những điểm nhỏ [gọi là điểm tram], điểm tram nhỏ thì vùng đó sẽ sáng hơn, điểm tram lớn thì vùng đó tối hơn. Khi nhìn vào hình ảnh, mắt ta sẽ có cảm giác hình ảnh có độ sáng tối như hình ảnh gốc.

Như vậy, tram dùng để in các hình ảnh có độ đậm lợt, sáng tối.

Trước khi tram hóa Sau khi tram hóa

Một phần mềm gọi là RIP sẽ chịu trách nhiệm việc đó.

Đây là câu hỏi cửa miệng của những nơi xuất phim hay ghi kẽm, ý muốn hỏi độ phân giải tram ta cần xuất ra như thế nào. Vậy độ phân giải tram là gì ? Là số điểm tram trên một inch chiều dài, độ phân giải tram càng lớn thì hình ảnh in ra càng mịn màng. Tuy nhiên, xuất tram bao nhiêu còn tùy thuộc bạn muốn mang về in kiểu gì. Thông thường, xuất phim in offset trên giấy couche thì xuất tram 175, giấy ford thì xuất tram 150, kéo lụa hình ảnh thì xuất 80 – 100. Một số nơi sử dụng công nghệ CTP ra kẽm trực tiếp thì có thể xuất ra tới 300dpi.

Góc tram là góc tạo bởi một hàng điểm tram so với cạnh tờ in, đo bằng độ.

Khi in chồng màu, người ta sẽ quan tâm đến góc tram của từng lá phim. Nếu xuất sai góc tram thì khi in ra có thể bị “moire”.

Khi in chồng 2 tram lên nhau, sẽ xuất hiện các vệt sọc trên hình ảnh do tương quan về vị trí của các hạt tram

[Sưu tầm]

Tram là điểm ảnh, để tái tạo lại hình trên tờ in người ta không thể làm như trên một tờ giấy ảnh được. Ở giấy ảnh sự chuyển đổi tầng thứ của hình ảnh được thể hiện bằng các lớp hóa chất sau khi được rọi [giống như phơi bản in] và đem đi tráng [rửa ảnh]. Còn ở tờ in, giấy in là giấy bình thường nên để thể hiện được tầng thứ hình ảnh, người ta phải phân điểm ra [tram, tiếng Pháp là tramme], các điểm này sẽ thay đổi về diện tích tùy theo vùng hình ảnh đó đậm hay nhạt, đậm thì điểm tram sẽ to, còn nhạt thì điểm tram sẽ nhỏ. Và tất nhiên những hạt tram này sẽ rất nhỏ đủ để đánh lừa mắt người, làm cho ta nhìn hình ảnh trên tờ in cứ như là ảnh chụp. Tram càng nhỏ thì độ phân giải tram [tầng số tram] càng cao và ngược lại. Tất nhiên, khi tầng số tram nhỏ quá thì mắt người sẽ thấy điểm tram liền, như in báo hay in lụa.

2.Kỹ thuật tram hóa là gì?

Kỹ thuật tram hóa là kỹ thuật phân điểm ảnh, là một kỹ thuật được sử dụng trong ngành in nhằm phục chế các hình ảnh có tầng thứ.

Vậy thì, suy cho cùng, hầu như những thiết bị dùng để tái tạo hình ảnh bằng cách phân ra thành nhiều điểm đủ nhỏ để lừa mắt người, và in phun, in laser, hay màn hình máy tính cũng vậy thôi, chúng chỉ khác nhau cách phân điểm và các thể hiện những điểm đó.

Việc phân điểm hình ảnh chỉ làm cho hình ảnh xấu đi, nhưng không còn cách nào khác, vì khi in người ta không thể in chỗ này lớp mực dày hơn để thể hiện vùng đậm hơn, chỗ kia lớp mực mỏng hơn để thể hiện vùng nhạt, mà chỉ có một độ dày lớp mực cho trên tất cả vùng in, và vì thế phải phân điểm, hay là tram.


Trước khi tram hóa

Sau khi tram hóa

Khi nói đến tram, ta lại gặp phải những khái niệm sau:

– Tần số tram [hay độ phân giải tram] thường tính bằng lpi [line per inch]:

Giải thích một cách đơn giản thì tần số tram nghĩa là như thế này: nếu ta tram hóa một tấm ảnh 1inch x 1inch bằng cách chia tấm ảnh đó thành một lưới điểm mỗi chiều gồm 10 dòng [tức là tấm ảnh sẽ bị chia thành 10×10=100 điểm ảnh] thì ta có độ phân giải tram là 10lpi. Tuy nhiên độ phân giải 10lpi chẳng làm ăn gì được, hiện nay người ta thường sử dụng các độ phân giải 100, 133, 150, 175 lpi.

– Góc xoay tram:

Khi tram hóa một hình ảnh thì các hạt tram sẽ có cấu trúc giống như một lưới điểm các hàng dọc và hàng ngang, góc xoay tram của một màu in là góc hợp bởi một hàng tram so với chiều thẳng đứng.


Ví dụ về góc xoay tram 45 độ

Do cấu trúc lưới như thế này nên khi in chồng các màu in lên nhau, sự tương tác giữa các điểm tram sẽ gây nên hiện tượng moire. Để tránh hiện tượng này, khi in chồng màu có tram, người ta sẽ xoay góc tram các màu in lệch nhau một góc… nào đó, thông thường các màu in sẽ có góc xoay tương ứng là: C 15, M 75, Y 90, B 45 [theo Pantone Color Guide].

Hiện tượng moire

Còn rất nhiều vấn đề thú vị về tram hóa [kỹ thuật tạo tram điện tử, dotgain, tram FM, tram hybrid, tram Spekta…

Trước kia, để tram hóa hình ảnh trong quá trình chụp phim – tách màu, người ta sử dụng một thiết bị là kính tram. Thiết bị này ứng dụng hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng để tạo thành hạt tram trên tấm film ảnh.

Về sau này khi có sự hỗ trợ của máy tính và công nghệ hiện đại, quá trình tram hóa hình ảnh không còn là một quá trình vật lý [nhiễu xạ ánh sáng qua kính tram] nữa mà là một quá trình tính toán trên máy tính + các thiết bị điện tử [gọi là quá trình RIP – Raster Image Processing].

3.phân loại kĩ thuật tram:

+ Tram AM [Amplitude Modulated Screening]:

Tram AM, còn gọi là tram biến đổi biên độ, vẫn là loại tram đang còn sử dụng rất thông dụng hiện nay. Kỹ thuật tạo tram AM đặt một số lượng xác định các điểm trên một hệ thống lưới trực giao. Đơn vị đo hệ thống lưới là lpi [line per inch]. Kích thước của điểm tùy thuộc vào trị số tông độ của hình ảnh, vùng tối điểm có kích thước lớn, vùng sáng điểm có kích thước nhỏ hơn. Cho in chồng 4 màu, lưới tram của từng màu sẽ xoay một góc nhất định để mà màu này sẽ không chồng khít lên màu kia. Các lưới tram của 4 màu sẽ tạo nên một hiện tượng hoa văn gọi là rosette.

Hiện tượng rossette

Tại các tần số tram cao, tram AM sẽ được tạo hoàn hảo ở vùng tông trung gian, tuy nhiên nó sẽ mất một ít chi tiết ở vùng sáng và vùng tối vì các điểm có kích thước quá nhỏ để có thể in được.

+Tram FM [Frequency Modulated Screening hay Stochastic Screening]:
Tram FM, còn gọi là tram biến đổi tần số, khắc phục được nhiều giới hạn của tram AM. Tram FM điều chỉnh tần số xuất hiện của điểm nhiều hơn là kích thước điểm. Tram FM sử dụng những điểm cực nhỏ [vi điểm – microdot] có kích thước từ 10 đến 21 micron – kích thước mà máy ghi bản và máy in có thể phục chế được. Thay vì sắp xếp điểm trên một lưới tram, tram FM sẽ tập hợp các vi điểm [microdot] tùy thuộc vào mật độ hoặc tông độ của hình ảnh. Mặc dù chúng được đặt một cách ngẫu nhiên, những điểm này cũng được đặt và tính toán một cách cẩn thận, sử dụng phương pháp xếp lớp [tile]. Tram FM thể hiện chi tiết của hình ảnh tốt hơn tram AM và do không có tần số tram nên hình ảnh in ra trông giống hình ảnh chụp hơn là ảnh nữa tông.

Tram FM

Vấn đề khó khăn với tram FM là ở vùng tông trung gian, ở đó rất khó điều khiển các nhóm điểm [dots cluster]. Khi các điểm tiếp xúc với nhau [connect] hoặc đè lên nhau một phần [overlap], các vết chấm lốm đốm [mottle] và hiện tượng hạt [noise] sẽ xuất hiện. Điều này rất dễ nhận thấy ở vùng tông tram đều tông [flat tint].
Không giống như điểm tram AM, các vi điểm [microdots] tram FM trên máy in sẽ kìm hãm việc tăng thêm mật độ mực in, do đó nó rất khó điều chỉnh tông độ và màu sắc. Ngoài ra, cá lớp xếp [tile] của tram FM có thể nhìn thấy bằng mắt thường do các điểm không bao giờ sắp xếp một cách đồng đều qua lớp xếp và các lớp xếp bị lặp lại, kết quả là một hoa văn [pattern] không mong muốn sẽ xuất hiện.

+Kỹ thuật tram XM [XM Screening Technology]

Giải pháp cần thiết là làm sao áp dụng tram FM ở vùng sáng [highlight] và vùng tối [shadow] để giữ được chi tiết tốt nhất ở các vùng này và áp dụng tram AM ở vùng trung gian để lưu giữ các vùng chuyển tông mịn màng. Mặt khác phải làm sao không phân biệt được vùng chuyển từ dạng tram này sang dạng tram khác [từ tram AM sang FM và ngược lại].

Tram XM [Cross Modulated] trước hết phải đạt được các mục đích trên. Trong thực tế, tram XM đã áp dụng kỹ thuật tram FM ở vùng sáng [highlight] và vùng tối [shadow], nhưng nó sử dụng một kỹ thuật làm mịn vùng chuyển từ dạng tram FM sang AM [từ vùng sáng sang vùng trung gian] và từ tram AM sang tram FM [từ vùng trung gian sang vùng tối]. Nó tính toán sự thay đổi chính xác vị trí nơi mà tram AM sẽ không còn ưu điểm nữa, chẳng hạn điểm tram AM trở nên nhỏ hơn ở vùng sáng cho đến khi kích thước điểm đạt kích thước nhỏ nhất mà máy in có thể phục chế được, từ điểm đó, các điểm sẽ được rút bớt tùy theo tông yêu cầu.

Tram XM

Tram ở vùng sáng và vùng tối trông giống như tram FM, tuy nhiên thực sự nó không hẵn là như vậy. Mặc dù vùng tram FM sử dụng những điểm nhỏ được điều khiển theo dạng FM, nhưng chúng vẫn được sắp xếp theo góc xoay tram như là một sự tiếp diễn của góc xoay tram AM ở vùng trung gian. Đó cũng là lý do tại sao chúng được gọi là tram XM hay là tram Cross Modulated.
Bởi vì các điểm tram FM được đặt theo góc xoay tram AM của vùng trung gian nên không có vùng giao nhau giữa các kỹ thuật tram khác nhau và vùng tram chuyển trở nên hoàn thiện.

Chuyển tông của tram XM

4/Hiệu quả của tram XM:

Tram XM có một số ưu điểm sau: –    Không trông rõ lưới tram, hình ảnh trông giống như hình photo. –    Các đường nét trong rõ và sắc nét, thậm chí đó là các đường mảnh. –    Vùng tông nguyên và vùng tông phục chế bằng việc chồng màu trông rất giống nhau, trông không có độ hạt và dấu vết của sự pha trộn màu. –    Các tông màu được thể hiện mịn màng với độ chính xác cao. –    Có thể phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc khả năng duy trì chi tiết.

–    Sử dụng đa dạng các loại máy in với tần số tram cao, từ các loại giấy cao cấp đến các loại giấy cấp thấp như giấy báo chẳng hạn.

[U-DS]

Video liên quan

Chủ Đề