Tại sao không nên uống nước trong khi ăn

01

Gia tăng lượng bệnh nhân khám hậu Covid-19

02

Nam giới cạo râu mỗi ngày sẽ sống thọ hơn?

03

Việt Nam đã điều trị thành công hơn 4,1 triệu bệnh nhân Covid-19

04

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 kết thúc sứ mệnh lịch sử

Hải Minh [theo Bright Side]   -   Thứ năm, 23/12/2021 17:00 [GMT+7]

Bright Side đã nghiên cứu để tìm hiểu lý do vì sao người Nhật, một trong những quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, lại không uống nước trong lúc ăn.

Khô miệng

Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng uống một cốc nước trong bữa ăn có thể làm bạn cạn nước bọt. Một số người thích thêm một lát chanh vào nước của họ, điều này làm cho nó trở thành một thức uống có tính axit ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt của bạn.

Vì nước bọt đóng vai trò như một thức uống lành mạnh cho môi trường miệng của bạn, nên khô miệng có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, bao gồm cả hôi miệng. Nước chanh cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược axit, và có thể làm hỏng men răng của bạn.

Gây hại cho tiêu hóa

Khi bạn uống nước trong bữa ăn, nước bọt của bạn sẽ bị loãng. Điều này ảnh hưởng đến việc tiết dịch vị chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn. Kết quả là, dạ dày của bạn sẽ yếu hơn, có thể dẫn đến  đầy hơi.

Uống nước trong lúc ăn có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ảnh: Bright Side

Làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng

Bởi vì uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch tiêu hóa của bạn, nó ảnh hưởng đến nồng độ axit tự nhiên trong dạ dày của bạn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bạn và khiến cơ thể bạn hấp thụ ít vitamin và chất dinh dưỡng hơn.

Gây ợ chua

Uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng thêm khối lượng cho dạ dày của bạn và làm tăng áp lực lên dạ dày, giống như một bữa ăn lớn vậy. Điều này có thể gây hại thêm một số tình trạng sức khỏe và làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn, từ đó dẫn đến một chuỗi phản ứng phụ, trong đó có chứng ợ chua.

Gây tăng cân

Uống nước trong khi ăn cũng có thể khiến bạn tăng thêm cân. Khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn đủ, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo, khiến bạn tăng cân hơn. Uống nước trong bữa ăn cũng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn vào máu, làm tăng khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.

Dưới đây là những bằng chứng khoa học cho thấy uống nước trong khi ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bạn như thế nào.

Nền tảng của một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng, ngay khi bạn nhai thức ăn. Động tác nhai sẽ gửi tín hiệu đến các tuyến nước bọt để kích thích sản xuất ra nước bọt có chứa các enzym giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nước bọt cũng sẽ giúp thức ăn mềm hơn để có thể di chuyển dễ dàng hơn qua thực quản xuống dạ dày.

Khi xuống đến dạ dày, thức ăn sẽ được trộn lẫn với axit dạ dày để được tiêu hóa thêm và tạo thành dạng dịch được gọi là nhũ trấp. Nhũ trấp sẽ đi cùng thức ăn đến phần đầu của ruột non.

Tại ruột non, nhũ trấp sẽ được trộn với các enzym tiêu hóa tiết ra từ tụy và axit mật được tiết ra từ gan. Hỗn hợp này sẽ tiêu hóa nhũ trấp, chuẩn bị các chất để hấp thu vào máu.

Đa số các chất được hấp thu khi nhũ trấp đi qua ruột non. Chỉ có một phần nhỏ còn sót lại khi nhũ trấp đi tới ruột già.

Khi vào trong máu, các chất sẽ được gửi tới các phần khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất cặn bã được thải bỏ ra khỏi ruột già thông qua trực tràng.

Phụ thuộc vào việc bạn ăn gì, cả quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra trong khoảng từ 24-72 giờ.

Uống nước có gây ra các vấn đề về tiêu hóa không?

Không có nghi ngờ gì về lợi ích của việc uống đủ nước mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người khẳng định rằng thời điểm đóng một vai trò quan trọng và uống nước gần bữa ăn là một ý tưởng tồi.

Dưới đây là 3 lý luận phổ biến nhất khẳng định rằng uống nước khi đang ăn là không tốt cho hệ tiêu hóa

Rượu và các đồ uống có chứa axit có ảnh hưởng xấu đến nước bọt

Một số người cho rằng uống đồ uống có chứa axit hoặc đồ uống có cồn trong khi ăn sẽ làm cạn khô nước bọt, do đó làm cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Điều này chỉ đúng một phần.

Cứ mỗi 10 ml rượu sẽ làm giảm lượng nước bọt khoảng 10-15%. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với rượu mạnh, chứ không đúng với loại đồ uống có ít cồn như bia hoặc rượu vang.

Các đồ uống có chứa axit thực ra lại làm tăng tiết nước bọt.

Và không có bằng chứng khoa học chứng minh rằng đồ uống có cồn hoặc axit khi tiêu thụ một lượng vừa đủ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiệu hóa hoặc quá trình hấp thu chất .

Nước, axit dạ dày và enzym tiêu hóa

Rất nhiều người khẳng định rằng uống nước trong khi ăn sẽ làm loãng axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, do đó làm cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn.

Đây là một lời khẳng định sai vì nếu nói như vậy nghĩa là hệ tiêu hóa không thể thích nghi được với chính các dịch tiết ra của mình, cũng tức là mất đi tính thống nhất của hệ tiêu hóa.

Nước và tốc độ tiêu hóa

Một lý luận thứ ba chống lại việc uống nước trong khi ăn khẳng định rằng việc uống nước sẽ làm tăng lượng chất lỏng, do đó tăng tốc độ những loại thức ăn cứng tồn tại trong dạ dày. Việc này được cho rằng sẽ làm giảm thời gian thức ăn tiếp xúc với axit dạ dày và enzym tiêu hóa, từ đó dẫn đến tiêu hóa kém. Lý luận này nghe có vẻ logic nhưng cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho việc này.

Một nghiên cứu phân tích thời gian làm rỗng dạ dày cho thấy, mặc dù nước đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn là những thức ăn cứng, nhưng nước không có ảnh hưởng gì đến thời gian tiêu hóa thức ăn cứng cả.

Trong một số trường hợp, nước có thể cải thiện tiêu hóa. Nước giúp bạn chia nhỏ những miếng thức ăn lớn, làm cho thức ăn dễ trôi xuống thực quản và dạ dày hơn. Nước cũng làm cho thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn chặn hiện tượng chướng bụng và táo bón.

Thêm vào đó, dạ dày cũng sẽ tiết ra nước, cùng với axit dạ dày và enzym tiêu hóa trong suốt quá trình tiêu hóa. Trên thực tế, lượng nước này là rất cần thiết để củng cố chứng năng của enzym tiêu hóa.

Nước có thể làm giảm sự ngon miệng và lượng calo tiêu thụ

Uống nước trong khi ăn có thể giúp bạn ngừng nhai lại một chút, để bạn có thời gian kiểm tra xem bạn đã có dấu hiệu no hay chưa. Việc này có thể ngăn chặn tình trạng ăn quá nhiều và thậm chí có thể giúp bạn giảm cân.

Thêm vào đó, một nghiên cứu cho thấy những người uống 500ml nước trước bữa ăn sẽ giảm nhiều hơn những người không uống nước trước bữa ăn là 2kg. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, uống nước có thể làm tăng quá trình trao đổi chất, với việc tăng tiêu thụ 24 calo cho mỗi 500ml nước bạn uống.

Cuối cùng, có một điều quan trọng nên nhớ đó là những lý điều trên chỉ đúng đối với các loại nước không chứa calo. Một nghiên cứu cho thấy rằng tổng lượng calo tiêu thụ sẽ tăng lên 8-15% khi uống các loại nước có đường, sữa hoặc nước hoa quả trong khi ăn.

Một số người không nên uống nước trong khi ăn

Với đa số mọi người, uống nước trong khi ăn không gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nhưng nếu bạn bị trào ngược axit dạ dày thực quản, uống nước trong khi ăn không phải là lựa chọn tốt cho bạn. Đó là bởi vì nước sẽ làm tăng thêm khối lượng cho dạ dày của bạn, từ đó làm tăng áp lực lên dạ dày và có thể dẫn đến trào ngược axit ở những người đã có sẵn bệnh này.

Kết luận

Phụ thuộc vào cảm nhận của bạn mà bạn sẽ quyết định xem mình có nên uống nước trong khi ăn hay không.

Nếu việc uống nước trong bữa ăn làm bạn thấy đau, có cảm giác chướng bụng hoặc làm tình trạng trào ngược axit của bạn tệ hơn, bạn không nên uống nước trước hoặc giữa bữa ăn. Còn nếu không, không có lý do gì để bạn tránh việc uống nước trong khi ăn cả. Ngược lại, đồ uống được tiêu thụ ngay trước bữa ăn hoặc trong khi ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa, tăng hiệu quả của nước và làm bạn cảm thấy no hơn.

Hơn tất cả, hãy nhớ rằng, nước lọc là tốt nhất.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Authoritynutrition
Viện y học ứng dụng Việt Nam

70% cơ thể chúng ta là nước. Chẳng có gì phải nghi ngờ về lợi ích của việc uống nước đối với cơ thể. Nhưng liệu có thời điểm nào, khi chúng ta uống nước, có thể làm giảm lợi ích, thậm chí, tạo ra những phản ứng có hại?

"Không nên uống nước trong khi ăn". Chắc hẳn bạn đã từng, ít nhất một lần, nghe về những cảnh báo như vậy. Có một niềm tin rằng vừa ăn vừa uống có thể hại đến quá trình tiêu hóa. Về lâu về dài, thói quen này sẽ gây ra những biến chứng tồi tệ.

Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào và liệu chúng ta có nên vừa ăn vừa uống, bất kể đó là rượu, bia, nước ngọt hay nước thường? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề gây tranh cãi này:

Liệu chúng ta có nên vừa ăn vừa uống?

Hệ tiêu hóa làm việc như thế nào?

Để có thể hiểu nước và các loại chất lỏng nói chung có thể ảnh hưởng thế nào đến quá trình tiêu hóa, chúng ta phải biết được cách hệ tiêu hóa hoạt động.

Ngay khi bạn bắt đầu đưa thức ăn vào miệng và nhai, đó là điểm xuất phát ban đầu. Các tuyến nước bọt sản sinh ra enzyme phân hủy thức ăn. Nước bọt cũng có nhiệm vụ làm mềm thức ăn, cho phép chúng đi qua thực quản và xuống dạ dày một cách dễ dàng hơn.

Xuống đến dạ dày, thức ăn được trộn với dịch vị chứa axit, chúng sẽ tiếp tục được phân giải thêm một lần nữa. Cuối cùng, một hỗn hợp tạo thành được gọi với cái tên lạ lùng là nhũ mi trấp. Nhũ mi trấp sau đó tiếp tục được trộn với men tiêu hóa từ tuyến tụy và mật xanh từ gan khi nó đi vào ruột non.

Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ miệng

Sau khi toàn bộ quá trình này diễn ra, các chất dinh dưỡng trong thức ăn của bạn được hấp thụ vào máu. Máu sẽ phân bổ chúng khắp cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi những chất cặn bã được đào thải khỏi cơ thể.

Nếu bạn không uống đủ nước, bạn có thể bị táo bón. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình tiêu hóa bị kéo dài thêm.

Đồ uống có thể ảnh hưởng đến nước bọt?

Nhiều người ủng hộ quan điểm không nên uống trong khi ăn lập luận rằng đồ uống, đặc biệt là rượu và những loại có tính axit, sẽ làm cạn nước bọt. Do đó, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sự thật rằng các loại rượu mạnh có thể làm giảm tiết nước bọt, nhưng mức độ là không đáng kể với rượu vang hoặc bia. Bạn có thể yên tâm uống những loại đồ uống có cồn ở nồng độ nhẹ mà không sợ vấn đề này.

Các loại đồ uống có tính axit thì ngược lại, thậm chí có thể làm tăng tiết nước bọt.

Rượu mạnh ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt, nhưng các loại đồ uống thông thường thì không

Uống nước làm loãng axit dạ dày?

Lập luận này cho rằng khi bạn uống nước, axit trong dạ dày sẽ trở nên loãng đến mức không thể phân giải được thức ăn. Nhưng nó chỉ đúng trong điều kiện dạ dày luôn tiết ra một lượng dịch vị nhất định. Trên thực tế, cơ thể chúng ta không làm việc một cách cứng nhắc như vậy.

Sự tiết dịch vị dạ dày cũng đáp ứng theo từng loại thức ăn bạn đưa vào. Uống nước với một lượng vừa phải chắc chắn không pha loãng axit dạ dày và enzyme tiêu hóa.

Đồ uống làm quá trình tiêu hóa nhanh ẩu đoảng?

Đây cũng là một niềm tin phổ biến chống lại việc ăn uống kết hợp.

Ý tưởng này chỉ ra rằng các chất lỏng khi uống vào sẽ đẩy thức ăn rắn rời khỏi dạ dày nhanh hơn. Do đó, chúng làm giảm thời gian tiếp xúc của thức ăn với axit trong dạ dày và enzyme tiêu hóa. Vì vậy mà quá trình tiêu hóa không đảm bảo chất lượng.

Tuy nhiên, nghiên cứu phân tích tốc độ làm rỗng dạ dày chỉ ra thực tế rằng trong khi đúng là chất lỏng đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn so với chất rắn, nó không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa chất rắn. Tóm lại, uống đồ uống lỏng trong khi ăn không khiến quá trình tiêu hóa các chất rắn, vì thế, mà trở nên nhanh và ẩu hơn.

Đồ uống có thể cải thiện tiêu hóa như thế nào?

Trái ngược với niềm tin phổ biến rằng vừa ăn vừa uống gây hại quá trình tiêu hóa, thói quen này mang lại khá nhiều lợi ích.

Uống nước trong khi ăn mang lại nhiều lợi ích

Trước hết, nước và các đồ uống lỏng khác có thể làm cho việc nuốt thức ăn khô dễ dàng hơn. Bạn cứ tưởng tượng xem mình sẽ phải ăn bánh nướng hay bánh quy như thế nào khi không uống nước.

Tiếp đó, chất lỏng có thể phá vỡ các khối lớn của thực phẩm, khiến chúng dễ dàng lưu thông hơn trong đường tiêu hóa. Nhiều loại đồ uống, đặc biệt là nước, hoạt động như một chất bôi trơn tự nhiên cho thành ruột, ngăn chặn đầy hơi, táo bón.

Trên tất cả, bạn nên biết rằng dạ dày phải tiết nước cùng với quá trình tiết axit và các loại enzyme. Nếu không có nước, các enzyme này sẽ không hoạt động hiệu quả.

Như vậy, các loại chất lỏng mà cụ thể là nước là thứ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Chúng có thể được tiêu thụ cùng bữa ăn với lượng hợp lý. Nhưng chưa hết, vùa ăn vừa uống không chỉ cải thiện quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích khác mà bạn nên biết.

Các lợi ích khác

Nếu đang ở trong tình trạng thừa cân, nước sẽ là một người bạn tốt. Nó thực sự có thể giúp bạn cảm thấy no hơn. Vì vậy, bạn sẽ giảm được khẩu phần ăn cho mỗi bữa.

Uống nước cũng làm gián đoạn quá trình ăn của bạn. Đó là một lợi ích bởi càng ăn chậm, nhai kỹ, bạn càng nhận được nhiều lợi ích hơn. Khi uống nước xong, bạn có thể tự đánh giá xem liệu mình có cần thêm thức ăn nữa hay không.

Uống nước giúp bạn giảm cân

Không chỉ trong bữa ăn, uống nước trước bữa ăn cũng sẽ đem lại lợi ích. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống nửa lít nước trước bữa ăn có thể giảm trung bình 2 kg so với những người không uống. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng uống 250 ml nước có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất của bạn thêm 24 calo.

Tiếp đó, uống nước trong bữa ăn cũng có thể giúp răng khỏe mạnh. Nước máy hay một số loại nước đóng chai có chứa florua giúp phòng ngừa sâu răng. Sau khi ăn, bạn có thể uống một ly nước hoặc súc miệng. Điều này giúp rửa sạch các axit từ các loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ còn sót lại trong miệng.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng những tác dụng này tập trung vào nước uống thường chứ không phải các loại nước ngọt, nước giải khát chứa đầy đường. Nếu tiêu thụ các loại đồ uống này trong cùng bữa ăn, kể cả sữa, hay nước trái cây, bạn có thể tăng cân bởi lượng đường và calo chứa trong đó quá lớn.

Vậy nên nhớ rằng bạn chỉ nên uống nước thường.

Khi nào thì không nên vừa ăn vừa uống?

Bây giờ bạn đã biết rằng nước và các chất lỏng nói chung có tác dụng tích cực lên quá trình tiêu hóa. Nhưng vẫn có những trường hợp mà bạn không nên vừa ăn vừa uống.

Đó là khi bạn bị trào ngược dạ dày. Uống nước trong khi ăn cũng có thể trở thành vấn đề.

Nếu bị trào ngược axit dạ dày, bạn mới nên hạn chế uống nước trong khi ăn

Khi bạn uống nước trong bữa ăn, nó sẽ tạo thêm áp lực cho dạ dày. Dù sao thì bạn cũng đã dồn thêm vật chất vào trong đó. Cũng như một bữa ăn lớn, bạn có thể bị trào ngược axit.

Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới của bạn không đóng ngay sau khi thức ăn trôi qua đó. Nó khiến axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra tình trạng đau rát vùng ngực hay chứng ợ nóng.

Ngoài ra, một số loại đồ uống sẽ khiến tình trạng axit trào ngược tồi tệ hơn như rượu, cà phê, trà, đặc biệt là đồ uống có gas. Vì vậy, nếu không may là một trong số những người có vấn đề với chứng ợ nóng, axit trào ngược, bạn nên hạn chế việc vừa ăn vừa uống.

Kết luận

Bây giờ, bỏ qua những nguyên nhân phức tạp, bạn chỉ cần nhớ rằng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu cơ thể con người tiến hóa, để rồi hệ tiêu hóa phải hoạt động kém đi khi bạn uống thêm nước cùng bữa ăn. Sự thật sẽ ngược lại. Chất lỏng là một phần của chế độ ăn uống mà bạn không thể bỏ qua.

Đối với hầu hết mọi người, nước là một người bạn trong bữa ăn

Trung bình, một người đàn ông trưởng thành nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Con số dành cho phụ nữa là khoảng hơn 2,1 lít. Nếu hoạt động nhiều hoặc sống trong vùng khí hậu khô nóng, bạn có thể sẽ cần nhiều nước hơn nữa.

Mặc dù vậy, bạn nên nhớ rằng đây không phải lý do cho việc bạn lạm dụng đồ uống trong khi ăn. Không phải vì chất lỏng giúp cho quá trình tiêu hóa mà bạn có thể tu bia ừng ực hết cốc này đến cốc khác.

Uống quá nhiều nước cũng có thể pha loãng máu của bạn, dẫn đến sự mất cân bằng chất điện giải, hạ natri máu. Trong tình trạng này, nước trong cơ thể tích trữ khiến các tế bào trương phình lên. Điều này rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tính mạng.

Tóm lại, chỉ khi bạn không may gặp vấn đề về tiêu hóa như tình trạng axit trào ngược, hãy hạn chế uống nước trong bữa ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo cơ thể luôn được bù nước đầy đủ trong cả ngày. Ngoài điều đó ra, hệ tiêu hóa sẽ rất hài lòng khi bạn ăn bữa ăn của mình với một ly nước lọc.

Tham khảo Nutritionsecrets

Uống ít nước gây hại cơ thể không kém gì bạn hút thuốc lá

Video liên quan

Chủ Đề