Học dốt thì làm sao

Cha mẹ nào mà chẳng mong con học tập tốt nhưng theo một cuộc khảo sát cho thấy có ít nhất 1 trong 5 học sinh ở bậc trung học gặp phải những vấn đề trong học tập và không theo kịp các bạn bè cùng trang lứa. Khi nhận thấy trẻ có sự giảm sút trong học tập, các bậc cha mẹ cần can thiệp càng sớm càng tốt trước khi điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin của trẻ hoặc làm cho trẻ có tâm lý “sợ đến trường”.

Mặc dù nguyên nhân gốc rễ của vấn đề có thể chỉ liên quan đến trường học, nhưng đôi khi con học dốt là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề dưới đây:

  • Vấn đề về thể chất: rối loạn giấc ngủ, thiếu máu, viêm tuyến bạch cầu, các vấn đề về tuyến giáp, suy giảm thị lực và thính lực…
  • Các rối loạn cảm xúc: Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…
  • Các khuyết tật học tập hoặc khuyết tật phát triển: chứng khó đọc, tăng động giảm chú ý [ADHD]…
  • Lạm dụng chất gây nghiện: rượu, ma túy…

Đôi khi trẻ học dốt là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị rối loạn cảm xúc hay vấn đề về thể chất…

Khi nhận biết con đang gặp khó khăn trong học tập, cha mẹ đừng vội la mắng hay đỗ lỗi vì chắc hẳn con bạn cũng chẳng muốn bản thân học yếu và thua kém bạn bè đâu. Trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân để có cách ứng xử phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ con vượt qua khó khăn này, tham khảo nhé!

Nói chuyện cùng trẻ
Hãy nói chuyện cùng trẻ như một người bạn, không nên tỏ ra quá giận dữ. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng cha mẹ luôn bên cạnh để giúp đỡ trẻ.

Bạn có thể nhẹ nhàng nói với trẻ những câu như: “Mẹ nhận thấy đây là lần thứ 10 con nhận điểm kém rồi. Trước giờ mẹ thấy con luôn đạt điểm cao mà. Hay là có chuyện gì xảy ra ở trường hả con? Nếu có vấn đề gì khó khăn thì cha và mẹ luôn sẵn sàng giúp đỡ con…”

Một điều quan trọng nữa mà bạn cần biết, nếu con bạn học dốt, con bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm, chỉ cần một lời chê bai từ bạn bè hoặc một lời mắng nhẹ của giáo viên cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc tập trung học tập của trẻ nữa. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy cô đơn và muốn tìm người tâm sự lắm, vậy nên bạn chỉ cần vài phút trò chuyện và thể hiện sự cảm thông với trẻ là có thể biết được những gì đang xảy ra với trẻ và từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Việc cằn nhằn quá nhiều về chuyện học yếu của con đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, đừng phê phán hay đe dọa trẻ, nó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Bạn không nên đặt áp lực cho trẻ bởi vì học tập là một quá trình tự hoàn thiện và phụ thuộc phần lớn vào sự nổ lực của bản thân trẻ.

Trao đổi cùng giáo viên của con
Dù cho bạn có là một ông bố hay bà mẹ có trách nhiệm và luôn theo sát con nhiều thế nào đi chăng nữa thì vẫn không thể biết được tất cả những chuyện xảy ra với con ở trường học. Một số trẻ thường không bộc lộ những “bộ mặt” của chúng ở trường ra khi ở nhà. Nếu con bạn học dốt và bạn muốn tìm hiểu nguyên nhân, cách tốt nhất là hãy nhờ đến sự trợ giúp từ phía giáo viên. Việc học tập trên lớp vốn nằm dưới sự quan sát của thầy cô và vì vậy họ là người có thể nắm rõ tình hình học tập của trẻ.

Nếu thấy con học kém đi, bố mẹ cần tìm đến sự trợ giúp của giáo viên

Vào những lúc họp phụ huynh, nếu giáo viên phản ánh con trai bạn thường xuyên gây rối trong lớp học hãy tin rằng ít nhiều thì việc cô giáo nói cũng có phần nào là sự thật . Hãy hỏi giáo viên chi tiết hơn và lắng nghe một cách lịch sự những điều giáo viên nói. Ví dụ “Cô giáo có thể nói rõ hơn về tình hình của con tôi hay không? Cháu đã cúp học bao nhiều lần trong tháng này rồi cô? Sau đó thảo luận cùng cô giáo để đưa ra cách giải quyết vấn đề.

Ngoài ra bạn cũng nên nhờ thầy cô giáo thông báo với bạn trong trường hợp trẻ gây rối trong lớp học lần nữa. Và điều cần lưu ý là sau cuộc họp hãy luôn gửi lời cảm ơn tới giáo viên của con.

Xem xét việc tìm một gia sư sau giờ học cho trẻ
Khi con học dốt, bạn nên cân nhắc về việc tìm kiếm một gia sư. Học tập trong một môi trường không có áp lực có thể giúp trẻ dễ nắm bắt hơn và gia sư cũng có thể giúp trẻ củng cố những kiến thức mà trẻ chưa vững, từ đó có thể giúp trẻ bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.

Lựa chọn môi trường học tập phù hợp
Khi trẻ thường xuyên than phiền về cảm giác chán học hoặc quá tải ở trường thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang đuối sức vì môi trường học tập không phù hợp. Đối với những trẻ học hành sa sút và không có hứng thú trong học tập thì có thể trẻ sẽ thấy phù hợp khi tham gia một chương trình dạy nghề.

Môi trường học không phù hợp có thể khiến trẻ bị đuối sức, sa sút trong học tập

Nếu bạn nghĩ rằng trường học có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của trẻ, hãy sắp xếp một cuộc gặp cùng với giáo viên chủ nhiệm hoặc hiệu trưởng để tìm ra cách điều chỉnh phù hợp trong kế hoạch giáo dục con em.

Không chỉ trích hay đỗ lỗi cho giáo viên
Khi con thường xuyên than phiền về những vấn đề học tập, bạn không nên đỗ lỗi hay chỉ trích giáo viên của trẻ. Hãy lắng nghe quan điểm của trẻ xung quanh những chuyện xảy ra và giúp trẻ phân tích để nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn.

Hạn chế các thiết bị công nghệ
Theo một số nghiên cứu cho rằng internet và các thiết bị công nghệ có ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Khi sử dụng thường xuyên và không có chừng mực có thể làm cho trẻ lười tư duy. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích từ việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Vì vậy, bạn nên đưa ra một giới hạn sử dụng hợp lý cho trẻ, như một ngày hoặc một tuần thì trẻ được sử dụng bao nhiêu tiếng đồng hồ sau khi đã hoàn thành bài vở.

 Đừng vội kết tội và chửi bới con, bởi tất cả chỉ khiến tình trạng thêm tồi tệ. Thay vào đó, bố mẹ hãy làm những điều có ý nghĩa dưới đây:

Tự tìm hiểu vì sao con học dốt

Hãy nghĩ lại quá trình học của con và quan sát con ở hiện tại. Nếu bé đã từng giỏi mà bỗng dưng bây giờ bị điểm kém, thì điều đó có thể do bé đến tuổi ham chơi, góc học tập bị ồn ào, mệt mỏi, ốm... Nếu con bạn chưa lúc nào đạt thành tích tốt trong học tập, có thể bé có chỉ số IQ thấp, phương pháp học tập sai… Khi đoán được nguyên nhân, bạn sẽ có cách xử lý tốt hơn.

Nếu con ham chơi, bạn có thể điều tiết lại, động viên con học nhiều hơn, đưa ra những phần thưởng xứng đáng để khuyến khích con chăm học. Nếu thấy con bỗng dưng gầy sụt, dấu hiệu mệt mỏi, bạn hãy bồi bổ và cho con khám bệnh, tăng cường thể lực sẽ giúp bé học tốt hơn. Nếu con học kém vì kiến thức quá nặng, không thể tiếp thu được, bạn chớ nên cầu toàn ép buộc con, mà động viên con cố gắng đến mức có thể…

Hãy hỏi con vì sao?

Nhiều đứa trẻ vì bị cô giáo hoặc bạn bè chê bai, gây áp lực nên ở lớp chúng không tập trung, sinh ra học kém. Nhưng chúng lại chẳng chịu nói ra nếu bạn không biết cách hỏi. Vì thế bạn nên hỏi con nhưng câu như: Ở lớp, có điều gì khiến con không vui, vì sao con không thích đi học? Vì sao con không thể tiếp thu được bài? Con thấy như thế nào khi nghe cô giáo giảng, Ở nhà có điều gì khiến con mất tập trung… Từ đó bạn có thể biết được con mình có đang bị ảnh hưởng tâm lý hay không.

Việc tiếp thu bài không chỉ do chỉ số IQ mà còn do ảnh hưởng tâm lý. Nếu biết con có những sợ hãi trên lớp, hãy đưa ra lời khuyên cho con và trực tiếp nói chuyện với thầy cô giáo. Nếu con nói vì không khí gia đình nặng nề nên con chán học, bạn hãy nhận rõ đó là lỗi của mình và cùng những người lớn khác khắc phục tình trạng này. Nếu con tỏ ra rằng chúng đang cô đơn, ít được quan tâm thì bạn hãy xem lại tình cảm của mình dành cho chúng.

Trao đổi với thầy cô giáo

Mặc dù đã nghe con nói nhưng bạn không nên kết luận ngay mà cần trao đổi với cô giáo xem con bạn ở trường thế nào. Nó có phải học sinh nhút nhát không, có phải con bạn rất hiếu động ở lớp… Một đứa trẻ quá nhút nhát sẽ không dễ tiếp thu và không dễ bộc lộ trí tuệ của mình trước thầy cô và bạn bè.

Một đứa trẻ hiếu động sẽ chỉ nói chuyện, nghịch ngợm mà không tập trung nghe giảng. Trao đổi với thầy cô giáo, bạn cũng sẽ biết được con mình đang gặp vấn đề và cũng là để thầy cô giáo biết rõ tình hình của con bạn. Từ đó bạn và thầy cô sẽ có cách phối hợp để giúp đỡ trẻ.

Nhưng nên trao đổi với thầy cô khi chúng không có mặt ở đó.

Tham vấn chuyên gia

Khi đã cố gắng tìm hiểu, đã trao đổi với con, thầy cô giáo, mà bạn không biết vì sao con mình học kém, tốt nhất là tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia giáo giục. Các chuyên gia sẽ có bài trắc nghiệm, phương pháp để tìm hiểu trí tuệ, tâm lý của đứa trẻ, giúp bạn hiểu con mình đang có vấn đề gì [bị tổn thương thực thể, bị chứng tâm thần ám ảnh…]. Từ đó các chuyên gia sẽ “bày” cho bạn cách tốt nhất để giúp con khắc phục nhược điểm. Trong trường hợp, con bạn là một đứa trẻ đặc biệt, khả năng tiếp thu khác với trẻ bình thường thì bạn phải chấp nhận cho con theo học bằng một phương pháp khác ngoài trường học.

Hạn chế thiết bị công nghệ

Thiết bị công nghệ ở chừng mực sẽ giúp con trẻ giải trí, có thêm thông tin. Nhưng nếu bạn cho bé dùng thỏa thích có thể dẫn tới nghiện, trầm cảm, lười tư duy. Kết quả nghiên cứu của WhoIsHostingThis.com [Mỹ] cho thấy internet và thiết bị công nghệ khiến trẻ giảm sự tập trung. Bởi thế hãy “giao ước” với con rằng lúc nào bé được dùng thiết bị công nghệ, dùng trong bao lâu…

Hạn chế khói thuốc

Các nhà khoa học tại Trung tâm Sức khỏe Môi trường Trẻ em ở Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trên gần 4.400 trẻ em tuổi 6-16. Kết quả cho thấy lượng nicotin trong máu càng cao, càng kém tập trung học tập, tư duy logic càng kém. Với trẻ càng nhỏ, khói thuốc càng ảnh hưởng tới trí não.

Hãy theo con cả quá trình

Rất nhiều giật mình, ngỡ ngàng khi thấy con được điểm thấp. Lúc đó mới tả hỏa trách mắng con, tìm người đổ lỗi hoặc cầu cứu sự giúp đỡ. Chính vì sự lơ đãng của cha mẹ nên việc học tập của con bị xao nhãng, không vào nề nếp. Vì thế đừng đợi đến khi con bị điểm kém rồi mới lo tìm cách khắc phục, lúc đó sẽ rất khó.

Cha mẹ nên theo sát con suốt một quá trình học. Hãy dành thời gian học cùng con để hiểu rõ hơn những kiến thức mà con đang phải tiếp thu, những vấn đề mà con đang gặp phải để khắc phục ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn hướng dẫn con học, chớ vội vàng bỏ cuộc khi con chậm tiếp thu, chớ vừa dạy con vừa nghe điện thoại, vừa lướt Net, vừa xem tivi.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình [NXB Y học]

Người Đăng : Admin

Video liên quan

Chủ Đề