Tại sao mắt lại mờ

Tiền sử bệnh hiện tại thường có thể xác định rõ sự khởi phát, thời gian kéo dài và sự tiến triển của các triệu chứng, cũng như xác định xem chúng là song phương hay đơn phương. Triệu chứng nên được xác định càng chính xác càng tốt bằng cách đặt một yêu cầu hoặc câu hỏi mở [ví dụ: “Vui lòng làm rõ ý bạn nói nhìn mờ là thế nào”]. Ví dụ, mất chi tiết không giống như mất độ tương phản. Ngoài ra, bệnh nhân có thể không nhận ra họ có khuyết thị trường nhưng họ sẽ tả với bác sĩ là bị vấp khi leo cầu thang hoặc khó nhìn chữ khi đọc. Các triệu chứng liên quan quan trọng bao gồm đỏ mắt, sợ ánh sáng, nhìn thấy ruồi bay, nhìn thấy chớp sáng, và đau khi di động nhãn cầu. Cần phải tìm hiểu ảnh hưởng của bóng tối [ban đêm], ánh sáng [tức là gây mờ, hoa mắt, nhìn thấy quầng mầu, chói sáng], khoảng cách từ vật, và kính chỉnh khúc xạ và liệu thị lực trung tâm hay ngoại vi bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Đánh giá toàn trạng gồm các câu hỏi về các triệu chứng của các nguyên nhân có thể, chẳng hạn như tăn cảm gíac khát và đa niệu [tiểu đường].

Cần khám toàn diện nhưng các triệu chứng ngoài mắt có thể đánh giá khi cần thiết.

Kiểm tra thị lực là mấu chốt. Nhiều bệnh nhân không cố gắng hết sức. Dành đủ thời gian và động viên bệnh nhân để có kết quả khám chính xác hơn.

Thị lực lý tưởng được đo khi bệnh nhân đứng cách bảng Snellen được treo trên tường 6 m [khoảng 20 ft]. Nếu không thể thực hiện được, thị lực có thể được đánh giá bằng một bảng cách mắt 36 cm [14 inch]. Đo thị lực gần nên được kết hợp với chỉnh kính đọc tại chỗ cho bệnh nhân > 40 tuổi. Mỗi mắt được thử riêng biệt trong khi mắt kia được che bởi một vật đặc [không phải là ngón tay của bệnh nhân, có thể có khe hở trong quá trình thử]. Nếu bệnh nhân không thể đọc được dòng trên cùng của bảng Snellen ở 6 m, thị lực sẽ được thử ở 3 m. Nếu không đọc được bảng, bệnh nhân sẽ thử thị lực đếm ngón tay. Nếu không, người khám sẽ kiểm tra xem bệnh nhân có thể nhận ra bóng bàn tay không. Nếu không, kiểm tra khả năng nhận biết sáng tối của bệnh nhân.

Bệnh nhân được thử thị lực không kính và có kính. Nếu thị lực cải thiện với kính tức là bệnh nhân có tật khúc xạ. Nếu bệnh nhân không đeo kính thì sử dụng kính lỗ khúc xạ. Nếu không có kính lỗ khúc xạ phiên bản thương mại, có thể tạo ra kính lỗ tại giường bằng cách dùng kim 18G chọc một lỗ trên một tấm bìa che mắt và thay đổi nhẹ đường kính của các lỗ khác nhau. Bệnh nhân chọn lỗ giúp điều chỉnh thị lực tốt nhất. Nếu thị lực sắc nét lên nhờ kính lỗ, thì tật khúc xạ là nguyên nhân gây mờ. Kính lỗ khúc xạ là một cách nhanh, hiệu quả để chẩn đoán tật khúc xạ, nguyên nhân gây mờ phổ biến nhất. Tuy nhiên với khúc xạ qua kính lỗ, thị lực điều chỉnh tốt nhất thường chỉ đạt 20/30 chứ không bao giờ lên tới 20/20.

Khám mắt cũng rất quan trọng. Kiểm tra phản xạ trực tiếp và phản xạ liên ứng được thực hiện khi làm khám nghiệm đảo đèn chiếu. Thị trường được đánh giá sơ bộ bằng khám nghiệm che mắt và lưới Amsler.

Đục giác mạc được kiểm tra trên sinh hiển vi. Tyndall tiền phòng có thể được phát hiện qua khám sinh hiển vi mặc dù những kết quả thăm khám này không giải thích được triệu chứng mờ mắt ở những bệnh nhân không có đau hoặc đỏ mắt.

Khám thủy tinh thể đục trên soi đáy mắt, khám sinh hiển vi hoặc cả hai.

Khám đáy mắt bằng máy soi đáy mắt trực tiếp. Có thể khám chi tiết hơn nếu giãn đồng tử bằng một giọt cường giao cảm [ví dụ phenylephrine 2,5%], liệt điều tiết [ví dụ, 1% tropicamide hoặc 1% cyclopentolate], hoặc cả hai; giãn tối đa sau khoảng 20 phút. Có thể quan sát được phần lớn đáy mắt, bao gồm võng mạc, hoàng điểm, hố trung tâm, mạch máu, đĩa thị và bờ đĩa. Để quan sát được toàn bộ võng mạc [tức là để khám bong võng mạc ngoại vi], người khám, thường là bác sĩ mắt, phải sử dụng đèn soi đáy mắt gián tiếp.

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

Nếu thị lực cải thiện với kính lỗ hoặc kính gọng thì nhiều khả năng là mờ do tật khúc xạ. Mất tương phản hoặc chói sáng có thể do đục thủy tinh thể.

Nếu thị lực cải thiện với kính, bệnh nhân sẽ được chuyển tới chuyên viên khúc xạ hoặc bác sĩ mắt để kiểm tra khúc xạ. Nếu thị lực không cái thiện với kinh nhưng không có dấu hiệu báo động thì bệnh nhân được chuyển tới bác sĩ mắt để khám thường quy. Với một dấu hiệu báo động, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp tới bác sĩ mắt.

Bệnh nhân có triệu chứng của bệnh toàn thân nên được làm các khám nghiệm sau:

Chính vì vậy, khi mắt bị mờ đột ngột tức là bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe cần phải được đặc biệt quan tâm. Theo những nghiên cứu y khoa mới đây, hiện tượng mắt bị mờ đột ngột có khá nhiều nguyên nhân như mắc chứng tiểu đường, thiếu máu não, đột quỵ, u não, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, viêm xoang...

Nguyên nhân từ các bệnh lý về mắt

Một số bệnh lý về mắt có thể khiến mắt mờ đột ngột

Tăng nhãn áp: Khi mắt bị mờ đột ngột, mắt bỗng nhiên bị mờ, mắt tự nhiên bị mờ... có thể do áp suất trong mắt tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến suy giảm thị lực. Bệnh tăng nhãn áp có nhiều loại. Tuy nhiên, tăng nhãn áp góc đóng thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mờ mắt đột ngột, thậm chí là mất thị lực hoàn toàn. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như đỏ mắt, đau nhức mắt, buồn nôn... Nếu dùng thuốc nhãn áp không mang lại hiệu quả thì có thể áp dụng một số biện pháp phẫu thuật để cải thiện thị lực.

Bong võng mạc.

Rách hoặc bong võng mạc: Võng mạc là mô nhạy cảm với ánh sáng nằm ở đáy mắt. Đây là nơi hội tụ tia sáng và chuyển thành tín hiệu qua dây thần kinh thị giác gửi lên não để phân tích. Trong một số trường hợp như bị chấn thương, sau phẫu thuật, mắc bệnh tiểu đường, võng mạc có thể bị bong, rách khiến xảy ra hiện tượng mắt bị mờ đột ngột, mắt bỗng nhiên bị mờ, mắt tự dưng bị mờ.

Võng mạc đái tháo đường: Mắt bị mờ hay mắt mờ đột ngột có thể do bệnh đái tháo đường gây ra. Hệ thống mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương chính là một trong những biến chứng của tiểu đường khiến mắt bị mờ, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, lượng đường huyết quá cao có thể khiến dịch di chuyển tới mắt và thủy tinh thể thay đổi kích thước. Kích thước thủy tinh thể thay đổi cũng khiến mắt có tầm nhìn thay đổi. Lượng đường huyết liên tục đạt đỉnh có thể gây tổn thương cho võng mạc và thậm chí suy giảm thị lực.

Xuất huyết dịch kính: Mắt mờ, mắt bị mờ đột ngột mà nguyên nhân chính có thể là do xuất huyết dịch kính, đó là tình trạng máu chảy vào khoang chứa dịch kính của mắt và hòa chung với dịch kính. Người bệnh bị xuất huyết dịch kính nếu không được điều trị đúng phương pháp sẽ phát triển các dấu hiệu ruồi bay và suy giảm thị lực nhanh chóng.

Tắc tĩnh mạch võng mạc: Các tĩnh mạch võng mạc xảy ra khi một trong các tĩnh mạch nhỏ tại võng mạc bị tắc nghẽn bởi huyết khối. Nếu tĩnh mạch bị tắc nghẽn dẫn lưu máu vùng hoàng điểm thì bệnh nhân sẽ bị phù hoàng điểm và gây mất thị lực.

Viêm dây thần kinh thị giác: Viêm dây thần kinh thị giác là dạng bệnh lý có khả năng gây mù mắt, ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Bệnh này cũng là nguyên nhân khiến mắt mờ, mắt bị mờ đột ngột ở người trẻ tuổi. Viêm dây thần kinh thị giác có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh đa xơ cứng.

Xuất huyết dịch kính.

Các nguyên nhân khác

Một số bệnh lý về mắt cũng có thể khiến mắt mờ đột ngột.

Đột quỵ: Đột quỵ là căn bệnh có thể khiến cho mắt bị mờ đột ngột. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơn đột quỵ là sự thay đổi đột ngột về thị lực nhưng không đau đớn. Người bệnh gặp phải tình trạng mắt bị mờ đột ngột, mắt tự dưng bị mờ, mắt bỗng nhiên bị mờ, nhìn đôi, chóng mặt, méo mặt, nói lắp, lú lẫn, yếu, tê ở một cánh tay, mất khả năng thăng bằng...

U não: Tĩnh mạch dẫn máu về não nhưng khi áp lực não tăng khiến việc dẫn máu về não gặp trở ngại dẫn tới phù nề tắc nghẽn, làm tổn thương tế bào thị giác trên võng mạc thị đáy mắt, làm giảm thị lực khiến bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột. Nghiêm trọng hơn, võng mạc thị đáy mắt có dạng điểm, dạng tia và vầng, thậm chí dẫn tới xuất huyết dạng ngọn lửa, nhìn các vật chỉ lờ mờ, thậm chí bị lòa. Ngoài ra, bệnh nhân bị u não còn có các dấu hiệu khác như lơ mơ, nhức đầu, động kinh...

Huyết áp thấp: Khi có các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mắt, đau tức ngực, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn chức năng nội tiết, chán ăn, đau bụng khó tiêu, mắt mờ, mắt bị mờ đột ngột, mắt bỗng dưng bị mờ..., bạn hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp.

Bệnh đa xơ cứng [ms]: Mắt bị mờ đột ngột, mắt bỗng nhiên bị mờ, mắt tự dưng bị mờ... là dấu hiệu sớm nhất của chứng đa xơ cứng. Bệnh gây viêm dây thần kinh thị giác kết nối giữa mắt với não nên mắt có thể nhìn mờ, mất khả năng phân biệt màu sắc và đau khi di chuyển mắt. Chứng bệnh này thường chỉ xảy ra ở một bên mắt.

Chăm sóc mắt đề phòng mắt mờ đột ngột

Để giúp mắt sáng khỏe, hãy đề phòng mắt bị mờ đột ngột bằng cách xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho mắt.

Không dụi mắt vì hành động này gây xước giác mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập mắt... Thay vào đó, nên rửa mắt với nước sạch, dùng tăm bông để lấy dị vật ra ngoài. Nếu bị dị vật làm tổn thương mắt, cần đến ngay cơ sở y tế.

Đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn và bức xạ mặt trời.

Hạn chế sử dụng smartphone, máy tính, xem tivi... nhằm tránh tạo con đường để ánh sáng xanh đi vào mắt gây hội chứng thị giác màn hình, thoái hóa hoàng điểm.

Khi bị đau đầu kèm theo nhức mắt, mỏi mắt, mắt nhìn mờ..., cần để cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi... Trường hợp nặng, cần thăm khám ở các bệnh viện mắt uy tín.

Nếu mắt bị mờ đột ngột, hãy theo dõi và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, việc bổ sung những dưỡng chất tối cần thiết cho mắt cũng chính là giải pháp lâu dài để làm giảm tình trạng nhìn mờ và bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe.


Video liên quan

Chủ Đề