Tại sao NaHCO3 không tác dụng với koh

Trắc nghiệm: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch [không có xảy ra phản ứng với nhau]?

A. NaCl, KOH.

B. H2SO4, NaOH.

C. H2SO4, KOH.

D. NaCl, AgNO3.

Trả lời:

Đáp án đúng:A. NaCl, KOH.

Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch [không có xảy ra phản ứng với nhau] là NaCl và KOH

Giải thích:

2 chất không tác dụng được với nhau sẽ cùng tồn tại được trong một dung dịch

A. thỏa mãn

B. H2SO4+ 2KOH → K2SO4+ 2H2O

C. BaCl2+ H2SO4→ BaSO4↓ +2HCl

D. NaCl + AgNO3→ AgCl↓ + NaNO3

Chọn A

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về KOH nhé!

I. KOH là gì?

Kali hiđroxit[công thức hóa học: KOH] là một kiềm mạnh có tính ăn mòn, tên thông dụng là potash ăn da. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước.

Hóa chất KOH dễ dàng tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạo thànhKali cacbonat.

Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

II. Tính chất vật lý của KOH

+ KOH là chất rắn; màu trắng; không mùi.

+ Nhiệt độ sôi: 1327oC; nhiệt độ nóng chảy: 406oC.

+ Hòa tan khá tốt trong nước; tan trong rượu, glyxerol; không tan trong ete và NH3 lỏng.

+ Dễ hút ẩm, kkhi bị ướt để 1 thời gian sẽ tan thành dung dịch.

+ Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da còn ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.

III. Tính chất hóa học

Là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với oxit axit như SO2,CO2

KOH + SO2→ K2SO3+ H2O

KOH + SO2→ KHSO3

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH[dd]+ HCl[dd]→ KCl[dd]+ H2O

Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH

Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới

KOH + Na → NaOH + K

Tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2→ 2KCl + Cu[OH]2↓

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion Na+và OH-

Phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2+ 3H2↑

2KOH + Zn → K2ZnO2+ H2↑

Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al[OH]3→ KAlO2+ 2H2O

2KOH + Al2O3→ 2KAlO2+ H2O

IV. Điều chế:

Trong công nghiệp:

Chú ý:Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều KCl. Người ta cho dung dịch bay hơi nước nhiều lần, KCl ít tan so với KOH nên kết tinh trước. Tách KCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch KOH.

Nếu cần 1 lượng nhỏ, tinh khiết thì người ta cho Na tác dụng với nước:

K+ 2H2O→KOH+H2↑

Trong phòng thí nghiệm:dung dịch KOH có sẵn.

V. Ứng dụng

Trong nhiều trường hợp, người ta vẫn thường dùngNatri Hidroxitthay cho Potassium hydroxide bởi vì giá thành của chất này rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, Potassium hydroxide lại có những tác dụng mà NaOH không thể thay thế được:

Trong công nghiệp

– Là thành phần trong sản xuất phân bón chứa Kali phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

– Là dung dịch phục vụ cho ngành công nghiệp nhuộm vải, sợi,…

– Trong ngành công nghiệp luyện kim, chất này sử dụng trong quá trình tẩy rỉ sét và xử lý bề mặt của các kim loại và hợp kim không có khả năng ăn mòn.

– Là nguyên liệu chính để sản xuất những hợp chất có chứa Kali nhưKali cacbonat[K2CO3],…trong sản xuất công nghiệp.

– Là một trong những nguyên liệu cần phải có để sản xuất dầu Diesel sinh học.

– Là chất được sử dụng để xử lý các loại da động vật, phục vụ cho ngành công nghiệp thuộc da.

– Potassium Hydroxide còn được sử dụng trong những nhà máy lọc dầu để loại bỏ các hợp chất có chứa lưu huỳnh và một số chất không cần thiết khác.

Trong sản xuất mỹ phẩm

+ Ứng dụng đặc trưng của Potassium Hydroxide chính là dùng trong sản xuất các loại mỹ phẩm. Nó được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong rất nhiều loại mỹ phẩm ngày nay.

+ Hóa chất này giúp làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH. Nó không làm ảnh hưởng hay làm biến đổi các thành phần khác, không làm tăng khối lượng sản phẩm lên quá nhiều, giúp tạo bọt, cân bằngđộ pH, hút nước cho mỹ phẩm.

+ Chất này được tìm thấy trong 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân.

+ Potassium Hydroxide cũng được dùng để chế tạo hoạt chất tẩy rửa và tạo bọt trong sữa tắm, dầu gội, kem tẩy lông.

Một số lưu ý khi sử dụng hóa chất KOH

+ KOH là một bazơ mạnh, có tính ăn mòn cao. Chúng có tính oxi hóa mạnh có thể làm biến đổi tế bào gốc, gây độc cấp tính hoặc mãn tính với môi trường thủy sinh

+ Cần phải tuân thủ an toàn lao động, và các biện pháp an toàn khác khi sử dụng hóa chất KOH. Tránh để KOH tiếp xúc trực tiếp với da, mắt, đường hô hấp hay đường tiêu hóa.

+ Nếu nhiễm độc KOH quá lâu có thể dẫn đến tử vong

Đề bài:

     A] AlCl3 và Na2CO3          B] HNO3 và NaHCO3            

       C] NaNO3 và KOH                        D] Ba[OH]2 và FeCl3.

ĐÁP ÁN: C

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Ankan CH32CHCH2CCH33 có tên gọi là

    A. 2,2,4-trimetylpentan                                

    B. 2,2,4,4-tetrametybutan

    C. 2,4,4-trimetylpentan                                  

    D. 2,4,4,4-tetrametylbutan

  • LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

    PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LĂNG KÍNH HAY NHẤT - 2k5 Lý thầy Sĩ

    Toán

    TUYỆT CHIÊU GIẢI BÀI TẬP BENZEN VÀ ANKYLBENZEN - 2k5 - Livestream HÓA cô THU

    Hóa học

    ỨNG DỤNG VI-ÉT TRONG ĐỀ THI VÀO 10 - 2k7 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

    Toán

    UNIT 13 - GRAMMAR - NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

    Tiếng Anh [mới]

    CÔNG THỨC ĐẠO HÀM - ĐẠO HÀM HÀM HỢP [ Dễ hiểu nhất ] - 2k5 TOÁN THẦY HUY ĐEN

    Toán

    BÀI TẬP GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA 1 CUNG - 2k6 - Livestream TOÁN thầy ANH TUẤN

    Toán

    BÀI TẬP TRỌNG TÂM THẤU KÍNH MỎNG - 2K5 Livestream LÝ THẦY TUYÊN

    Vật lý

    CHỐNG LÚ ĐẠO HÀM LƯỢNG GIÁC - 2k5 - Livestream TOÁN thầy QUANG HUY

    Toán

    Xem thêm ...

    Video liên quan

    NaHCO3 + KOH = Na2CO3 + K2CO3 + H2O bài tập giải cân bằng phương trình là một trong những bài tập khó nhằn mà với bất kỳ học sinh nào cũng ngán ngược. Hiểu được điều đó chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành bài tập này nhé. Trước tiên thì chúng ta hãy cùng ôn tập 1 chút về cách cân bằng phương trình nhé.

    Chi tiết cách giải bài tập: Cân bằng phương trình NaHCO3 + KOH = Na2CO3 + K2CO3 + H2O

    NaHCO3 là gì?

    NaHCO3 hay còn gọi là Natri bicacbonat là chất rắn màu trắng có hình dạng tinh thể giống như bột mịn công thức hoá học là NaHCO3 có vị hơi mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa.

    NaHCO3 còn có tên gọi khác là Muối nở, bột nở, Sodium bicarcbonat, Natri hydrocacbonat, Backing soda. Do được NaHCO3 thường được dùng rất phổ biến trong thực phẩm nên nó còn có nhiều tên gọi khác: cooking soda, bicarbonate of soda… Dù soda là tên thông thường của các muối natri cacbonat Na2CO3 cũng như NaHCO3 nhưng trên thực tế thường gọi là natri bicacbonat là baking soda, còn natri cacbonat là soda..

    KOH là gì?

    KOH [Kali hydroxit] còn có tên gọi khác là Potash, Potassium hydroxide. KOH [Kali hydroxit] thường tồn tại ở dạng tinh thể kết tinh màu trắng, có tính hút ẩm, khi tiếp xúc với nước thì KOH [Kali hydroxit] tan hoàn toàn. KOH [Kali hydroxit] là một hóa chất dùng trong công nghiệp, KOH [Kali hydroxit] có tính ăn mòn rất cao, KOH [Kali hydroxit] được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như là nguyên liệu để sản xuất phân bón, các loại hóa mỹ phẩm.

    Các phản ứng tác dụng với NaHCO3 là NaHCO3 + CH3COOH, NaHCO3 + NaCl, NaHCO3 + Na2CO3, NaHCO3 + NaHSO4, NaHCO3 + H2SO4, NaHCO3 + KOH, NaHCO3 + HCl, NaHCO3 + NaOH, NaHCO3 + BaCl2, NaHCO3 + Ca[OH]2, NaHCO3 + Ba[OH]2,

    NaHCO3 + KOH cùng kết hợp cần điều kiện gì?

    • Không có điều kiện già đặc biệt để 2 chất này kết hợp cùng nhau. Nhưng để có thể xảy ra phản ứng thì khi KOH phản ứng với NaHCO3 sẽ theo tỉ lệ 2:2.

    NaHCO3 + KOH cùng kết hợp xảy ra hiện tượng gì?

    • Trong trường hợp này, bạn chỉ cần quan sát xem có chất sản phẩm là Na2CO3 [natri cacbonat], xuất hiện ở cuối phản ứng hay không.
    • Hoặc nếu chất phản ứng nào sau đây NaHCO3 [natri bicacbonat], biến mất.

    Cách giải bài tập cân bằng phương trình NaHCO3 + KOH = Na2CO3 + K2CO3 + H2O

    2 NaHCO3+ 2 KOH Na2CO3 + K2CO3 + 2 H2O
    natri hidrocacbonat kali hidroxitnatri cacbonatkali cacbonatnước
    dạng rắn – có màu trắngdạng dung dịchdạng rắndạng rắndạng lỏng – không màu
    MuốiBa zơMuốiMuối

    Cách cân bằng Phương trình Hóa học

    Đối với bộ môn Hóa học thì việc phải cân bằng những phương trình luôn là nỗi ám ảnh của các bạn học sinh. Nhưng thực ra việc cân bằng những phương trình hóa học này thật rất là đơn giản. Tuy nhiên, có những phương trình mà ở đó nhiều chất tham gia phản ứng và cho ra nhiều sản phẩm làm cho các bạn học sinh khi gặp phải đề khó sẽ bị rối không thể cân bằng được phương trình. Dưới đây là một số những phương pháp cân bằng phương trình giúp các bạn học sinhcó thể làm được những bài tập cân bằng phương trình hóa học một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.

    Trước hết các bạn học sinh cần ghi nhớ trình tự cân bằng một phương trình Hóa học:

    Bước thứ 1: cân bằng nhóm nguyên tử [OH, NO3, SO4, CO2, PO4..]

    Bước thứ 2: cân bằng nguyên tử Hidro

    Bước thứ 3: cân bằng nguyên tử Oxi

    Bước thứ 4: cân bằng các nguyên tố còn lại.

    Cân bằng theo phương pháp truyền thống

    Cách thực hiện:

    Viết phương trình đã cho. Ở ví dụ này, bạn sẽ có:

    • C3H8 + O2 –> H2O + CO2
    • Phản ứng này xảy ra khi prôban [C3H8] được đốt cháy trong ôxy để tạo thành nước và cacbon điôxít.

    Phương trình mẫu

    Bước 1:

    Viết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố mà bạn có ở mỗi bên phương trình. Xem các chỉ số dưới bên cạnh mỗi nguyên tử để tìm ra số lượng nguyên tử trong phương trình.

    Bên trái: 3 cacbon, 8 hyđrô và 2 ôxy.

    Bên phải: 1 cacbon, 2 hyđrô và 3 ôxy.

    Bước 1: Viết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố mà bạn có ở mỗi bên phương trình

    Bước 2:

    Luôn để hyđrô và ôxy cuối cùng

    Bước 2: Luôn để hyđrô và ôxy cuối cùng

    Bước 3:

    Nếu bạn còn lại nhiều hơn một nguyên tố để cân bằng: hãy chọn nguyên tố xuất hiện chỉ trong phân tử đơn của chất phản ứng và chỉ trong phân tử đơn của sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ cần phải cân bằng các nguyên tử cacbon trước.

    Bước 3: Cân bằng các nguyên tử cacbon trước.

    Bước 4:

    Thêm hệ số cho đơn nguyên tử cacbon vào bên phải của phương trình để cân bằng nó với 3 nguyên tử cacbon ở bên trái của phương trình.

    Hệ số 3 đứng trước cacbon ở phía bên phải chỉ ra có 3 nguyên tử cacbon giống như chỉ số dưới 3 ở phía bên trái cho biết có 3 nguyên tử cacbon.

    Trong phương trình hóa học, bạn có thể thay đổi hệ số, nhưng không thể thay đổi chỉ số dưới.

    Bước 4: Thêm hệ số cho đơn nguyên tử cacbon vào bên phải của phương trình để cân bằng nó với 3 nguyên tử cacbon ở bên trái của phương trình.

    Bước 5:

    Tiếp đến là cân bằng nguyên tử hyđrô. Bạn có 8 nguyên tử hyđrô ở bên trái. Do đó bạn sẽ cần có 8 ở bên phải.

    C3H8 + O2 –> 4H2O + 3CO2

    Ở bên phải giờ bạn thêm 4 làm hệ số vì chỉ số dưới cho biết bạn đã có 2 nguyên tử hyđrô.

    Khi bạn nhân hệ số 4 với chỉ số 2, bạn có 8.

    6 nguyên tử Ôxy khác là từ 3CO2.[3×2=6 nguyên tử ôxy+ 4 nguyên tử ôxy khác=10]

    Bước 5: Tiếp đến là cân bằng nguyên tử hyđrô.

    Bước 6:

    Cân bằng các nguyên tử ôxy.

    Bởi vì bạn đã thêm hệ số vào các phân tử bên phải phương trình nên số nguyên tử ôxy đã thay đổi. Giờ bạn có 4 nguyên tử ôxy trong phân tử nước và 6 nguyên tử ôxy trong phân tử cacbon điôxít. Tổng cộng ta có 10 nguyên tử ôxy.

    Thêm hệ số 5 vào phân tử ôxy ở bên trái phương trình. Giờ bạn có 10 phân tử ôxy ở mỗi bên.

    C3H8 + 5O2 –> 4H2O + 3CO2.

    Bước 6: Cân bằng các nguyên tử ôxy

    Kết quả

    Các nguyên tử cacbon, hyđrô, và ôxy được cân bằng. Phương trình của bạn đã hoàn tất.

    Cân bằng theo trình tự Kim loại – Phi kim

    Cân bằng phương trình hóa học theo trình tự Kim loại – Phi kim có nghĩa là chúng ta sẽ cân bằng theo trình tự cân bằng số nguyên tử của kim loại trước rồi tới phi kim, sau đó tới Hidro và tới oxi.

    Vd: CuFeS2 + O2 -> CuO + Fe2O3 + SO2

    Do nguyên tử Cu đã cân bằng nên thứ tự cân bằng đầu tiên sẽ là: Fe sau đó sẽ là Cu, S, O rồi nhân đôi các hệ số ta có kết quả là:

    4CuFeS2 + 13O2 = 4CuO + 2 Fe2O3 + 8SO2

    Phương pháp cân bằng phương trình chẵn lẻ

    Đây là một trong những cách thức có thể cân bằng phương trình hóa học dễ dàng và nhanh chóng được sử dụng phổ biến. Với phương pháp này các bạn học sinh có thể sử dụng phương pháp chẵn lẻ, được áp dụng như sau:

    • Khi mà một phương trình phản ứng đã cân bằng có nghĩa là số nguyên tử của nguyên tố ở vế phải sẽ bằng với số nguyên tử của nguyên tố ở vế trái, đồng nghĩa là số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái chẵn thì số nguyên tử của nguyên tố đó ở vế phải cũng phải chẵn.
    • Cho nên nếu trong phương trình mà nếu một trong số những số nguyên tử của bất kỳ nguyên tố nào còn lẻ thì phải nhân đôi.

    Vd: Ta lấy lại ví dụ ở trên: Fe + O2 -> Fe2O3

    Vế trái số nguyên tử của Fe lẻ còn bên phải thì chẵn nên ta nhân Fe ở vế trái lên 2. Còn oxi ở vế trái thì chẵn, vế phải thì lẻ, nên ta cũng nhân 2 cho số nguyên tử oxi ở vế phải.

    2Fe + O2 -> 2Fe2O3

    Đến đây số nguyên tử của cả 2 bên đều đã chẵn, ta chỉ việc cân bằng lại cho sô nguyên tử của 2 bên bằng nhau.

    4Fe + 3O2 = 2Fe2O3

    Phương pháp từ nguyên tố chung nhất

    Phương pháp từ nguyên tố chung nhất có nghĩa là nguyên tố nào có mặt trong hầu hết các hợp chất trong phương trình cần cân bằng thì chúng ta sẽ chọn để cân bằng hệ số các phân tử trước.

    Vd: Cu + HNO3 -> Cu[NO3]2 + NO + H20

    Trong phương trình này, nguyên tố Oxi xuất hiện nhiều nhất trong hầu hết các hợp chất nên sẽ cân bằng Oxi trước, rồi tới các nguyên tố khác.

    Vế trái có 8 oxi, vế phải có 3 oxi. Vậy bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, suy ra hệ số của HNO3 là 24/3=8

    Vậy phản ứng cân bằng là: 3Cu + 8HNO3 = 3Cu[NO3]2 + 2NO + 4H2O

    Phương pháp cân bằng phương trình bằng cách dùng hệ số thập phân

    Phương pháp này áp dụng như sau: đặt hệ số vào các chất tham gia phản ứng, có thể là số nguyên tố hoặc là phân số miễn sao cho số nguyên tử ở cả hai vế đều bằng nhau. Sau đó nhân lên để khử mẫu số chung ở 2 vế.

    Vd: Fe + O2 -> Fe2O3

    Trước tiên ta thêm hệ số vào sẽ thành : 2Fe + 3/2O2 -> Fe2O3

    Lúc này số nguyên tử ở 2 vế đã bằng nhau. Sau đó chúng ta nhân lên để khử mẫu, ở phương trình sẽ nhân lên cho 2.

    Kết quả là: 4Fe + 3O2 = 2Fe2O3

    Phương pháp cân bằng phương trình bằng đại số

    Học sinh đặt hệ số a, b, c… lần lượt vào các công thức ở 2 vế của phương trình và thiết lập các phương trình toán học chứa các ẩn trên theo nguyên tắc số nguyên tử của nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau. Bạn sẽ được 1 hệ phương trình chứa các ẩn, giải hệ phương trình này và đưa hệ số tương ứng tìm dược vào phương trình phản ứng và khử mẫu [nếu cần].

    Với bài toán cân bằng phương trình hóa học FeS2 + O2 –> Fe2O3 + SO2, ta thấy, ở vế trái số nguyên tử O2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào trong khi đó vế phải, trong SO2 oxi là chẵn nhưng trong Fe2O3 là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại. 2Fe2O3 –> 4FeS2 –> 8SO2 + 11O2, thay vào PTPU ta được phương trình cân bằng là 4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2.

    Hi vọng với những gì chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn có thể giải được bài tập cân bằng phương trình NaHCO3 + KOH = Na2CO3 + K2CO3 + H2O

    Video liên quan

    Chủ Đề