Tại sao nên sử dụng phân vi sinh trồng trồng và chăm sóc cây trồng cho vi đủ

Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn.

Phân vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn. Thông qua các hoạt động, các vi sinh vật tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng làm cho cây trồng phát triển tốt hơn.

Sản xuất phân vi sinh từ vỏ cà phê

Thông qua việc bón phân vi sinh để cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân hoá học ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân hoá học từ 50 đến 100% tuỳ theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân hoá học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu được cũng cao hơn.

Phân vi sinh có thể dùng để bón cho tất cả các loại cây trồng từ cây ăn quả, chè, lúa, ngô, rau xanh đến cây cảnh… đều rất tốt. Do tác dụng chậm hơn so với phân hoá học nên đối với các loại cây trồng ngắn ngày, phân vi sinh chủ yếu được dùng để bón lót nhiều hơn là bón thúc. Các loại cây thu hoạch theo mùa vụ thì sau mỗi đợt thu hoạch cần bón bổ sung. Khi bón phân vi sinh cho cây ăn quả bà con nên bón vào 2 thời kỳ mưa xuân [tháng 3-4] và mưa ngâu [tháng 7-8] để tận dụng độ ẩm của các đợt mưa này giúp các vi sinh vật hoạt động tốt hơn.

Đối với cây ăn quả và cây lâu năm nên bón theo hình chiếu tán cây sau khi cuốc và xới nhẹ xung quanh gốc cây, rắc phân và lấp một lớp đất mỏng phủ lên trên với liều lượng từ 1-2kg/gốc cây. Với cây chè bón vào rãnh giữa 2 luống chè với lượng 0,2-0,3kg/gốc. Với cây lúa bón 10kg/sào Bắc bộ có thể giảm được 50% phân urê và phân lân [sử dụng bón lót và sau khi làm cỏ đợt 1]. Với cây mạ, nên trộn đều với mầm mạ trước khi gieo [2kg/sào mạ cấy]. Với ngô, bón lót trước khi gieo hạt với lượng 10kg/sào Bắc bộ cùng với 50% lượng phân urê và 50% phân lân theo qui trình. Khi ngô có từ 3-4 lá, bón tiếp 10kg/sào Bắc bộ phân vi sinh và tiến hành vun gốc.

Với cây rau, chủ yếu dùng để bón lót [10-15kg/sào Bắc bộ] thay thế được từ 50-100% lượng phân urê và phân lân. Với các loại rau ăn lá phân vi sinh có thể thay thế được 50%, rau ăn củ 70% và rau ăn quả 100% lượng phân urê. Nếu trồng cây cảnh trong chậu, bà con trộn 1kg phân vi sinh với 2-3kg đất bột để bón cho 10 chậu cây và luôn giữ ẩm cho đất thì phân vi sinh mới phát huy tác dụng.

Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng thì trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hoá học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát: mùa hè 1 tháng, mùa đông 1,5 tháng. Khi bón cần luôn giữ đủ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt. Với các loại đất chua cần phải bón vôi bột trước 2-3 ngày rồi mới được bón phân vi sinh. Không trộn phân vi sinh với phân hoá học và tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật.

Theo Báo ĐCSVN

Phân bón vi sinh là sản phẩm của chế phẩm vi sinh giúp mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp và kinh tế. Vậy bạn đã biết phân bón vi sinh là gì và công dụng của nó như thế nào chưa? Hãy cùng EcoClean tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Phân bón vi sinh là gì? 

Khái niệm

Phân bón vi sinh [hay còn gọi là phân vi sinh] có bản chất là chế phẩm chứa các chủng vi sinh có lợi cho đất và cây trồng. Các chủng vi sinh này được tuyển chọn khắt khe và phải đạt tiêu chuẩn mật độ mỗi loài là ≥ 108 CFU/g thì mới có thể dùng để sản xuất phân vi sinh.

Các chủng vi sinh vật có trong phân vi sinh được chọn lọc khắt khe và tuân thủ đúng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

Hiện nay, phân vi sinh đang được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp vì không những tốt cho cây mà còn thân thiện với môi trường sinh thái và an toàn cho sức khỏe con người. Các chủng vi sinh trong phân hoạt động sẽ tạo ra chất dinh dưỡng, cải tạo đất để tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Các chủng vi sinh vật có lợi có trong phân gồm: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải silicat, vi sinh vật kích thích sự sinh trưởng thực vật,… Tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu dinh dưỡng của đất và cây trồng mà có những loại phân bón vi sinh khác nhau.

→ Tìm hiểu chi tiết thêm về Phân bón vi sinh hữu cơ.

Phân loại phân bón vi sinh 

Phân vi sinh cố định đạm: Có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm [Nitơ]. Cơ chế hoạt động của chủng vi sinh này là chuyển hóa Nitơ từ không khí thành chất Nitơ để nuôi cây và giảm lượng đạm có trong phân hóa học.

Chu trình nitơ diễn ra dưới sự trợ giúp của các vi sinh vật cố định đạm.

Phân vi sinh phân giải lân: Chứa chủng vi sinh vật có thể phân giải các hợp chất lân khó tan thành dễ tan, giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng khả năng chống chịu.

Phân vi sinh phân giải hợp chất hữu cơ [cellulose]: Gồm các chủng vi sinh vật có chức năng phân giải cellulose thành chất dinh dưỡng, giúp cải thiện kết cấu và tăng độ phì nhiêu cho đất trồng.

Phân vi sinh phân giải silicat: Có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá để giải phóng các ion silic giúp cây trồng dễ hấp thu. 

Phân vi sinh kích thích sự sinh trưởng thực vật: Gồm nhiều loại sinh vật khác nhau được chọn lọc dùng để kích thích sự tăng trưởng của cây. 

Lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh

  • Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao và thấp hơn 30 độ C.
  • Không nên để phân quá lâu [thời hạn sử dụng thường là từ 1 đến 6 tháng] vì khi hết hạn thì các vi sinh vật sẽ chết hoặc giảm hiệu quả.
  • Vi sinh trong phân sẽ bị chết nếu trộn với tro bếp hoặc phân hóa học.
  • Hiệu quả cao đối với đất cao và cây trồng trên cạn.
  • Nếu bón phân vi sinh cho đất nhiễm phèn thì cần khử chua bằng vôi bột trước đó 2 – 3 ngày.

Nên làm tơi đất trước khi gieo trồng để tăng hiệu quả bón phân.

Tìm hiểu 5 lợi ích của phân bón vi sinh có thể bạn chưa biết

Cải tạo và phục hồi đất

Phân vi sinh thường dùng bón lót để cải tạo và phục hồi đất trước khi gieo trồng.

Các vi sinh vật trong phân có vai trò sản xuất ra chất mùn để kết dính hình thành kết cấu đất. Nhờ đó mà đất sẽ trở nên màu mỡ và tơi xốp hơn, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển.

Cách dùng phân vi sinh để cải tạo và phục hồi đất phổ biến nhất là bón lót hoặc bón trực tiếp vào đất: 

  • Đối với những cây trồng cơ bản: Trộn phân vi sinh với đất hoặc cát và phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt. 
  • Đối với cây trồng lâu năm: Lấy khoảng 15 – 20 gram phân trộn đều với phân bón hữu cơ hoặc đất trong hố/hốc từ 10 đến 15 ngày trước khi đặt cây. 
  • Nếu đất không bị suy thoái, xói mòn,… thì thời điểm sử dụng phân vi sinh tốt nhất là trước và cuối mỗi mùa mưa [bón 2 lần/năm].

Cách thực hiện: Hoà 15 – 20 gram chế phẩm vào 5 – 10 lít nước sạch. Tưới cho mỗi gốc cây hoặc cuốc rãnh xung quanh gốc theo chiều rộng tương đương với tán cây. Sau đó cho phân bón vào, lấp đất và tưới nước. 

Giảm nhu cầu của thuốc trừ sâu

Báo động nguy cơ người dân bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu . Nguồn: VTC14.

Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu gây ra tổn hại rất lớn không chỉ đến môi trường mà còn đối với sức khỏe con người. Vì vậy, phân vi sinh với mục đích ngăn chặn những tác hại đến từ việc lạm dụng phân bón hóa học.

Phân vi sinh dễ phân giải, có nhiệm vụ lọc các chất độc có trong môi trường đất và nước để ngăn ngừa sự tồn đọng của các yếu tố gây hại cho môi trường. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ môi trường mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.

Kích thích sự phát triển cây trồng 

Trong phân có chứa các nguyên tố trung lượng và vi lượng giúp cây dễ hấp thụ dưỡng chất và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, thành phần có trong phân vi sinh sẽ tạo ra môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi phát triển, giúp cây trồng tăng đề kháng và ngăn sâu bệnh gây hại.

Cách dùng: Phân vi sinh sẽ được trộn vào hạt giống và ngâm trước khi gieo trồng từ 10 – 20 phút với nồng độ 100 kg hạt giống/kg phân. Trong quá trình thực hiện cần tránh làm xây xát hạt và không nên áp dụng nếu hạt giống đã từng được xử lý bằng thuốc trừ sâu. Để đảm bảo hiệu quả, nên thực hiện ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt từ mặt trời. 

Phân vi sinh giúp tăng năng suất giúp mang lại thu nhập ổn định cho nhà nông.

Tăng chất lượng nông sản

Các thành phần có trong phân vi sinh hoàn toàn thân thiện với môi trường và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt nhất. Vì vậy mà không cần đến sự can thiệp của phân bón hóa học nên sản phẩm cho ra sẽ an toàn và vô cùng chất lượng.

Sử dụng phân vi sinh để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe cho con người và môi trường sống.

Giảm chi phí sản xuất

Phân bón vi sinh có khả năng giữ ẩm và giữ nước tốt nên sẽ giúp nhà nông tiết kiệm được nước tưới tiêu. Đồng thời, thành phần trong phân cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên không cần mất nhiều thời gian chăm bón mà cây trồng vẫn phát triển tốt.

Phân vi sinh không chỉ có lợi cho đất và cây trồng mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí tưới tiêu và công chăm bón.

Kết luận

Phân vi sinh ra đời là giải pháp hiệu quả cho sự phát triển của đất và cây trồng, tốt cho sức khỏe con người và thân thiện mới môi trường. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm phân vi sinh chất lượng để tránh lãng phí tiền bạc và ảnh hưởng đến cây trồng. Một trong những sản phẩm uy tín được tin dùng hiện nay phải kể đến là phân bón vi sinh EcoStim được phân phối độc quyền bởi EcoClean Việt Nam.

Phân vi sinh EcoStim – Sản phẩm tuyệt vời để bổ sung dinh dưỡng cho đất và nâng cao năng suất cây trồng.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM 

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 925 177

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Video liên quan

Chủ Đề