Tại sao nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV

Những người bị nhiễm HIV cần được biết rằng người bị nhiễm HIV không được làm việc gì? và được làm những việc gì? 

Ngành nghề nào người nhiễm HIV không được làm

Rất nhiều người bị nhiễm HIV lo ngại về cơ hội làm việc của mình, thậm chí một số còn lầm tưởng bi quan rằng bản thân sẽ không làm được việc gì sau khi biết mình bị nhiễm HIV.

Tuy nhiên, để biết rõ người bị nhiễm HIV không được làm việc gì? và làm được những gì việc gì? Chúng ta cần nên tìm hiểu về một số điều luật liên quan mà Nhà nước ta đã quy định. 

Xét theo Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về những ngành nghề phải thực hiện xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng, bao gồm:

  • Thành viên tổ lái theo quy định tại Điều 72 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
  • Nghề đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

Như vậy, quy định trên đồng nghĩa với việc, những người bị nhiễm HIV sẽ không được làm việc thuộc hai lĩnh vực trên.

Ngoại trừ những quy định được nêu rõ tại Điều 20 Nghị định 108/2007/NĐ-CP, những người bị nhiễm HIV vẫn có quyền được làm việc bình đẳng như mọi công dân khác trong xã hội. 

Đây là quyền lao động đối với người bị nhiễm HIV được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. 

Ngăn ngừa phân biệt đối xử với HIV trong môi trường làm việc

Để ngăn ngừa nạn phân biệt đối xử với những người bị HIV trong môi trường làm việc, chính phủ đã đề ra quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với người sử dụng lao động. 

Theo đó, người sử dụng lao động cần có trách nhiệm:

  • Tổ chức tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, đơn vị mình;
  • Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
  • Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
  • Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV theo quy định của pháp luật. 
Không phân biệt đối xử với người lao động nhiễm HIV

Tại khoản 2 Điều 14 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định người sử dụng lao động không được có các hành vi dưới đây đối với người lao động:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
  • Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV nghề nghiệp

Lây truyền HIV nghề nghiệp là rất hiếm. Nguy cơ lây truyền thường đến từ thương tích do kim đâm là dưới 1% và nguy cơ liên quan đến việc bắn chất lỏng hoặc máu vào cơ thể là cực kỳ thấp, đến gần bằng 0. 

Tuy nhiên, các công ty nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn để ngăn ngừa phơi nhiễm HIV tại nơi làm việc. 

Bằng việc đưa ra các văn bản và các buổi đào tạo về quy trình kiểm soát lây nhiễm HIV, thúc đẩy việc thực hành an toàn để ngăn ngừa thương tích từ các vật sắc nhọn. 

Ngăn ngừa các thương tích trong môi trường làm việc

Đồng thời, hướng dẫn nhân viên báo cáo ngay lập tức về bất kỳ trường hợp phơi nhiễm với HIV. 

Dưới đây là một số các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV tại nơi làm việc, bao gồm:

  • Rửa tay sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể bị nhiễm máu và các vật dụng dính máu để làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm HIV. 
  • Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, kính bảo hộ, áo choàng và khẩu trang khi tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch bị nhiễm máu. 
  • Sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần. 
  • Khử trùng bề mặt làm việc và thiết bị bằng dung dịch natri hypoclorit
  • Phân loại rác thải thông thường và chất thải nguy hại. 

Kết Luận

Bài viết trên đây đã giúp cho đối tượng bị nhiễm HIV hiểu rõ hơn về lĩnh vực liên quan đến người bị nhiễm HIV không được làm việc gì và quyền lao động đối với người bị nhiễm HIV.

Đồng thời, cung cấp đến cho người sử dụng lao động các thông tin về trách nhiệm sử dụng lao động đang bị nhiễm HIV cũng như các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV tại nơi làm việc.

Mong rằng, ở đất nước ta cũng như trên toàn thế giới sẽ xóa tan hết nạn phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV để giúp cho họ được sống hòa hợp, bình yên trong một cộng đồng đầy vị tha và thấu hiểu!

Bạn đã có quan hệ tình dục không an toàn và đang nghi ngờ mình bị phơi nhiễm HIV? Bạn đang thắc mắc liệu quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

Xét nghiệm sàng lọc HIV sau khi quan hệ với người nhiễm HIV

Cách duy nhất để bạn biết mình có bị nhiễm HIV hay không chỉ có thể là thông qua các kết quả xét nghiệm mà bạn đã thực hiện. 

Xét nghiệm HIV để biết liệu bạn có bị HIV hay không

Xét nghiệm HIV cho biết bạn có bị nhiễm HIV [Virus gây suy giảm miễn dịch ở người] hay không. Hiện nay, có ba loại xét nghiệm sàng lọc HIV chính như sau:

Xét nghiệm này nhằm mục đích tìm kiếm các kháng thể HIV có trong máu hoặc nước bọt của bạn. Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể khi bạn tiếp xúc với virus HIV. 

Xét nghiệm kháng thể HIV có thể xác ddingj xem bạn có bị nhiễm HIV hay không từ 3 – 12 tuần sau khi bị nhiễm. 

Đó là bởi vì có thể mất từ vài tuần hoặc lâu hơn để hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể chống lại HIV. 

  1. Xét nghiệm kháng thể/kháng nguyên HIV

Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể và kháng nguyên HIV trong máu. Kháng nguyên là một phần của virus gây ra phản ứng miễn dịch.

Nếu bạn đã tiếp xúc với HIV, các kháng nguyên sẽ hiển thị trong máu của bạn trước khi các kháng thể HIV được tạo ra. 

Xét nghiệm này có thể tìm thấy HIV trong vòng 2-6 tuần kể từ khi bị nhiễm. Xét nghiệm kháng thể/ kháng nguyên HIV là một trong những loại xét nghiệm HIV phổ biến nhất. 

Xét nghiệm này nhằm đo lượng virus HIV trong máu. Nó có thể tìm thấy HIV nhanh hơn so với các xét nghiệm kháng thể và kháng thể/ kháng nguyên. 

Tuy nhiên xét nghiệm này rất đắt tiền và không được sử dụng thường xuyên để sàng lọc HIV, trừ khi gần đây bạn có phơi nhiễm nguy cơ cao hoặc có khả năng phơi nhiễm và có các triệu chứng sớm của nhiễm HIV. 

Xét nghiệm sàng lọc HIV

Các xét nghiệm HIV rất chính xác, nhưng không có xét nghiệm nào có thể phát hiện ra virus ngay sau khi bị nhiễm HIV. 

Việc xét nghiệm có thể phát hiện HIV sớm bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả loại xét nghiệm mà bạn thực hiện. 

Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?

Dựa trên các loại xét nghiệm sàng lọc HIV mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên, đối với đa số mọi người, xét nghiệm HIV sẽ cho kết quả 2 đến 6 tuần sau khi có khả năng bị nhiễm. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất nhiều thời gian hơn từ 3 đến 6 tháng mới có thể phát hiện được HIV. Đây được gọi là thời kỳ cửa sổ. 

Trong thời kỳ cửa sổ [thường kéo dài từ 23 đến 90 ngày], các xét nghiệm HIV có thể cho kết quả âm tính mặc dù người đó có virus HIV trong cơ thể. HIV có thể được truyền sang người khác trong thời kỳ cửa sổ này. 

Mất bao lâu để bạn biết mình bị nhiễm HIV sau khi quan hệ với người bị nhiễm?

Do vậy, nếu bạn có quan hệ với người bị nhiễm HIV và đi xét nghiệm ngay sau đó nhưng kết quả âm tính thì hãy đi xét nghiệm lại sau thời kỳ cửa sổ. 

Hãy nhớ rằng, bạn chỉ có thể chắc chắn rằng mình âm tính với HIV nếu:

  • Lần kiểm tra gần đây nhất của bạn là sau thời kỳ cửa sổ của HIV. 
  • Bạn chưa từng có nguy cơ phơi nhiễm HIV trong thời kỳ cửa sổ. Nếu bạn thực sự có nguy cơ tiếp xúc, thì bạn cần phải được kiểm tra lại. 

Chính vì những điều trên, sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị. 

Bởi vì, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm các xét nghiệm mà bạn thực hiện, bạn có đang trong thời kỳ cửa sổ của HIV hay không?

Lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP]

Đừng lo lắng nếu bạn có quan hệ với người nhiễm HIV nhưng kết quả của bạn âm tính, và bạn phải chờ đợi thời gian xác nhận kết quả [có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng]. Lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có thể giúp bạn!

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] là sự kết hợp của các loại thuốc kháng virus khẩn cấp. Phương pháp này được sử dụng sau khi ai đó có thể đã bị phơi nhiễm với HIV. 

Phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Bạn có thể được đề nghị lựa chọn PEP trong trường hợp bạn nghi ngờ rằng có thể đã bị phơi nhiễm với HIV khi quan hệ tình dục [ví dụ: bao cao su bị rách hoặc không sử dụng bao cao su]. 

Tuy nhiên, PEP chỉ nên được sử dụng như một phương pháp phòng ngừa khẩn cấp. Phương pháp này phải được bắt đầu trong  vòng 72 giờ kể từ khi có thể bị phơi nhiễm với HIV.

Tốt nhất, PEP nên được thực hiện càng gần thời điểm tiếp xúc với người bị nhiễm HIV càng tốt. Khoảng thời gian điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là 1 tháng. 

Làm thế nào có thể sống một cuộc sống lành mạnh hơn với HIV? 

Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn có thể tự giúp mình bằng cách:

  • Được chăm sóc y tế ngay khi bạn phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Bạn nên tìm một bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe chất lượng để được chăm sóc và điều trị tốt nhất. 
  • Đảm bảo uống thuốc đầy đủ và đúng liệu trình mà bác sĩ đã cung cấp. 
  • Nếu bạn có vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng quá mức. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
  • Trang bị kiến thức đầy đủ về HIV/AIDS và các phương pháp điều trị hiệu quả. 
  • Cố gắng sống một lối sống lành mạnh , bao gồm:

– Ăn thực phẩm lành mạnh, điều này giúp cung cấp cho cơ thể bạn một nguồn năng lượng cần thiết để chống lại HIV và các bệnh nhiễm trùng khác. Việc ăn uống lành mạnh cũng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng HIV và các tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời, có thể cải thiện sự hấp thụ các loại thuốc điều trị HIV. 

Sống chung với HIV một cách lành mạnh

– Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm. 

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với người nhiễm HIV. 

– Không hút thuốc: Những người nhiễm HIV hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư và nhiễm trùng. Hút thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến việc uống thuốc điều trị HIV của bạn. 

Một điều quan trọng nữa là giảm nguy cơ lây lan HIV cho người khác bằng các biện pháp phòng tránh tại nhà như luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm với người khác, thực hiện xét nghiệm sàng lọc nếu bạn đang mang thai để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV sang con của mình. 

Kết luận

Không có thời gian ấn định cụ thể cho việc quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị. Điều này phụ thuộc vào thời gian cho kết quả chính xác nhất từ các xét nghiệm. 

Có một lựa chọn tốt dành cho bạn trong trường hợp bạn đã có quan hệ với người nhiễm HIV mà không dùng biện pháp phòng tránh an toàn, đó chính là lựa chọn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [HIV]. 

Ngay cả khi bị nhiễm HIV, bạn vẫn nên duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện những điều cần thiết để có kết quả điều trị tốt nhất cho mình. Điều này cũng giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn với HIV. 

Video liên quan

Chủ Đề