Tại sao phải bảo vệ cây xanh

Mùa hè dạo chơi tại các công viên, vỉa hè, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều em nhỏ ngang nhiên trèo cây vặt quả, bẻ cành. Đây là hành động thiếu ý thức, phá hoại môi trường để lại hậu quả xấu. Vậy các em có biết vì sao mọi người phải bảo vệ cây xanh nơi công cộng không?

Em Trần Minh Hiếu [HS lớp 8B, Trường THCS Việt Hưng]:
- Gần nhà em có một vườn hoa. Sáng nào bọn em cũng tụ tập vui chơi ở đó cho mát. Ở lứa tuổi bọn em, hầu như bạn nam nào cũng khoái trò “trèo me trèo sấu”. Những ngày nắng oi ả mà trèo lên cây ngồi thì mát mẻ lắm, lại tha hồ vặt quả “đánh chén”. Nhiều bạn cũng cho rằng cây cối um tùm như vậy thì vặt vài cành lá cũng đâu có sao. Nhưng sau vài lần bị các bác bảo vệ và người lớn nhắc nhở, chúng em mới hiểu ra rằng cây xanh cũng giống như một cơ thể sống. Việc vặt cành, lá sẽ khiến chúng trở nên tàn tạ, nhiều cây chết non hoặc trơ trụi cả năm sau cũng không mọc lại được. Không còn cây xanh nơi công cộng, liệu chúng em còn có bóng mát mà tha hồ vui chơi được không?

Em Phạm Minh Trang [HS lớp 10D, Trường THPT Ngọc Hồi]:

- Cây xanh được trồng ở nơi công cộng không chỉ giúp làm đẹp cảnh quan thiên nhiên mà còn cung cấp bầu không khí trong lành, bóng mát cho những ngày hè oi ả. Thế nhưng, nhiều bạn không ý thức được tầm quan trọng của cây xanh mà chỉ coi việc trèo cây, nghịch phá cây cối là trò vui chơi, tiêu khiển mùa hè. Ở công viên cạnh nhà em cũng vậy, sáng nào em đi tập thể dục về cũng thấy một số bạn trèo lên cây bàng, cây phượng… Em lên tiếng nhắc nhở thì các bạn ấy cũng phớt lờ. Thậm chí có bạn còn nghịch ngợm trèo lên tận ngọn cây bẻ hết quả, cành con ném xuống các bạn đang chơi phía dưới. Nhìn những cây xanh ngày ngày tàn tạ vì các trò phá hoại này, em cảm thấy rất buồn.

Cô Lê Thu Trang [109 Nguyễn Sơn, Hà Nội]:

- Hiện nay, thành phố có nhiều khu nhà cao tầng hiện đại nhưng lại rất ít vườn hoa, công viên công cộng trồng nhiều cây xanh. Trong khi đó, cây xanh lại góp phần tạo nên môi trường sống sạch đẹp, trong lành. Do đó, hành động vô tâm như chặt phá, bẻ cây nơi công cộng làm “vũ khí” để nô đùa, tuốt lá cây, hái hoa quả sẽ khiến môi trường sống bị xâm phạm. Hơn nữa, đây cũng là một trò chơi rất nguy hiểm bởi đã có nhiều em nhỏ ngã gãy tay, gãy chân do leo trèo cây.

Để ngăn chặn hành vi bẻ cây xanh của trẻ nhỏ, trước hết người lớn phải làm gương. Nếu hằng ngày, các em chứng kiến bố mẹ chăm sóc cây xanh trước sân nhà, dặn dò các em biết tầm quan trọng của cây xanh thì chắc chắn trẻ sẽ học hỏi theo. Với các em HS, việc không phá hoại cây xanh nơi công cộng cũng nên được coi là một nội dung học tập mà các nhà trường cần đưa vào chương trình giảng dạy. Để giữ được màu xanh nơi công cộng, chúng ta phải cùng hướng dẫn các em nhỏ tham gia trồng và chăm sóc cây xanh.

Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?

A. Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây

B. Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây

C. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh

D. Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy

Hay nhất

-Vì:

-Thực vật có vai trò giữ đất,chống xói mòn

-Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt,hạn hán

-Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm

-Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật

-Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

Chúc bạn may mắn

BVR&MT – Cây xanh có một vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta, là một thành phần không thể thiếu được của tự nhiên. Cây xanh có nhiệm vụ hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí ôxy. Chính vì thế có thể nói cây xanh chính là nguồn sống của chính chúng ta.

Nơi mà có nhiều cây nhất phải kể đến rừng, với độ đa dạng sinh học bậc nhất, sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lý tưởng cho các loài động vật hoang dã như hươu, nai cùng muôn vàn các loại sinh vật khác. Để tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, nếu con người biết khai thác một cách hợp lý và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có thể khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý. Ngày nay rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt.

Rừng là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của chính mỗi người dân.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều thì vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cùng với sự kết hợp của nhiều nguồn ô nhiễm khác nhau làm tổn hại đến sức khỏe của con người cũng như làm thiên nhiên thay đổi. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hiểu được tầm quan trọng của cây xanh.

Cây xanh có nhiều tác dụng tốt đẹp đến thế nhưng thử hỏi hiện nay diện tích rừng còn lại là bao nhiêu? Không hiểu là do không hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng hay là hiểu được việc làm của mình là sai trái rồi nhưng vẫn làm mà nhiều người đã vô tình hay cố ý chặt phá rừng một cách vô ý thức, một cách sai trái để kiếm lợi cho mình dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm mà chính con người phải gánh chịu.

Không có rừng, không có cây xanh thì làm sao mà có cái để chặn lũ, điều hòa không khí, chống xói mòn. Nhiều loài động vật hoang dã cũng đang trên đà tuyệt chủng cũng bởi do nạn chặt phá rừng. Không có cây xanh thì môi trường sống của chúng ta sẽ dần bị tàn phá, hủy hoại.

Mưa lũ, sạt lở khiến cho bao người dân phải lâm vào cảnh mất nhà.

Dường như con người cũng vô tình quên mất điều này hay cũng có thể là cố tình không quan tâm đến. Thế nhưng, trong những năm gần đây, khí hậu trên toàn cầu có sự biến đổi một cách nhanh chóng. Khí hậu ngày càng nóng lên, biến đổi một cách bất thường mà khoa học gọi là “hiệu ứng nhà kính”. Biết bao thiên tai, mưa lũ, hạn hán, sóng thần, động đất… ập đến liên miên, không theo một chu kỳ, hay mùa nào, mà như một quy luật vốn có của tự nhiên, khiến cho biết bao sinh cảnh phải chìm ngập trong đau khổ, mất mát về vật chất và tinh thần. Dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không khí ngày càng ô nhiễm, mất rừng, đe dọa nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó chúng ta đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Điều này đòi hỏi phải có sự nghiêm minh của pháp luật trừng trị những hành động chặt phá rừng, để mất rừng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo vệ rừng cho nhân dân, đặc biệt là đối với các hộ vùng sâu, vùng xa, dân tộc miền núi về các công tác trồng, phát triển và bảo vệ rừng.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc trồng cây, thầy trò trường Đại học Lâm nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh.

Khi hiểu rõ được tầm quan trọng của cây xanh và lợi ích mà nó đem lại cũng như hậu quả của việc tàn phá rừng, thì chúng mỗi con người chúng ta đều cần cùng chung tay góp sức xây dựng một môi trường xanh bằng cách trồng thật nhiều cây xanh và hưởng ứng thông điệp: “ Mỗi cây xanh được trồng sẽ là một cam kết về hành động cụ thể nhằm chống lại biến đổi khí hậu, là niềm hi vọng hướng tới tương lai bền vững và tốt đẹp hơn bằng chính những hành động cụ thể”.

CTV Phương Nga

Video liên quan

Chủ Đề