Tính chất là gì ví dụ

Tương tự: Thuộc tính vật lý

Thuộc tính vật lý hay tính chất vật lý là bất kỳ thuộc tính nào có thể đo lường được, có giá trị mô tả trạng thái của một hệ vật lý. Những thay đổi về tính chất vật lý của một hệ thống có thể được sử dụng để mô tả những thay đổi của nó giữa các trạng thái nhất thời. Tính chất vật lý thường được gọi là thuộc tính quan sát được. Chúng không phải là thuộc tính phương thức. Thuộc tính vật lý định lượng được gọi là đại lượng vật lý.

Tính chất vật lý thường được đặc trưng là tính chất chuyên sâu và rộng rãi. Một thuộc tính chuyên sâu không phụ thuộc vào kích thước hoặc mức độ của hệ thống, cũng không phụ thuộc vào lượng vật chất trong đối tượng, trong khi một thuộc tính rộng rãi cho thấy mối quan hệ phụ gia / cộng thêm. Các phân loại này nói chung chỉ có giá trị trong các trường hợp khi các phân vùng nhỏ hơn của mẫu không tương tác trong một số quy trình vật lý hoặc hóa học khi kết hợp.

Các thuộc tính cũng có thể được phân loại theo tính chất định hướng của chúng. Ví dụ, các tính chất đẳng hướng không thay đổi theo hướng quan sát và các tính chất dị hướng không có phương sai không gian.

Có thể khó xác định liệu một thuộc tính nhất định có phải là thuộc tính vật lý hay không. Màu sắc, ví dụ, có thể được nhìn thấy và đo lường; tuy nhiên, những gì người ta coi là màu sắc thực sự là một sự giải thích các tính chất phản chiếu của một bề mặt và ánh sáng được sử dụng để chiếu sáng nó. Trong ý nghĩa này, nhiều thuộc tính vật lý bề ngoài là thuộc tính mang tính giám sát. Một thuộc tính giám sát là một thuộc tính thực tế, nhưng là thứ yếu đối với một số thực tế cơ bản. Điều này tương tự như cách mà các đối tượng được giám sát trên cấu trúc nguyên tử. Một cái cốc có thể có các tính chất vật lý về khối lượng, hình dạng, màu sắc, nhiệt độ, v.v., nhưng các tính chất này có tính giám sát đối với cấu trúc nguyên tử cơ bản, do đó có thể được giám sát trên cấu trúc lượng tử cơ bản.

Thuộc tính vật lý tương phản với thuộc tính hay tính chất hóa học quyết định cách thức vật chất phản ứng trong phản ứng hóa học.

Danh sách thuộc tính

Các tính chất vật lý của một đối tượng được xác định theo truyền thống của cơ học cổ điển thường được gọi là tính chất cơ học. Các loại thuộc tính khác, thường được trích dẫn, là tính chất điện và tính chất quang học. Ví dụ về các tính chất vật lý bao gồm:

  • Hấp thụ
  • Suất phản chiếu
  • Mô men động lượng
  • Diện tích
  • Độ giòn
  • Nhiệt độ bay hơi
  • Điện dung
  • Màu sắc
  • Nồng độ
  • Khối lượng riêng
  • Điện môi
  • Độ dẻo
  • Efficacy
  • Lực đàn hồi
  • Điện tích
  • Dẫn điện
  • Trở kháng
  • Điện trường
  • Điện thế
  • Quang phổ phát xạ
  • Lưu lượng dòng chảy
  • Tần số
  • Độ cứng
  • Hiện tượng tự cảm
  • Chiều dài
  • Ánh [khoáng vật học]
  • Độ dẻo
  • Từ trường
  • Từ thông
  • Khối lượng
  • Nhiệt độ nóng chảy
  • Mômen lưỡng cực từ
  • Động lượng
  • Opacity [optics]
  • Độ từ thẩm
  • Biến dạng dẻo
  • Áp suất
  • Radiance
  • Dẫn điện
  • Reflectivity
  • Chiết suất
  • spin
  • Độ hòa tan
  • Nhiệt dung riêng
  • Sức bền vật liệu
  • Nhiệt độ
  • Độ dẫn nhiệt
  • Vận tốc
  • Độ nhớt
  • Thể tích

Tính chất vật lý trong hóa học

Tính chất vật lý là đặc tính của vật chất có thể quan sát và đo lường được mà không làm thay đổi đặc tính hóa học của mẫu. Phép đo tính chất vật lý có thể thay đổi sự sắp xếp của vật chất trong một mẫu nhưng không thay đổi cấu trúc của các phân tử của nó. Nói cách khác, một thuộc tính vật lý có thể liên quan đến sự thay đổi vật lý nhưng không liên quan đến sự thay đổi hóa học . Nếu một sự thay đổi hoặc phản ứng hóa học xảy ra, các đặc điểm quan sát được là tính chất hóa học. Người đăng: thún Time: 2021-01-14 18:02:41

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về lượng và chất, mối quan hệ biện chứng giữa chúng, đồng thời đưa ra ví dụ về chất và lượng để giúp Quý vị có thêm thông tin hữu ích. Mời Quý vị theo dõi nội dung tiếp theo:

Khái niệm chất và lượng? Ví dụ về chất và lượng?

Thứ nhất: Khái niệm chất

Chất của sự vật là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, là sự kết hợp hữu cơ giữa các thuộc tính để nói lên nó là cái gì, phân biệt nó với cái khác.

+ Chất là khái niệm chỉ tính quy định vốn có của sự vật.

Ví dụ: Khi ta nói đến muối ăn là nói đến chất của muối [NaCl] và thuộc tính của muối là: Thể kết tinh, tan trong nước, có vị mặn…

Thể kết tinh, tan trong nước, vị mặn là những tính chất [thuộc tính] quy định vốn có của sự vật [muối] không lệ thuộc ý muốn của con người do vậy mang tính khách quan.

+ Sự kết hợp hữu cơ giữa các thuộc tính.

Không phải là sự cộng lại của các thuộc tính và cũng không phải là sự xếp đặt bên cạnh nhau của các thuộc tính mà là sự liên hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động, quy định lẫn nhau cùng tồn tại trong sự vật hiện tượng.

Ví dụ: Khi ta nói đến Đường ăn là nói đến chất của Đường [C6H12O6] và thuộc tính của đường là: Thể kết tinh, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt…

Chú ý: Sự vật hiện tượng có thể có một chất hoặc nhiều chất tuỳ theo các quan hệ vì sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính, nhưng mỗi một thuộc tính cũng có thể coi là một chất.

Thứ hai: Khái niệm lượng

Lượng của sự vật là khái niệm chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành nó như về độ lớn, về quy mô, về trình độ, về tốc độ, về màu sắc.

Như vậy lượng của sự vật chỉ biểu thị con số những thuộc tính, tổng số những bộ phận cấu thành nó.

Ví dụ: Lượng của học viên trường TCKT Xe-Máy

+ Lượng của sự vật cũng mang tính khách quan, nó là cái vốn có của sự vật.

Ví dụ: Khi ta nói đến lượng nguyên tố hóa học trong một phân tử nước là H20 nghĩa là gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxi.

+ Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác bằng đơn vị đo lường, nhưng có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng hoá ta mới xác định được.

Ví dụ: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng của cơ thể hay chiều cao của một con người…

Có những lượng phải bằng khái quát, trừu tượng chúng ta mới nhận thức được như lượng tri thức hiểu biết của một lớp học cao hay thấp….

+ Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối, trong mối quan hệ này là lượng nhưng trong mối quan hệ khác lại là chất.

Ví dụ: Trong mối quan hệ của một lớp học có học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên là nói đến lượng của một lớp học. Nhưng trong mối quan hệ lãnh đạo thì học viên là đảng viên và học viên là đoàn viên khác nhau về chất.

Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Mọi sự vật hiện tượng đều là thể thống nhất giữa hai mặt lượng và chất, cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng đi từ sự biến đổi dần dần về lượng đến một độ nhất định mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Chất mới ra đời lại tạo điều kiện mới, khả năng mới cho sự biến đổi về lượng.

– Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng [chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy không có chất lượng nói chung tồn tại tách rời nhau]

Ví dụ: Khi nói lớp A có 30 học viên là nói đến sự thống nhất giữa chất và lượng của lớp đó.

– Chất và lượng bao giờ cũng thống nhất trong độ nhất định.

Độ chính là khái niệm để chỉ phạm vi giới hạn, trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất, sự vật vẫn là nó chưa là cái khác.

Ví dụ: Người học viên TCKT ôtô khi vào trường học tập, trong hai năm học người học viên đó phải tích lũy những kiến thức những học phần theo quy định. Sự tích lũy những kiến thức đó chính là sự thay đổi về lượng nhưng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Khoảng hai năm học tập và tích lũy đó gọi là độ.

Tại thời điểm xẩy ra bước nhảy gọi là điểm nút.

Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng làm thay đổi về chất.

Bước nhảy là sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó sinh ra. Nói cách khác bước nhảy chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất do những thay đổi về lượng trước đó sinh ra.

Ví dụ: Người học viên TCKT ô tô sau khi đã tích lũy đầy đủ các học phần theo quy định, có đủ điều kiện và thi tốt nghiệp ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Từ người học viên trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật gọi là bước nhảy.

Tại thời điểm bế giảng nhận quyết định ra trường gọi là điểm nút.

– Chất mới ra đời tạo điều kiện mới, khả năng mới cho lượng biến đổi.

Chất mới được bổ sung những đặc trưng mới, những yếu tố mới. Mặt khác kế thừa được những yếu tố tích cực của sự vật cũ do đó nó thúc đẩy lượng mới phát triển nhanh hơn, mạnh hơn so với lượng của chất cũ.

Ví dụ: Người học viên khi ra trường trở thành người nhân viên chuyên môn kỹ thuật sẽ được bổ sung những yếu tố mới về mặt phẩm chất đạo đức, về năng lực chuyên môn… sẽ giúp người nhân viên biến đổi nhanh hơn về chất.

Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về chất và lượng, cũng như ví dụ về chất và lượng. Bài viết rất mong nhận được những thông tin phản hồi, đóng góp từ Quý độc giả.

Video liên quan

Chủ Đề