Tầng B là gì

Khi lựa chọn thang máy, bên cạnh chi phí thang máy, thương hiệu thì khách hàng cũng nên tìm hiểu kỹ một số đặc tính kỹ thuật [thông số kỹ thuật của thang máy] xem thang máy mà mình định mua sẽ bao gồm những thiết bị với nhãn hiệu gì, model như thế nào cùng với các tính năng ra sao, đôi khi trong các bản báo giá thang máy một số chỗ sẽ được viết tắt theo quy ước quốc tế, vậy những từ viết tắt trong thang máy có nghĩa là gì?

Giải đáp kí hiệu nút bấm trong thang máy

Ví dụ: P-600-700CO-7STOPS-90MPM

Với model thang máy như trên ta có thể hiểu như sau:

  • P [Passenger]: Có nghĩa là thang tải khách. Thang máy tải hàng ký hiệu là FL [Freight Lift] còn thang tải thực phẩm là DW [Dumbwaiter].
  • 600: Tải trọng của thang, ở đây thang có tải trọng là 600kg [8 người].
  • 700CO: Khoảng mở cửa thang là 700mm và loại cửa là cửa mở tim hai cánh mở về hai phía - CO [center opening], trong một vài trường hợp có thể là cửa SO [side opening] - cửa mở lùa hai cánh mở về một phía.
  • 7TOPS: 7 điểm dừng
  • 90MPM: Ở đây được hiểu là thang máy có tốc độ 90 mét mỗi phút [MPM - Metre Per Minute]. Ngoài ra còn có một số tốc độ khác như 60MPM, 120MPM,..

nút điều khiể trong thang máy

Không phải người tiêu dùng nào cũng biết hết các chức năng của các ký hiệu viết tắt trên bảng điều khiển thang máy. Một số nút điều khiển thang máy làm cho người sử dụng bối rối khi nhấn nút hay thắc mắc nút ấy có chức năng gì? Bạn sẽ được giải mã các kí hiệu trên bảng điều khiển - xuất hiện bên ngoài lẫn bên trong thang máy ngay dưới đây.

Kí hiệu viết tắt trên bảng điều khiển thang máy

  • PIT: Chiều sâu hố thang
  • VVVF: ký hiệu biến tần
  • PLC: Điều khiển tín hiệu
  • OLH: Hệ thống báo quá tải
  • DSAC: Điều chỉnh tốc độ vận hành cửa
  • ROHB: Mở cửa bằng nút gọi thang
  • RDC: Đóng cửa lặp lại
  • ARD: Thiết bị cứu hộ tự động khi mất điện
  • MEL: Thiết bị cứu hộ tự động cho người sử dụng khi mất điện
  • LED: Đèn hiển thị vị trí thang
  • Simplex: Điều khiển đơn
  • Duplex: Điều khiển đôi
  • KNDC: Đóng cửa cưỡng ép
  • SFL: Dừng tầng an toàn
  • NXL: Dừng tầng kế tiếp
  • ITP: Hệ thống điện thoại liên lạc trong và ngoài thang

Mỗi dòng sản phẩm thang máy của mỗi thương hiệu thang máy khác nhau, sẽ có một số ký hiệu riêng biệt. Chúng ta nên tìm hiểu kĩ để tránh nhầm lẫn. Việc hiểu rõ các ký tự trong thang máy là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người, không chỉ đảm bảo an toàn cho riêng mình mà còn hỗ trợ người khác khi sự cố thang máy xảy ra.

Nút gọi tầng thang máy Bách Khoa

Trên thế giới, thường nút gọi trong thang máy được đánh số tương ứng với tên tầng cho các tầng phía trên tầng ground. Ở nhiều quốc gia, có luật buộc thang máy phải có chữ số Braile để phục vụ cho người khiếm thị.

Ký hiệu thang máy theo kiểu châu Âu

Ở các guốc gia theo qui ước kiểu châu Âu, tầng ground được ký hiệu là 0 hoặc ký tự đầu tiên của từ địa phương tương đương ground floor [G, E, . . . ]. Các tầng tiếp theo ký hiêu 1, 2...Tuy nhiên cũng có thang máy hiển thị số 0 khi ở tầng ground cho dù nút gọi tầng được mang ký hiệu chữ [G, E, ]. Nếu có tầng hầm thì sử dụng số ăm. Như vậy, dãy ký hiệu thường là -2, -1, 0, 1, 2,

Ký hiệu thang máy theo kiểu Bắc Mỹ

Ở các guốc gia theo qui ước kiểu Bắc Mỹ, nơi mà tầng 1 được xem là tầng ground. Nút button tương ứng được ký hiệu là 1 hoặc một chữ cái, button tiếp theo mang số 2 Trong tòa nhà có cả tầng thứ nhất và tầng trệt, người ta ký hiệu 1 và G hoặc M [Main Floor] và LM [Lower Main Floor.]. Ký tự M cũng được dùng để ký hiệu cho tầng lửng [Mezzanine] khi tầng này không được phân chia và đánh số như một tầng đầy đủ.

Các tầng phía dưới mặt đất

Các kiểu ký hiệu cho các tầng hầm cũng khá đa dạng, ngay cả trong cùng một quốc gia. Ở các nước nói tiếng Anh, tầng đầu tiên dưới tầng ground được ký hiệu là B [Basement], LL [Lower Level] hay [Lower Lobby], C [Cellar Hầm], D [Dungeon ], U [Underground], Các cửa hàng bách hóa ở Anh thường sử dụng ký hiệu LG [Lower Ground] hơn thuật ngữ basement tầng hầm, không phù hợp với hình ảnh của họ.

Nếu có hơn một tầng hầm, thì tầng hầm tiếp theo có thể được ký hiệu là SB [Sub-Basement], hoặc B1, B2,

Nút gọi tầng thang máy

Khi hành khách đang đứng ở hành lang, trước cửa thang máy, nếu có nhu cầu đi lên bấm [], đi xuống bấm [] lúc đó đèn ở mũi tên này sẽ sáng. Nếu hành khách chờ một lúc mà đèn này vẫn sáng thì cũng không nên bấm nút đó nhiều lần hoặc bấm nút gọi tầng ngược với chiều mình muốn đi bởi vì, khi nút gọi tầng sáng tức là thang máy đã nhận cuộc gọi và sẽ phục vụ bạn trong thời gian nhanh nhất. Nguyên nhân có thể là giờ cao điểm hoặc tòa nhà có sự kiện gì đó nên nhiều người khác cũng đang có nhu cầu sử dụng thang máy.

Khi cabin chuẩn bị đến cửa tầng, chuông báo hiệu dừng tầng sẽ kêu, đến lúc cabin dừng hẳn, cửa tầng mở ra, nút gọi tầng sẽ tắt và hành khách có thể vào cabin. Nếu hành khách chưa kịp vào mà cửa cabin đã đóng thì có thể bấm nút gọi tầng một lần nữa. Còn nếu hành khách muốn cửa cabin ở trạng thái mở thêm một chút[để đợi ai đó chẳng hạn] hãy giữ núi gọi tầng ban đầu, hãy buông tay ra khi chuông cảnh báo kêu.

Cách sử dụng thang máy khi hành khách bên trong cabin

  • Khi đã vào cabin rồi hành khách có thể bấm nút số tầng cần đến trên bảng điều khiển, lúc này đèn của nún gọi tầng sẽ sáng lên. Hành khách có thể hủy nút gọi tầng bằng cách ấn nút đó một lần nữa, bấm nhanh hai lần hoặc giữ nút đó trong giây lát thì đèn của nút vừa ấn tắt đi và hành khách có thể bấm nút gọi tầng cần đến khác.
  • Khi hành khách đã vào cabin nếu chuông kêu hoặc trên bảng hiển thị xuất hiện OL[overload] báo thang máy quá tải, hành khách cần phải ra khỏi cabin để đi chuyến khác.
  • Khi cabin chuẩn bị tới tầng, chuông báo hiệu dừng tầng sẽ kêu và đèn nút gọi tầng của hành khách sẽ tắt đồng thời trên bảng hiển thị sẽ báo số tầng hành khách cần ra. Nếu hành khách chưa kịp ra mà cửa đóng lại thì bấm [], hoặc hành khách muốn cửa ở chế độ mở trong chốc lát thì bấm và giữ nút [], nếu chuông kêu thì phải thả tay ra.

Bảng điều khiển thang máy Bách Khoa

Một số ký hiệu nút bấm trong thang máy hay được sử dụng ở Việt nam

  • Ngoài các nút bấm gọi tầng 1, 2, 3. thì tầng 13 có thể là 12A [vì người ta quan niệm số 13 không may mắn].
  • Nút bấm G [ground floor], E, 0 thường là tầng trên mặt đất rồi đến các tầng 1, 2
  • Tầng dưới mặt đất: nút bấm L[Lobby], các tầng hầm B1, B2[Basement]

Hiểu rõ các ký tự trong thang máy là kỹ năng cần thiết cho tất cả mọi người, không chỉ đảm bảo an toàn cho riêng mình mà còn hỗ trợ người khác khi sự cố thang máy xảy ra. Trên đây là những ký hiệu cơ bản mà chúng tôi đã giải mã. Với mỗi hãngthang máysẽ có thêm nhưng ký hiệu viết tắt riêng. Để được hỗ trợ và tư vấn thêm quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chuyên viên tư vấn của công ty chúng tôi thông quaHotline: 0908.385.715hoặc truy cập website//thangmaybachkhoa.comđể được tư vấn thêm.

Video liên quan

Chủ Đề