Tê đầu ngón tay là bị gì

//bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/vi/news/thong-cao-bao-chi/lam-gi-khi-bi-te-dau-cac-dau-ngon-tay-235.html //bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/uploads/news/2021_04/hc-ong-co-tay.jpg

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 //bvdaihoccoso3.com.vn/coso3/uploads/logo-site.png

Hội chứng ống cổ tay có thể dẫn tới những hậu quả gì?

Hội chứng ống cổ tay không gây nguy hiểm tính mạng, nhưng về lâu dài, nếu không được điều trị nghiêm túc, bệnh có thể gây là tình trạng teo cơ vùng mô ngón cái, mất vận động ngón cái và bàn tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và đời sống, giảm chất lượng cuộc sống.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh:

  • * Đau, tê ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa [có thể có thêm ngón đeo nhẫn], đau bàn tay, cổ tay và đôi khi vùng cẳng tay. Khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe, gõ bàn phím, viết chữ… thì triệu chứng tê và đau sẽ nặng hơn.
    • Trường hợp nặng hơn: có biểu hiện mất cảm giác các ngón tay, yếu bàn tay, cầm đồ vật dễ rớt, không đối chiếu được ngón cái với các ngón…

Làm gì khi bị tê mỏi các ngón tay?

Khi có triệu chứng tê, đau vùng cổ tay lan xuống lòng bàn tay, các ngón tay, hoặc chỉ tê các đầu ngón tay, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Đo điện cơ [EMG] là một phương pháp chẩn đoán với nhiều ưu điểm: phương pháp đơn giản, chính xác, chi phí thấp, thời gian nhanh chóng.

Đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh là phương pháp thăm dò để khảo sát phản ứng điện của thần kinh – cơ nhằm đánh giá sự mất phân bố thần kinh – cơ.

Ngoài phương pháp đo điện cơ, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm phù hợp hoặc các phương pháp chụp chiếu [siêu âm, CTscan, MRI…] nhằm giúp chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán phân biệt loại trừ.

Hội chứng ống cổ tay được điều trị như thế nào?

Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm thì người bệnh có thể được điều trị hiệu quả tối ưu, giảm thiểu biến chứng, thời gian điều trị ngắn, chi phí điều trị ít.

Có các phương pháp điều trị như sau:

  • * Dùng thuốc: các loại thuốc kháng viêm giảm đau [giảm triệu chứng viêm, giảm áp lực thần kinh giữa, giúp cải thiện triệu chứng]
    • Chích thuốc corticoide vào ống cổ tay: biện pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, nhằm tránh chích vào dây thần kinh giữa, người bệnh cần được tư vấn đầy đủ trước khi tiến hành. Biện pháp này giúp giảm đau, tê nhanh, tuy nhiên hạn chế là bệnh tái phát sớm.
    • Phẫu thuật: phương pháp này được đặt ra trong các trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng hoặc đáp ứng kém, nguy cơ teo cơ cao nên cần phải giảm tải áp lực lên thần kinh giữa. Có 2 phương pháp phẫu thuật: nội soi hoặc mổ hở.
    • Vật lý trị liệu: siêu âm trị liệu, mang nẹp cổ tay, tập vận động cổ tay, thông thường luôn được phối hợp với các phương pháp trị liệu khác.
    • Y học cổ truyền: với các biện pháp châm cứu, cấy chỉ, laser châm giúp giảm đau, giảm viêm, giải phóng áp lực lên thần kinh giữa. Phối hợp với các biện pháp vật lý trị liệu đạt kết quả tốt trong giai đoạn sớm của bệnh, và trong lúc chờ đợi phẫu thuật.
    • Thuốc Y học cổ truyền: phối hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc tỏ ra có hiệu quả, giải quyết các triệu chứng tê, đau, giúp người bệnh giảm thiều dùng thuốc kháng viêm giảm đau.

KHI BẠN CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ TRÊN, ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI ĐƯỢC THĂM KHÁM CẨN THẬN, LOẠI TRỪ CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC, TỪ ĐÓ ĐƯA RA LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP, VÌ VẬY NGƯỜI BỆNH CẦN ĐƯỢC THĂM KHÁM CẨN THẬN TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ.

Chủ Đề