Thành phố Hưng Yên có bao nhiêu người?

Thành phố Hưng Yên nằm về phía Nam của tỉnh Hưng Yên, trung tâm thành phố cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc; cách thành phố Hải Dương 50km về phía Đông Bắc; cách thành phố Thái Bình 50km về phía Đông Nam; cách thành phố Phủ Lý 25km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp huyện Kim Động, phía Đông và phía Nam giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam.

Ngày 17/7/2007, thị xã Hưng Yên [nay là thành phố Hưng Yên] được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD; ngày 19/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 04/NĐ-CP thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên trên cơ sở diện tích, dân số của thị xã Hưng Yên cũ; ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Kim Động, Tiên Lữ để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, theo đó Thành phố Hưng Yên có 7.342 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu [trong đó dân số nội thành 85.400 người, dân số ngoại thành 61.875 người]; thành phố có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 10 xã. Từ những dấu mốc quan trọng nêu trên đã mở ra cho thành phố Hưng Yên một thời kỳ phát triển mới trong việc phát triển kinh tế, xây dựng đô thị với mục tiêu hiện đại, thông minh và bền vững.

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung khai thác mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đầu tư xây dựng, kiến thiết về hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, công trình công cộng, cây xanh,…. Bên cạnh đó thành phố tăng cường quản lý và tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về xây dựng văn hoá, văn minh đô thị, qua đó đã làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố ngày một khang trang, sạch đẹp. 

TP. Hưng Yên có 17 xã, phường, với diện tích tự nhiên là 7.386ha, dân số có khoảng 150.000 người. Trong mối quan hệ vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội, TP. Hưng Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Với hệ thống đường bộ, đường thủy, đường sắt tạo nên sự kết nối giao thông vô cùng thuận lợi; đặc biệt, tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối TP. Hưng Yên với các tỉnh thành trong khu vực và Thủ đô Hà Nội.

Địa hình TP. Hưng Yên khá bằng phẳng, với nhiều cảnh quan đẹp, như: Khu vực hồ Bán Nguyệt, hồ An Vũ, sông Hồng cùng với hệ thống mặt nước hồ, ao, sông ngòi tương đối phong phú là những lợi thế tự nhiên cho phát triển tạo dựng không gian cảnh quan của Thành phố.

 Đặc biệt, sông Hồng chảy qua địa bàn Thành phố, là con sông huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa phương. Ngoài ra, TP. Hưng Yên còn có hệ thống sông hồ phong phú [hồ Bán Nguyệt, hồ An Vũ, sông Hồng], tất cả đã làm nên nét văn hóa đặc trưng của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. 

Bên cạnh đó, TP. Hưng Yên còn có bề dày lịch sử - văn hóa [182 di tích lịch sử]. Trong đó, Khu di tích Phố Hiến đã được công nhận là khu Di tích lịch sử quốc gia với quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu mang những dấu ấn riêng, thể hiện những giá trị độc đáo trong hệ thống đô thị cổ Việt Nam như: Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Trần, Đền Mẫu vốn là những kho tàng di sản quý giá của vùng đất văn hiến.

Từ những tiềm năng, thế mạnh và giá trị lịch sử, văn hóa đó đã thúc đẩy Hưng Yên phát triển mạnh về du lịch, nhất là du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng; du lịch làng nghề truyền thống tại các xã ven sông Hồng; du lịch sinh thái đảo Cò, vườn nhãn [nhãn Hưng Yên- đặc sản nổi tiếng].

Khu di tích Phố Hiến đã được công nhận là khu Di tích lịch sử quốc gia với quần thể các công trình kiến trúc nghệ thuật.

Thành phố văn mình, hiện đại

Với truyền thống của thành phố Anh hùng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân TP. Hưng Yên đã đoàn kết, quyết tâm nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm [2016 - 2021]. Diện mạo kinh tế - xã hội của TP. Hưng Yên đã có những chuyển biến vượt bậc.

 Giai đoạn 2016 - 2021, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân của TP. Hưng Yên tăng 11,6%. Trong đó, thương mại - dịch vụ bình quân tăng 16,52%/năm; công nghiệp, xây dựng bình quân tăng 11,5%/năm; nông nghiệp bình quân tăng 2,7%/năm; Về cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng 46,1%; thương mại - dịch vụ 48,2%; nông nghiệp 5,7%.

Đến năm 2021, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 2.200 tỷ đồng; tổng sản phẩm bình quân đầu người ước đạt 96 triệu đồng/năm. Giá trị bình quân trên một ha canh tác ước đạt 258 triệu đồng/năm. Năm 2018, đã có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [NTM], Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đến năm 2021, có 8/10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt đủ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.

Nhiệm vụ xây dựng và phát triển đô thị được chú trọng, bằng việc hoàn thiện các hạng mục công trình với tổng kinh phí đầu tư phát triển đô thị đạt 4.493 tỷ đồng. Thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020 là 1.924 tỷ đồng, với 26 dự án, đưa tổng số vốn đầu tư hiện nay toàn Thành phố là 5.706 tỷ đồng, với 86 dự án. Phong trào “Chiều thứ 6 vì môi trường TP. Hưng Yên sạch - đẹp” được triển khai thường xuyên, rộng khắp.

Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì ở tốp đầu của tỉnh, với 39 trường chuẩn quốc gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân không ngừng được nâng cao, 100% phường, xã duy trì hệ thống y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II. Công tác phòng chống dịch bệnh luôn được kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra ổ dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố.

Các nhiệm vụ về an ninh, quốc phòng, xây dựng chính quyền luôn được quan tâm, chú trọng đặc biệt thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp và hiệu lực chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND thành phố và phường, xã.

Hưng Yên tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thúc đẩy kinh tế và phát triển bền vững.

Hiện, Đề án xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, đang được TP. Hưng Yên tập trung triển khai các mục tiêu, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm như: y tế, giáo dục, giao thông, an toàn thực phẩm, môi trường… 

Việc xây dựng đô thị thông minh, sẽ giúp Hưng Yên nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích nâng cấp dữ liệu mở để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số. Mặt khác, xây dựng đô thị thông minh sẽ đảm bảo cho người dân được hưởng thụ các dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp.

Chủ tịch UBND TP. Hưng Yên Doãn Quốc Hoàn, cho biết: Trong 10 năm xây dựng và phát triển trở lại đây, với những lợi thế và tiềm năng, TP. Hưng Yên xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội của tỉnh. Đó cũng chính là những bước chuyển quan trọng để TP. Hưng Yên phấn đấu phát triển mạnh mẽ, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2025. 

tỉnh Hưng Yên có tất cả bao nhiêu huyện và thành phố?

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu.

Hưng Yên có bao nhiêu phố phường?

Hành chính. Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

Hưng Yên có mật độ dân số là bao nhiêu?

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, tỉnh Hưng Yên có diện tích nhỏ nhưng lại là tỉnh có mật độ dân số cao, năm 2022 đạt 1.389 người/km2, xếp thứ 3/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

thành phố Hưng Yên có diện tích bao nhiêu?

73,42 km²Thành phố Hưng Yên / Diện tíchnull

Chủ Đề