Thầy cô hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của việc nhận xét bằng lời đối với học sinh tiểu học

Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học trên cơ sở hoàn thiện thay Thông tư 30 chính thức được áp dụng từ 6/11/2016.

Sau 1 năm thực hiện Thông tư 22, giáo viên ở một số trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội đã có nhận xét, đánh giá học sinh khi không dùng điểm số.

Cô giáo Hà Thị Kim Ngân, giáo viên trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cho biết, Thông tư 22 kế thừa những ưu điểm của Thông tư 30. Tuy nhiên, vì Thông tư 22 có một số điểm mới nên việc tiếp nhận cách đánh giá học sinh cấp Tiểu học của các giáo viên mới đầu còn khó khăn. Ví dụ như giáo viên phải dần thay đổi suy nghĩ của mình về số lượng học sinh hoàn thành xuất sắc học tập ít hơn so với trước kia.

Ngoài ra, khi thực hiện Thông tư 22, cách đánh giá học sinh chặt chẽ, toàn diện hơn nhiều nên giáo viên sẽ phải đối diện với những khó khăn trong thay đổi tâm lý của phụ huynh, học sinh đối với cách đánh giá mới.

Theo cô Kim Ngân, để đánh giá đúng trình độ, năng lực của học sinh thì giáo viên thực sự phải tâm huyết, sao sát với việc học tập, rèn luyện của các em.

Thầy cô hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của việc nhận xét bằng lời đối với học sinh tiểu học
Thay vì chấm điểm, Thông tư 22 vẫn yêu cầu giáo viên đánh giá thường xuyên việc học tập và rèn luyện học sinh bằng nhận xét (ảnh minh họa)

Theo Thông tư 22, danh hiệu dành cho học sinh gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, Khen thưởng học sinh vượt trội về một mặt nào đó hoặc đạt giải trong các cuộc thi.

Trong khi nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng, nếu con của họ học giỏi xuất sắc các môn học nhưng bị 1 môn Năng khiếu như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao không đạt được yêu cầu thì không đạt được danh hiệu Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

Trước băn khoăn trên của phụ huynh, cô giáo Kim Ngân cho rằng, những năm qua, giáo viên luôn bị áp lực về số lượng học sinh giỏi xuất sắc. Nay Thông tư 22 có đưa ra việc đánh giá học sinh theo từng mặt là đúng vì không phải học sinh nào cũng giỏi xuất sắc tất cả mọi mặt.

“Phụ huynh cứ muốn con phải được đánh giá là toàn diện tất cả các môn trong khi con mình không thực sự như vậy. Chúng ta biết là hiện nay có 8 loại hình trí thông minh nên học sinh đạt được thành tích vượt trội ở môn học nào đó thì cũng là tốt.

Điều quan trọng nhất ở đây là các thầy cô giáo phải giải thích và thay đổi quan điểm, suy nghĩ của phụ huynh về năng lực học tập thực chất của con”- cô Kim Ngân giải thích.

Ra đề thi không phù hợp với học sinh là chưa đúng

“Thông tư 22 đánh giá trình độ, năng lực của học sinh sát hơn so với Thông tư 30. Nếu như khi thực hiện Thông tư 30, giáo viên dạy các môn văn hóa và năng khiếu phải viết nhiều nhận xét cho học sinh bằng sổ sách thì Thông tư 22 đã có sự thay đổi.

Thay vì nhận xét học sinh thông qua sổ sách, Bộ GD-ĐT yêu cầu giáo viên đánh giá học sinh vào bảng ghi kết quả trong 4 kỳ (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II, cuối học kỳ II). Việc chấm điểm giữa kỳ chỉ thực hiện ở học sinh khối 4 và 5. Điều này cũng sẽ giảm bớt công việc phải nhận xét học sinh bằng sổ sách cho giáo viên”- Phó hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Chúc Sơn B, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nhận xét.

Thầy cô hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của việc nhận xét bằng lời đối với học sinh tiểu học

Tuy nhiên, việc nhiều phụ huynh phản ánh là khi không chấm điểm thì các con chưa có ý thức, tự giác trong học tập so với việc chấm điểm.

Về vấn đề này, các trường học, giáo viên cần trao đổi và phối hợp với phụ huynh thường xuyên quan tâm hơn để rèn luyện ý thức tự học cho con.

Thông tư 22 đã đưa ra quy chế “mở” là tùy theo năng lực học tập của học sinh ở các vùng, miền thì giáo viên giảng dạy trực tiếp ở nơi đó được tự chủ ra đề thi. Ví dụ học sinh ở tỉnh nào có năng lực học tập tốt thì giáo viên có thể ra đề theo 4 mức độ. Còn địa phương nào có năng lực học tập yếu hơn thì có thể ra đề theo 3 mức độ...

Theo Phó hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Chúc Sơn B, nếu giáo viên ra đề thi mà phù hợp với năng lực của học sinh tại địa phương thì việc ra đề thi đó là đúng và ngược lại./.

Thầy cô hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của việc nhận xét bằng lời đối với học sinh tiểu học
Thầy cô hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của việc nhận xét bằng lời đối với học sinh tiểu học

Tại hội thảo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thẳng thắn đưa ra hàng loạt hạn chế của quy định trước đây về đánh giá học sinh (HS) tiểu học. Bộ GD-ĐT cho rằng, việc ban hành Thông tư 30 xuất phát từ những tác động tích cực khi triển khai thực hiện đánh giá bằng nhận xét, không dùng điểm số trong đánh giá thường xuyên ở tất cả các môn học trong các trường tiểu học tham gia mô hình trường học mới (VNEN) từ năm học 2012-2013 và đối với HS lớp 1 trên cả nước từ năm học 2013-2014.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti

Bộ GD-ĐT cho biết, mặc dù Thông tư hướng dẫn đánh giá HS tiểu học trước đây (Thông tư 32) có những mặt tích cực nhưng hiện cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, đánh giá thường xuyên và định kỳ HS tiểu học còn nặng nề, thông qua việc dùng điểm số đã gây áp lực cho HS, phụ huynh HS và giáo viên (GV). Việc đánh giá này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học trước chương trình, dạy thêm học thêm tràn lan, tạo ra những bức xúc cho phụ huynh HS và xã hội.

Cho điểm số, học sinh dễ mặc cảm, tự ti.

Việc đánh giá học sinh chưa theo kịp xu hướng chung của thế giới. Ở các nước tiên tiến, việc đánh giá HS được thực hiện ngay trong quá trình học để giúp HS rèn luyện và từng bước có được kết quả học tập tốt hơn đối với từng HS trên cơ sở đặc điểm riêng của từng em, để em nào cũng cố gắng và tiến bộ so với chính mình, Trong khi đó, ở Thông tư 32, ngoài những môn đánh giá bằng nhận xét, các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét. Tuy nhiên, trong quá trình chấm điểm, GV chủ yếu dùng điểm số, ít nhận xét nên chưa giúp HS biết mình cần phát huy những ưu điểm nào hoặc cần khắc phúc những hạn chế nào để tiếp tục vươn lên; chưa giúp phụ huynh HS trong việc hỗ trợ, giúp đỡ con em mình học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đó, các quy định về cách đánh giá chưa thật phù hợp với tâm sinh lý HS tiểu học. Các em HS tiểu học vốn rất hồn nhiên, vô tư và luôn mong nhận được những lời động viên, khen ngợi, hướng dẫn, chỉ bảo ân cần của thầy, cô giáo để các em vui, thích học và học được hơn là điểm số, nhất là đối với những em có kết quả học tập chưa tốt sẽ dễ mặc cảm, tự ti.

“Việc chỉ căn cứ vào điểm số của bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học để xếp loại HS, không coi trọng đánh giá quá trình học của HS cũng tạo áp lực cho các em và nảy sinh bệnh thành tích” - Bộ GD-ĐT khẳng định.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: Học sinh hứng thú

Cũng theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, từ thực tế khi triển khai đổi mới đánh giá HS tiểu học tại 1.447 trường tiểu học của 63 tỉnh, thành phố tham gia VNEN với 212.754 HS (106.773 HS lớp 2 và 105.981 HS lớp 3) ở năm học 2012-2013 và tiếp tục thực hiện ở năm học 2013-2014 đối với 1.704 trường tiểu học gồm các trường VNEN và những trường tự nguyện đăng ký mở rộng theo mô hình VNEN với 325.068 HS (106.773 HS lớp 2; 108.486 HS lớp 3 và 106.111 HS lớp 4); 100% HS lớp 1 trên cả nước tại 15.846 trường tiểu học và trường phổ thông có lớp tiểu học với 1,6 triệu HS cho thấy có những tác động tích cực.

Cụ thể, trong quá trình thực hiện, GV không còn thấy khó khăn khi đánh giá HS bằng nhận xét; quan điểm đánh giá HS của GV đã thay đổi, chuyển từ việc đánh giá nặng nề kiến thức sang đánh giá toàn diện HS về cả năng lực và phẩm chất, chuyển từ đánh giá kết quả, chú trọng về điểm số sang nhận xét đánh giá quá trình học tập của HS, nhằm giúp HS học ngày càng tiến bộ và học tốt hơn… Cách đánh giá mới đã góp phần thay đổi căn bản dạy và học trong trường tiểu học, góp phần tích cực giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

Những tác động tích cực từ việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét ở mô hình VNEN là tiền đề để Bộ GD-ĐT quyết định ban hành Thông tư 30.


Đối với HS thì do được GV quan tâm, nhận xét, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, các em đã biết cách học, học được và có hứng thú học tập hơn. Đặc biệt, do không bị áp lực về điểm số và thây cô không còn so sánh giữa HS này với HS khác, các em đã có tâm lý thoải mái, tự tin trong học tập, rèn luyện, có cơ hội phát huy cao nhất năng lực của mình. Bên cạnh đó, HS đã bước đầu biết cách tự đánh giá và biết nhận xét, góp ý cho bạn. Các em được thầy cô quan tâm, hướng dẫn cụ thể hơn nên bước đầu đã hình thành được một số năng lực, phẩm chất như: Tự giác, tự phục vụ, tự quản, tự tin, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và có phương pháp tự học. Trong đổi mới đánh giá HS có việc khuyến khích phụ huynh HS tham gia quá trình học tập của con em mình, được vào lớp học để hỗ trợ các em và cùng thầy cô, nhà trường đánh giá HS đã giúp phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học của các em và đồng tình với các đánh giá mới. Từ đó, phụ huynh đã tích cực phối hợp với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.

“Một trong những tín hiệu đáng mừng đó là cách đánh giá mới đã tác động tích cực tới đội ngũ cán bộ quản lý, bước đầu đã làm thay đổi tư duy và cách thức quản lý chỉ đạo công tác dạy học, quan tâm và tạo điều kiện cho GV giúp đỡ, hỗ trợ HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, từng bước hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết theo mục tiêu giáo dục tiểu học” - lãnh đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ.

Trước câu hỏi: Mặc dù đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhưng lý do tại sao khi Thông tư 30 ra đời lại có nhiều ý kiến phản hồi về việc tạo áp lực, thêm nhiều sổ sách cho GV…? “Khi ban hành thông tư 30, Bộ GD-ĐT đã tổ chức tập huấn về đánh giá HS tiểu học ở cấp Trung ương cho hơn 1.600 cán bộ quản lý và GV cốt cán cấp tỉnh, thành phố. Đội ngũ cán bộ và GV cốt cán có trách nhiệm triển khai tập huấn trực tiếp cho các GV đứng lớp tại địa phương. Sở dĩ có tình trạng trên là do một số đơn vị tập huấn chưa kỹ, GV chưa hiểu đúng tinh thần nên vận dụng quá máy móc, chưa truyền đật đầy đủ nội dung quy định đánh giá mới tới phụ huynh HS” - Bộ GD-ĐT khẳng định.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết thêm, hiện tại Bộ đang tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật để GV hiểu đúng và thực hiện tốt việc đánh giá HS theo quy định mới.

Nguyễn Hùng