Thế nào là xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Xu hướng xoay chiều trong giáo dục hiện đại là không chạy theo những gì được định sẵn từ trên, hay đường hướng truyền đạt mang tính áp đặt xuất phát từ ý định của người thầy muốn dẫn dắt trẻ đi theo cách mình nghĩ và bỏ qua các yếu tố liên quan đến quá trình lĩnh hôi, và quan trọng hơn, là bản thân trẻ với tư cách là chủ thể tiếp thu, học tập – đối tượng chính của quá trình nuôi dạy.

Một trong những đường hướng đổi thay này là “Lấy-trẻ-làm-trung-tâm” với chủ trương chú ý đến và xuất phát từ đặc điểm của bản thân người học. Theo đó, bài học, bài chơi trong suốt quá trình phát triển của trẻ, đặc biệt ở bậc học mầm non, được xây dựng trên những gì trẻ quan tâm, tò mò, ham muốn đào sâu, những gì trẻ đã có, đã biết và ước muốn dấn thân, nhập cuộc một cách tích cực để rồi chính các em sẽ là người chủ động, dẫn dắt tiến đến lâu đài tri thức. Trong khi đó, sự đổi vai của người thầy chính là người tiếp sức, tham vấn và tổ chức các hoạt động chơi sát với ý nguyện của các em một cách chân thực, góp phần cho việc tiếp thu thoải mái, hồn nhiên. Cứ thế, trẻ mới chủ động đi qua nhiều trải nghiệm khác nhau, có điều kiện để hiểu mình, khám phá thêm hơn về thế giới xung quanh, vừa khắc sâu những gì đã biết, vừa lớn lên ở mặt kiến thức lẫn kỹ năng.

Với quyết tâm dựng xây một môi trường học tập “lấy-trẻ-làm-trung-tâm”, Hệ thống trường Mầm non Quốc tế Kindy City luôn mạnh dạn đầu tư xây dựng đội ngũ thầy cô nuôi dạy vững mạnh, bên cạnh các điều kiện vật chất thích ứng, hiện đại nhằm thường xuyên tạo ra những điều khác biệt, nâng cao hiệu quả rèn luyện và phát triển của học sinh.

Vừa qua, nằm trong chương trình bồi dưỡng thường kỳ, các thầy cô vinh hạnh được Thạc Sĩ Trương Thị Việt Liên – Trưởng phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM trực tiếp huấn luyện các kỹ năng sư phạm và điều kiện tổ chức lớp, trường sát với đường hướng giảng dạy này.

Đợt huấn luyện làm sáng tỏ cho giáo viên nhiều vấn đề chuyên môn; và trong đó, yếu tố lĩnh hội và đặc điểm lĩnh hội của đối tượng được phân tích rõ ràng, đem lại nhiều bổ ích và khơi dậy niềm tin, lòng yêu nghề sâu sắc cho đội ngũ. Khai thác đường hướng dạy học lấy trẻ làm trung tâm, theo chuyên gia, thì giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Do vậy, người thầy cần nắm bắt niềm hứng thú, hiểu rõ nhu cầu, trình độ, khả năng của từng em trong lớp, để rồi trên cơ sở đó lựa chọn, đưa ra các nội dung, phương pháp rèn luyện phù hợp với cá nhân và nhóm tuổi.

Nội dung rèn luyện và phát triển của Trường Mầm non Quốc tế KINDY CITY được xây dựng trên nền của Chương trình Giáo dục Mầm non Quốc tế Creative Curriculum – Teaching Strategies, Hoa Kỳ, tạo ra nhiều không gian, điều kiện cho người thầy triển khai đường hướng lấy trẻ làm trung tâm này. Qua đó, các em chẳng những được phát triển đều khắp trên các bình diện, từ ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, tình cảm – xã hội đến thẩm mỹ sáng tạo. Trẻ nhanh chóng lớn khôn và trở nên tự tin, năng động, đặc biệt biết cư xử phải phép với người lớn và cộng đồng xung quanh.

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là chuyên đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] triển khai từ năm 2016. Từ kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, mới đây, bộ tiếp tục chỉ đạo các sở GD&ĐT triển khai sâu rộng chuyên đề này, với mục tiêu tạo môi trường giáo dục công bằng, an toàn, thân thiện đối với trẻ em; kích thích tính chủ động và sáng tạo của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non [GDMN].

Một hoạt động ngoài trời của cô, trò Trường Mầm non Đồng Lương [Lang Chánh].

Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Đồng Lương [Lang Chánh] huy động được 320 trẻ ở các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo ra lớp. Thực hiện kế hoạch của ngành, năm học này nhà trường tiếp tục triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ở tất cả các nhóm lớp nhằm xây dựng môi trường giáo dục tích cực cả trong và ngoài lớp học, để trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Cô giáo Lê Thị Thúy, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Lương, cho hay: Nhận thức tầm quan trọng, nội dung và ý nghĩa của chuyên đề, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hoạt động linh hoạt, sáng tạo phù hợp từng độ tuổi, từng nhóm lớp nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động trong quá trình học... Qua đánh giá, mô hình dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, giáo viên năng động hơn trong đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục cho trẻ; trẻ tự tin, sáng tạo, thích được đến trường.

Tại Trường Mầm non Quảng Tâm [TP Thanh Hóa], ban giám hiệu nhà trường cũng đã làm tốt công tác định hướng để mỗi giáo viên chủ động, tích cực tham gia xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh hiểu về nội dung, hiệu quả của mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đặc biệt, để tạo cho trẻ một môi trường học tập tích cực, trẻ được tham gia cùng giáo viên trong mọi hoạt động giáo dục dựa trên nhu cầu, sự hứng thú cũng như khả năng của trẻ trong các lớp học nhà trường xây dựng môi trường thân thiện với nhiều màu sắc sinh động, trẻ được tham gia và tự khám phá khi hoạt động ở các góc hoạt động như: Góc phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc thiên nhiên... Qua các góc học tập này, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, từ đó tạo hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, từ khi triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, cả cô và trò đều có những thay đổi tích cực trong môi trường giáo dục mới. Cô Bùi Thị Huyền, giáo viên Trường Mầm non Cẩm Ngọc [Cẩm Thủy], cho hay: Để thực hiện hiệu quả chuyên đề, tôi luôn cố gắng học tập, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức trang trí lớp học theo hướng mở. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn quan tâm đến từng đối tượng trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ là người thực hiện chính, cô giáo chỉ là người hướng dẫn, gợi mở những hoạt động và giúp trẻ tháo gỡ khó khăn khi gặp phải. Các tiết học cũng có sự thay đổi rất nhiều. Nếu trước kia, việc dạy và học chủ yếu thông qua tranh ảnh thì giờ đây, trẻ đã được trải nghiệm thực tế thông qua các hình ảnh trực quan và tham gia các hoạt động ngoài trời... nên đa số các em đều rất thích đến lớp.

Có thể thấy, sự ưu việt của chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã góp phần không nhỏ vào mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường. Theo bà Trương Thị Hạnh, Trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT, từ việc thực hiện chuyên đề, nhiều trường mầm non trong tỉnh đã có sự thay đổi toàn diện về cảnh quan, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học; đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục đối với cơ quan, ban, ngành, các cá nhân và đặc biệt là sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh trong nhà trường về xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường. Qua kiểm tra, đánh giá nhiều đơn vị, địa phương đã quan tâm tham mưu và đầu tư kinh phí triển khai thực hiện tốt chuyên đề như: Huyện Hoằng Hóa, Yên Định, TP Thanh Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành...

Cũng thông qua thực hiện chuyên đề, hầu hết các trường đã tạo được không gian thoáng, các phòng học bảo đảm diện tích, đủ ánh sáng, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Trẻ được yêu thương, tôn trọng, được quan tâm đáp ứng nhu cầu chính đáng. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh và những người xung quanh trở nên thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nhiều đơn vị, địa phương đã tổ chức tốt việc xây dựng môi trường giáo dục mang đậm tính địa phương, phù hợp với văn hóa vùng miền như: Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Nông Cống, Thường Xuân, Như Thanh, Lang Chánh... Cũng từ việc thực hiện chuyên đề nhiều đơn vị trường đã phát hiện những cá nhân điển hình trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp, tạo môi trường thân thiện cho giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Bài và ảnh: Phong Sắc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

13 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Trẻ em là hạt giống tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ chính là đầu tư cho đất nước. Các phương pháp giáo dục không ngừng được cải thiện và đổi mới nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang được coi trọng và được áp dụng ngày càng rộng rãi. Trong bài viết này, Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì cũng như tìm hiểu về nội dung và mục tiêu của phương pháp này đối với bậc mầm non.

Xem thêm: Giáo dục sớm cho trẻ là gì? Những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ cha mẹ nên biết

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Có thể hiểu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chính là tạo cơ hội giúp trẻ chủ động học tập và phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, trí tuệ, các mối quan hệ,... bằng nhiều cách thức khác nhau. Qua đó, giáo viên sẽ có những kế hoạch xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và thế mạnh riêng của trẻ.

Xem thêm: Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế ISSP Quận Bình Thạnh ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường

Giáo dục mầm non luôn xoay quanh các mục tiêu nhằm đảm bảo đem lại những cơ hội tốt nhất, tất cả vì quyền lợi trẻ, vì sự phát triển toàn diện của trẻ. Và phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm luôn theo đuổi những mục tiêu thiết thực, đó là:

  • Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong học tập, phát huy thế mạnh, khả năng của từng trẻ.
  • Đồng thời tạo cho bé có cơ hội hiểu nhiều, biết nhiều và được đánh giá đúng, được tôn trọng.
  • Luôn hướng tới cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ về tính cách, suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ thông qua việc xây dựng những kỹ năng mềm và kỹ năng sống thiết yếu.

Xem thêm: TOP 11 kỹ năng sống cho trẻ mầm non thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện

Mục tiêu của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Khi áp dụng phương pháp giáo dục làm trung tâm, ngoài hiểu được bản chất đúng của phương pháp này, các trường học, các tổ chức giáo dục cũng cần hiểu và đảm bảo được các nguyên tắc sau:

  • Xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với từng trẻ dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú và thế mạnh của trẻ.
  • Giáo viên và phụ huynh cần đặt niềm tin con em mình và tin rằng mọi trẻ đều có thể tiến bộ và phát triển theo cách riêng.
  • Kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, được áp dụng nhiều nhất thông qua các hoạt động vui chơi. Thông qua vui chơi, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá thế giới, sáng tạo và tương tác với bạn bè.
  • Xây dựng các kế hoạch học tập dựa trên những gì mà trẻ đã được biết và có thể làm được.

Nguyên tắc thực hiện việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng môi trường giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện

Môi trường giáo dục mầm non là sự kết hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động vui chơi của trẻ. Do đó, khi xây dựng môi trường giáo dục mầm non, để giúp trẻ phát triển toàn diện cần tôn trọng các yếu tố sau:

  • Môi trường giáo dục phải được thiết kế tập trung vào việc phát triển của trẻ hướng tới các mục tiêu giáo dục, các mục tiêu tổ chức hoạt động chăm sóc và dục trẻ nhỏ. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương và được tôn trọng. 
  • Bố trí, sắp xếp khu vực học tập, khu vực vui chơi năng động, sáng tạo và thuận tiện phù hợp với chủ đề và nội dung học tập.
  • Đảm bảo trang bị, cung cấp đầy các dụng cụ, giáo cụ, đồ chơi phù hợp với từng chủ đề và vận dụng được các kiến thức kỹ năng đã học vào đời sống
  • Luôn tạo cơ hội và mở rộng quan hệ giao tiếp xã hội cho trẻ, khuyến khích sự tự tin và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, các cuộc thi, lễ hội,..
  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cha mẹ và cộng đồng về ý nghĩa của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo cơ hội cho gia đình và cộng đồng được tham gia các hoạt động trong của trường. Qua đó phối hợp chặt chẽ với gia đình, với cộng đồng để chăm sóc trẻ bằng nhiều hình thức phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Môi trường trong lớp học

Để trẻ tập trung hứng thú trong học tập, môi trường lớp học cần được thiết kế một cách sinh động, đẹp mắt và tạo được sự hứng thú cho trẻ. Cụ thể, nên sắp xếp không gian gọn gàng, bố trí các khu vực hợp lý thuận tiện cho từng hoạt động, gần gũi và quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của các bé.

Một vài lưu ý khi thiết kế môi trường trong lớp học như sau:

  • Bố trí các góc hoạt động phải sáng sủa, thoáng mát
  • Các góc học động phải có ranh giới rõ ràng, giúp di chuyển dễ dàng, có sự liên kết giữa các góc hoạt động và thuận tiện cho hoạt động quan sát, hướng dẫn của giáo viên.
  • Tên hoặc ký hiệu các góc hoạt động cần được thiết kế dễ nhìn, dễ nhận dạng, đơn giản với trẻ.
  • Bố trí đầy đủ và phù hợp các dụng cụ, đồ chơi, đồ dùng cho trẻ ở từng góc học tập. Các vật dụng này thường xuyên tiếp xúc hằng ngày với các bé, chính vì vậy, khi bố trí các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi cần đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc an toàn. Các loại hình dụng cụ và đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và cần được sắp xếp cất trữ gọn gàng, ngăn nắp.

Môi trường ngoài trời

Cách xây dựng môi trường ngoài trời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kinh nghiệm của trẻ.

Khi thiết kế môi trường ngoài trời cần chú ý như sau:

  • Vị trí các khu vực hoạt động cần được xác định rõ ràng, bố trí nhiều loại học liệu, đồ chơi và phương tiện đặc trưng, phù hợp cho từng góc. Khu vực sân chơi cần thoáng đãng, sạch sẽ không, có chướng ngại vật, đảm bảo kiểm tra tu chỉnh thường xuyên.
  • Các môi trường xung quanh cần đảm bảo tính thẩm mỹ, đem lại ấn tượng cho người nhìn và thu hút trẻ em hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động ngoài trời.

Môi trường ngoài trời giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện

Môi trường giáo dục bậc mầm non tại Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl giúp trẻ phát triển toàn diện

Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] là trường quốc tế ở Sài Gòn dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại khu vực Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. ISSP là Trường Mầm Non và Trường Tiểu Học Quốc Tế duy nhất tại Việt Nam được chứng nhận bởi tổ chức kiểm định hàng đầu thế giới là CIS và NEASC. Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học [IB PYP]. Môi trường giáo dục mầm non tại ISSP là một môi trường thân thiện, an toàn với cơ sở vật chất hiện đại giúp đem đến nhiều hứng thú cho trẻ khi tham gia vui chơi, học tập tại trường. 

Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP]

Trường Quốc Tế SaiGon Pearl luôn cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo vệ và thúc đẩy phúc lợi của trẻ em, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của trẻ cũng như đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trường Quốc Tế Saigon Pearl - ISSP luôn chào đón quý phụ huynh cùng học sinh đến tham quan thực tế tại trường. ISSP tin rằng, những quan sát trực tiếp sẽ giúp cha mẹ an tâm hơn khi gửi gắm con học tại ISSP. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng cách truy cập vào 2 đường dẫn dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788
  • Email:

Qua bài viết trên, mong rằng quý phụ huynh đã hiểu rõ giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì cũng như rất nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ nhỏ mà phương pháp này mang lại. Tạo nên một môi trường học tập phù hợp và vững chắc giai đoạn đầu sẽ giúp các bé có nền móng phát triển thuận lợi trong tương lai. Nhiệm vụ của giáo dục không gì khác ngoài mang lại những lợi ích tốt nhất và không ngừng đối với sự phát triển của con trẻ. Trường Quốc Tế SaiGon Pearl cũng mang trong mình sứ mệnh đó. Trường luôn mong muốn được đồng hành cùng phụ huynh trên hành trình chăm lo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog

Video liên quan

Chủ Đề