Theo anh (chị), làm thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng?

tại sao làm đẹp da bằng mật ong mang lại hiệu quả [ xem cách làm ]

7 bí quyết [ da mặt đẹp ] hết mụn

Khi bạn được mời gọi đi phỏng vấn xin việc của một công ty đây là một sự khởi đầu trong quá trình xin việc làm của bạn và là cơ hội để bạn thể hiện sự phù hợp của bản thân với công ty và công việc bạn đang theo đuổi. Cho nên bạn cần phải làm thế nào để có thể thuyết phục các nhà tuyển dụng của công ty đó để họ có thể chọn bạn.

Kỹ năng thuyết phục công ty chọn bạn khi phỏng vấn xin việc

Dưới đây working.vn sẽ chia sẽ đến các bạn một vài Kỹ năng thuyết phục công ty chọn bạn khi phỏng vấn nhé

1. Quan trọng nhất bạn phải cung cấp các bằng cấp liên quan

Để thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng vào những gì bạn đã chia sẻ, bạn cần cung cấp cho họ những bằng chứng xác thực. Điều này có thể là công việc mẫu, chứng chỉ đào tạo hoặc đề xuất kế hoạch tiếp thị hoặc những bằng cấp khác làm nổi bật khả năng của bạn.

Ví dụ bạn đang ứng tuyển vào một vị trí liên quan đến lĩnh vực kế toán thì hãy đưa ra những kỹ năng cần có trong nghiệp vụ mà bạn làm trong ngành kế toán trước đó có liên quan cho nhà tuyển dụng đánh giá. Hoặc nếu bạn đang từ một lĩnh vực phi công nghệ sang một công việc đòi hỏi phải lập trình thì hãy mang theo chứng chỉ đào tạo cho những khóa học trực tuyến bạn đã tham gia.

2. Bạn có kỹ năng cho công việc mới

Để thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn sẽ có thể bắt nhịp nhanh chóng và thành công trong công việc mới, bạn cần giải thích cách bạn áp dụng các kỹ năng của mình. Cụ thể, nên làm nổi bật những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề mà nhà tuyển dụng đang phải đối mặt.

Để hiểu những vấn đề đó, hãy nghiên cứu về ngành nghề trước khi phỏng vấn, tập trung vào các yếu tố được lặp đi lặp lại trong mô tả công việc như chú ý đến chi tiết, giao tiếp lưu loát... Ngoài ra, hãy lắng nghe những gì người phỏng vấn đang hỏi, thường là các câu hỏi dẫn dắt và chia sẻ về các thách thức mà người tiền nhiệm gặp phải. Ví dụ, “Chúng tôi có các thời hạn khá chặt chẽ và liên tục có nhiều dự án để thực hiện. Bạn có thể làm việc dưới áp lực thời gian không?”. Đừng chỉ biết nói “Có”. Hãy đưa ra câu trả lời thể hiện tiềm năng của bạn như “Trong công việc gần đây, tôi cũng phải thực hiện công việc với thời hạn rất sát sao. Tôi khá thành thạo trong việc kiểm soát các tình huống này vì tôi tập trung vào giao tiếp nhất quán với nhóm và sử dụng các kỹ năng tổ chức của mình để hoàn thành đúng thời hạn”. Sau đó, đưa ra một ví dụ cụ thể.

3. Cung cấp những thông tin ấn tượng

Cung cấp những thông tin ấn tượng

Đó là những số liệu, thành tựu ngắn gọn nhưng dễ dàng để lại dấu ấn trong tâm trí của người phỏng vấn. Ví dụ như “ Tôi làm tăng năng suất của văn phòng lên 20% trong vòng 3 tuần” hoặc “ Tôi là nhân viên bán hàng đứng đầu công ty trong 7 tháng năm 2009”. Hãy cố tạo ra 3 – 4 thông tin như vậy trong cuộc nói chuyện với người phỏng vấn.

4. Luôn biết chuẩn bị sẵn một số câu câu trả lời

Cuối cùng, đừng đợi cho đến khi bạn đứng trước người phỏng vấn để xem xét cách giải thích lý do thay đổi nghề nghiệp của bạn, hay bởi vì, không có lỗi, bạn sẽ được hỏi câu hỏi có trọng số này. Lập kế hoạch trước và thực hành câu trả lời của bạn để bạn không cố gắng nói rõ lần đầu tiên trong một cuộc phỏng vấn quan trọng.sự thật bạn là một người nhiều mặt có khả năng hoàn thành nhiều việc. Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn không thể áp dụng cho tất cả các công việc khác nhau. Thế nhưng bạn có thể nói rõ giá trị của mình, kết nối với những gì đã được trải nghiệm trong quá khứ và các cơ hội mới, như thế cơ hội cho bạn sẽ càng chắc chắn hơn.

5. Bạn là người dễ tiếp cận và có thể có mối quan hệ tốt với mọi người

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ không chọn những ứng viên không kết nối hoặc không tạo sự ảnh hưởng tích cực đến họ. Tất nhiên, họ sẽ khéo léo che giấu điều đó trong các câu như “Bạn rất thông minh nhưng tôi không nghĩ rằng bạn phù hợp với vai trò đó”. Nhưng sự thật là, bạn sẽ không được tuyển nếu bạn không được yêu mến. 

Vì vậy, để có được công việc, bạn phải tạo mối quan hệ tốt với người phỏng vấn. Điều đó không có nghĩa là trở thành bạn bè của nhau nhưng bạn nên tự tin và tương tác như thể bạn đã làm việc cùng nhau thông qua giao tiếp bằng mắt, lắng nghe tích cực và tránh nụ cười gượng gạo. Nói cách khác, bạn cần thoải mái. Tuy nhiên, đây là cuộc phỏng vấn, vì vậy đừng nên thoải mái quá mức và hãy cố gắng là chính mình để có một cuộc trò chuyện tự nhiên.

6. Thẳng thắn với điểm yếu của mình

Thẳng thắn với điểm yếu của mình

Bạn có thể thừa nhận rằng bạn không biết một số yêu cầu nào đó và bạn không đáp ứng mọi tiêu chuẩn mà công ty đưa ra. Rất ít ứng viên có thể đáp ứng mọi tiêu chí của bất kỳ công việc nào. Tuy nhiên bạn không nên chỉ nói rằng mình không biết hay mình chưa làm nó bao giờ. Thay vào đó bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng với kỹ năng của mình bạn sẽ sớm học được những công việc đó với phong thái tự tin nhất định. Nếu bạn có vẻ sợ phải giải quyết một vấn đề mới, tại sao họ có thể chọn bạn đúng không nào?

7. Im lặng khi cần thiết

Nhiều nhà tuyển dụng sử dụng sự im lặng như một sức mạnh: khi bạn kết thúc trả lời một câu hỏi, họ chờ một vài giây trước khi nói để chắc chắn bạn đã kết thúc.Hoặc khi một ứng viên quá căng thẳng, sự im lặng của nhà tuyển dụng thể hiện anh/ chị ấy không để ý tới chi tiết đó để ứng viên nhanh chóng lấy lại tự tin. Bạn cũng có thể áp dụng “ chiêu” này của nhà tuyển dụng.

8. Chứng tỏ bản thân đã sẵn sàng cho công việc mới

Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự thích thú và nhiệt tình với vị trí công việc mới. Và bạn sẵn sàng làm tất cả để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Hi vọng sau bài viết này các bạn có thể luôn có tự tin và chủ động hơn khi đối diện với nhà tuyển dụng.Chúc các bạn luôn thành công.

Thế Việt

10 bí quyết chăm sóc [ con của bạn ] đẹp như thiên thần

timken usa chính hãng [ giá gốc ]

Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố quan trọng trong CV xin việc nhưng phải làm sao nếu như bạn không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc? Những cách sau đây có thể giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình dù còn “non kém”.

Khi bạn có ít kinh nghiệm làm việc chắc chắn bạn đã thua nhiều ứng viên khác. Tuy nhiên, bạn đừng quá thật thà nhắc đến điểm yếu này của mình nhiều lần. Thay vào đó, hãy trình bày những điểm mạnh của mình để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của mình. Hãy nhớ, hãy trình bày những điểm liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển… Khi bạn có ít kinh nghiệm làm việc thì kỹ năng cá nhân sẽ là yếu tố quyết định đến khả năng trúng tuyển của bạn.

Tránh nhắc đến điểm yếu thiếu kinh nghiệm khi đi phỏng vấn

Đưa ra những kỹ năng của bản thân

Đối với nhiều doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc không quan trọng bằng những kỹ năng mà bạn có được. Nếu như bạn có những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thương lượng… thì bạn hoàn toàn có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng khi làm việc. Nếu bạn đang định hướng mình đến những ngành nghề như marketing, kinh doanh, quảng cáo… thì những kỹ năng ấy sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng mặc dù bạn có ít kinh nghiệm.

Chuẩn bị một CV chuyên nghiệp

CV là thứ đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn vào trước khi quyết định gọi bạn. Vì thế, hãy đầu tư cho mình một CV một cách chuyên nghiệp. Luôn sáng tạo trong cách trình bày CV, những thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cá nhân được trình bày cụ thể và rõ ràng. Thông tin phải được cung cấp chính xác, bởi vì những nhà tuyển dụng rất dễ dàng phát hiện ra sự không trung thực trong CV xin việc của bạn. Do đó đừng cố tìm cách lừa dối nhà tuyển dụng nếu bạn thực sự mong muốn được làm việc tại vị trí mà bạn ứng tuyển.

Đầu tư một bản CV chỉnh chu sẽ giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng dù không có kinh nghiệm

Đừng quên những điều nhỏ nhặt khi đi phỏng vấn

Chú trọng CV là một việc làm tốt nhưng bạn cũng đừng quên những yếu tố khác có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Trang phục lịch sự, đi đúng giờ, chuẩn bị kỹ hồ sơ xin việc khi tham gia phỏng vấn… sẽ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển hơn. Ngoài ra, nó còn thể hiện bạn là người tỉ mỉ, chăm chút và có lẽ lúc này nhà tuyển dụng thậm chí còn không quan tâm kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hay ít.

Nhưng có một sự thật đáng buồn là nhiều bạn trẻ ngày nay lại thiếu kỹ năng, yếu kinh nghiệm khiến cho con đường sự nghiệp không được trơn tru như mong muốn. Hãy nhớ rằng, đừng chỉ chăm chăm vào kiến thức chuyên môn, khi ra đời bạn cần phải học nhiều hơn nữa thì mới có thể thành công.

Kinh nghiệm rất quan trọng, nhưng chắc chắn nó không phải là yếu tố quyết định bạn có được nhận hay không. Do đó, đừng tự ti khi mình không có nhiều kinh nghiệm như những ứng viên khác. Hãy tự chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, phù hợp với công việc. Biết đâu chính những yếu tố đó giúp bạn vượt qua được những ứng viên giàu kinh nghiệm và có được công việc đáng mơ ước.

Video liên quan

Chủ Đề