Theo em chất lượng cuộc sống người dân nước ta hiện nay như thế nào

Chất lượng cuộc sống là gì?

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ dùng để đo lường những yếu tố như mức độ hạnh phúc, điều kiện thỏa mãn về tài chính. Trong thời đại kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt.

Cụ thể hơn, các yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống bao gồm tài chính, công việc, sức khỏe, gia đình và an ninh an toàn. Như vậy, nhiều người vẫn lầm tưởng tài chính là yếu tố quyết định duy nhất đến chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống là sự dung hòa giữa nhiều yếu tố.

Những dấu hiệu tích cực

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Những nỗ lực này đã đem lại kết quả thiết thực trên một số lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó phải kể đến một số thành tựu tiêu biểu sau đây.

Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 73.7 tuổi vào năm 2020. Việt Nam nằm trong danh sách các nước có tuổi thọ trung bình cao trên thế giới. Đi đôi với đó là hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe toàn dân cũng được cải thiện và nâng cao.

Thứ hai, tỉ lệ dân số được sử dụng nước sạch gia tăng. Theo thống kê thì đến 90% dân số thành thị có nước sạch để sử dụng. Trong khi con số này là 90.2% ở nông thôn.

Hơn thế nữa, vấn đề môi trường, xử lý rác thải cũng được cải thiện rõ rệt. Nhiều cơ sở thu gom và xử lý rác thải được đưa vào hoạt động để phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Cùng với các nỗ lực để cải thiện cuộc sống, an ninh an toàn của người dân luôn được đảm bảo. Nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia an toàn và hạnh phúc nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cũng có những tiến bộ rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng, công ăn việc làm được tạo ra nhờ nỗ lực thu hút vốn đầu tư và mở rộng quy mô nền kinh tế. Tài chính ổn định giúp cuộc sống người dân được cải thiện về cả vật chất và tinh thần.

Cuộc sống của người Việt đã được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây

Cùng với những dấu hiệu tích cực kể trên, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam còn có sự khác biệt giữa các vùng miền và gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình nâng cao. Chẳng hạn như ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo hay vùng thường xuyên phải chịu hậu quả của thiên tai, việc nâng cao chất lượng cuộc sống còn tồn tại nhiều bất cập.

Bài 2 trang 17 SGK Địa lí 9

Đề bài

Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức chất lượng cuộc sống - Xem tại đây

Lời giải chi tiết

Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân:

- Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% [năm 1999].

- Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng.

- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

- Tuổi thọ trung bình tăng lên: năm 1999 tuổi thọ trung bình của nam là 67,4 và nữ là 74.

- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh đẩy lùi.

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 17 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng số liệu 4.1, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

  • Bài 1 trang 17 SGK Địa lí 9

    Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

  • Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 16 SGK Địa lí 9

  • Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 16 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào hình 4.1 hãy: Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân. Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Địa lí 9

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

Lý thuyết Bắc Trung Bộ [Phần 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội] Địa lí 9

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Lãnh thổ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.

- Diện tích hơn 51,5 nghìn km2, chiếm 15,5% diện tích cả nước.

- Dân số 11 triệu người [năm 2020], chiếm 11,3% dân số cả nước.

- Tiếp giáp:

+ Phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc, giáp với Lào.

+ Phía đông là biển Đông rộng lớn, kéo dài.

+ Phía bắc giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Ý nghĩa:

- Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước, giữa nước ta với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

- Dễ dàng trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật với Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, văn hóa và khoa học phát triển.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm:

Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:

- Phân hóa Bắc – Nam: phía bắc là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có, tuy nhiên vào mùa hạ đón gió Tây khô nóng; phía nam là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.

- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển -> mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

* Thuận lợi:

- Rừng và khoáng sản phong phú phần lớn tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn, phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô hình nông - lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn [trâu, bò].

- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển => thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia… [Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường].

* Khó khăn:

- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới có mùa đông lạnh, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm => khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.

- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm:

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.

- Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp.

- Tỉ lệ hộ nghèo cao: đời sống dân cư vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng: Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

Một số khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ

* Thuận lợi:

- Lực lượng lao động dồi dào.

- Người dân có truyền thống lao động, cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

* Khó khăn:

- Mức sống chưa cao.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 81 SGK Địa lí 9

    Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

  • Quan sát hình 23.1 và dựa vài kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 81 SGK Địa lí 9

  • Quan sát hình 23.1 và hình 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 81 SGK Địa lí 9

  • Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 4 trang 81 SGK Địa lí 9

  • Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 84 SGK Địa lí 9

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

Mục lục

Dân số và chất lượng cuộc sống

Phan Quang Vũ
08:00 30/12/2019

Video liên quan

Chủ Đề