Thời gian bé bú mẹ bao lâu

Nhiều mẹ có thói quen sẽ để cho bé bú đến khi nào bé muốn ngừng lại và nhả miệng ra khỏi bầu sữa.

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh phải được bú mẹ ít nhất mỗi 2-3 giờ, và bé nên được bú ít nhất 10 phút cho mỗi bên, tổng cộng là 20 phút/lần bú. Điều này  mới đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đồng thời, đây còn là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể mẹ sản xuất thêm sữa cho lần ăn sau của con.

Phải mất đến vài phút, lượng sữa chất lượng mới xuất hiện và chảy dồi dào, đều đặn. Vì vậy, nếu bé ngủ quên hoặc dừng bú trước thời điểm quan trọng này, bé không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.


Thêm vào đó, mẹ nhất định phải cho bé bú đều cả hai bên ngực, đủ lâu để bé tiếp nhận đủ lượng chất béo và calorie cần thiết ở hai bên. Nhờ đó, bé yêu nhà bạn mới tăng cân và dễ chịu, thích thú mỗi khi được ngậm ti mẹ.

Khi bé lớn hơn một chút, bé sẽ không cần phải bú quá lâu, khoảng 5-10 phút mỗi lần.

Nếu thời gian bé bú quá ngắn sẽ gây tác động tiêu cực lên cả mẹ, ngực bạn sẽ bị căng sữa, và trở nên đau nhức, làm giảm lượng sữa. Vì vậy, mẹ nên cố gắng giữ bé tỉnh táo khi bú.

Theo Sohuutritue.net.vn

Cho con bú là một vấn đề hết sức riêng tư và không phải ai cũng giống như nhau. Có những bé bú rất nhanh trong khi những bé khác bú lại từ tốn. Vậy thời gian cho con bú lâu hay nhanh có quan trọng và ảnh hưởng gì đến nguồn dinh dưỡng trẻ nhận được không?

Thời gian cho con bú bao lâu là thích hợp với trẻ sơ sinh?

Thời gian cho con bú cách khoảng bao lâu?

Thực tế khi trẻ sơ sinh bắt đầu măm sữa, các mẹ cứ để bé bú cho đến khi nào bé muốn ngừng lại. Chỉ khi con ngừng bú hoặc ngủ thiếp đi thì mẹ cần nhẹ nhàng gỡ bé ra khỏi bầu ngực và nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé ợ, thay tã hoặc cho bé bú tiếp bên ngực còn lại. Phản xạ tự nhiên của trẻ vẫn có thể “nút” vú mẹ trong lúc đang lim dim ngủ.

Thời gian cho con bú và các cữ bú của cùng một bé cũng dao động. Nó có thể kéo dài từ 10 – 20 phút hay thậm chí là tới 45 -60 phút cho một bên ngực. Số lần bé bú cũng dao động từ 6 - 12 lần mỗi ngày trong những tuần đầu tiên. Nhìn chung thì khi trẻ lớn sẽ bú mẹ hiệu quả hơn và chỉ cần khoảng 5 - 10 phút cho mỗi đầu vú.

Trong tháng đầu tiên, mỗi ngày trẻ cần được bú 8 – 12 lần. Khi sữa chưa về đủ thì mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu thấy đói, thường từ 1 tiếng rưỡi đến 3 tiếng. Khi đã lớn hơn trẻ có thể được hình thành nên lịch bú ổn định, nhưng mẹ cũng không nên để trẻ nhịn bú lâu hơn 4 tiếng, kể cả là vào ban đêm.

Đến giai đoạn được 1 - 2 tháng trẻ thường bú từ 7 - 9 lần một ngày. Thực chất những bé được cho bú sữa mẹ cần ăn thường xuyên hơn so với trẻ bú bình. Bởi sữa mẹ dễ tiêu và di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa nên làm trẻ mau đói. Ngoài ra nếu bạn cho bé thường xuyên bú sữa thì cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu tiên.

Nếu bạn không biết cách tính thời gian cho con bú thì hãy lưu ý thông tin sau đây. Khoảng cách giữa các cữ bú sẽ được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước cho đến khi bắt đầu cữ bú sau. Ví dụ như các cữ bú của bé bắt đầu vào 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ… thì chúng ta có thể nói rằng cho bé bú 2 tiếng một lần, hoặc cữ bú cách nhau 2 tiếng.

Ngoài lưu ý thời gian thì bạn cũng phải tìm hiểu cách làm thế nào để nhiều sữa cho con bú nữa. Tuy nhiên nếu bé không biết cách ngậm bắt núm vú đúng thì thời gian cho con bú kéo dài bao lâu sẽ không còn quan trọng. Lúc này yếu tố duy nhất có thể làm tổn thương núm vú chính là cách ngậm bắt không đúng, chứ không phải bú lâu hay nhanh.

Trẻ được bú sữa mẹ cần được ăn sữa nhiều hơn so với bú bình.

Một số yếu tố khiến thời gian cho con bú kéo dài hơn cần thiết

Ngậm bắt vú không đúng cách

Trẻ không ngậm bắt vú đúng cách sẽ không thể bú được hiệu quả. Thời gian cho con bú cũng kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngoài ra tình trạng bắt vú sai cũng có thể tạo nên tổn thương hoặc khiến núm vú mẹ bị đau.

Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ

Nhiều trẻ thường ngủ thiếp đi khi đang bú rồi tỉnh giấc nhiều lần và có động tác mút xen kẽ giữa giấc mơ màng. Đây là kiểu bú có thể khiến núm vú của bạn tổn thương bởi khi ngủ gà ngủ gật thì các bé không ngậm bắt vú đúng cách. Nếu muốn ngừng cữ bú bạn hãy lấy ngón tay út đặt nhẹ nhàng vào góc miệng [giữa bầu ngực và môi] của bé rồi ấn nhẹ xuống lợi dưới.

Đừng tìm cách rút núm vú ra bởi điều ấy có thể làm tổn thương vú. Trẻ nhỏ thường ngủ thiếp khi đang bú sẽ đòi ăn thường xuyên hơn. Do đó các mẹ thường chọn cách thay tã giữa cữ bú, khi bé đang bắt đầu mơ màng để đánh thức con. Khi đã thực sự no nên trẻ có thể ngủ luôn một mạch hoặc ngủ lại ngay sau khi thay tã xong.

Bú chơi

Có những trẻ tiếp tục bú mẹ để cho vui chứ không phải vì nhu cầu đói. Nếu động tác của con lúc này làm mẹ đau núm vú thì hãy chọn cách ngừng cữ bú. Ngược lại, nếu không thấy bất lợi gì thì một số mẹ chọn cách cho bé bú chơi để dễ dỗ ngủ.

Tuy nhiên bạn cũng phải cân nhắc đến việc tiếp diễn thói quen này đến khi trẻ đủ lớn có thể gây rắc rối, khiến con không thể ngủ nếu thiếu ti mẹ. Việc cho con bú vào ban đêm cũng phải cẩn trọng bởi nhiều mẹ đã phải bật khóc khi tỉnh dậy vì núm vú xây xát nặng. Đây là kết quả của một đêm bé thỏa sức nhằn ti mẹ.

Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ dễ nắm bắt núm vú không đúng cách.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Bởi chúng ta còn phải để ý đến cả thời gian cho con bú và tư thế cho con bú. Nhưng bao khó khăn, mệt mỏi rồi cũng sẽ qua khi bạn nhìn thấy bé con của mình lớn lên từng ngày.

Thụy Anh

Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen và những đặc điểm khi bú của bé. Hãy xem lần đầu cho con bú như là khi bạn chạy marathon vậy. Một số bé có thể mất đến 45 phút để bú [mặc dù thời gian trung bình là 20-30 phút]. Vì vậy, bạn không nên bắt bé ngừng bú sau khi đã bú được 15 phút ở 1 bên. Hãy chờ cho đến khi bé có vẻ đã sẵn sàng ngừng bú thì đưa cho bé vú còn lại, nhưng đừng ép buộc bé.

Lý tưởng nhất là một trong hai vú của bạn được bé bú cạn. Tuy nhiên, vú bạn không bao giờ thực sự cạn kiệt mà chỉ tạm hết sữa mà thôi. Điều này còn quan trọng hơn việc bé bú từ hai bên vú vì chỉ khi như vậy, bạn mới có thể chắc chắn bé bú được sữa thực sự [sữa có chứa nhiều chất béo] chứ không chỉ là sữa kỳ đầu.

Đau núm vú và thời gian mẹ bầu nên cho bé bú trong bao lâu?

Việc chia thời gian cho bé bú thành từng khoảng thời gian ngắn [khoảng 5 phút cho mỗi bên vú] và chia làm nhiều lần từng được cho là sẽ ngăn ngừa đau núm vú vì nó sẽ giúp vú bạn dần quen với việc cho con bú. Tuy nhiên, đau núm vú lại là kết quả của việc cho bé bú không đúng tư thế. Miễn là tư thế bú của bạn và bé chính xác thì bạn không cần phải hạn chế thời gian bú của bé.

Bạn nên kết thúc thời gian bú bằng cách nào?

Cách tốt nhất để kết thúc một lần cho bú là đợi cho đến khi bé nhả núm vú ra. Nếu bé không chịu buông [có bé thường ngủ quên luôn khi đang bú], bạn biết khi nào nên kết thúc nhờ sự thay đổi nhịp mút từ mút và nuốt liên tục xuống thành mút nhiều lần rồi mới nuốt. Thông thường, bé sẽ ngủ sau khi bú hết một bên và tỉnh dậy để bú bên còn lại hoặc ngủ luôn cho tới lần bú tiếp theo. Hãy bắt đầu lần bú tiếp theo bằng bên vú chưa bú lần trước hoặc bên còn nhiều sữa. Để ghi nhớ, hãy đánh dấu bên đã cho bú bằng các thít lại dây áo ngực hoặc nhét miếng đệm hay khăn giấy vào trong bên áo ngực đó. Các miếng đệm sẽ hút sữa bị rò rỉ từ bên vú mà con bạn chưa bú và bên vú này có thể sẽ bị trào sữa khi bị ứ sữa quá lâu.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về việc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Tìm kiếm những câu chuyện nuôi dạy con cái?

Hãy tham gia ngay cộng đồng Nuôi dạy con - chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cùng những bậc cha mẹ khác.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Murkoff, Heidi. What to Expect, The First Year. New York: Workman Publishing Company, 2009. Bản in. Trang 75

Video liên quan

Chủ Đề