Thuốc lợi tiểu nên uống vào lực nào

Thuốc lợi tiểu thường được gọi là "thuốc nước", giúp thận tăng thải nước và natri [muối] ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bởi vì bạn có ít chất lỏng trong mạch máu [giống như vòi trong vườn không được bật hoàn toàn], do đó áp lực bên trong sẽ thấp hơn. Điều này cũng làm cho tim của bạn dễ dàng bơm hơn.

Chúng thường là loại thuốc đầu tiên mà bác sĩ sẽ sử dụng trong điều trị để cố gắng kiểm soát huyết áp của bạn.

Tên thuốc

Bạn sẽ được bắt đầu điều trị với thuốc lợi tiểu thiazide:

  • Chlorthalidone [Hygroton].
  • Clorothiazide [Diuril].
  • Hydrochlorothiazide hoặc HCTZ [Esidrix, Hydrodiuril, Microzide].
  • Indapamid [Lozol].
  • Metolazone [Mykrox, Zaroxolyn].

Những dạng thuốc khác của thuốc lợi tiểu mà bác sĩ có thể kê toa là:

  • Amiloride [Midamor].
  • Bumetanide [Bumex].
  • Furosemide [Lasix].
  • Spironolactone [Aldactone].
  • Triamterene [Dyrenium].

Hiện nay các loại thuốc lợi tiểu có thể được dùng cùng nhau, hoặc bạn có thể kết hợp chúng với các loại thuốc khác, đôi khi trong cùng một viên thuốc.

Trong thời gian dùng thuốc lợi tiểu

Hãy cho bác sĩ biết những loại thuốc [theo toa và không kê đơn], chất bổ sung và các phương thuốc thảo dược khác mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, nói với bác sĩ về các vấn đề y tế khác mà bạn có.

Bác sĩ có thể thường xuyên đo huyết áp cũng như xét nghiệm máu và nước tiểu để biết mức độ khoáng chất cụ thể và kiểm tra xem thận của bạn hoạt động tốt như thế nào. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bạn tuân theo chế độ ăn ít natri [muối] và hạn chế lượng muối bạn ăn.

Vì một số thuốc lợi tiểu cũng kéo kali ra khỏi cơ thể, nên bạn có thể cần ăn nhiều thực phẩm như chuối, khoai lang, rau bina và đậu lăng hoặc bổ sung kali. Mặt khác, nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu "không có kali", chẳng hạn như amiloride [Midamar], spironolactone [Aldactone] hoặc triamterene [Dyrenium], bác sĩ có thể yêu cầu bạn tránh các thực phẩm giàu kali, thay thế muối, sữa ít natri và các nguồn kali khác.

Nếu bạn chỉ dùng thuốc một liều mỗi ngày, bạn nên uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tối bạn có thể ngủ ngon hơn thay vì thức dậy đi vệ sinh.

Tránh uống rượu và thuốc giúp bạn ngủ ngon. Bởi vì chúng có thể làm cho tác dụng phụ tồi tệ hơn.

Tác dụng phụ

Sau khi uống thuốc [trong vài giờ sau một liều] bạn có thể muốn đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn.

Bạn cũng có nguy cơ bị mất nước, vì vậy bạn có thể sẽ uống nhiều nước hơn nhưng điều này có vẻ là không đủ. Do đó hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy rất khát hoặc bị khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm, không đi tiểu nhiều hoặc bị táo bón, hay bị đau đầu.

Hoặc bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng, đặc biệt là khi đứng dậy, nếu huyết áp của bạn xuống quá thấp hoặc bạn đang bị mất nước.

Xét nghiệm sinh học máu của bạn có thể được thực hiện. Bạn có quá ít hoặc quá nhiều natri hoặc kali trong hệ thống của mình. Điều này có thể làm cho bạn mệt mỏi hoặc yếu hay khiến bạn bị chuột rút cơ bắp và đau đầu. Mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra, nhưng tim bạn có thể đập nhanh hơn [hơn 100 nhịp mỗi phút] hoặc bạn bắt đầu nôn nóng vì mức kali thấp nguy hiểm.

Thuốc lợi tiểu có thể khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường nếu bạn chưa mắc bệnh. Và bạn cũng có thể nhiều khả năng bị bệnh gút.

Uống thuốc kết hợp hoặc dùng nhiều loại thuốc có thể gia tăng các tác dụng phụ. Vì vậy để giảm tỷ lệ mắc phải chúng, hãy hỏi bác sĩ khi nào bạn nên dùng những loại thuốc lợi tiểu trong ngày.

Những ai không nên dùng thuốc lợi tiểu?

Một số thuốc lợi tiểu là thuốc sulfa, vì vậy chúng có thể gây ra phản ứng nếu bạn bị dị ứng.

Người già có xu hướng mắc phải nhiều tác dụng phụ hơn như ngất xỉu và chóng mặt do mất nước. Vì vậy người bệnh nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ.

Thuốc lợi tiểu không được khuyến cáo dành cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Hiện nay các chuyên gia y tế vẫn không biết làm thế nào thuốc lợi tiểu ảnh hưởng đến thai nhi. Và thuốc cũng có thể truyền qua tuyến sữa mẹ cho bé, điều này có thể khiến cho bé bị mất nước.

Trẻ em có thể dùng thuốc một cách an toàn, nhưng bé cần liều nhỏ hơn. Các tác dụng phụ vẫn tương tự như người lớn. Nhưng nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali có thể gây ra mức canxi thấp, gây tổn thương sự phát triển của xương.

Hộp 2 vỉ x 20 viên nén.

CÔNG THỨC

Cho 1 viên

Furosemid………………………………………………………………………….40mg.

Tá dược [Tinh bột, lactose, Avicel, Talc, Aerosil, Magnesi stearat] ...vừa đủ 1 viên.

DƯỢC LỰC HỌC

Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh phụ thuộc vào liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của Furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2Cl-, ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1⁄2 giời, đạt nồng độ tối đa sau 1-2 giờ và duy trì tác dụng từ 4-6 giờ.

Sự hấp thu của Furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.

CHỈ ĐỊNH

Phù do nguồn gốc tim, gan hay thận.

Phù phổi, phù não, phù do nhiễm độc thai nghén.

Tăng huyết áp nhẹ hay trung bình.

Liều cao dùng để điều trị thiểu niệu do suy thận cấp hay mãn, thiểu niệu, ngộ độc Barbituric.

LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG

Theo chỉ dẫn của bác sĩ

Người lớn: Liều khởi đầu 40mg [1 viên]/ngày. Sau đó tiếp tục điều trị với liều thấp nhất có hiệu quả, thường là 20mg/ngày, hay 40mg cách ngày. Khi cần có thể tăng liều lên 80-120mg/ngày và có thể uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng. Trong suy, thận mãn, liều khởi đầu là 240mg [6 viên]/ngày. Nếu không có hiệu quả có thể tăng 240mg mỗi 6 giờ. Không được vượt quá 2000mg [50 viên]/ngày.

Trẻ em: 1 - 3mg/kg/ngày.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh não do gan, hôn mê gan.

Giảm thể tích máu hoặc mất nước.

Tắc nghẽn đường tiểu trong tình trạng thiêu niệu.

Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Phụ nữ có thai và cho con bú.

THẬN TRỌNG

Theo dõi Natri, Kali huyết và chức năng thận, nhất là ở những người xơ gan.

Thận trọng với bệnh nhân bị tiểu đường và bệnh Goute.

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.

 Bổ sung Kali hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali với trường hợp hạ Kali huyết khi điều trị.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Tác dụng không mong muốn chủ yếu xảy ra khi điều trị liều cao.

Thường gặp [ADR>1/100]: Giảm thể tích máu, hạ huyết áp thế đứng, giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnesi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.

Ít gặp [1/1000

Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị. Dưới đây là thời điểm dùng thuốc cho một vài loại thuốc người bệnh hay sử dụng:


Uống thuốc vào đúng thời điểm trong ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn về hiệu quả điều trị. Dưới đây là thời điểm dùng thuốc cho một vài loại thuốc người bệnh hay sử dụng:

1/ Các thuốc thường dùng trước bữa ăn sáng:

Thuốc bổ sung sắt: Uống thuốc bổ sung chất sắt với một ly nước cam hoặc khi bụng đói sẽ tạo điều kiện hấp thu tốt sắt. Môi trường acid giúp hấp thu sắt tốt hơn, khi bụng đói mà bổ sung sắt có thể gây cảm giác buồn nôn, nên dùng kèm với một ít thức ăn. Sắt cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác, cản trở sự hấp thu các canxi, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp, vitamin tổng hợp và kháng sinh. Nếu bạn dùng nhiều thuốc ngoài việc bổ sung sắt, cần  trao đổi với dược sĩ về tất cả thuốc đang dùng.

Thuốc điều trị tăng huyết áp: Huyết áp thường cao hơn vào buổi sáng. Thuốc huyết áp thường được kê uống vào buổi sáng để ổn định huyết áp cho người bệnh.

Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp: Thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoạt động tốt nhất khi uống lúc bụng đói. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác - ngay cả các sản phẩm không kê đơn như vitamin tổng hợp - nên tham khảo ý kiến ​​dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

Chứng trào ngược acid và ợ nóng: Để đạt hiệu quả điều trị trào ngược acid và ợ nóng, nên dùng thuốc trước khi ăn. 

Thuốc điều trị loãng xương: Phần lớn các loại thuốc trị loãng xương được sử dụng liều đầu tiên vào buổi sáng khi bụng đói, có thể là liều hàng tuần hoặc hàng tháng. Có một số loại thuốc điều trị loãng xương được sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ, nhưng không được kê đơn thường xuyên như thuốc uống buổi sáng, hàng tuần hoặc hàng tháng.

2/ Các thuốc thường dùng sau khi ăn sáng

Vitamin tổng hợp: Ăn sáng xong, đã đến lúc uống vitamin tổng hợp hàng ngày của bạn . Hàm lượng chất béo trong bữa ăn sẽ giúp các vitamin tan trong chất béo [A, D, E và K] của thuốc được hấp thụ.Vitamin tổng hợp cũng có thể cung cấp năng lượng, vì vậy hãy dùng nó để khởi đầu ngày mới. Nếu bạn đang sử dụng cùng lúc các chất bổ sung sắt, canxi, thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp hoặc kháng sinh, có thể có một cuộc chiến hấp thu trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Dược sĩ có thể đề nghị chuyển vitamin tổng hợp sang sau bữa ăn trưa và tách biệt thuốc buổi sáng để giúp cơ thể bạn chuyển hóa từng loại thuốc. 
Thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng: Nghẹt và các triệu chứng dị ứng phổ biến như ngứa mắt thường tồi tệ hơn vào buổi sáng. Uống những viên thuốc này sau khi ăn sáng sẽ giúp làm sạch xoang, vì vậy bạn sẽ cảm thấy bớt tắc nghẽn trong ngày. Nên tránh dùng các loại thuốc này vào buổi chiều hoặc tối, nó làm bạn tỉnh táo, khiến bạn trằn trọc và khó ngủ.

Probiotic: Luôn uống men vi sinh sau khi ăn. Thức ăn trong dạ dày của bạn sẽ giúp men tiêu hóa phát huy tác dụng. Nếu bạn uống men vi sinh khi bụng đói, môi trường acid có thể đe dọa sự sống của men vi sinh.

Thuốc điều trị viêm khớp: Dùng thuốc điều trị viêm khớp trước hoặc sau khi ăn sáng sẽ giúp kiểm soát triệu chứng trong ngày. Nhiều đơn thuốc điều trị viêm khớp có liều thứ hai có thể uống sau bữa ăn tối để đảm bảo rằng người bệnh thức dậy giảm cứng khớp và tăng khả năng vận động.

Thuốc lợi tiểu:  Uống thuốc lợi tiểu vào buổi sáng cho phép cơ thể bạn loại bỏ lượng nước dư thừa vào ban ngày, nên dùng thuốc lợi tiểu vào buổi sáng để tránh giấc ngủ bị gián đoạn ban đêm do tác dụng phụ của thuốc. 

3. Thuốc nên dùng sau bữa ăn tối

Thuốc điều trị tăng cholesterol máu: Gan chuyển hóa phần lớn cholesterol trong khi ngủ vào ban đêm; uống thuốc sau bữa tối sẽ giúp duy trì mức cholesterol ổn định trong máu.

4. Thuốc nên dùng trước khi đi ngủ

Thuốc ngủ: Để ngăn ngừa ngủ trưa quá giấc và đạt hiệu quả tốt nhất nên uống thuốc ngủ ngay trước khi đi ngủ.

Lời khuyên hữu ích

Trước khi bắt đầu dùng kháng sinh theo toa, hãy trao đổi kỹ với dược sĩ của bạn để tránh tác dụng phụ khó chịu hoặc nguy cơ giảm hiệu quả nếu dùng sai cách. Mỗi loại kháng sinh có hướng dẫn riêng về liều lượng, tương tác với thực phẩm và các loại thuốc khác.

Khi dùng thuốc, không nên tự ý dùng bưởi hoặc nước ép bưởi mà không nói chuyện với dược sĩ trước. Trái cây có thể làm tăng tác dụng của một số loại thuốc bao gồm cả thuốc tim mạch. 

Liều bổ sung:  nhiều loại thuốc cần được uống nhiều lần một ngày. Khi dùng bất kỳ thuốc kê đơn, hoặc thuốc không kê đơn, luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc luôn hỏi ý kiến của dược sĩ, bác sĩ của bạn.

Nguồn: //www.besthealthmag.ca/best-you/ask-your-pharmacist/the-best-time-of-day-to-take-your-medication/

Người dịch: DS. Huỳnh Phương Thảo - Khoa Dược Bệnh viện Nhân dân 115

Page 2

07/06/2022 15:59

Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế tại các cơ sở y tế về đào tạo Lọc máu ngoài cơ thể, Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn cho các Bác sĩ, Điều dưỡng đang công tác tại các khoa Cấp cứu, Hồi sức, Thận niệu, Nội tổng quát.

Video liên quan

Chủ Đề