Tiết kiệm đồng sở hữu là gì năm 2024

Gửi tiền tiết kiệm là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Với ưu điểm ít rủi ro, đây là phương thức lý tưởng cho những ai muốn tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình mà không có nhiều kiến thức để đầu tư. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng đã có thêm hình thức mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Nếu còn chưa hiểu rõ về loại sổ này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của DNSE nhé.

Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cho phép mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Trường hợp này được gọi là đồng sở hữu sổ tiết kiệm. Với hình thức này, cả hai người chủ sở hữu đều có quyền hạn tương đương nhau đối với sổ tiết kiệm. Ví dụ nếu một trong hai người không thể đi rút tiền thì người còn lại hoàn toàn có thể thực hiện thay. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẽ quy định một số thủ tục cụ thể. Dù vậy, việc mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người vẫn có nhiều ưu điểm.

Dưới đây là một vài ưu điểm khi mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu:

  • Linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề về hành chính. Do cả hai người có quyền hạn tương đương nhau nên nếu một trong hai người gặp các rủi ro không mong muốn, người còn lại hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề liên quan đến sổ tiết kiệm chung
  • Lãi suất tương đương với sổ tiết kiệm cá nhân
  • Dễ dàng rút tiền
  • Biến động số dư được thông báo cụ thể, minh bạch tới cả hai chủ sở hữu
  • Thủ tục tương đối đơn giản

Lưu ý rằng hình thức này hoàn toàn khác với trường hợp 2 hoặc nhiều người cùng góp tiền vào một sổ tiết kiệm nhưng lại chỉ đứng tên một người. Nếu không được ghi nhận là đồng sở hữu thì việc phân chia tiền tiết kiệm nếu tranh chấp xảy ra sẽ không được pháp luật bảo hộ. Lợi thế lúc này sẽ hoàn toàn thuộc về chủ số tiết kiệm trên giấy tờ.

Cách thức mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì năm 2024

Việc mở sổ tiết kiệm đồng sở hữu cũng khá đơn giản. Mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam đều có thể mở sổ. Bạn chỉ cần mang Thẻ căn cước/CMND hoặc hộ chiếu còn hạn của 2 người đến ngân hàng để thực hiện thủ tục mở sổ. Tại đây nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn hoàn thành các thủ tục cụ thể.

Một số lưu ý khi mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người

Về cơ bản, sổ tiết kiệm đứng tên 2 người cũng khá tương tự với sổ tiết kiệm bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thông tin của khách hàng dưới đây, ngân hàng vẫn có một số quy định đặc biệt với loại hình sổ tiết kiệm này. Dưới đây là một vài lưu ý đối với sổ tiết kiệm đồng sở hữu.

Quy định về việc rút tiền

Tiết kiệm đồng sở hữu là gì năm 2024

Theo quy định khi rút tiền, cả hai chủ sở hữu đều phải có mặt thì giao dịch mới được công nhận. Trong trường hợp một trong hai người không thể có mặt thì phải có giấy ủy quyền cho người còn lại. Mẫu giấy ủy quyền có thể khác nhau tùy từng ngân hàng. Tuy nhiên dưới đây là một vài thông tin tên thường thấy:

  • Họ tên người ủy quyền
  • CMND/CCCD hoặc hộ chiếu chưa hết hạn;
  • Địa chỉ;
  • Số tiền gửi tiết kiệm;
  • Lý do thực hiện ủy quyền;
  • Lời cam kết của 2 đồng sở hữu.

Về lãi suất

Ngân hàng không có quy định gì về việc phân chia lãi suất giữa hai đồng chủ sở hữu. Việc này hoàn toàn do khách hàng tự thương lượng với nhau. Nếu vợ và chồng cùng đứng tên thì sổ được tính là tài sản chung của 2 vợ chồng. Do đó trong trường hợp ly hôn, tiền trong sổ tiết kiệm sẽ được chia đều cho cả hai người.

Bài viết là những chia sẻ của DNSE về sổ tiết kiệm đứng tên 2 người. Mong rằng qua những thông tin được cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về loại hình sổ tiết kiệm này. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức tài chính – chứng khoán thú vị, hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

Ngày 26/12, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Hà Thành lừa đảo, chiếm đoạt tiền của 3 ngân hàng và các cá nhân hơn 433 tỷ đồng. Lý do là có một số bị cáo và người có quyền lợi, liên quan vắng mặt. Việc hoãn tòa để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Trong vụ án này, có 17 cán bộ ngân hàng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Nhiều cán bộ bị cáo buộc giúp sức cho Thành trong tất cả các khâu từ khi gửi tiền tiết kiệm, thẩm định hố ơ vay, nhận tiền giải ngân và tất toán khoản vay một cách thuận lợi.

Theo quy định, ngân hàng chỉ áp dụng hình thức hợp đồng tiền gửi cho khách hàng doanh nghiệp, không áp dụng cho khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, các nhân viên phát hành thêm 2 văn bản là Hợp đồng tiền gửi và Giấy đề nghị phong tỏa.

Cáo trạng thể hiện, để có tiền kinh doanh, Thành dùng nhiều thủ đoạn huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân bằng hình thức gửi tiết kiệm đồng sở hữu.

Thực hiện ý định này, Thành tiếp cận Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Đông Đô, Ngân hàng Việt Á nói gửi số lượng tiền lớn, rồi cầm cố tiền gửi để vay ngân hàng.

Tại khâu gửi tiền tiết kiệm, Quản Trọng Đức, Giám đốc chi nhánh Đông Đô, đồng ý cho Hương soạn thảo và phát hành thêm Hợp đồng tiền gửi và Giấy đề nghị phong tỏa. Do 2 văn bản này được phát hành trái pháp luật nên Đức chỉnh sửa nội dung trên biểu mẫu “Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn” thành nội dung thông tin khách hàng cá nhân…

Khi Thành có yêu cầu gửi tiền, Hương báo với quầy giao dịch và đề nghị giao dịch viên in, ký trước các chứng từ hồ sơ. Các nhân viên nghe theo chỉ đạo trên vì Đức đã phổ biến Thành là “khách hàng VIP, phải hỗ trợ tối đa”.

Việc phát hành 2 văn bản này để đưa cho các đồng sở hữu. Thành và Hương giải thích với họ “ngân hàng đã phong tỏa hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn nên nếu không có mặt cả 2 người đồng sở hữu thì không thể rút tiền ra”. Thực chất ngân hàng đã phát hành sổ tiết kiệm cho khoản tiền gửi này.

Đến giai đoạn cấp tín dụng, Thành thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền ngân hàng số tiền lên tới 95% giá trị sổ tiết kiệm. Thực tế, đồng sở hữu không biết việc thế chấp sổ tiết kiệm này. Còn Thành và đồng phạm thực hiện việc giả chữ ký của các đồng sở hữu.

Tại giai đoạn giải ngân khoản vay, ngân hàng Việt Á đã ban hành Chỉ thị số 028 ngày 26/9/2018 về việc tăng cường giám sát tuân thủ giao dịch tiền mặt tại quầy trên toàn hệ thống, trong đó yêu cầu các khoản vay trên 100 triệu đồng phải giải ngân vào tài khoản của người vay.

Do đó, Thành đề nghị Hương lập thêm tài khoản thanh toán đứng tên đồng sở hữu để nhận tiền song thực chất các đồng sở hữu không biết có tài khoản này.

Về việc tất toán khoản vay, để che giấu hành vi sai trái, Hương và Đức còn giúp Thành tất toán khống khoản vay đến hạn bằng cách lập khống chứng từ thu tiền…

Theo Viện kiểm sát, ngày 28/3/2018, Hương biết Thành có hành vi giả chữ ký các đồng sở hữu nhưng vẫn lập hợp đồng tiền gửi đồng sở hữu, giấy đề nghị phong tỏa tài sản đảm bảo; mặt khác che giấu các đồng sở hữu việc ngân hàng phát hành các sổ tiết kiệm…

Gửi tiền tiết kiệm đồng sở hữu có nhiều ưu điểm nên đối với hình thức này, ngân hàng có những quy định phức tạp hơn để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.

Theo Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 14/VBHN-NHNN, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm là người đứng tên trên sổ tiết kiệm, còn đồng chủ sở hữu sổ tiết kiệm là cá nhân thứ 2 trở lên có thể cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm.

Thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm trong trường hợp đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.

Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, được để lại thừa kế tiền gửi tiết kiệm, được ủy quyền cho người khác thực hiện các giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật.

Người gửi tiền là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm được cầm cố thẻ tiết kiệm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.

Theo quy chế, tổ chức nhận tiền phải chịu trách nhiệm, giữ bí mật số dư tiền gửi của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm theo quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tiền gửi cho chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng đối với tiền gửi tiết kiệm do lỗi của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, vụ án trên cũng cho thấy những rủi ro pháp lý khi nhân viên ngân hàng "tiếp tay" với các đối tượng bên ngoài để làm trái các quy định ngân hàng. Các đồng sở hữu đề nghị ngân hàng phải trả lại gốc và lãi.