Tiêu luận kế hoạch 4 năm đại học

Vạch ra một lộ trình cụ thể cho sinh viên đại học là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là sinh viên Marketing. Và thực tế, mỗi người lại có những kế hoạch khác nhau do nhiều các yếu tố tác động. Nếu bạn đang băn khoăn về lộ trình của sinh viên ngành thì mình sẽ giúp bạn một tay.

Dưới đây là lộ trình học tập và làm việc trong thời gian 4 năm đại học cho sinh viên Marketing, các bạn có thể tham khảo!!

1. Tại sao lại phải có lộ trình cụ thể

Để 4 năm đại học của bạn trôi qua thật sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại học, bạn nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 4 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó.

Những hoạt động đó sẽ giúp bạn hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.

Lộ trình 4 năm đại học cho sinh viên Marketing tham khảo

2. Lộ trình 4 năm đại học bạn có thể tham khảo

2.1. Năm nhất

  • Tập trung cho các môn học đại cương

Có những bạn mình thấy họ lên đại học với tư tưởng ‘xõa’, bỏ bê việc học. Hệ lụy dẫn đến việc những môn đại cương như Toán Cao Cấp, Triết,… thấp hoặc cực kỳ thấp ảnh hưởng rất nhiều đến GPA. Nếu muốn cải thiện điểm thì chỉ còn cách học lại, nó thực sự tốn thời gian và tiền bạc. Vì thế, hãy học các môn đại cương cẩn thận nhé!

  • Tham gia CLB, hoạt động ngoại khóa, dự án phi lợi nhuận

Với một sinh viên Marketing, mình nhận thấy việc tham gia các CLB, dự án phi lợi nhuận là một việc cực kỳ cần thiết, điều đó không chỉ giúp ta cởi mở với ‘thế giới đại học’ và còn mở rộng mối quan hệ với các anh, chị…

CLB cũng giống như một mô hình thu nhỏ của công ty và hoạt động thường liên quan rất nhiều đến các kỹ năng Marketing.

Và đây cũng sẽ là một lợi thế để “lấp đầy khoảng trống” trong CV của bạn khi đi xin việc nữa đó.

  • Học thêm các kỹ năng mềm, ngoại ngữ hay thiết kế…

Năm nhất là khoảng thời gian có thể bạn được ‘tự do’ nhiều nhất vì thế đừng khiến quãng thời gian đấy chết một cách vô nghĩa. Bạn biết càng nhiều, bạn càng mở ra nhiều cơ hội mới cho bản thân.

Với sự phát triển của Internet, bạn hoàn toàn có thể tự học ngoại ngữ hay thiết kế một cách miễn phí. Đừng đóng tiền mạng chỉ để lướt tiktok nhé!

Ban đầu, mình khá e ngại với việc kết bạn giao lưu với mọi người tại đại học và có ý định nói không với họ. Nhưng mình đã nhầm, những mối quan hệ giúp mình rất nhiều trên đại học. Mối quan hệ từ thầy cô, anh/chị hay bạn bè… Vì thế đừng ngại ngần mở lòng và kết nối với mọi người xung quanh nhé. Mình đảm bảo sẽ có nhiều thứ thú vị và lợi ích dành cho bạn đấy

  • Lập bảng SWOT về bản thân

Đúng với ý nghĩa của mình, bảng SWOT giúp bạn nắm rõ được điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân. Từ đó bạn sẽ có những mục tiêu và kế hoạch phù hợp.

  • Định hướng về loại bằng mà mình muốn

Nếu không có định hướng ngay từ ban đầu, bạn sẽ cảm thấy mông lung cho việc học hay thậm chí bạn sẽ chỉ học để qua môn với điểm D, D+

2.2. Năm hai

  • Trau dồi các kỹ năng liên quan đến Marketing

Các kỹ năng cơ bản bao gồm: content, thiết kế, quản lý fanpage hoặc bạn cũng có thể tự học chạy Ads… Bạn càng đa nhiệm càng là lợi thế cho bạn về sau.

Hiện nay có rất nhiều công ty, trang web tuyển những ctv Marketing có thể online hoặc offline. Việc đi làm càng sớm vừa giúp bạn có thêm thu nhập và còn có thêm kinh nghiệm viết trong CV.

Mình thường tìm việc trên các trang tuyển dụng như Ybox, TopCV hoặc qua các mối quan hệ của bạn.

  • Đừng lơ là môn học trên trường.

Việc vừa học vừa làm có thể mới đầu hơi khó với bạn nhưng nếu bạn biết sắp xếp và quản lý thời gian thì nó sẽ không là vấn đề gì

  • Bắt đầu ôn hoặc tự ôn Tiếng Anh

Mỗi trường đều có chuẩn đầu ra riêng biệt vậy nên học càng sớm càng tốt. Bạn có thể học từ năm nhất nhưng mình thấy năm hai cũng phù hợp cho mình.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân vào thời điểm nào tùy thuộc mỗi người. Với mình, một người ít trải nghiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm nên mình chọn năm hai là thời điểm cho mình. Vì thế bạn thấy nguyên năm nhất của mình để phát triển và trau dồi bản thân.

Vậy xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?

Có rất nhiều cách cho bạn tham khảo dưới đây:

  • Viết Blog
  • Thành lập dự án phi lợi nhuận
  • Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trên các trang MXH [FB, YT, IG, Tiktok..]
  • ……
  • Tham gia các cuộc thi Marketing hoặc nghiên cứu khoa học.

Điều này giúp mình xác định vốn kiến thức của mình đang ở đâu trong ‘biển’ Marketing, bên cạnh đó còn là cơ hội giúp bạn mở rộng network của mình. Và nhỡ đâu nếu may mắn được lọt Top và có thể trở thành intern cho những tập đoàn lớn thì sao nhỉ?

2.3. Năm ba

  • Đi thực tập cho sinh viên năm ba

Đi thực tập càng sớm càng giúp bạn quen với môi trường công sở, quen với những công việc thường ngày mà vị trí bạn lựa chọn.

Hãy ưu tiên cho thực tập có lương. Vì ít nhất bạn cũng đã bỏ công sức ra, dù ít hay nhiều đó cũng giúp bạn trang trải cuộc sống và khích lệ bản thân hơn.

  • Đảm bảo không nợ môn vì các học phần chuyên ngành khá nặng

Anh mình sinh năm 98 và hiện tại đang là sinh viên năm thứ 6 vì anh vẫn nợ một môn chuyên ngành chưa qua được.

Việc đi làm cũng khiến cho việc học của bạn trở nên khó khăn hơn nhưng đừng lấy đó làm lý do để trượt môn. Nếu có ‘xu cà na’ trượt môn, hãy học ngay môn đó vào kỳ phụ hoặc kỳ sau trước khi bạn trở nên quá lười.

  • Bắt đầu thi và đạt các chuẩn đầu ra tiếng Anh

Bằng chuẩn đầu ra Tiếng Anh thường có hiệu lực trong hai năm. Vì thế nếu bạn đạt được chúng ngay từ năm ba đến khi bạn tốt nghiệp [đúng hạn] chúng vẫn còn có hiệu lực. Và chứng chỉ đó cũng sẽ là công cụ giúp bạn tìm được các vị trí TTS tại cacs tập đoàn đa quốc gia đó.

  • Trau dồi các kỹ năng liên quan đến Marketing

Marketing luôn phải thay đổi vì thế trau dồi kỹ năng luôn là điều cần thiết mà năm nào bạn cũng phải thực hiện.

2.4. Năm tư

  • Hoàn thành các yêu cầu xét tốt nghiệp

xin chúc mừng bạn đã hoàn thành tốt nghiệp với tấm bằng mình muốn

  • Đi làm full-time/ part-time

Với kinh nghiệm làm việc ngay từ năm hai không khó cho bạn kiếm được vị trí nhân viên chính chức.

  • Trau dồi các kỹ năng liên quan đến Marketing

Marketing luôn phải thay đổi vì thế trau dồi kỹ năng luôn là điều cần thiết mà năm nào bạn cũng phải thực hiện

3. Kết luận

4 năm đại học chính là một cơ hội vàng cho mỗi chúng ta trở nên vượt trội hơn so với các bạn đồng trang lứa. Vì thế mà việc bạn vạch cho mình con đường và mục tiêu càng chi tiết càng giúp định hướng của bạn rõ ràng và trơn tru hơn để thực hiện chúng. 

Mỗi người đều có những mục tiêu, hoàn cảnh khác nhau vì thế lộ trình 4 năm đại học trên cho sinh viên Marketing bạn chỉ nên tham khảo và vạch ra một lộ trình phù hợp với bản thân mình. 

Tìm hiểu thêm tại đây:

Đại học là con đường dẫn bước đến thành công, nếu bạn biết cách xây dựng cho mình kế hoạch cụ thể, chi tiết. Tuyệt đối đừng nên nghĩ rằng, Đại học là khoảng thời gian thảnh thơi, được nghỉ nghơi “bung lụa” cho những năm tháng “cày cuốc trước kia”.
=> Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc bạn đọc việc lập kế hoạch học tập và làm việc cho bản thân trong 4 năm Đại học nhé!

A. Xây dựng mục tiêu cho 4 năm Đại Học

_ Để 4 năm học Đại học trôi qua một cách có ý nghĩa và đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn nên đặt ra cho mình mục tiêu nhất định trong 4 – 5 năm tới. _ Đây chính là cách giúp bạn nhắc nhở trí não từng ngày trong việc thực hiện mục tiêu. Bạn có thể đề ra mục tiêu như tốt nghiệp bằng giỏi, dành được học bổng du học, trang bị kỹ năng tin học, thành thạo tiếng anh,… Cùng với đó là những kỹ năng mềm khác như làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, các mối quan hệ xã hội, kết nối bạn bè,…

>>> Xem thêm ” Phương pháp học phổ thông và đại học

B. Kế hoạch học tập và làm việc cho 4 năm học

+ Năm thứ nhất: Mở rộng quan hệ, học ngoại ngữ, kỹ năng mềm Năm học đầu tiên thường là năm học có tính chất nhẹ nhàng nhất vì chưa đụng vào những môn chuyên nghành. Do đó, bạn còn có rất nhiều thời gian rảnh rỗi để mở rộng các mối quan hệ, học thêm ngoại ngữ, trao dồi kỹ năng mềm,…

Năm học đầu đừng ngại ngần dấn thân vào những lóp học kỹ năng, tin học, tình nguyện viên, câu lạc bộ trong trường,… Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên nhiệm vụ học tốt những môn nền tảng để có số điểm tích lũy cao và không bị rớt môn nhé!

+ Năm thứ hai: Tiếp tục nâng cao ngoại ngữ, kỹ năm mềm Với những kiến thức tiếng anh đã học từ năm nhất, sang năm thứ hai bạn hãy cố gắng nâng cao thêm chúng nữa. Bên cạnh khả năng giao tiếp, bạn có thể chinh phục các bằng ngoại ngữ như IELTS, TOEFL với một số điểm bạn đặt ra. Việc làm này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nâng cao khả năng học tiếng anh cũng như hỗ trợ cho việc tìm việc sau này. Bên cạnh tiếng anh, bạn cũng cần chú ý đến những kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… thông qua những khóa học, những buổi làm thêm. Dù bạn học ngành nào đi chăng nữa thì những công việc như dịch thuật, hướng dẫn du lịch, trợ lý, trợ giảng, lễ tân,…. đều rất có ích cho tương lai đấy nhé! Nếu thích, bạn có thể thử sức với những cuộc thi dành cho sinh viên như cuộc thi ngành robocon cho khối ngành kỹ thuật, cuộc thi sáng tác thơ văn đối với ngành sư phạm, cuộc thi tác phẩm báo chí đối với ngành báo chí – truyền thông,… Nhìn chung những cuộc thi này sẽ giúp bạn nâng cao được kiến thức, trau dồi được kỹ nang giao tiếp và nâng cao các mối quan hệ xã hội. + Năm thứ ba: Tập trung vào chuyên ngành: Năm ba là thời điểm bắt đầu nhiều môn học chuyên nghành. Hãy tập trung học những tốt môn này để áp dụng vào thực tế. Nhờ những mối quan hệ trước đó bạn đã từng xây dựng, thì sợ gì không tìm được một nơi thực tập tốt để phát huy năng lực của mình đúng không.

>>> Hoặc xem thêm “ Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?” 

+ Nếu bạn đang có ý định du học thì năm ba, năm tư chính là thời điểm tốt nhất để hoàn thành bộ hồ sơ của bạn để đến gần với ước mơ hơn.

+ Năm thứ 4: Thách thức, quyết định cuộc đời: Năm thứ tư chính là năm có khá nhiều thách thức, nó sẽ là năm quyết định những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời bạn. Năm này chính là năm khá nặng và bận rộn với mọi thứ. Từ kiến thức nhà trường, cho đến thực tập thực tế, đồ án tốt nghiệp. Và quan trọng hơn hết là tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường. Trước khi ra trường, hãy nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đề ra trước đó như thi chứng chỉ, kết thúc khóa học điểm cao, săn học bổng,….

C. Một số lưu ý bạn cần “ghim vào tim” trong những năm tháng học Đại học nè:

– Đại học là phải học, không phải bung xõa, nghỉ ngơi. – Tham gia nhiều hoạt động để trau dồi kiến thức, quan hệ. – Nắm bắt nhanh nhũng cơ hội thử nghiệm để biết năng lực mình. – Đặt ra mục tiêu cụ thể và từng bước một thực hiện kế hoạch đó. => Nhìn chung, việc lập cho mình kế hoạch học tập và làm việc của mỗi người khác nhau là khác nhau. Bởi ai cũng có những mục tiêu riêng, định hướng riêng và chuyên ngành riêng của mình. Những năm tháng học Đại học, hãy cố gắng làm cho nó thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất có thể. Tuyệt đối đừng bao giờ nghĩ rằng những năm tháng học Đại học là những ngày tháng nghỉ ngơi. Cũng đừng bao giờ nghĩ rằng, học Đại học ra sẽ có việc “ngon ơ” bạn nhé! Thực tế rất phũ rằng, có những người học Đại học, cầm tấm bằng trên tay nhưng vẫn cố dấu để xin làm công nhân. Cuộc đời do chính bạn quyết định! => Trên đây là một số chia sẻ về việc lập kế hoạch học tập và làm việc trong 4 năm Đại học bạn có thể tham khảo. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp ích được cho bạn nhiều trong việc tìm kiếm và chọn lựa cho mình phương pháp học phù hợp.

>>> Tham khảo thêm ” Theo em, phương pháp học đại học là gì?“ //tapvohocsinh.com/theo-em-phuong-phap-hoc-dai-hoc-la-gi.html

Video liên quan

Chủ Đề