Tiểu vận và đại vận là gì

Mục lục bài viết

  • I. LẤY ĐẠI VẬN
    • 1. Cách sắp xếp của nam sinh năm dương
      • Bước thứ nhất: Đầu tiên lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ.
      • Bước thứ hai: Tính số đại vận.
      • Bước thứ ba: Sắp xếp vận trình cho cả cuộc đời.
      • Bước thứ 4: Phối với lục thân.
    • 2. Cách sắp xếp của nữ sinh nãm dương
      • Bước thứ nhất: Lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ.
      • Bước thứ hai: Tính số đại vận.
      • Bưóc thứ ba: Sắp xếp vận trình cả cuộc đời.
      • Bước thứ tư: Phối với lục thân.
    • 3. Cách sắp xếp của nữ sinh năm âm
    • II. LẤY TIỂU VẬN
  • III. ĐẠI VẬN VÀ LƯU NIÊN
    • 1. Người hành vân thuận chiều là tốt
    • 2. Dự đoán đại vận, lưu niên
    • 3. Can chi đại vân và thái tuế
  • IV. CÁCH XEM CÁT, HUNG CỦA LƯU NIÊN
    • 1- Thiên khắc địa xung.
    • 2- Xung khắc tuế vận.
    • 3- Tứ trụ đều đến xung khắc thái tuế. Ví dụ trụ ngày là dậu kim,
    • 4- Tứ trụ, đại tiểu vận cấu kết lại hình, xung, khắc, hại thái tuế.
    • 5- Tứ trụ phân biệt khắc thái tuế thì mỗi dạng khắc có một
    • 6- Tai vạ do hung sát khắc hại gây ra. Can chi của Tứ trụ và
    • 7- Thái tuế và vận cùng gặp nhau thì chủ về hung.
    • 8- Tương sinh tương hợp thì có tin mừng.
  • Tham khảo:

Tổ hợp sắp xếp Tứ trụ tốt hay không là điêu kiện cơ bản nhất, quan trọng nhất đối với vận mệnh của con người. Song hành vận cũng là điều kiện không thể xem nhẹ. Mệnh tốt còn cần vận tốt. Mệnh không tốt, mà gặp khí vận tốt cũng đạt được cảnh đông qua, xuân đến, hoa lá tốt tươi.

Người có chí lớn mà vận không trợ giúp thì cũng khó mà toại nguyện. Do đó gặp vận tốt nó sẽ bổ sung cho những chỗ mà mệnh còn khiếm khuyết. Gặp vận xấu thì nên biết đề phòng, lánh xa việc xấu. Hành vận phân ra đại vận và tiểu vận.

I. LẤY ĐẠI VẬN

Sắp xếp đại vận chia ra năm dương, năm âm: Người năm dương là: Giáp. bính, mậu, canh, nhâm. Người năm âm là: ất, đinh, kỉ, tân, quý Nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm là hành vận thuận. Nam sinh năm âm, nữ sinh năm dương là hành vận nghịch. Cách sắp xếp cụ thể về vận trình lấy can chi tháng sinh là chuẩn gốc để sắp thuận hay sắp ngược.

1. Cách sắp xếp của nam sinh năm dương

Bước thứ nhất: Đầu tiên lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ.

Ví dụ:

Bước thứ hai: Tính số đại vận.

Căn cứ nguyên tắc ham sinh năm dương lấy chiều thuận tức tính từ ngày sinh đến tiết lệnh sau đó xem có tất cả, bao nhiêu ngày, rồi chia cho 3, số kết quả là số của đại vận. Trong ví dụ trên đếm từ ngày 16 tháng 4 đến giờ thin ngày 13 tháng 5 có tất cả 27 ngày. Lấy 27 chia 3 được 9 tức người con trai đó 9 tuổi lấy đại vận.

Bước thứ ba: Sắp xếp vận trình cho cả cuộc đời.

Căn cứ nguyên tắc con trai sinh năm dương lấy chiều thuận tức bắt đầu xếp từ can chi của tháng sau, xếp theo chiều thuận, nói chung xếp theo vận 8 bước. Tháng sinh là tân tị, cạn chi sau tân tị là nhâm ngọ nên 9 tuổi lấy vận là nhâm ngọ.

Bước thứ 4: Phối với lục thân.

Sau khi xếp xong đại vận, căn cứ lục thân của Tứ trụ, lấy can ngày làm chuẩn, ghi ra lục thân của can từng 10 năm vận và lục thân của thiên can ẩn trong địa chi. Lục thân của nó vẫn giống như lục thân trong Tứ trụ, tức ngày can âm gặp vận can dương là chính [tức là ngay] ngày can âm gặp vận can âm là thiên [tức là lệch]. Sau đó có thể căn cứ tổ hợp sắp xếp trong Tứ trụ và kết hợp với thiên can địa chi của từng đại vận mà dự đoán cát hung.

2. Cách sắp xếp của nữ sinh nãm dương

Bước thứ nhất: Lập giờ sinh và sắp xếp Tứ trụ.

Ví dụ:

Bước thứ hai: Tính số đại vận.

Căn cứ nguyên tắc năm dương sinh nữ tính chiều ngược, tức bắt đầu tính từ ngày sinh đếm ngược đến tiết lệnh phía trước, xem tất cả bao nhiêu ngày, sau đó chia cho 3, kết quả phép chia là số của đại vận. ở ví dụ trên từ ngày 16 tháng 4 đếm ngược đến 12 tháng 4 [giờ sửu lập hạ], tất cả có 4 ngày, chia 3 được 1, thừa 1 ngày bỏ qua không tính, người con gái này một tuổi đã lập vận.

Bưóc thứ ba: Sắp xếp vận trình cả cuộc đời.

Năm dương sinh nữ thì xếp ngược, tức là bắt đầu xếp từ can chi của tháng trước tháng sinh, cứ thế đi ngược mà xếp. Em gái đó tháng sinh là tân tị, can chi phía trên tân tị là canh thin, nên một tuổi vận là canh thin.

Bước thứ tư: Phối với lục thân.

Xếp xong đại vận, căn cứ lục thân trong Tứ trụ ghi ra lục thân trong vận và lục thân của thiên can ẩn trong địa chi, sau đó căn cứ to hợp sắp xếp của Tứ trụ kết hợp với can chi của từng đại vận để dự đoán cát hung.

3. Cách sắp xếp của nữ sinh năm âm

Nữ sinh năm âm thì theo ngày sinh đếm xuống đến tiết lệnh dưới, xem có tất cả bao nhiêu ngày, chia cho 3, được số của đại vận.

Ví dụ.

Nữ sinh năm 1991, tháng 12, ngày 2, giờ thin; giờ tị ngày 2 tháng tháng 12 năm 1991 là tiết lệnh tiểu hàn, chỉ cách một giờ. Theo cách tính cổ, một giờ này vẫn quy đổi thành một ngày, rồi thêm vào hai ngày để chia cho 3 được đại vận từ 1 tuổi. Tăng lên thành ba ngày để tính một tuổi như thế tức là đã kém mất 35 giờ, như thế lấy số của đại vận sai số lổn quá. Thực tế thì nên lấy 1 giờ tính thành 10 ngày tức cô gái này sau khi sinh được 10 ngày đã lấy đại vận, tức tính đại vận một tuổi từ giờ tị ngày 12 tháng 12 năm 1991, đến giờ tị ngày 12 thẳng 12 năm 2001 bắt đầu hành vận 11 tuổi.

Trên đây là cách lấy đại vân của nam sinh năm dương, nữ sinh năm dương, nữ sinh năm âm. Cách lấy đại vận của nam sinh nằm âm giống như cách lấy cho nữ sinh năm dương nên không giải thích nữa.

Trong tính toán dùng số ngày chia cho 3, nếu thừa 1 ngày thì bỏ đi, thiếu một ngày trợ thêm vào cho chẵn. Ví dụ 23 ngày chia 3, thiếu 1 ngày đầy 8 lần nên thêm một ngày cho đủ 24 ngày, chia được 8, tức 8 tuổi bắt đầu tính đại vân.

Lại ví dụ nếu giờ sinh vào trước hay sau giao tiết lệnh mấy giờ, nếu người tính thuận thì không đủ một ngày hoặc chỉ có một ngày, trong trường hợp đặc biệt đó có thể thêm vào hai ngày cộng thành 3 ngày, sau đó chia 3 được 1, tức 1 tuổi bắt đầu tính đại vận. Đối với các trường hợp khác không được thêm vào hai ngày.

Số ngày chia cho 3 tức là cứ 3 ngày được tính thành 1 tuổi. Số ngày tính đại vân nói chung là tính số ngày trọn đủ giờ. Ở ví dụ 1 trên đây chính là lấy số ngày đủ giờ để tính. Trong ví dụ 1 là 9 tuổi bắt đầu tính vận, tức từ giờ thin ngày 16 tháng 4 năm 1999 bắt đầu vận 9 tuổi, đến giờ thin ngày 16 tháng 4 năm 2009 chuyển sang vận 19 tuổi.

Tính đại vận cũng lấy tròn tuổi làm chuẩn. Ngoài ra còn có cách tính chính xác hơn. Như ví dụ 2 từ giờ sinh là thin đến giao tiết lệnh thực tế là 4 ngày ba giờ, nhưng tính theo 3 ngày là 1 năm, 1 ngày quy đổi thành bôn tháng, một giờ quy đổi thành 10 ngày, như vậy 3 giờ là 30 ngày vừa đúng 1 tháng. Nên ví dụ 2 chính xác hơn là một tuổi 5 tháng bắt đầu đại vân, tức bắt đầu từ giờ thin ngày 16 tháng 9 năm 1991 bắt đầu tính vận quan.

Còn có cách tính vận lây ba ngày quy đổi thành 1 tuổi, 5 ngày là 1 tuổi thừa 2 ngày, tức 1 tuổi 8 tháng thì bắt đầu đại vận. Như nữ sinh giờ tị ngày 27 tháng 11 năm 1991 thuận đếm đến tiết tiểu hàn tức giờ tị ngày 2 tháng 12, cộng đủ 5 ngày, chia cho 3 còn thừa 2 ngày, hai ngày quy đổi thành 8 tháng, tức 1 tuổi 8 tháng bắt đầu đại vận, đó là ngày 2 tháng 8 năm 1992 vậy.

II. LẤY TIỂU VẬN

Đại vận là sự cát hung trong 10 năm, tiểu vận là họa phúc trong một năm. Tiểu vận cũng có thể bổ trợ những chỗ chưa đủ của đại vận, năm hạn và Tứ trụ, ngược lại cũng có thể là điều kiêng kỵ của đại vận, năm hạn và Tứ trụ. Tóm lại công dụng của tiểu vận có cát có hung, là điều không thể thiếu được trong vận trình của cả đời người, nhất là ở tuổi còn nhỏ chưa bắt đầu bước vào đại vận, tức là dùng để dự đoán cho trẻ em từng năm.

Về phương pháp lấy tiểu vận, ngày xưa có hai cách:

Phương pháp trong sách Uyên hải tử bình là Phàm lấy tiểu vận, không cần đến mệnh âm hay dương, năm 1 tuổi bắt đầu từ bính dần, hai tuổi bắt đầu từ đinh mão; nữ 1 tuổi bắt đầu từ nhâm thân, hai tuổi bắt đầu từ tân mùi

Phương pháp trong sách Mệnh lý thám nguyên là lấy giờ sinh của người đó quyết định, nam dương nữ âm thì tính thuận, nam âm nữ dương thì tính ngược.

Tôi cho rằng phương pháp của sách Uyên hải tử bình không căn cứ vào Tứ trụ của mỗi người khác nhau để lấy tiểu vận thì chắc không tránh khỏi không khoa học. Tức là theo sách đó thì đã là nam tiểu vận đều giống nhau, đã là nữ cũng sẽ giống nhau, trong thực tế làm như thế không được. Cách lấy tiểu vận theo sách Mệnh lý thám nguyên có khoa học hơn, tức theo nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm lấy thuận; nam sinh năm âm, nữ sinh năm dương lấy ngược.

Ví dụ nam sinh giờ kỷ tị, ngày kỷ mão, tháng hai năm 1990 một tuổi tiểu vận là canh ngọ, hai tuổi là tân mùi thuận đếm đến năm cần đoán. Nếu ngày kỷ tị đó sinh nữ, một tuổi tiểu vận là mậu thin, hai tuổi là đinh mão, cứ thế tính ngược lên. Ví dụ nam sinh giờ tân dâu, ngày quý tị tháng ba năm 1991, một tuổi tiểu vận là canh thân, hai tuổi là kỉ mùi, cứ thế tính ngược lên.

Nếu nữ sinh ngày đó, một tuổi tiểu vận là nhâm tuất, hai tuổi là quý hợi, cứ thuận mà tính. Lấy tiểu vận là lấy tuổi hư làm chuẩn, tức cứ một năm tính một tuổi. Cách lấy tiểu vạn theo sách Mệnh lý thám nguyên không những thống nhất vói mệnh của nam nữ có phân biệt âm dương mà còn thống nhất thuận nghịch với đại vận, hơn nữa còn căn cứ giờ sinh khác nhau mà lấy tiểu vận khác nhau. Điểu quan trọng hơn là trong ứng dụng thực tế tính toán chính xác. Do đó lấy tiểu vận nên theo cách này.

III. ĐẠI VẬN VÀ LƯU NIÊN

Mệnh là sự hưng suy của cả đời, vận là cát hung của từng giai đoạn. Lưu niên là chủ thể của một năm. Cho nên sự tương sách, tương khắc, tương xung, tương hình giữa đại vân và lưu liên đối với vận mệnh của một người mà nói có quan hệ rất quan trọng.

1. Người hành vân thuận chiều là tốt

Mọi vật đều trải qua quá trình từ manh nha đến chết. Quá trình này là mọi vật tuân theo quy luật tự nhiên mà vận động, quy luật đó không nhiễu loạn, cũng không xô lệch. Vận mệnh của một người cũng thế, hành vận cũng thế.

Vận trình một đời của người ta có: Trường sinh, mộc dục, quan đái, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai, dưỡng, tất cả có mười hai đoạn tự nhiên. Nếu hành vân của người nào thuận thì tốt, ngược thì không tốt. Cổ nhân đã tổng kết ra kinh nghiệm quý báu là: Già sợ đế vượng, trẻ sợ suy, trung niên sợ nhất: tử, tuyệt, thai. Già sợ đế vượng tức là người già vận gặp vượng là xấu, vận gặp suy bại thì tốt. Người già sau 60, 70 tuổi giống như cây mùa đông rơi vào đất đại bại, cho nên vận hành đến đất đại bại lạ hợp quy luật tự nhiên. Nếu phản lại quy luật, vân của người già gặp bước trường sinh, đế vượng thì giống như cây mùa đông đâm chồi mọc lá, hoa nở trái mùa là hiện tượng khác thường, cho dù xanh đấy nhưng thời gian không còn lâu nữa, sẽ bị giá rét làm héo tàn nhanh. Nên người già vận gặp trường sinh, đế vượng là tốt ít, xấu nhiều. Trẻ sợ suy là nói, trẻ em mới sinh nên theo quy luật sinh trưởng tự nhiên, gặp sinh trưởng, vận vượng là tốt, vì mầm non ở thời kỳ trưởng thành nên mưa thuận gió hòa, ánh nắng ấm áp lợi cho sinh trưởng. Nếu vận gặp suy, bệnh tử, tuyệt là rơi vào bại vận, như mầm non không có ánh nắng, mưa móc, không lợi cho sự trưởng thành. Do đó tuổi trẻ sợ nhất gặp vận suy, bại. Trung niên sợ nhất tử, tuyệt, thai. Tử, tuyệt, thai là sự vật phát triển đến giai đoạn suy bại cuối cùng, mà thời kỳ giữa của sự vật lại nên là thời kỳ sinh vượng tráng kiện. Nếu gặp phải giai đoạn tử tuyệt tất nhiên là sinh mệnh sẽ mau kết thúc, cho nên trung niên sợ nhất vận gặp tử, tuyệt, thai.

Theo quy luật sinh trưởng chung của con người, vận thuận với lẽ tự nhiên là tốt. Nhưng đó cũng không phải là điều cố định, không thể khác. Có người Tứ trụ quá vượng, gặp được vận suy bại lại có lợi hoặc ngược lại thì nguyên lý cũng là như thế.

Người xưa nói: vận sinh cho mệnh là tốt, vân khắc mệnh hoặc mệnh sinh cho vận thì không có lợi. Vận sinh cho mệnh là lấy nạp âm sáu mươi giáp tý làm chuẩn. Như người sinh năm bính tí, đinh sửu là mệnh thủy, nếu gặp vận mộc mậu tuất, kỉ hợi tức là xì hơi, nếu gặp vận canh tí, tân sửu là thổ thì thổ khắc thuỷ sẽ không tốt, gặp vận nhâm đần, quý mão, nạp âm là vận kim, kim sinh thuỷ là tốt. Sách Tam mệnh thông hội nói: Vận xoay vần đến nạp âm và mệnh cùng loại là tốt nhất.

Vận trình của người ta đại để có ba loại: vận tốt, vận xấu và vận trung bình, ở thời kỳ thanh niên và trung niên vận gặp sinh trưởng tốt sẽ sáng tạo, làm nên sự nghiệp; Vận gặp lâm quan, đế vượng thì sự nghiệp phát đạt, thăng chức, gặp của, sinh con, có nhiều tin vui.

Nếu vận gặp suy, bệnh, tử, tuyệt, phần nhiều là thất bại , hao tài, bệnh tật, cốt nhục chia lìa, đam mê tửu sắc, việc gì cũng trắc trở. Vận xoay vần đến đất thai, dưỡng thì bình lặng, yên ổn. Một người trước gặp bại vận, sau sẽ gặp tốt, trước gặp vận tốt sau thường là bại vận. Giống như đi đường, có lên dốc phải có xuống dốc, đã xuống dốc tất phải lên dốc.

2. Dự đoán đại vận, lưu niên

Quan hệ sinh khắc giữa đại vận, tiểu vận, lưu niên và quan hệ giữa ba cái đó với Tứ trụ vô cùng phức tạp. Nó là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định dự đoán đúng hay sai. Do đó người xưa khi viết sách lập ngôn thường rất coi trọng nghiên cứu về mặt này. Rất tiếc là lý luận cao siêu, quan điểm phức tạp, chương tiết rườm ra làm cho các học giả về sau rất rối. Tôi căn cứ thực tiễn của bản thân, có thể nghiệm như sau: quan hệ. sinh, khắc, hình, xung giữa đại vận và lưu niên với Tứ trụ thì lấy lưu niên làm chính, đại vận thứ yếu; tiểu vận hỗ trợ với thái tuế hoặc hỗ trợ đại vận, sau đó mới xem dụng thần, nhật nguyên hoặc những mục khác chủ về điều may, hay điều cấm trong Tứ trụ. Theo cách đó thường dễ dự đoán đúng cát hung của một đời. Dưới đây ghi lại các điều được bàn trong các sách Bát tự tinh giải, Khán lưu niên đại vận để độc giả tham khảo.

Cách xem cát, hung theo đại vận và lưu niên chưa phát sình hình xung, khắc, hợp với mệnh cục để gây tốt, xấu. Đại vận thông qua can chi của nó để quản 10 năm. Năm năm đầu lấy can làm chủ 70%, chi chỉ chiếm 30% làm bổ trợ, năm năm sau lấy chi làm chủ chiếm 70%. Còn lưu niên lấy can chi quản một năm.

Trong trường hợp không có hình, xung, khắc, hợp phá hoại thì đại thể có thể dự đoán cát hung của đại vận hoặc giữa các lưu niên đó như sau:

  1. Phàm người mà đại vận hoặc lưu hiên là hỉ thần, hay dụng thần thì đại vận hoặc lưu niên đó tốt.
  2. Người mà đại vận hoặc lưu niên là kỵ thần của mệnh cục thì nó chủ về đại vận hoặc lưu niên đó xấu.
  3. Người mà đại vận hoặc lưu niên không phải là hỉ thần, dụng thần hay kị thần của mệnh cục thì đại vận hoặc lưu niên đó bình thường.

Cách xem cát hung theo đại vận hoặc lưu niên phát sinh hình, xung, khắc, hợp với mệnh cục để gây tốt, xấu Trường hợp đại vận phát sinh hình, xung, khắc, hợp với mệnh cục để gây tốt xấu là khá phức tạp. Có trường hợp do hình, xung, khắc, hợp biến hóa thành cát lại là xấu; có trường hợp vì biến hóa mà hóa hung lại trở thành tốt. Đây là những trường hợp khó nhất trong các sách mệnh học. Mong độc giả nghiên cứu thêm.

1- Khi đại vận hoặc lưu niên phát sinh hình, xung, khắc, hợp với mệnh cục rồi biến hóa thì cho dù mệnh cục có hay không có hình, xung, khắc, hợp, nhất thiết lấy đại vận hoặc lưu niên làm ưu tiên để xem [đại vận quan trọng hơn, lưu niên thì yếu hơn].

2- Trường hợp mệnh cục có hợp nhưng không biến hóa, còn đại vận hoặc lưu niên hóa thành thần dẫn ra thì hợp cục đó thành hóa cục [khi tan cục sẽ có sự thay đổi to lớn]. Cách xem cát hung theo đại vân hoặc lưu niên sau khi phát sình hình, xung, khắc, hợp với mệnh cục gây ra tốt, xấu

1- Đại vận hoặc lưu niên hình, xung, khắc, hợp làm mất kị thần trong mệnh cục là chuyển xấu thành tốt.

2- Đại vận hoặc lưu niên hình, xung, khắc, hợp làm mất hỉ thần, dụng thần trong mệnh cục là chuyển tốt thành xấu.

3- Đại vận hoặc lưu niên là hỉ thần hay dụng thần, nhưng bị một chữ nào đó trong mệnh cục xung khắc hay hợp chặt hỉ thần, dụng thần của đại vận, lưu niên thì tốt nhưng không thực, cho nên trở thành bình thường.

4- Đại vận hoặc lưu niên là kị thần nhưng có một chữ nào đó xung, khắc mất hoặc hộp chặt kị thần ấy thì xấu vừa, tức là trở thành bình thường,

5- Đại vận hoặc lưu niên hợp hóa thành công với mệnh cục thì lấy hóa thần đó để bàn cát hay hung. Hóa thành hỉ thần, dụng thần là tốt, hóa thành kị thần là hung.

6- Đại vận hay lưu niên hình phạt mệnh cục [cho dù là hình phạt mất hỉ thần hay kị thần] đều chủ về hung.

7- Địa chi của đại vận và lưu niên phát sinh thiên khắc địa xung với nhau hoặc can chi của đại vận và mệnh cục phát sinh thiên khắc địa xung với nhau, hoặc lưu niên và mệnh cục xung khắc nhau thì đều chủ về hung [nếu là khắc nhập hay xung nhập vào vận hạn đó thì càng nặng thêm].

8- Đại vận và lưu niên phát sinh thiên tỉ [tức ngang hòa nhau] địa xung hoặc thiên khắc địa tỉ, hoặc thiên tỉ địa hình [hình phạt] thì đều chủ về hung [nếu ứng vào vận hạn đó thì càng nặng].

9- Đại vận, lưu niên, mệnh cục hình thành một địa chi xung ba chi, hoặc một can khắc ba can; một chi hình phạt ba chi, hoặc ba chi hình phạt một chi thì e rằng có tai nạn bất ngờ nguy hiểm đến tính mạng [phải hết sức chú ý]. Có một chi xung hai chi, một can khắc hai can, một chi hình phạt hai chi hoặc hai chi hình phạt một chi, tuy có tai họa nhưng tương đối nhẹ hơn.

10- Trong đại vận, lưu niên, mệnh cục có bốn chi hợp với một chi, bốn can hợp với một can, một chi hợp với bốn chi hoặc một can hợp với bấn can thì chủ về tình cảm có sóng gió, bệnh tật hoặc thất bại tài sản và tình trạng đó kéo dài.

11- Trong mệnh cục lấy thương quan làm dụng thần thì đại vận, lưu niên kị nhất là thương quan. Phạm phải điều đó có thể tan nát nhân duyên, cãi nhau, kiện tụng hoặc phá sản.

12- Mệnh cục, đại vận, lưu niên có sáu địa chi hợp thành hai cục khác nhau hoặc tam hợp cục tương khắc nhau thì chủ về đại họa đến nơi, cái chết khó tránh.

13- Đại vận, lưu niên lấy hai chi xung một chi, xung nhập cung thê [vợ] là chủ về vợ có tai họa, xung nhập cung phụ mẫu là chủ về phụ mẫu có tai nạn, xung nhập cung con cái là chủ về con cái gặp tai nạn.

14- Nếu trong đại vận, lưu niên, mệnh cục xuất hiện tam. hình [ba hình phạt thì bất cứ hai hình nào nhập vào chính ấn của mệnh cục là có nguy cơ mẹ mất, nhập vào thiên tài của mệnh cục là có nguy cơ cha mất, nhập vào chính tài là có nguy cơ vợ mất, nhập vào thực thương là có điềm con mất.

15- Trong đại vận, lưu niên hoặc mệnh cục xuất hiện hai nhóm hình phạt lẫn nhau hoặc tuần hoàn tam hình [hình phạt] khi hình nhập vào vận hạn đó lại không có cái cứu giải [tức là không có thiên đức và nguyệt đức hoặc bị những cái khác hợp chặt] thì bản thân có tai vạ, nếu không may lại còn gặp xung nữa thì tai vạ càng nặng, có thể chết cũng nên. Nếu hình phạt không nhập vào vận hạn đó mà nhập vào chi năm [đồng thời không có gì cứu trợ] thì ông bà có tai vạ, hình nhập vào chi tháng [mà không có cứu trợ] thì cha mẹ có tai vạ, hình nhập vào chi ngày [mà không có cứu trợ] thì con cái hoặc vỢ có tai vạ.

16- Can ngày khắc thiên can của lưu niên [tức là phạm tuế quân] thì xấu, nếu có cứu [can khác khắc hợp làm xì hơi can ngày hoặc có quý nhân thiên đức] thì ngăn trồ người đó tiến [tức không gặp của].

17- Trong đại vận. lưu niên và mệnh cục xuất hiện bốn chữ: tí, ngọ, mão, dậu thì tốt.

Chú thích: Trong vận hạn này chia mệnh cục thành bôn thời kỳ: mỗi thời kỳ là một hạn, lấy theo:

  • a- Trụ năm: từ năm sinh đến tuổi 15.
  • b- Trụ tháng: từ 16 đến tuổi 31.
  • c- Trụ ngày: từ 31 đến tuổi 47.
  • d- Trụ giờ: từ 47 đến tuổi 65.

3. Can chi đại vân và thái tuế

Về đại vận 10 năm, thiên can quản năm năm đầu, địa chi quản năm năm sau, còn vấn đề thiên can của lưu niên hay địa chi của lưu niên là thái tuế thì các sách đều có bàn nhưng rất khác nhau. Tôi căn cứ thực tiễn của bản thân có kinh nghiêm như sau: Quan hệ giữa can chi của đại vận với lưu niên, Tử trụ vừa mật thiết lại vừa phức tạp. Nó là tiêu chí thông tin vận khí tốt xấu của một người trong mười năm. Trong rất nhiều trường hợp chứng tỏ can chi của đại vận đều tác động đến trong 10 năm. Như đại vận giáp tý thương quan, theo thuyết can giáp quản 5 năm đầu, chi tý quản 5 năm sau, 5 năm đầu không gặp năm tân vốn là không gặp tai vạ gì hoặc việc gì cũng thuận lợi, nhưng 5 năm đầu không gặp được quan tinh cửa lưu niên mà ở năm thứ 7 hoặc năm thứ 8, thậm chí có người đến năm cuối của đại vận mới gặp quan tinh của lưu niên thì ngược lại lại phát sinh tai vạ do thương quan gặp quan tinh. Địa chi tý của đại vận theo thuyết thì nó quản 5 năm sau, nhưng khi tý rơi vào 5 năm đầu thì nó sẽ gặp chi ngọ của lưu niên, địa chi của đại vận đã xung khắc ngọ của lưu niên thái tuế, tức là gặp tai ách hoặc việc không thuận là điều khó tránh khỏi.

Thiên can, địa chi của đại vận tác dụng trong mười năm, nó có quan hệ mật thiết với tổ hợp sắp xếp của Tứ trụ. Trong Tứ trụ đã thể hiện rõ năm thứ 7 hoặc năm thứ 8 của đại vận gặp quan vận bất lợi. Thương quan giáp mộc của đại vận sẽ có dịp gặp thương quan tinh, do đó sẽ xuất hiện tai vạ do thương quan gặp thương quan. Ví dụ nhật nguyên trong Tứ trụ có ngọ, đại vận có tý thì tý của đại vận sẽ xung với ngọ của nhật nguyên làm cho người này trong mười năm, năm nào cũng có chuyến đi xa, nếu không thì anh ta hoặc vợ anh ta gặp việc không thuận, có người tai vạ ứng vào lúc cưới nhau. Có một số ví dụ rất rõ, như địa chi của đại vận là thân, chi ngày của Tứ trụ là dần vừa bước vào đại vận chưa đầy một năm, vì thân kim của vận xung dần mộc của chi ngày, kết quả làm cho người đó gặp tai ách và những việc không may. Tôi đã kiểm nghiệm trong thực tế nhiều lần các sự việc đểu chứng tỏ thiên can, địa chi của đại vận trong mười năm thật ra không phải là thiên can quản 5 năm đầu, địa chi quản 5 năm cuôì mà là nó tác dụng trong cả mười năm.

Thiên can của lưu niên là thái tuế hay địa chi của lưu niên là thái tuế? Các nhà mệnh lý học Trung Quốc có người nói thiên can, có người cho là địa chi, ý kiến không thống nhất. về vấn đề này, thứ nhất không thể dựa vào quyền uy, thứ hai không thể bằng kinh nghiệm cá nhân, thứ ba không được sùng bái mê tín các thầy đi trước. Đương nhiên bên nào cũng có lý lẽ của mình.

Ở thời đầu khi mới phát minh can chi, người xưa lấy thiên can làm hoàng đế, thiên can là dương là tròi, địa chi là âm là đất, cho nên cho rằng thiên can là thái tuế. Lấy địa chi làm thái tuế có căn cứ như sau: địa chi là con, con kế ngôi vua của cha, nên địa chi là thái tuế, đó là lẽ thứ nhất. Thứ hai lúc mới phát minh lấy thiên can làm ngày, địa chi làm tháng, can là dương, chi là âm, nên trong sách Nhĩ nha thích thiên có câu: Người tuổi âm là tí, sửu dần, mão, thin, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Điều đó chứng tỏ địa chi lại là tiêu chí thiên về năm, nên lấy địa chi làm thái tuế. Cho nên hai phe, phe nào nói cũng có lý.

Tôi trong quá trình ứng dụng lấy địa chi làm thái tuế. Thứ nhất vì địa chi là tiêu chí ghi năm, thứ hai thiên can là mầm, địa chi là rễ, địa chi của năm là chủ quyền sát của một năm, là lệnh của bôn mùa. Trực nguyệt chủ quyền sinh sát một tháng. Vượng suy của thiên can là lấy địa chi làm tiêu chuẩn. Thứ ba, trong Tứ trụ có địa chi gặp thái tuế xung chi, chi động, tức là nói thái tuế bắt anh động thì anh phải động, còn can của lưu niên chỉ có chức năng sinh khắc, không có khả năng điều động. Do đó nói địa chi của lưu niên là thái tuế là có lý của nó.

Về lưu niên và đại vận cái nào quan trọng hơn? Tuy không có tranh luận nhưng trong ứng dụng thực tế cũng có ý kiến cho là đại vận quan trọng hơn, lưu niên, thái tuế kém hơn. Điều này rõ ràng không đúng.

Trong sách Tam mệnh thông luận có câu: Thái tuế là quân, đại vận là thần. Lại nói: Năm thái tuế thì trong năm đố là thiên tử, nó đứng trên tất cả các thần sát của năm, thống trị ở phương vị chính, đưa về sáu khí, chuyển vận bốn mùa, là năm thành công, không còn gì cao hơn nữa. Điều đó chứng tỏ thái tuế quan trọng hơn đại vận, đứng trước đại vận.

IV. CÁCH XEM CÁT, HUNG CỦA LƯU NIÊN

Lưu niên chính là tên từng năm, ví dụ năm 1991 là tân mùi, thì tân mùi chính là lưu niên. Địa chi mùi của lưu niên gọi là thái tuế của lưu niên, gọi tắt là thái tuế. Thái tuế là ông vua trong lòng của mỗi người.

Cho nên thái tuế là thiên tử của năm đó, làm chủ quyền sinh sát. Thái tuế là vua, là không thể bị xúc phạm. Nếu xúc phạm thái tuế, nhẹ ra là bị họa nhiều lần, nặng ra là bị họa sát thân. Cho nên có câu Thái tuế rơi vào năm nào, nếu bị phạm sẽ mang họa. Trong dự đoán Tứ trụ, thái tuế không được bị xúc phạm, tức là thiên can địa chi của năm tháng ngày giờ trong Tứ trụ không được phát sinh hình, xung, khắc, hại thái tuế, nếu không thì khó tránh khỏi tai họa.

Sự hình, xung, khắc, hại đối với thái tuế có phân biệt nặng nhẹ. Một loại là thái tuế khắc tôi, đó là trên khắc dưới, hoàng đế thống trị thần dân thiên hạ, cha quản giáo con cái, cấp trên quản cấp dưới, là thuận lẽ đời. Cho dù không vừa lòng nhưng chỉ cần không xâm phạm, không kháng lại thì có gặp nạn cũng qua. Cho nên thái tuế khắc tôi thì hại nhẹ. Trường hợp thứ hai là tôi khắc thái tuế là dưới phản trên, là con đánh cha, thần dân phản vua, phạm tội bất hiếu, phạm thượng, nhẹ ra là bị thương, tật bệnh, mất của nặng ra là họa lao tù, mất mạng. Do đó hình, xung, khắc, hại thái tuế là sẽ có nạn lớn.

Thái tuế khắc tôi, tôi khắc thái tuế phải làm rõ các trường hợp khác nhau để biết được họa nặng hay nhẹ, có hại hay không.

1- Thiên khắc địa xung.

Trong sự sinh khắc của lưu niên và Tứ trụ, cho dù là thái tuế khắc tôi hay tôi khắc thái tuế, như lấy trụ ngày làm ví dụ, chi của thái tuế khắc chi ngày là khắc đơn. Nếu là thiên can địa chi của lưu niên đồng thời khắc thiên địa chi của trụ ngày, hoặc thiên can địa chi của trụ ngày khắc thiên can địa chi của thái tuế, lưu niên thì gọi là thiên khắc địa xung. Cái hại của thiên khắc địa xung lớn hơn khắc đơn. Như ngày giáp tý khắc lưu niên mậu ngọ là tôi thiên khắc địa xung thái tuế. Hay lưu niên canh thin khắc trụ ngày giáp tý thì gọi là thái tuế thiên khắc địa xung tôi.

2- Xung khắc tuế vận.

Vẫn lấy trụ ngày làm ví dụ. Trụ ngày xung khắc thái tuế thì tai họa nặng, nếu thiên can địa chi của trụ ngày vừa xung khắc thái tuế, vừa xung khắc đại vận mà không được các can chi khác của Tứ trụ giải, hoặc không dùng cách cứu giải thì rất nguy hiểm, thậm chí mất mạng.

3- Tứ trụ đều đến xung khắc thái tuế. Ví dụ trụ ngày là dậu kim,

trụ năm, trụ tháng cũng là dậu kim, hoặc trụ ngày là dậu kim, trụ tháng, trụ giờ cũng là dậu kim, lưu niên thái tuế là mão, đó là ba dậu xung khắc một mão, một mão xung ba dậu, nếu trong Tứ trụ và đại vận, tiểu vận không có can chi khác cứu giải thì tính mệnh nguy to.

4- Tứ trụ, đại tiểu vận cấu kết lại hình, xung, khắc, hại thái tuế.

Ví dụ: Trụ ngày, trụ tháng, đại vận đều là dậu kim, hoặc trụ ngày, đại, tiểu vận đều là dậu kim, thái tuế là mão mộc, như thế là ba dậu xung khắc một mão, hoặc một mão xung ba dậu, nếu không có cứu giải thì tai họa khôn lường.

5- Tứ trụ phân biệt khắc thái tuế thì mỗi dạng khắc có một

dạng tai vạ. Có trường hợp cả năm, tháng, ngày giờ đều đến thiên khắc địa xung mà phạm thái tuế, như năm mậu ngọ, tháng mậu ngọ, ngày mậu ngọ, giờ mậu ngọ đồng thời đến xung khắc nhâm tý của lưu niên, nhưng trường hợp này ít. Phần nhiều là trụ năm, hoặc trụ tháng, hoặc trụ ngày hoặc trụ giờ phân biệt thiên khắc địa xung xâm phạm thái tuế.

Trụ năm là cha mẹ, trụ tháng là anh chị em, trụ ngày là mình và vợ, trụ giờ là con cái. Nếu trụ năm thiên khắc địa xung thái tuế thì không những tự mình có tai ách mà cha mẹ hoặc người trong nhà cũng mang họa. Nặng hay nhẹ, có hay không phải xem các can chi khác của Tứ trụ và can chi của đại tiểu vận có cứu giải hay không để quyết định. Nếu trong Tứ trụ, đại tiểu vận có cứu giải hoặc dùng những phương pháp giải hạn khác để cứu thì tai ách nhẹ hoặc không có, thậm chí còn có thể biến thành phúc, hoặc được của.

Thiên can địa chi của trụ năm xung khắc lưu niên, thái tuế thì cả cuộc đời chỉ gặp một lần vào lúc tròn 54 tuổi. Ví dụ sinh năm giáp tí, năm 54 tuổi là mậu ngọ. Trụ tháng thiên khắc địa xung lưu niên thái tuế trong cuộc đời chỉ gặp hai lần. Ví dụ sinh tháng canh tý gặp hiu niên giáp ngọ. Trụ ngày thiên khắc địa xung thái tuế cả cuộc đời có thể gặp một đến hai lần, vì 60 năm là một hoa giáp. Người 60 tuổi trở lên, trụ tháng hoặc trụ ngày, trụ gid có vị trí sắp xếp can chi hợi ở phía sau của hoa giáp tý thì người đó có thể gặp hai lần. Như trụ ngày là ngày canh thân gặp giáp dần lưu niên là thiên khắc xung lưu niên. Canh thân nằm ỏ cuối hoa giáp tí, vị trí thứ tư đếm từ cuối lên sẽ có dịp gặp giáp dần lưu niên thái tuế vào hai năm 1914 và 1974. Khoảng cách thời gian đó phải 60 tuổi trở lên. Trụ giờ cũng tương tự. Còn các chi của Tứ trụ xung thái tuế thì 12 năm gặp một lần.

Trong Tứ trụ, cho dù là thiên khắc địa xung phạm thái tuế hay là một chi nào đó xung khắc thái tuế, khi đó nếu người ấy không gặp tai vạ hoặc trắc trở thì những người thân của họ, tùy thuộc vào quan hệ và mức độ hình, xung, khắc, hại trong Tứ trụ của người đó mà chuyển dời tai vạ lên người thân. Nếu trong Tứ trụ hoặc đại vận có cứu thì có thể giảm nhẹ tai họa lớn hoặc lướt qua tai hoạ nhỏ, thậm chí hóa hung thành cát.

6- Tai vạ do hung sát khắc hại gây ra. Can chi của Tứ trụ và

Lưu niên đại vận không những tương khắc nhau gây ra tai vạ mà nếu nhật nguyên yếu và trong Tứ trụ, lưu niên, đại vận có: kiếp, sát, thương, kiêu, hung sát khắc hại nhật nguyên hoặc dụng thần thì nó cũng sẽ gây ra tai vạ. Tai vạ đó to hay nhỏ thì thứ nhất phải xem mức độ khắc hại, thứ hai phải xem có các can chi khác hoặc đại vận cứu giúp không.

Người ta trong cuộc đời, dù là ai đi nữa thì cũng khó tránh khỏi tai ách và các việc xấu. Nếu không bị thiệt về đường công danh thì cũng có bệnh, hoặc bị thương, hoặc hôn nhân, con cái, cha mẹ có mặt nào đó không vừa lòng. Ví dụ một người từ khi sinh đến 50 tuổi nói chung thuận lợi thì từ 50 đến 60 hoặc 59 đến 69, trong thời gian đó hoặc bản thân, hoặc người thân trong nhà khó tránh khỏi những điều trắc trở.

Điều đó ai cũng khó tránh khỏi, thậm chí có người chẳng sống bao lâu nữa. Vì trong thời gian đó thiên can địa chi của đại vận thiên khắc địa xung với can chi tháng sinh. Cho nên xưa có câu: Lệnh tháng là cương lĩnh, không được xung, nếu bị xung thì mười người có chín người là xấu.

7- Thái tuế và vận cùng gặp nhau thì chủ về hung.

Các sách mệnh học cổ đều rất coi trọng tai vạ do thái tuế và vận gặp nhau. Tuế vận gặp nhau là can chi của đại vận và can chi lưu niên giống nhau, như đại vận là tân mùi, lưu niên cũng là tân mùi. Cho nên xưa có câu: Tuế vận gặp nhau không chết mình cũng mất người thân.

Cái tai vạ của tuế vận gặp nhau là tai vạ lớn của cuộc đời, nhưng không nhất định là mỗi người đều gặp. Tôi trong thực tế nghiệm thấy có người gặp tuế, vận trùng nhau, có người bị chết, nhưng cũng có người là người thân mất, nhưng cũng có người không bị tang tóc gì. Nguyên nhân là vì Tứ trụ và tuế, vận cân bằng nhau. Sách Tam mệnh thông hội có câu: Tuế, vận gặp nhau, chỉ có kình dương, thất, sát là xấu; còn có tài, quan, ấn, thụ là tốt.

Về nguyên tắc mà nói, tai vạ của người ta mức độ khác nhau. Tôi qua thực tế tổng kết ra: thông thường mà nói, phàm người tai vạ lớn thì phúc của người ấy cũng to, cho nên mệnh hoạ xưa có câu Nạn to không chết, tất phải có phúc dày.

Trong cuộc đời, người ta không những phải biết phúc khí của mình ra sao mà càng nên biết mình có tai vạ không và khi nào thì gặp, mục đích là để đề phòng và lánh xa. Trên kia khi nói về quan hệ tương khắc của Tứ trụ và lưu niên, thái tuế, đã nói khá nhiều về mặt xấu. Mục đích cũng chỉ là để người ta để phòng, cảnh giác. Vì việc may, việc tốt trong Tứ trụ và đại vận có thì cuối cùng sẽ có, chỉ cần ra sức phấn đấu, đến lúc sẽ đạt được. Nhưng đối với tai vạ, không biết được thời gian phát sinh thì không biết mà đề phòng, tất sẽ tổn thất. Cho nên mục đích của dự đoán là vừa phải có lợi cho sự nghiệp, thân thế bình yên, vừa phải tránh được tai vạ, chỉ có thế mối chứng minh được là người có bản lĩnh. Người có bản lĩnh không nhất thiết là phải có sáng tạo trong sự nghiệp mà còn là người tránh xa được tai vạ.

8- Tương sinh tương hợp thì có tin mừng.

Lưu niên, thái tuế và trụ ngày, dụng thần trong Tứ trụ giông như hoàng đế, ân nhân của mình, nói chung là đem lại tin mừng. Trụ ngày hoặc dụng thần hợp thái tuế, sách xưa có câu: Hợp thái tuế là chủ về sự rủi ro của một năm. Tôi cho rằng, câu đó cả trên lý luận lẫn trong thực tiễn đều không đúng lắm. Vì trụ ngày và can chi trong lưu niên tương hợp với thái tuế. Ai có sự tương hợp đó là tương thân, tương ái, tương thân tương ái với hoàng đế tất sẽ gặp may.

Tham khảo:

Văn hóa Okunev

TỔNG LUẬN VỀ CÁT HUNG CỦA ĐẠI VẬN

Tổng hợp mẫu backdrop nổi bật nhất dành cho ngày phụ nữ

TIỂU SỬ VÀI DANH TÀI VÕ THUẬT TRUNG HOA

CÁCH XẾP TRỤ NGÀY

Đánh giá post

Video liên quan

Chủ Đề