Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Đã gửi 06-11-2013 - 18:44

1)Tìm nghiệm nguyên: $9x+2=y^{2}+y$

PT$\Leftrightarrow (y-1)(y+2)=9x$

Mà $y+2$ và $y-1$ đồng dư khi chia cho 3 và tích của chúng $(y-1)(y+2)=9x\vdots 3$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} y-1\vdots 3 \\ y+2\vdots 3 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow y=3k+1$ với $k\epsilon Z$

PT trở thành $9x=9k^{2}+9k\Leftrightarrow x=k^{2}+k$

Vậy PT có nghiệm $(x;y)=(k^{2}+k;3k+1)$ với k là số nguyên


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi SieuNhanVang: 06-11-2013 - 18:45

  • huyentom, Viet Hoang 99Baarka thích

Đã gửi 06-11-2013 - 18:53

4)Tìm nghiệm nguyên: a)$xy-x-y=2$

                                     b)$x+xy+y=9$

a) $xy-x-y=2$

$\Leftrightarrow xy-x-y+1=3$

$\Leftrightarrow x(y-1)-(y-1)=3$

$\Leftrightarrow (x-1)(y-1)=3$

$\Rightarrow$ x-1 và y-1 $\epsilon$ Ư(3) = ${\pm 1; \pm 3}$

Từ đó suy ra các nghiệm nguyên x và y tương ứng

b) $x+xy+y=9$

$\Leftrightarrow x(y + 1) + y = 9$

$\Leftrightarrow x(y + 1) + (y + 1) = 10$

$\Leftrightarrow (y + 1)(x + 1) = 10$

Suy ra x + 1 và y+1 là ước nguyên của 10 $\Rightarrow$ x+1 $\epsilon$ ${\pm 1; \pm 2; \pm 5; \pm 10}$

Từ đó suy ra các nghiệm nguyên x, y tương ứng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baarka: 06-11-2013 - 19:00

Yêu toán từ thuở còn non 

Học toán từ thuở em còn lên ba 

Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
 

Đã gửi 06-11-2013 - 18:55

có hẳn 1 quyển về phương trình nghiệm nguyên mẫu số ,số chính phương ,số nguyên tố

những bài toán đồng dư về nghiệm nguyên lại bậc cao hơn

tren báo thtt thường xuyên đề cập


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenminhquanduongvexaxoi: 06-11-2013 - 18:57

Đã gửi 06-11-2013 - 19:14

5)Tìm nghiệm nguyên:

$x^{3}-3y^{3}-9z^{3}$=0

Ta thấy $(x;y;z)=(0;0;0)$ là nghiệm của phương trình.

Giả sử phương trình đã cho có nghiệm nguyên khác $(0;0;0)$ 

Trong số các nghiệm đó , gọi $(x_{0},y_{0},z_{0})$ là nghiệm nguyên có $\left | x_{0} \right |+\left | y_{0} \right |+\left | z_{0} \right |=d$ nhỏ nhất

Rõ ràng $d> 0$

Từ đẳng thức $x_{0}^{3}=3(y_{0}^{3}+3z_{0}^{3})$, suy ra $x_{0}$ chia hết cho $3$

Đặt $x_{0}=3x_{1}$ , ta được

$27x_{1}^{3}=3(y_{0}^{3}+3z_{0}^{3})\Rightarrow y_{0}^{3}=3(3x_{1}^{3}-z_{0}^{3})$

Từ đây suy ra $y_{0}$ chia hết cho $3$. Đặt $y_{0}=3y_{1}$ , ta được

$27y_{1}^{3}=3(3x_{1}^{3}-z_{0}^{3})\Rightarrow z_{0}^{3}=3(x_{1}^{3}-3y_{1}^{3})$

Từ đẳng thức cuối cùng này ta suy ra $z_{0}$ chia hết cho $3$. Đặt $z_{0}=3z_{1}$, thay vào thì ta được

$x_{1}^{3}-3y_{1}^{3}-9z_{1}^{3}=0$

Tức là $x_{1},y_{1},z_{1}$ cũng là một nghiệm của phương trình đề bài

Nhưng $\left | x_{1} \right |+\left | y_{1} \right |+\left | z_{1} \right |=\frac{\left | x_{0} \right |+\left | y_{0} \right |+\left | z_{0} \right |}{3}=\frac{d}{3}$

Vì $0< \frac{d}{3}< d$ nên điều này mâu thuẫn với cách chọn $(x_{0},y_{0},z_{0})$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm $(x,y,z)=(0,0,0)$


  • huyentom, Viet Hoang 99Baarka thích

Đã gửi 06-11-2013 - 19:26

2)Tìm nghiệm nguyên: $4x^{2}+25y^{2}+144z^{2}=2007$

Số dư của một số chính phương chia cho $8$ là $0,1,4$ tổng của ba bình phương có số dư khi chia cho $8$ là $0,1,2,3,4,5,6$

Hay $VT$ của phương trình chia cho $8$ dư $0,1,2,3,4,5,6$

Mà $VP=2007$ chia $8$ dư $7$

Suy ra phương trình vô nghiệm


  • Yagami Raito, huyentom, Viet Hoang 99 và 1 người khác yêu thích

Đã gửi 06-11-2013 - 19:30

3)Tìm nghiệm nguyên dương: a)$x^{2}-5y^{2}=27$

                                                b)$19x^{2}+28y^{2}=729$

a, Từ giả thiết ta có : $x^{2}=5y^{2}+27=5(y^{2}+5)+2$

Suy ra phương trình không có nghiệm nguyên dương vì không có số chính phương chia cho $5$ dư $2$

b, Có ở đây : http://diendantoanho...0y2-6xy150-15x/


  • huyentom, Viet Hoang 99Baarka thích

Đã gửi 06-11-2013 - 19:59

6)Tìm nghiệm nguyên dương:
$x^{3}+3367=2^{n}$

Để sử dụng hằng đẳng thức $a^{3}-b^{3}=(a-b)(a^{2}+ab+b^{2})$ ta chứng minh $n$ chia hết cho $3$

Từ phương trình đã cho suy ra $x^{3}\equiv 2^{n}$(mod $7$)

Nếu $n$ không chia hết cho $3$ thì $2^{n}$ khi chia cho $7$ chỉ có thể cho số dư là $2,4$ hoặc $7$, trong khi đó $x^{3}$ khi chia cho $7$ chỉ có thể dư $0,1$ hoặc $6$ nên không thể có đồng dư thức $x^{3}\equiv 2^{n}$(mod $7$)

Vậy $n=3m$ với $m$ là một số nguyên dương nào đó. Thay vào phương trình đã cho ta được 

$x^{3}+3367=2^{3m}\Leftrightarrow (2^{m}-x)[(2m-x)^{2}+3x.2^{m}]=3367$ (1)

Từ (1) suy ra $2^{m}-x$ là ước của $3367$

Hơn nữa, $(2^{m}-x)^{3}< 2^{3m}-x^{3}=3367$ nên $(2^{m}-x)\epsilon \left \{ 1;7;13 \right \}$

Xét $2^{m}-x=1$, thay vào (1) suy ra $2^{m}(2^{m}-1)=2\times 561$, vô nghiệm

Xét $2^{m}-x=3$, thay vào (1) suy ra $2^{m}(2^{m}-13)=2\times 15$, vô nghiệm

Xét $2^{m}-x=7$, thay vào (1) suy ra $2^{m}(2^{m}-7)=24\times 32$. Từ đó ta có

$m=4;n=3m=12\Rightarrow x=9$

Vậy $(x,n)=(9,12)$


  • huyentom, datcoi961999, nghiemthanhbach và 4 người khác yêu thích

Đã gửi 06-11-2013 - 21:22

Tìm nghiệm nguyên dương:

$3x+17y=159$

Vì $3x$ và $159$ đều chia hết cho $3$. Do đó $17y$ chia hết cho $3$

Mà $(3;17)=1$ nên $y$ chia hết cho $3$. Đặt $y=3t$ ($t\epsilon Z$)

$\Rightarrow 3x+17.3t=159\Leftrightarrow x+17t=53$. Do đó $\left\{\begin{matrix} x=53-17t \\ y=3t \end{matrix}\right.$ với $t\epsilon Z$

Thử lại , ta thấy $x$, $y$ nghiệm đúng với phương trình 

Vậy nghiệm nguyên của phương trình $\left\{\begin{matrix} x=53-17t \\ y=3t \end{matrix}\right.$ với $t\epsilon Z$


  • huyentom, Viet Hoang 99Baarka thích

Đã gửi 06-11-2013 - 21:29

10)Tìm tất cả các tam giác vuông có cạnh là số nguyên và diện tích bằng chu vi

Tham khảo ở đây nhé!


  • huyentomViet Hoang 99 thích

Đã gửi 06-11-2013 - 22:36

10)Tìm tất cả các tam giác vuông có cạnh là số nguyên và diện tích bằng chu vi

Bài 10 :

Bạn tham khảo thêm ở đây nhé 

Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
 #6


  • nghiemthanhbach, Viet Hoang 99Baarka thích

       

Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
  
Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
 
Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $ 
Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
  
Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
 
Tìm nghiệm tổng quát của phương trình 17 x 7 y 2007
            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

Đã gửi 17-06-2015 - 21:41

Câu 3b

19$x^{2}$ lẻ => $x^{2}$ lẻ =>  $x^{2}$  chia 4 dư 1 =>19$x^{2}$ chia 4 dư 3 =>$19x^{2}+28y^{2}$ chia 4 dư 3 hay 729 chia 4 dư 3 ( vô lý )

=> Không tìm được x;y


Đã gửi 18-06-2015 - 13:29

6)Tìm nghiệm nguyên dương:
$x^{3}+3367=2^{n}$

7)Tìm a,b,c nguyên tố thoả mãn: $a^{b}+b^{a}=c$

8)Tìm nghiệm nguyên: $x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}=2xyzt$

9)Tìm nghiệm nguyên: $3x^{2}+5y^{2}=12$

10)Tìm tất cả các tam giác vuông có cạnh là số nguyên và diện tích bằng chu vi

9. giả sử $x^{2}\geq y^{2}\Rightarrow 12=3x^{2}+5y^{2}\geq 8y^{2}\Rightarrow y^{2}=1\Rightarrow x\in \O$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi aristotle pytago: 18-06-2015 - 13:31

Đã gửi 18-06-2015 - 13:35

7.$a^{b}+b^{a}=c\Rightarrow c> 2\Rightarrow$ c lẻ vậy là a hoặc b chẳn không mất tính tổng quát giả sử a chẳn nên a=2 vậy $2^{b}+b^{2}=c$ bài này dễ rồi 


Đã gửi 18-06-2015 - 13:46

8.$x^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}=2xyzt\vdots 2$

không mất tính tổng quát giả sử là x $4x_{0}^{2}+y^{2}+z^{2}+t^{2}=4x_{0}yzt\vdots 4$

mà số chính phương chia bốn dư 0,1 vậy y,z,t đều chia hết cho 4 

$4(x_{o}^{2}+y_{o}^{2}+z_{0}^{2}+t_{0}^{2})=32x_{0}y_{0}z_{0}t_{0}$

dùng lùi vô hạn suy ra x,y,z,t =0,0,0,0


Đã gửi 18-06-2015 - 14:19

Giúp em bài này. x,y không âm, thuộc Z y^2 -4x -3=0 (gửi bài từ mobi em ko gõ ct toán đc, xin lỗi ạ)

Đã gửi 18-06-2015 - 16:21

số chính phương chia 4 dư 0,1 vô nghiệm