Tình hình giao thông hiện nay ở nước ta như thế nào

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng : Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt trái, trong đó TNGT là một ví dụ. Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta.

Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội. 


Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu TNGT.


Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT? Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc. TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT - thì thật đau xót. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,… TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác. Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo.

Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn. 

Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!

Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT? 

Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường,lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn. Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.

TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.

A . PHẦN MỞ ĐẦUTai nạn giao thông đã lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt và sinh mạng củahàng vạn người. Nó đã và đang trở thành một vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng và thiệthại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đangtrên đà hội nhập và phát triển. Hiện nay mặc dù chính phủ đã đầu tư và đề ra nhiềuhướng giải quyết song dường như vẫn chưa có sự thay đổi gì nhiều.Giao thông đô thị không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân,nó còn là cầu nối giúp con người trao đổi, giao lưu với nhau , hàng hoá được vậnchuyển và lưu thông tốt hơn… góp phần đáng kể vào bộ mặt của một nền kinh tế, mộtquốc gia phát triển. Tại các thành phố đang trong quá trình hiện đại hoá như Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh thì vấn đề giao thông lại càng quan trọng .Thực trạng giao thông ở các đô thị của chúng ta như thế nào? Nguyên nhân củathực trạng đó do đâu? Nhà nước sẽ có các giải pháp ra sao để giao thông đô thị khôngcòn là nỗi ám ảnh nữa?Đó cũng chính là nội dung bài tiểu luận của em.Bài tiểu luận của em được chia thanh các phần chính:A.PHẦN MỞ BÀIB.PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở triết học II. Vận dụng 1.Thực trạng giao thông 2. Nguyên nhân 3. Giải pháp1 B. PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở triết học 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quảNguyên nhân là tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vậtvới nhau gây ra những biến đổi nhất định.Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra.2 .Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả _Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân _ quả là mối liên hệkhách quan của bản thân các sự vật.Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụthuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không ._Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ : mộthiện tượng nào đó trong đó mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệkhác là kết quả và ngược lại._Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khácnhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại một kết quả có thể gây nên bởi nhiềunguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.3.Phân loại nguyên nhân :_Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu +Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽkhông xảy ra. +Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉquyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định , cá biệt của hiện tượng ._Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài :2 +Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay nhữngyếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định . +Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chấtkhác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy._Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan : +Nguyên nhân khách quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đốivới ý thức của con người, của các giai cấp, các chính đảng… +Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vàoý thức của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chínhđảng…nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển…các quá trình xã hội._Nguyên nhân tác động ngược chiều và nguyên nhân tác động cùng chiều +Nguyên nhân tác động cùng chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác độnglên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kếtquả . +Nguyên nhân tác động ngược chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác độnglên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàntriệt tiêu tác dụng của nhau.4.Một số kết luận về mặt phương pháp luận :_Vì mối liên hệ nhân_quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức củacon ngươì nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở chính trong thế giới củahiện thực ._Vì nguyên nhân luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân củamột hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đãxảy ra trước khi xuất hiện .3_Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả lànguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặcbiệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy._Vì một hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân snh ra nên trong quá trình xácđịnh nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra chođược hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng như các tổhợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thểxác định đúng về nguyên nhân sinh ra hiện tượng ._Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả trong mối quan hệ kháccó thể là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trongnhững quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nólà kết quả._Vì mối liên hệ nhân_ quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mốiquan hệ nhân_quả để hành động. Trong quá trình hành động ấy cần lưu ý : +Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinhra nó . +Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiệncần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng . Vì hiện tượng này có thểxuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động riên lẻ hoặc đồng thời . Trong hoạt độngthực tiễn cần tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứkhông hành động rập khuôn theo phương pháp cũ. +Vì các nguyên nhân củ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết địnhtrong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thựctiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân củ yếu và nguyên nhân bên trong .4 +Để đẩy nhanh [hay kìm hãm hoặc loại trừ ] sự phát triển của một hiện tượngxã hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều [hay lệchhoặc ngược chiều] với chiều vận động của mối quan hệ nhân_quả khách quan.II. Vận dụng1. Thực trạng giao thôngTheo báo cáo của bộ giao thông vận tải, tai nạn giao thông trong 10 năm qua tăngliên tục, đặc biệt từ năm 2001 tăng đột biến. Năm 2002 tai nạn đã làm chết 10.866người, bị thương 29.449 người . 9 tháng đầu năm 2002 đã xảy ra 21.312 vụ tai nạngiao thông làm chết 9.584 người, bị thương 23.981 người, tăng 10,5% số vụ, 23,8% sốngười chết, 8.6 số ngườ bị thương. Đáng chú ý là tai nạn giao thông đường bộ chiếm97% số vụ, 98% số người chết, 99% số người bị thương, trong đó tai nạn có liên quanđến mô tô, xe máy chiếm trên 70% tổng số vụ tai nạn trong cả nước. Cũng theo số liệucủa tổ chức y tế thế giới, thương tích giao thông đường bộ hiện đang là vấn đề nổicộm của sức khoẻ cộng đồng nói riêng và sự phát triển của toàn cầu nói chung.Trungbình mỗi ngày trên thế giới có khoảng 140.000 người bị thương tích, hơn 3000 ngườichết, 15.000 người bị tàn tật suốt đời do tai nạn giao thông và có xu hương ngày càngtăng. Tình hình tai nạn giao thông những tháng đầu năm 2004 đang có những diễnbiến hức tạp, trong 2 tháng đầu năm, số vụ giảm 29%, số bị thương giảm 40,7%nhưng số người tử vong lại tăng 3,6 % so với cùng kỳ năm trước.Trước những con số đau lòng trên đáng để chúng ta phải suy nghĩ : Nguyên nhân làdo đâu vậy?2.Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông song nhìn chung là donhững nguyên nhân chính sau đây: a, Nguyên nhân khách quan:_Do cơ sở hạ tầng giao thông 5 +Quá lạc hậu một phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú trọng đếnhạ tầng giao thông, chưa tính toán đến lâu dài. Hạ tầng xây dựng thiếu khoa học, bốcục giao thông của thành phố lại được tổ chức theo mạng lưới xuyên tâm với nhiềutrục chính kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm, mật độ giao thôngtrên các trục chính này rất dày đặc, quá tải vào các giờ cao điểm là điều khó tránh.Hơn nữa hạ tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quátrình thi công trước kia . +Không đáp ứng đủ đường để đi lại [ mặc dù đã có cầu vượt và cầu trui ].Theo thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh lượng phương tiện cơ giới bằng ẳ nhưngtổng số chiều dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước [1680 km/ 210.000 km ]vàmật độ mạng lưới giao thông mới đạt 0,8 km/ km. Đặc biệt là những nhánh đườnggiáp giữa nội thành và ngoại thành thì hẹp và xấu nhưng lại là nơi có nhiều người đilại nên dễ bị ùn tắc._Do xe cơ giới +Loại xe gây ra ùn tắc chủ yếu là xe máy với số lượng tập trung quá nhiều trênđường phố. Ước tính hiện nay ở Hà Nội có 1,3 triệu xe, trung bình 1,9 người/ 1 xe,còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có 2,2 triệu xe, trung bình 2,5 người/ 1xe. Như vậy thửhỏi sao không ùn tắc?Nhưng nguyên nhân bên trong của việc có quá nhiều xe là do trên thị trường xemáy Trung Quốc nhiều và giá rẻ hơn nhiều so với xe Nhật, vì vậy nhiều người có khảnăng mua được xe.Xe máy gây ra chủ yếu các vụ tai nạn. Năm 2001 tai nạn do xe máy gây rachiếm tới 71,16% tổng số vụ , 67,92% số người chết, 7,45% số người bị thương, cònđến giữa tháng 11/2002 con số tươngg ứng là 75,16%; 75,34% và 82,71%. +Xe bus cũng góp một phần vào nguyên nhân gây ùn tắc vì xe bus ở đô thịvẫn chưa được tốt: xe cũ, xe không an toàn, không đủ tuyến, không đúng giờ, không6cơ động. Hiện nay , mặc dù nhà nước đã đầu tư khá nhiều xe buýt mới nhưng vì đôikhi số người quá đông trên xe vào những giờ cao điểm dẫn tới việc gặp khó khăn khilên, xuống, làm chậm tiến độ đi lại của xe dẫn đến dễ ùn tắc._Do con người +Dân số quá đông, cả nước có đến gần 80 triệu người trong khi diện tích đấtđai thì chật hẹp. Đặc biệt là ở thành thị, mật độ càng đông hơn do dân cư kéo về đâylàm ăn ngày càng nhiều. +Ý thức của con người đối với việc thực hiện nội quy giao thông còn kém.Vẫn còn rất nhiều các trường hợp vi phạm, trong đó tập chung chủ yếu vào các lỗinhư phóng nhanh, lạng lách, vượt đèn đỏ, đi lấn phần đường quy định…Theo trung táĐào Vĩnh Thắng, phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an Thành phố thìtrung bình 1 ngày, mỗi cánh sảt giao thông làm việc ở các chốt giao thông phải xử lýgần chục vụ vi phạm giao thông, tạm giữ từ 4 đến 5 phương tiện. +Ngoài ra việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ,buôn bán,rồi việc đổ trộm phế thải…cũng là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. b,Nguyên nhân chủ quanViệc tổ chức quản lý giao thông đô thị ở Việt Nam chưa chặt chẽ. Mặc dù trongthời gian gần đây nghành giao thông đã có sự tăng cường về lực lượng nhưng ở nhiềungã ba, ngã tư vẫn không có cảnh sát giao thông, đèn tín hiệu giao thông không ổnđịnh, lực lượng Cảnh sát giao thông mỏng, trang bị kỹ thuật lạc hậu…_Vẫn còn nhiếu tuyến đường 2 chiều, xe cộ đi đan xen, ít tuyến đường 1 chiều._Vẫn chưa xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm, vẫn để các loạixe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông…Một số Cảnh sát giao thôngbiến chất, không thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình._Do đào đường, đào hố, sửa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa dứt khoát,thực hiện chưa nhanh chóng thường kéo dài gây cản trở giao thông.7 * Hậu quả do giao thông gây ra là rất nghiêm trọng. Trước hết là tới vấn đề sức khoẻ của con người. Như ta đã biết trong khói thảicủa xe chứa rất nhiều chất độc hại như CO, PM, chì, diezel gây tác động đến hệ thốngtim mạch , hô hấp, tới hệ thần kinh, não bộ… Một thiệt hại không thể không kể tới đó là thiệt hại về kinh tế. Riêng chỉ tiêuhao nhiên liệu thôi do ùn tắc giao thông mỗi ngày vào các giờ cao điểm do xe máygây ra cũng phải tốn đến vài tỉ đồng. Ước tính ở Thành phố Hồ Chí Minh tốn hết hơn1 triệu lít, tức là khoảng 5,5 tỉ đồng. Thiệt hại hơn cả là làm chậm tiến độ công việc,lưu thông, vận chuyển khó khăn hơn, đặc biệt đối với những nhà kinh doanh, buônbán thì thời gian còn quý hơn vàng…Nạn nhân của tai nạn giao thông chủ yếu là namgiới tuổi từ 15 đến 45. Đây là lực lượng lao động chính làm ra của cải cho các gia đìnhvà cho đất nước. Thương tích giao thông đường bộ cũng đã và đang là gánh nặng đốivới nghành y tế nước ta.Trước những thực trạng và hậu quả đáng buồn của tai nạn giao thông, thì việcđưa ra những giải pháp hợp lý là rất cần thiết và cấp bách.3. Giải pháp_ Nhà nước cần tập trung vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đườnggiao thông trong khu vực nội thành, tập chung xây dựng đầy đủ các nút đường giaothông . Đẩy nhanh tốc độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và phải cungcấp vốn, nguyên liệu đến tận công trình chứ không qua nhiều khâu trung gian làmchậm trễ tiến độ thi công._Cấm xe tải, xe ba gác , xích lô [trừ xe phụ vụ tham quan du lịch] tham gia lưuthông trên các tuyến đường nội thành vào giờ cao điểm và ban ngày._Kiên quyết không cho phép lưu hành các phương tiện giao thông không đủtiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; có quy định cụ thể về niên hạn sử dụng xe ô tô vận tảihàng hoá và hành khách nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Có quy định khi8đăng ký xe mô tô, người chủ sở hữu phải có giấy phép lái xe, phải mua bảo hiểm tráchnhiệm dân sự của chủ xe cơ giới…_Tăng cường lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật cho cảnh sát giao thông,nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm, những trường hợp lấn chiếm đất côngkinh doanh, buôn bán…và đặc biệt phải xử lý thật nghiêm những cảnh sát giao thôngthoái hoá, biến chất gây ấn tượng xấu đối với người tham gia giao thông._Chính phủ cần có chủ trương khuyến khích và tổ chức cho cán bộ công nhânviên chức làm việc tại các cơ quan nhà nước , các doanh nghiệp…có chỗ làm việc cốđịnh ở cơ quan, chuyển qua sử dụng phương tiện xe bus để làm giảm lượng mô tô , xemáy lưu thông gây ùn tắc trong giờ cao điểm tại các thành phố lớn.Và một điều quan trọng hơn cả là phải làm thế nào để trong đầu mỗi người dânluôn luôn có ý thức, thái độ tôn trọng pháp luật và tự giác chấp hành luật lệ giaothông. Điều đó còn nhờ nhiều vào công tác tuyên truyền, giáo dục của cộng đồng, xãhội.9 C. PHẦN KẾT LUẬNCó thể nói việc đưa giao thông vào bài viết để nhìn nhận nó dưới quan điểmtriết học là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Đất nước ta đang trong thời kỳ côngnghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì giaothông cũng là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triểnchung của đất nước với mục tiêu chung: ‘ Phát triển đồng bộ và bền vững mạng lướigiao thông quốc gia , đảm bảo sự đi lại thông suốt quanh năm an toàn, êm thuận vớichất lượng ngày càng tốt hơn, bắt đầu tạo lập được một hệ thống kết hạ tầng giaothông đúng cấp , tích cực thực hiện các công nghệ vận tải tiên tiến, phục vụ kịp thờicho phát triển kinh tế-xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ động hội nhập khuvực quốc tế “ [theo bộ trưởng Bộ GT-VT Đào Đình Bình ].Đến đây em xin được kết thúc bài tiểu luận của mình. Em rất cảm ơn thầy NôngĐức Kế đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.Em xin cam đoan bài tiểu luận này do em tự viết ra., có tham khảo một số tàiliệu. Nếu có gì sơ xuất mong các thầy cô thông cảm và sửa chữa cho em. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO-Báo Hà Nội mới-Thể thao và văn hoá-Quân đội nhân dân-An ninh nhân dân-Tạp chí Giao thông-Giáo trình triết học Mác-Lê nin10 MỤC LỤCA . PHẦN MỞ ĐẦUB. PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở triết học 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả…………………………………….2 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả……………….2 3. Phân loại nguyên nhân…………………………………………………. 2 4. Một số kết luận về mặt phương pháp luận……………………………. 3II. Vận dụng 1.Thực trạng giao thông………………………………………………… 4 2.Nguyên nhân a, Nguyên nhân khách quan……………………………………………………5 b, Nguyên nhân chủ quan………………………………………………………6 3. Giải pháp……………………………………………………………….8 C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬNĐỀ TÀI:11An toàn giao thông dưới góc nhìn của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả.Thực trạng , nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề giao thông?A.Phần mở đầu - Giới thiệu qua về vấn đề giao thông -Nói sơ qua về nội dung đề tàiB. Phần thân bàiI. Cơ sở triết học1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả3. Phân loại nguyên nhân -Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu -Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài -Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan -Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều4.Một số kết luận về mặt phương pháp luậnII. Vận dụng1. Thực trạng giao thông2. Nguyên nhâna, Nguyên nhân khách quan- Do cơ sở hạ tầng: lạc hậu , thiếu khoa học….-Do xe cơ giới : xe máy quá nhiều và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn… xe bus cũng gây ùn tắc-Do con người : dân số đông ý thức thực hiên nội quy giao thông kémb, Nguyên nhân chủ quan- Do tổ chức quản lý giao thông kém12Hậu quả : gây tác hại đến sức khoẻ, gây thiệt hại đến kinh tế…3. Giải pháp- Tập trung vốn xây dựng mạng lưới giao thông- Không cho phép các phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn an toàn lưuhành- Tăng cường kiểm tra , xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm… C. Phần kết luận -Tóm lược nội dung đã trình bày13

Video liên quan

Chủ Đề