Top ngành dễ xin việc trong 5 năm tới năm 2022

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Top Những Ngành Nghề Sẽ Hot Trong 5 - 10 Năm Tới

Top ngành dễ xin việc trong 5 năm tới năm 2022

Kỳ thi THPT Quốc gia 2022 đã kết thúc và đây là giai đoạn quan trọng để các bạn 2k4 tiến hành đăng ký nguyện vọng Đại học chọn ngành nghề. Với em học sinh, nhất là phụ huynh đều mong con em mình sau này sẽ có một công việc ổn định và lâu dài. Chính vì vậy, vấn đề chọn ngành nghề luôn là nỗi lo lắng mọi gia đình mỗi khi đăng ký nguyện vọng Đại học. Hiểu được tâm lý này, Newshop xin gửi đến quý phụ huynh và các bạn học sinh top những ngành nghề sẽ hot trong 5 - 10 năm tới để có thể tham khảo. Hy vọng sẽ có ích với quý độc giả. 

1. Nhóm ngành Truyền thông - Marketing 

Đây hiện đang là ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ do môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở. Đây có lẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho những bạn trẻ năng động và thuộc danh sách những nghề hot năm 2022.
Trong sự phát triển bùng nổ của truyền thông, đặc biệt là Markting Online như hiện nay thì vai trò của ngành này càng lên ngôi. Tất cả các doanh nghiệp đều đánh giá vai trò của bộ phận Truyền thông - Marketing  là vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh, quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Đây là lý do mà ngành này đang khát nhân lực và luôn nằm trong top đầu những việc làm lương cao nhất hiện nay.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho tới đến năm 2027, ngành marketing cần đến hơn 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.

2. Nhóm ngành Dịch vụ

Sau khi mở cửa nền kinh tế nước nhà có thể thấy dịch vụ đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đặc biệt có thể thấy dịch vụ là nhóm ngành phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện nay cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta rất đa dạng, gồm các nhóm ngành: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng. Trong đó dịch vụ tiêu dùng gồm: thương mại, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng…. Dịch vụ sản xuất gồm: giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính, tín dụng…Dịch vụ cộng đồng gồm: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lí nhà nước….
Trong mặt đời sống xã hội trước hết dịch vụ tạo điều kiện việc làm tốt với nhiều nhóm ngành nghề, đem lại nguồn thu nhập lớn cho cá nhân, nền kinh tế nước nhà. Không chỉ vậy dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người như mua sắm, du lịch, đi lại, tiêu dùng ăn ở của con người…

3. Nhóm ngành Logistic 

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến gần 40%.
Với sự xuất hiện của thương mại điện tử (E-commerce) thuật ngữ “logistics” bỗng trở nên “sốt xình xịch” trên thị trường việc làm. Các trường đại học hàng đầu như Ngoại thương hay Kinh tế quốc dân đều thêm Logistics vào các chuyên ngành giảng dạy của mình trong vài năm gần đây. Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Việt Nam là quốc gia có mạng lưới giao dịch xuất nhập khẩu lớn, nhiều đối tác quốc tế, nhiều nhà máy của các tập đoàn công nghệ sản xuất. Xét trên góc độ thị trường thì ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chính là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa.
Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ cũng như các loại hình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa đã khiến ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng những năm gần đây luôn trong tình trạng “khát” nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo Forbes Vietnam, đến năm 2030, nhu cầu nhân lực của ngành Logistics Việt Nam lên đến 2,2 triệu lao động với hơn 30.000 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng nhân sự hiện tại của ngành này chỉ đáp ứng được 40%, trong đó 10% nhân lực được đào tạo bài bản.

4. Nhóm ngành Công nghệ 

Song hành với sự phát triển của 4.0, công nghệ thông tin trở trành lĩnh vực được cả thế giới hướng đến. Hầu như mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu nhân sự cho bộ phận này. Dĩ nhiên, công nghệ thông tin trở thành nghề hot năm 2022 và trong lương lai sắp tới!
Công nghệ thông tin có nhiều nhóm ngành nhỏ bao gồm lập trình viên, phần mềm, trí tuệ nhân tạo, kỹ sư an toàn thông tin, hệ thống thông tin, kỹ sư điện toán đám mây, thiết kế đồ họa, chuyên gia mạng máy tính…
Theo thống kê của VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua, số lượng công việc ngành CNTT đã tăng trung bình 47-50%/ năm. Tuy nhiên, số lượng nhân lực ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8-10%. Thị trường luôn khát nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng. Chính vì thế, trong 10 – 15 năm sắp tới, CNTT sẽ vẫn là ngành hot đối với không chỉ các em sinh viên, mà còn cả người đi làm – những người muốn tìm kiếm cơ hội mới, khác với chuyên ngành mình từng theo học trên ghế giảng đường. Đặc biệt, nhiều hình thức đào nhân lực lập trình trong thời gian ngắn và tối ưu chi phí đang dần phát triển. Ví dụ như mô hình Coding bootcamp. Nhiều bạn trẻ khi học xong cấp 3 đã lựa chọn những đơn vị, trung tâm bên ngoài thay vì học đại học ngành CNTT.

5. Nhóm ngành Công nghệ ô tô , công nghệ kỹ thuật cơ khí

Sự ra mắt của thương hiệu Vinfast đã giúp Việt Nam bước thêm một bước tiến mới trong việc ghi dấu ấn tại bản đồ ngành Công nghiệp Ô tô trên thế giới. Với đội ngũ được đào tạo bài bản, tay nghề cao, lành nghề, Việt Nam đang là quốc gia được thị trường Công nghiêp Ô tô trên Thế giới quan tâm và đầu tư. Nhu cầu tìm kiếm kỹ sư trình độ cao trong ngành nghề này rất lớn và dự kiến từ 5 – 10 năm nữa, đây sẽ là ngành nghề thuộc top ngành nghề khá hot tại Việt Nam. Sinh viên ra trường có thể phát triển nghề nghiệp với các vị trí như chuyên viên sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật, lập trình gia công máy CNC.

6. Nhóm ngành Khoa học dữ liệu

Khoa học dữ liệu là khoa học dựa trên sự kết hợp của toán học - chủ yếu là toán thống kê, công nghệ thông tin và kiến thức chuyên ngành ứng dụng. Chương trình sẽ nhằm đào tạo cử nhân ngành Khoa học Dữ liệu để có đủ kiến thức vững chắc, năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức; có khả năng tự học, tự nghiên cứu để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và Khoa học Dữ liệu nói riêng. Trong giai đoạn cách mạng 4.0, khi mọi lĩnh vực được số hóa và công nghệ thay thế con người, thì sinh viên học ngành này được trải nghiệm ngành học mang tính ứng dụng cao, xã hội đang rất cần và thu nhập không giới hạn.
Sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học dữ liệu, người học sẽ có nhiều sự lựa chọn các công việc khác nhau. Sau đây là một số ngành nghề mà người học có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành học này:
- Nhà Khoa học dữ liệu (Data Scientist): cần có khả năng phân tích một lượng lớn thông tin và đưa ra xu hướng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Nhà phân tích dữ liệu (Data Analyst): chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn để phù hợp với phân tích mong muốn cho các công ty. Họ cũng hỗ trợ quá trình ra quyết định bằng cách chuẩn bị các báo cáo cho các nhà lãnh đạo tổ chức để truyền đạt hiệu quả các xu hướng và hiểu biết sâu sắc thu thập được từ phân tích của họ.
- Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer): tạo kênh dữ liệu và cung cấp giải pháp phần mềm. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm chạy các bài kiểm tra và thử nghiệm để theo dõi hiệu suất và chức năng của các hệ thống đó.
- Kỹ sư dữ liệu (Data Engineer): chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu, tạo ra một hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối với nhau trong một tổ chức, giúp các nhà khoa học dữ liệu có thể truy cập được thông tin.
- Nhà phát triển Business Intelligence (BI): Các nhà phát triển BI thiết kế và phát triển các chiến lược để hỗ trợ các phòng ban trong doanh nghiệp nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn. 

7. Nhóm ngành F&B

Trước sức ép từ đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kích thích sự trỗi dậy của các xu hướng ăn kiêng mới, điển hình là chế độ ăn kiêng không chứa gluten hoặc keto. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành F&B tại Việt Nam có thể tận dụng những thói quen ăn uống của người Việt như thích rau xanh, thích ăn vặt lành mạnh hoặc không ăn một mình.
Bên cạnh sức khỏe của chính mình, người tiêu dùng giờ đây đã nhận thức đầy đủ hơn về môi trường xung quanh để đưa ra những lựa chọn phù hợp với giá trị mà họ theo đuổi. Sự thay đổi này khuyến khích ngành F&B tập trung vào những giá trị bền vững hơn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho những người trong ngành. Họ cần cẩn thận hơn trong quá trình xây dựng thương hiệu, từ khâu tìm nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến việc đóng gói sản phẩm.
Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng quy trình công nghệ hiện đại trong sản xuất và quản lý. Các công ty thực phẩm, đồ uống cũng đẩy mạnh hoạt động đầu tư đổi mới hệ thống phân phối, điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh thương mại truyền thống và kênh hiện đại. Họ phát triển các ứng dụng để nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm và đổi mới thiết kế bao bì, xây dựng thương hiệu sinh thái và phát triển dòng sản phẩm. 
Chính vì vậy, nhóm ngành F&B hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn nữa trong tương lai và trở thành một trong những ngành hot trong 5 - 30 năm sắp tới. 

Lời kết
Trên đây là top 7 ngành sẽ hot trong 5 - 10 năm tới mà quý phụ huynh và các bạn học sinh đang tìm hiểu ngành nghề để đăng ký nguyện vọng Đại học có thể cân nhắc. Bên cạnh các ngành nghề phổ biến như Y dược, Bác sĩ, Kỹ sư,... thì 7 nhóm ngành nghề trên hứa hẹn sẽ bùng nổ trong tương lai. Mặc dù không thể chắc chắn rằng bạn sẽ làm đúng với chuyên ngành bạn học Đại học, nhưng nó sẽ là bước đệm quan trọng cho tương lai sau này. Vì vậy, hãy suy nghĩ và cân nhắc kỹ ngành nghề đăng ký theo sở thích và năng lực của mình. 


Một số sản phẩm trong bài