Trẻ 3 tháng tuổi uống thuốc được không

Nhi khoa

  • Thuốc chữa bệnh vặt thường là thuốc chữa triệu chứng: ho thì uống giảm ho, sốt thì uống giảm sốt, ói thì uống chống ói…
  • Vì triệu chứng bệnh vặt có thể làm trẻ khó chịu, bỏ ăn , bú không được, ngủ không được nên bệnh khó hết và càng nặng thêm
  • Khi đọc hướng dẫn sử dụng thuốc thường phụ huynh rất sợ tác dụng phụ nên có lúc không dám uống dù là có toa của bác sĩ.
  • Một số thuốc hướng dẫn không dùng cho trẻ nhỏ thật ra không phải là không dùng được mà tùy vào liều, tùy vào dạng thuốc [gói, siro, viên]: cái này bác sĩ mới biết
  • Dùng khi trẻ sốt trên 38-38,5 độ, hay khi trẻ khó chịu, trẻ đã từng co giật do sốt càng phải uống ngay
  • Thuốc uống ngấm nhanh và tốt hơn thuốc nhét hậu môn
  • Có bé chịu paracetamol [ liều 10-15 mg cho 1 ký cân nặng mỗi 4-5 tiếng], có bé hợp ibuprofen [liều 6-10 mg cho 1 ký cân nặng mỗi 6-8 tiếng
  • Tự nhiên phát sốt:
    • Uống hạ sốt nếu trên 38,5 , sốt trên 48 h hay lừ đừ, nôn ói nhiều thì đi khám,
    • Thuốc uống tác dụng nhanh hơn thuốc nhét hậu môn, liều thuốc là paracetamol 10-15 mg cho 1 ký cân nặng
Xem thêm bài Dùng thuốc hạ sốt đúng của BS Trương Hữu Khanh
  • Nhỏ mũi nước muối sinh lý, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân coi lại phòng có hầm, coi lạnh không, cần hút thì nhỏ 2-3 giọt xong mẹ súc miệng hút cho bé xong nhỏ lại 1 giọt, nếu trẻ ho uống thuốc ho thảo dược astex hay prospan hay tự làm ,không bớt đi khám vì hết chiêu rồi
  • Nghẹt mũi làm trẻ khó ngủ khó bú thì nhỏ mũi trước bú và trước ngủ, ngủ đầu cao chút
  • Đàm nhiều thì bú nhiều, uống đủ nước để đàm loãng ra và tiêu đi. Uống thuốc long đàm nên có chỉ định của bác sĩ vì tự uống long đàm có thể làm ho thêm
  • Mũi thì nhỏ nước muối sinh lý sau tắm và đi đâu về hay khi nghẹt mũi, mắt, tai không cần nhỏ thường xuyên
  • Làm bấc loa kèn: để lấy nước mũi ra là tốt nhất : lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở nhé, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra. khi làm bấc thì cho trẻ chơi với cái bấc trước
  • Hiện nay có loại thuốc gây co mạch nồng đó thấp nhất Xylometazoline hydrochloride có thể dùng khi bé quá nghẹt mũi nhưng không dùng quá 5 ngày
  • Thuốc ho chế biến từ thảo dược thường an toàn, uống thuốc ho thảo dược astex hay prospan hay tự làm
  • Các bài thuốc chữa ho dân gian dùng được nếu sạch
  • Các thuốc ức chế làm giảm ho thường là trẻ trên 16 tháng tuổi mới dùng được: khi cần
  • Hiện nay chính vẫn là bù nước, nếu không tiêu nhiều thì bú nhiều , uống nước thường, cần thì mới oresol
  • Vài loại thuốc được công nhân giảm lượng nước trong phân và số ngày đi tiêu như: diosmetic [smecta],Racecadotril [hidrasec]
  • Thường cũng được dùng kẽm 2 tuần nhưng rất khó uống
Xem thêm bài Tiêu chảy ở trẻ em của BS. Trần Thị Huyên Thảo
  • Khi cần có thể dùng cốm xitrina hay Domperidone [motilium] nhưng phải đúng liều
  • Đôi khi bác sĩ không biết cho thuốc gì, từ xa lặn lội đi khám, khám mà không cho thuốc cũng kỳ nên cho thuốc bổ
  • Phụ huynh nên có thói quen khi không cần thì không dùng thuốc bổ
  • Rất khó thay đổi quan niệm hiện nay
  • Không phải kháng sinh càng mới là càng tốt
  • Không có kháng sinh mạnh hay kháng sinh yếu: chỉ có kháng sinh chữa đúng bệnh
  • Phụ huynh nên tập dần thói quen không dùng kháng sinh khi không cần, khi cần dùng kháng sinh đơn giản nhất, cũ nhất mà chữa được bệnh
Xem thêm bài Kháng sinh: Tránh sử dụng khi không cần thiết của BS. Trần Công Bảo Phụng và Nguyễn Thị Duyên

ĐA SỐ PHỤ HUYNH ĐI KHÁM BỆNH NGOÀI CHỮA BỆNH THÌ TÌM SỰ AN TÂM VÀ AN TOÀN CHO TRẺ LÀ CHÍNH:

  • Nếu an tâm thì sụt sịt 5-7 ngày cũng thấy nhanh, từ từ hết
  • Không an tâm thì 2-3 ngày chưa hết cũng rối lên

Tài liệu tham khảo

//www.facebook.com/Hoibsnhidong/posts/1866577370238427

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

Dự án Hỗ trợ bệnh nhân Ung thư, Tổ chức Y học cộng đồng tổ…

5. CHẨN ĐOÁN Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng để loại trừ các…

Theo các chuyên gia của Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương và Hội Thầy thuốc thuốc trẻ Việt Nam, khi con trẻ không may bị mắc COVID-19, các bậc cha mẹ cần phải hiểu rõ về bệnh COVID-19 ở trẻ em để bình tĩnh chăm sóc trẻ.

Phần lớn trẻ mắc virus SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm đường hô hấp trên hoặc rối loạn tiêu hóa, hồi phục trong 1-2 tuần.

Bệnh nhân mắc COVID-19 thuộc nhóm nặng - nguy kịch chỉ chiếm 4%, thường trở nặng vào ngày thứ 5-8.

Tuy nhiên, bệnh có thể có biến chứng và các triệu chứng của hội chứng viêm đa hệ thống hoặc "COVID-19 kéo dài" ở trẻ em, cần theo dõi sát.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ có các bệnh lý nền sau có nguy cơ cao diễn tiến nặng:

- Trẻ đẻ non, cân nặng thấp; 

- Trẻ béo phì, thừa cân; 

- Trẻ bị đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa; 

- Trẻ mắc các bệnh lý ung thư, tim mạch, thần kinh; 

- Trẻ bị bệnh hô hấp, gan, thận mạn tính; 

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch;

-Trẻ mắc các bệnh hệ thống; 

- Trẻ đang dùng corticoid, thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao diễn tiến nặng.

1. Chuẩn bị khi điều trị cho trẻ mắc COVID-19 tại nhà 

Chuyên gia hướng dẫn các trang bị cần mua; các loại thuốc có thể mua sẵn khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà.

Hướng dẫn chuẩn bị cho trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà.

2. Hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ mắc COVID-19 hằng ngày 

Trong phần này, các chuyên gia y tế hướng dẫn xử lý các vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà như: 

- Trẻ sốt, sốt cao; trẻ ho, đau họng; 

- Trẻ bị ho, chảy mũi; trẻ nôn, tiêu chảy;

- Trẻ ăn kém hơn; trẻ bị phát ban; 

- Hướng dẫn cách đếm nhịp thở; cách dùng máy đo ô xy kẹp tay.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt, sốt cao, trẻ ho, đau họng, chảy mũi.

Cách xử lý khi trẻ nôn, tiêu chảy, ăn kém hơn, trẻ bị phát ban [nổi mẩn].

Hướng dẫn cách đếm nhịp thở, cách dùng máy đo ô xy kẹp tay

3. Hướng dẫn dùng thuốc điều trị cho trẻ mắc COVID-19 

Trong phần này, các chuyên gia hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt; sử dụng các sản phẩm giảm ho; sử dụng vitamin các loại [C, D] và kẽm; Oresol – bù nước điện giải; rửa mũi – họng; các loại thuốc điều trị bệnh mạn tính;

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo đối với cha mẹ tránh lạm dụng và không được tự ý sử dụng khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà.

Hướng dẫn dùng thuốc hạ sốt; các sản phẩm giảm ho; Oresol - bù nước, điện giải.

Hướng dẫn rửa mũi họng, các thuốc điều trị bệnh mạn tính; các khuyến cáo tránh lạm dụng, không tự ý sử dụng khi chăm sóc trẻ F0.

4. Dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch 

Các chuyên gia khuyến cáo các ông bố, bà mẹ dấu hiệu các triệu chứng bất thường cần báo cho nhân viên y tế đang tư vấn; cách nhận biết các triệu chứng nguy hiểm cần báo ngay 115 và sẵn sàng nhập viện.

Nhận biết các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu nguy kịch cần liên hệ ngay với cơ quan y tế.

5. Biến chứng hậu COVID-19

Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ các trường hợp cần đưa trẻ đã từng mắc COVID-19 đi khám tại bệnh viện.

Khi nào cần đưa trẻ đã từng mắc COVID-19 đi khám bệnh viện.

6. Giới thiệu các kênh liên lạc chính thức, phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Các kênh liên lạc chính thức phụ huynh cần biết khi chăm sóc trẻ F0 tại nhà.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương


Video liên quan

Chủ Đề