Trẻ bị viêm họng có nên tắm

 9,705 

Phần lớn bố mẹ đều nghĩ khi con mắc bệnh nên hạn chế tắm sẽ tốt hơn. Liệu điều này có đúng hay chỉ là suy đoán một chiều của bố mẹ vì lo lắng mà mặc định vậy? Cùng Fysoline đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi? Top 8 việc cần làm ngay lập tức

Câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không là có nhưng cần đúng cách. Dù trẻ đang bị ho sổ mũi do viêm họng hay cảm cúm, cảm lạnh thì mẹ vẫn nên tắm cho bé. Việc kiêng tắm, không vệ sinh cá nhân cho bé không chỉ khiến bé lâu khỏi bệnh mà còn dễ mắc thêm các bệnh ngoài da (viêm nhiễm, rôm sảy, hăm,…).

Đọc ngay: Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh sổ mũi ở trẻ

Ngoài ra, việc tắm rửa sạch sẽ hàng ngày sẽ làm sạch mùi mồ hôi, giúp con cảm thấy dễ chịu, thoải mái, và nhanh chóng khỏi bệnh.

Trẻ bị viêm họng có nên tắm
Tắm cho bé cần đúng cách

Tuy nhiên, như thế nào mới gọi là tắm đúng? Và mẹ không có kinh nghiệm phải làm sao? Cùng theo dõi phần sau của bài viết để có thêm kinh nghiệm tắm khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhé.

Cơ thể trẻ nhỏ vốn nhạy cảm, do đó, việc chọn khung giờ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Theo khuyến cáo của các chuyên gia và bác sĩ, thời điểm thích hợp nhất để tắm cho con là khoảng thời gian buổi sáng sau 9h30 và buổi chiều trước 4h30. Con số này có thể thay đổi chậm hơn hoặc sớm hơn tùy vào mùa đông hay hè.

Trước khi tắm cho trẻ, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ:

  • Quần áo, khăn tắm: Để sẵn quần áo và khăn xô với 4 lớp có độ thấm hút tốt để có thể quấn cho bé sau khi tắm và khăn choàng để quấn phía bên ngoài.
  • Nhiệt độ nước tắm: Điều chỉnh nhiệt độ nước ấm khoảng 37 độ C. Nước tắm quá lạnh hoặc quá nóng khiến trẻ quấy khóc vì khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
  • Chậu tắm: Đồ dùng quan trọng không thể thiếu để có con có thể cảm thấy thoải mái. Bạn nên mua chậu tắm phù hợp với con, có khả năng giữ thăng bằng và vững chắc. Để kinh tế, mẹ có thể chọn mua chậu lớn để con có thể dùng đến 3 tuổi.
Trẻ bị viêm họng có nên tắm
Chọn mua thau tắm có kích cỡ phù hợp
  • Bước 1: Ẵm bé vào không gian nhà tắm kín và không có gió, cởi quần áo và tã bé ra
  • Bước 2: Tắm cho trẻ theo thứ tự để tránh bỏ sót lau cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó đến đùi, mông (chú ý các nếp lằn mông và đùi) và bàn chân.
  • Bước 3: Tráng lại người cho bé bên chậu tráng.
  • Bước 4: Nhanh chóng dùng khăn tắm quấn người và lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ.
  • Bước 5: Mặc áo và quấn tã cho bé tiếp sau đó mới gội đầu lau vùng tai cho bé.

Sau khi tắm, mẹ cần nhỏ mũi cho bé bằng nước muối kháng viêm để trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi. Hiện nay, Fysoline Vàng là dòng nước muối kháng viêm từ thảo dược  KHÔNG PHẢI KHÁNG SINH có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi và trẻ nhỏ.

Với các thành phần tự nhiên: 0.9g NaCl, Polysorbate 80, chiết xuất Thymol, Glycerol, Đồng sunfat pentahydrate, nước 100% tinh khiết, Fysoline Vàng loại bỏ tốt các triệu chứng khó chịu cho bé.

Nước muối sinh lý kháng viêm – Fysoline Vàng ống sử dụng cho bé từ 0 ngày tuổi. Dạng xịt dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi.

Fysoline Vàng ống điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Trẻ bị viêm họng có nên tắm
Fysoline Vàng ống điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé sơ sinh từ 0 ngày tuổi

Hướng dẫn vệ sinh mũi cho bé với nước muối kháng viêm – Fysoline Vàng:

  • Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh trên giường nằm hoặc ngồi ngay ngắn đối với trẻ nhỏ và người lớn, giữ đầu nghiêng sang một bên.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối kháng viêm Fysoline Vàng.
    • Trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi: Dùng Fysoline Vàng ống bằng cách nghiêng ống nước muối vào cạnh mũi và bóp nhẹ thành từng giọt để có được liều cần thiết. Lặp lại với bên còn lại.
    • Trẻ từ 3 tháng tuổi: Dùng Fysoline Vàng xịt bằng cách mở nắp, đặt đầu vòi xịt vào sát lỗ mũi, nhấn xịt 1-2 lần. Lặp lại với bên mũi còn lại.
  • Bước 3: Dùng ngón tay xoa nhẹ mũi để làm tan hết dịch nhầy ở sâu bên trong mũi
  • Bước 4: Đợi khoảng một vài phút dịch thừa chảy ra, dùng khăn khô thấm sạch hoặc dùng dụng cụ hút mũi hút dịch cho trẻ
    Sau cùng, hãy cho trẻ ngồi trong phòng kín khoảng 10 – 15 phút rồi mới nên cho bé ra ngoài.

Lưu ý: Fysoline Vàng nên sử dụng liên tục trong khoảng 5-7 ngày để hỗ trợ điều trị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả cho bé.

Trẻ bị viêm họng có nên tắm
Fysoline Vàng xịt khuyên dùng cho các bé từ 3 tháng tuổi
  • Nước tắm cho trẻ cần đủ ấm để khiến bé cảm thấy dễ chịu và không hình thành ác cảm với việc tắm vì nước lạnh quá hoặc nóng quá khiến bé lo sợ khi nhắc đến việc đi tắm.
  • Nơi trẻ tắm cần phải kín gió: Nhà vệ sinh cần có cửa kín gió để tránh ảnh hưởng đến việc tắm và cơ thể trẻ non nớt khi bị bệnh có thể nặng hơn nếu tắm nơi để gió lọt vào.
  • Có thể tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm.
  • Tắm nhanh cho trẻ, tránh cho bé ngâm nước quá lâu.
  • Nên tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Nếu tắm toàn thân xong, mẹ quấn khăn giữ ấm phần thân và tiếp tục đến bước gội đầu.
  • Khi tắm xong phần nào cần lau khô ngay và quấn khăn cho trẻ để giữ ấm cơ thể và không để gió lạnh khiến con cảm lạnh.

Như vậy, Fysoline vừa giúp mẹ trả lời được câu hỏi trẻ bị sổ mũi có nên tắm không cùng với hướng dẫn tắm trẻ hợp lý. Mẹ đừng quên áp dụng những hướng dẫn này để vệ sinh cho bé tốt hơn và giúp con mau chóng khỏi bệnh nhé.

Đưa con gái 15 tháng tuổi đến khám trong tình trạng bé ho khan, quấy khóc và sốt cao, chị Minh Thúy (32 tuổi, Hải Dương) vô cùng lo lắng.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc viêm họng cấp và kê đơn thuốc điều trị triệu chứng, tư vấn cách vệ sinh miệng họng, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ phù hợp, đồng thời hướng dẫn mẹ cách theo dõi sát sao những diễn biến của bệnh để có thể tái khám lại ngay khi có các dấu hiệu nặng hoặc tái khám theo hẹn. 

Trường hợp bé gái 15 tháng tuổi kể trên không phải là trường hợp quá nghiêm trọng. Nhưng nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang… Nhiều phụ huynh chủ quan với bệnh viêm họng cấp ở trẻ nên đã không đưa con đến thăm khám kịp thời, dẫn tới những biến chứng khó lường. 

Viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các tổ chức niêm mạc phía sau cổ họng gây ra cảm giác đau, ngứa ngáy và nóng rát ở cổ họng. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhất là thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. (1)

“Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có 2 nguyên nhân phổ biến nhất các loại virus và vi khuẩn”, bác sĩ Kim Thoa giải thích.

Trẻ bị viêm họng có nên tắm

Virus và vi khuẩn là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.

Trẻ có thể bị lây nhiễm bệnh viêm họng cấp khi tiếp xúc với với người bị bệnh viêm đường hô hấp. Một số virus và vi khuẩn có thể kể đến như: 

  • Với virus thường do Rhinovirus, ngoài ra còn có virus cúm, á cúm, hoặc Adenovirus.
  • Với vi khuẩn, thường gặp là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae. 

Ngoài ra, môi trường sống có tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ vì hệ miễn dịch của các bé còn non yếu. Một số yếu tố về môi trường sống có thể là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ dễ bị viêm họng cấp như:

  • Thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột), ẩm ướt, mưa nhiều;
  • Môi trường sống của trẻ ô nhiễm nghiêm trọng do khói xe, khói thuốc lá, khói than và bụi bẩn;
  • Trẻ mới đi nhà trẻ, mẫu giáo;
  • Trẻ còi xương suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém;
  • Trẻ ít vệ sinh răng miệng, họng.

ThS.BS Lê Phan Kim Thoa cho biết, viêm họng cấp ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm, thông thường nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ ổn định sau khoảng 1 tuần. Nhưng trong trường hợp không được điều trị và theo dõi sát sao, bệnh nhi có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản và viêm xoang. Ngoài ra, viêm họng cấp do virus có thể bị bội nhiễm vi khuẩn.

Bác sĩ Kim Thoa đặc biệt lưu ý đến bệnh viêm do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra. Những trường hợp này nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp cấp, viêm cầu thận hay viêm màng trong tim cấp gây hẹp van tim,…

Khi bị viêm họng cấp, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ bị đau họng, có thể kèm theo nuốt khó;
  • Trẻ bị viêm họng cấp thường kèm theo ho, có thể ho khan hoặc ho có đàm;
  • Trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, nhiều trẻ có thể sốt tới 39-40 độ C;
  • Trẻ có thể thở khó nếu kèm theo nghẹt mũi hoặc có biến chứng viêm phổi, viêm thanh khí phế quản;
  • Cơ thể mệt mỏi khiến trẻ rất khó chịu dẫn tới biếng ăn, quấy khóc và khó ngủ;
  • Một số trẻ kèm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như nôn ói hoặc tiêu chảy.

Cũng theo bác sĩ Kim Thoa với trường hợp trẻ có biểu hiện trên kéo dài hoặc diễn tiến bệnh ngày càng nặng thì có thể trẻ đã có biến chứng. Vì thế, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận những biểu hiện của trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ phải thăm khám lâm sàng, đôi khi cần kết hợp với xét nghiệm máu. Các chuyên gia cho biết, một số trường hợp khám lâm sàng không phân biệt được tình trạng viêm họng của trẻ là do virus hay vi khuẩn, xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân của bệnh và có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả. Nếu nghi ngờ viêm họng do liên cầu nhóm A, các bác sĩ có thể phết họng của trẻ để làm xét nghiệm tìm vi trùng gây bệnh.

Khi trẻ bị viêm họng cấp, cha mẹ cần phải chăm sóc và theo dõi trẻ cẩn thận. Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà cho bé mà phụ huynh có thể tham khảo: (2)

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng, bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh? Thực tế, việc điều trị viêm họng có cần sử dụng kháng sinh hay không sẽ do bác sĩ hướng dẫn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi trùng, và tùy loại vi trùng, bác sĩ sẽ chọn lựa loại thuốc phù hợp cho trẻ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho con khi chưa có những chỉ dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ Kim Thoa khuyến cáo: “Các bậc phụ huynh lưu ý không dùng lại đơn thuốc đã sử dụng từ lần điều trị trước đó, không tự ý nhỏ các loại thuốc co mạch kéo dài cho trẻ. Dùng thuốc sai cách có thể gây ra những hậu quả khó lường, có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ và tác động xấu đến chức năng gan thận của trẻ”.

Nếu trẻ bị sốt trên 2 ngày, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám. Các chuyên gia sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng kết hợp với xét nghiệm máu để đưa ra kết quả chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. Đưa trẻ đi khám kịp thời là cách giúp phòng ngừa tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Trẻ bị viêm họng có nên tắm

Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dạng lỏng, mềm.

  • Trẻ bị viêm họng cấp nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo các chuyên gia, khi trẻ đang mắc viêm họng cấp, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng, chọn những loại thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa;
  • Cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả và dung dịch oresol;
  • Nên chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn cũng không nên quá nhiều vì khi đang ốm trẻ sẽ không thể ăn nhiều như bình thường;
  • Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ tiêu thụ các loại thức ăn chứa axit, đồ ăn cay chua, đồ ngọt, đồ ăn có chứa nhiều mỡ như nước sốt cà chua, ớt, hạt tiêu, khoai tây chiên,… vì những loại thực phẩm này có thể khiến cổ họng thêm khô rát, sưng, dịch tiết ra nhiều hơn… khiến những tổn thương ở cổ họng nghiêm trọng hơn và các triệu chứng của bệnh không được cải thiện.

Trẻ bị viêm họng có nên tắm

Cần đưa trẻ thăm khám sớm để phòng tránh tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia giúp cha mẹ có những phương pháp phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ em hiệu quả:

  • Vệ sinh họng, miệng cho trẻ sạch sẽ, nhắc nhở trẻ đánh răng đều đặn mỗi ngày, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
  • Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen xấu như cho tay lên miệng hoặc thường xuyên ngoáy mũi.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và nơi vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, đặc biệt đối với những trẻ đã bị tái nhiễm bệnh nhiều lần.
  • Dù bất cứ mùa nào cũng nên lau khô trước khi mặc quần áo cho trẻ.
  • Không nên để trẻ ngồi trước điều hòa hay quạt khi vừa tắm xong.
  • Tuyệt đối không để trẻ tiếp xúc với những trường hợp bị bệnh.
  • Lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng tốt sẽ giúp trẻ được phát hiện bệnh nhanh chóng và điều trị tích cực, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những địa chỉ tin cậy, được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Với hệ thống phòng khám rộng rãi, khang trang, bắt mắt; bác sĩ nhẹ nhàng, tâm lý; trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Bệnh viện cung cấp đầy đủ dịch vụ khám và điều trị bệnh hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa còn hỗ trợ tư vấn các vấn đề tâm sinh lý, kiến thức y khoa và kiến thức chăm sóc, nuôi dạy con,…

Phòng nội trú ở khoa Nhi BVĐK Tâm Anh được bài trí theo tiêu chuẩn 5 sao, trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, minibar, wifi mạnh, tivi màn hình LED, 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24, đèn sưởi, máy sấy, ấm đun nước siêu tốc…

Tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh, phụ huynh cũng không quá lo lắng về nguy cơ lây nhiễm chéo khi đưa con tới khám, điều trị vì bệnh viện đã được trang bị các thiết bị kiểm soát nhiễm khuẩn và áp dụng quy trình diệt khuẩn, chống nhiễm khuẩn đạt chuẩn quốc tế.

Nếu bố mẹ có thắc mắc về bệnh viêm họng cấp ở trẻ hoặc những vấn đề sức khỏe khác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu phát hiện những triệu chứng bệnh viêm họng cấp ở trẻ, cha mẹ cần phải chăm sóc trẻ đúng cách và theo dõi sát sao, cho trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị triệt để và hiệu quả.