Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nên uống thuốc gì

Nôn trớ bệnh lý nếu dùng thuốc sẽ vô tình làm mất triệu chứng của bệnh, và càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nôn trớ có phải bệnh?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều lý do gây nôn, trớ. Nhưng với trẻ em, nôn trớ đa phần xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, có nghĩa là không phải bệnh.

Về sinh lý, đôi khi trẻ ăn hay ngửi phải mùi thức ăn lạ, hệ tiêu hóa sẽ kích thích cảm giác nôn trớ. Hoặc khi trẻ ăn quá no, mà cha mẹ vẫn cố “nhồi nhét” cũng khiến trẻ gặp tình trạng này.

“Trẻ tuổi càng nhỏ thì càng dễ bị nôn trớ. Do dạ dày của các bé lúc này ở tư thế ngang, van dạ dày lại hoạt động chưa đồng bộ nên thức ăn vào dạ dày dễ bị kích thích đẩy ngược sữa, thức ăn ra ngoài”, BS Dũng nói.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ do bệnh lý sẽ được chia làm 2 nhóm. Đó là trẻ mắc bệnh về tiêu hóa như có dị dạng, dị tật, các bệnh về đường tiêu hóa [tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa…]. Thứ 2 là trẻ mắc các nhóm bệnh ngoài đường tiêu hóa, thuộc nhóm các bệnh như viêm não, viêm màng não, u não, nhiễm khuẩn, ho…

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Nếu do sinh lý, thì sau khi nôn trớ, trẻ sẽ có cảm giác bình thường, không có mệt mỏi hay triệu chứng kèm theo như sốt, ho, mệt mỏi, khó chịu… Phụ huynh không cần phải lo lắng quá nhiều.

Nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ mà xuất hiện thêm những biểu hiện khác như: sốt cao, đau bụng, khó chịu… cha mẹ cần đưa con đến bệnh việm thăm khám sớm. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời trẻ có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày hay biếng ăn…

Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ do bệnh lý mà không được phát hiện, can thiệp kịp thời sẽ khiến bệnh càng thêm nặng. “Nguy hiểm nhất là trẻ bị nôn trớ nhiều do viêm màng não mà cha mẹ không biết. Lúc này, ngoài nôn trớ trẻ sẽ mắc kèm các triệu chứng như đau đầu, đau cổ, sốt cao… Không chữa trị sớm, trẻ có thể ảnh hưởng tới tính mạng”, BS Dũng cảnh báo.

Có nên dùng thuốc chống nôn trớ?

Theo BS Dũng, điểm đặc biệt nhất khi điều trị nôn trớ cho trẻ khiến nhiều phụ huynh hay gặp phải đó là cứ thấy con nôn trớ là dùng thuốc. Việc làm rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ nhỏ.

“Quyết định trẻ có dùng thuốc điều trị nôn trớ hay không là do bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám cẩn thận. Nhiều người nghĩ nôn trớ bệnh lý là phải dùng thuốc, còn nôn trớ sinh lý thì không, nhưng thực tế thì ngược lại.

Nôn trớ bệnh lý nếu dùng thuốc sẽ vô tình làm mất triệu chứng của bệnh. Khi bác sĩ thăm khám sẽ rất khó để tìm ra bệnh. Điều này vô tình khiến tình trạng nôn trớ của trẻ ngày càng trầm trọng hơn mà không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm”, BS Dũng cảnh báo.

Khi trẻ bị nôn trớ sinh lý với tần suất quá nhiều sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng an toàn. Bởi tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ mà sẽ có một loại thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả cao.

Ngoại trừ biện pháp giảm nôn trớ do bệnh lý phải được thăm khám và điều trị cụ thể mới tìm ra nguyên nhân và cách  khắc phục, thì khi trẻ bị nôn trớ do sinh lý quá nhiều, cha mẹ nên tìm hiểu các biện pháp tự nhiên, không gây hại để áp dụng cho con.

Cách tốt nhất là chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, sau đó chú ý cho trẻ bú đúng cách. Nghĩa là khi cho trẻ bú [cả bình và sữa mẹ] chỉ nên cho trẻ bú từ từ, không nên ăn quá no. Nếu trẻ bú bình, cha mẹ nên giữ cho bình nghiêng khoảng 45 độ sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh việc trẻ hít phải khí nhiều vào dạ dày rồi kích thích nôn trớ.

Ngoài các biện pháp trên, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến không gian sinh sống, ngủ nghỉ của trẻ. Sao cho trẻ tránh xa khói thuốc, khói bụi, cũng như mùi thức ăn lạ, nồng. Khi trẻ ngủ, phụ huynh cũng nên chú ý đặt bé theo tư thế nâng đầu cao lên khoảng 30 độ. Tư thế này sẽ giúp thực phẩm “yên ổn” trong dạ dày, không trào ngược lên khi ngủ.

Nếu đã thực hiện tất cả các biện pháp trên nhưng tình trạng nôn trớ nhiều của trẻ vẫn không được cải thiện nhiều, cha mẹ nên đứa các bé đi khám để được các bác sĩ kiểm tra, làm rõ nguyên nhân. Tuyệt đối không nên dùng thuốc bừa bãi hay chữa mẹo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nôn trớ là hiện tượng sữa, thức ăn trong dạ dày trẻ bị dồn ngược lên thực quản, miệng ra ngoài. Nôn khác trớ. Nôn là khi thức ăn trào ngược lên thực quản, cần phải có thêm hiện tượng co mạnh cơ ở bụng để đẩy thức ăn ra ngoài. Còn trớ ở trẻ con không có cơn co nhưng thức ăn vẫn có thể trào ngược lên do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo VTC

Vậy, nôn trớ ở trẻ sơ sinh do đâu, làm thế nào để trẻ hết nôn trớ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây nôn trớ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh trong đó thường gặp nhất ở như sau:

- Sai lầm về ăn uống và chăm sóc

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, việc cho bú quá nhiều khiến bé quá no, hoặc mẹ mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế. Đối với bé bú bình, cách bế hoặc tư thế bú bình sai làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Đối với một số trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay hoặc sai lầm đơn giản là mẹ quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt… cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ nôn trớ.

- Trẻ mắc một số bệnh nội khoa

Ở một số trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Tiêu chảy, chậm nhu động ruột hoặc viêm đường hô hấp trên… cũng dễ khiến trẻ nôn trớ. Ngoài ra, một số bệnh như viêm màng não mủ, xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrongbin, hội chứng sinh dục thượng thận, co thắt môn vị… cũng sẽ khiến trẻ dễ nôn trớ.

- Trẻ mắc một số bệnh ngoại khoa

Một số trẻ em mắc một số bệnh như dị tật đường tiêu hóa [hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản…] sẽ nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh. Đối với một số bệnh tắc ruột, xoắn ruột... cũng khiến trẻ nôn trớ và thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có máu…

Trẻ sơ sinh mắc các bệnh về đường tiêu hóa cũng khiến bé dễ bị nôn trớ

2. Cách xử trí khi trẻ nôn trớ

Nếu thấy trẻ nôn trớ, cha mẹ cần lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Điều này nhằm giúp bé không bị sặc chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ [miệng trước, mũi sau], bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

Trường hợp trẻ sặc sữa, khi đó trẻ sẽ bị nôn, sau đó ho sặc sụa, tím tái, người mềm nhũn hoặc co cứng, có thể thở nấc hoặc ngưng thở. Ngay lập tức thực hiện động tác sau:

- Vỗ lưng: Cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp, mẹ cần đỡ đầu trẻ nghiêng mặt vỗ liên tiếp 5 cái đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Ngay sau khi vỗ xong, cần nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem trẻ đã tự thở được chưa, da đã hồng hơn chưa. Nếu trẻ chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực.

- Ấn ngực: Cha mẹ cần giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức. Khoảng 1 đốt ngón tay ngay dưới đường nối 2 núm vú. Ấn nhanh 1 lần/giây, ấn 5 lần liên tiếp nhau.

Sau đó, tiếp tục đánh giá dấu hiệu hồi phục, nếu trẻ vẫn chưa hồi phục tiếp tục vỗ lưng - ấn ngực cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục [có thể 6 - 10 lần].

Khi trẻ bị nôn trớ cha mẹ cần khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng, giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

- Cần thông thoáng đường thở cho bé bằng hút mũi miệng: Trong khi thực hiện vỗ lưng - ấn ngực cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ. Dùng dụng cụ hút để hút mũi miệng cho trẻ, hút miệng trước, mũi sau. Nếu cấp cứu tại nhà, không có sẵn dụng cụ hút mũi miệng, người cấp cứu có thể dùng miệng để hút nhanh cho trẻ. Khi trẻ đã hồi phục, vẫn đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và theo dõi tiếp.

3. Khi nào cần nhập viện?

Ở giai đoạn sơ sinh, nôn trớ thường do nguyên nhân sinh lý, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý. Chính vì vậy, cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ có những vấn đề sau: 

- Trẻ nôn nhiều, nôn liên tiếp trong 2 cữ sữa hoặc nôn trên 3 lần/ngày. 

- Trẻ không tăng cân, bị sụt cân hoặc trẻ quấy khóc suốt ngày vì khó chịu. Ngoài ra, trẻ bú kém hoặc bỏ bú, bụng chướng…

-  Môi và miệng trẻ bị khô hoặc mắt trũng. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước. 

- Các biểu hiện khác thường như: Nôn ra dịch màu xanh lá cây, vàng, đỏ, hồng, nâu, hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê. Cha mẹ cũng cần theo dõi tiểu đại tiện của trẻ có thấy bất thường không. Nếu tình trạng nôn kèm theo tiêu chảy, phân có máu, khó thở, sốt… cũng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ quấy khóc suốt ngày

4. Phòng ngừa nôn trớ và cách chăm sóc

Để dự phòng trẻ nôn trớ, khi cho trẻ bú cần bế đúng cách, cho trẻ ngậm bắt vú đúng. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai sẽ nuốt hơi nhiều khí hơn sữa, trẻ dễ đầy hơi gây nôn. 

Ở trẻ bú bình thì nghiêng bình sữa sao cho sữa lấp đầy núm vú, khi bú trẻ chỉ nuốt sữa không kèm nuốt hơi, núm vú phải đúng chuẩn, chỉ ra sữa khi trẻ mút chứ không chảy thành dòng khi chúc bình sữa xuống.

Ngoài ra, nên chia các cữ bú ra thành nhiều bữa. Cần bế trẻ sao cho đầu cao trong và sau khi bú. Sau mỗi cữ bú cần bế cho trẻ ợ hơi sau khi bú. Tránh quấn tã chặt bụng sau khi trẻ bú no.

Để dự phòng trẻ bị nôn trớ, khi cho bé bú cần bế đúng cách

Có thể sử dụng gối chống trào ngược đối với những trường hợp nôn trớ do trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra, để hạn chế nôn trớ có thể mát xa quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày. Mát xa bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.

Xem thêm video đặc sắc của báo Sức khỏe & Đời sống:

Cần làm gì để phòng vẹo cột sống ở trẻ em


Video liên quan

Chủ Đề