Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024

Uống sữa rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên cần quan tâm đến các nhóm đối tượng phân theo độ tuổi để cân đối liều lượng phù hợp. Vậy nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, cụ thể đối với từng nhóm tuổi? Đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây của NanoFrance!

Tác dụng của sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là thức uống với những tác dụng vượt trội trong việc bổ sung dưỡng chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vậy ngoài giúp bổ sung dinh dưỡng sữa còn đem đến hiệu quả nào khác?

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt là sữa chua, phô mai giúp chống lại bệnh tật nếu được sử dụng thường xuyên.

  • Giúp giảm 20% nguy cơ tử vong đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch, khi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Giúp giảm 9% nguy cơ đột quỵ đối người sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 ly sữa.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, các bệnh ung thư đại tràng, bàng quang, dạ dày, ung thư vú,…

Sở dĩ, đem lại những công dụng trên là nhờ vào 5 thành phần dinh dưỡng có trong sữa: canxi, vitamin D, protein, các chuỗi peptit có hoạt tính sinh học và axit béo.

Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024

Tác dụng của sữa và các chế phẩm từ sữa

Có nên uống nhiều sữa không

Cái gì quá cũng không tốt, không có lợi cho sức khỏe và còn làm phản tác dụng. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa cũng vậy. Uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho cơ thể.

Theo nghiên cứu, trên tạp chí y khoa của Anh, những người uống quá nhiều sữa nguyên kem hàng ngày, sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn những người sử dụng theo mức khuyến nghị.

Uống sữa nhiều sẽ dẫn đến tăng cân, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,…Với nhiều tác dụng phụ khác nữa có thể gây ra do uống sữa nhiều.

Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024

Có nên uống nhiều sữa không

Nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày

Theo số liệu nghiên cứu, của các chuyên gia dinh dưỡng của các nước Mỹ, Anh, và các nước Châu Âu có khuyến nghị:

  • Để xương chắc khỏe, nên uống không quá 1 ly mỗi ngày.
  • Một người trung bình chỉ cần uống 1 ly – tương đương với 235 ml sữa mỗi ngày, giúp cung cấp canxi và vitamin B2 hàng ngày.
  • Không nên uống quá 3 ly sữa mỗi ngày.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam, liều lượng sữa đối với từng nhóm đối tượng theo thể trạng của người Việt Nam.

Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024

Nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày

Đối với trẻ em

  • Trẻ em từ 3-5 tuổi: Mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Tương đương 15g phô mai ( 1 miếng phô mai) + 100ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng ( 2 ly sữa nhỏ)
  • Trẻ em từ 6-7 tuổi: mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị sữa và các chế phẩm từ sữa. Bao gồm 15g phô mai+ 100 ml sữa chua + 250 ml sữa dạng lỏng.
  • Trẻ em từ 8-9 tuổi nên sử dụng 5 đơn vị sữa mỗi ngày. Bao gồm 30g pho mai + 100 ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.
  • Từ 10 – 19 tuổi : nên sử dụng 6 đơn vị sữa và chế phẩm sữa. Gồm 30g phô mai + 200ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.

Đối với người trưởng thành

  • Từ 20 – 49 tuổi: nên sử dụng 3 đơn vị sữa và chế phẩm từ sữa mỗi ngày. Gồm 15g pho mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng.
  • Từ 50 -69 tuổi: mỗi ngày nên uống 3,5 đơn vị sữa. Tương đương 15g pho mai + 100ml sữa chua + 150 ml sữa dạng lỏng.
  • Người trên 70 tuổi: mỗi ngày nên uống 4 đơn vị sữa về chế phẩm sữa. Gồm 30g pho mai + 100ml sữa chua + 100ml sữa dạng lỏng.
  • Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên sử dụng 6 đơn vị sữa một ngày . Bao gồm 30g phô mai + 200 ml sữa chua + 200ml sữa dạng lỏng.

Như vậy, liều lượng sử dụng sữa ở mỗi lưa tuổi là khác nhau. Khuyến khích sử dụng theo liều lượng chia sẻ phía trên. Liều lượng sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu riêng cho thể trạng người Việt Nam.

TS.BS.Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng QG) trả lời quan niệm trẻ trên 1 tuổi chỉ cần ăn ngày 3 bữa cơm/cháo.

Một độc giả chia sẻ ý kiến về việc có nên cho trẻ trên 1 tuổi ngừng uống sữa: "Đợt vừa rồi cu Tí mới làm thôi nôi. Ngay sau sinh nhật con, mẹ chồng đã vào buồng em, ý bảo bắt đầu từ năm nay, qua Tết là hai vợ chồng em phải nộp tiền ăn cho mẹ 2 triệu mỗi tháng. Nhà bây giờ cũng khó khăn nên cắt tiền sữa của cu Tí để nộp. Em bảo với mẹ là cu Tí còn nhỏ thế, không bỏ sữa được, xin mẹ đợi đến lúc cháu cứng cáp tầm 18, 24 tháng mới thôi uống sữa bột thì bà gạt đi. Mẹ chồng em bảo "Ngày xưa tôi nuôi 3 đứa con, đứa nào cũng đến hết 1 tuổi là thôi sữa, ngày 3 bữa cháo. Bây giờ có đứa nào còi cọc suy dinh dưỡng hay dốt nát gì không." Em nghe mẹ nói mà không biết phản ứng sao vì mẹ lôi "bằng chứng sống" là cả chồng và các anh chồng ra".

Trao đổi với chúng tôi, TS.BS. Phan Bích Nga (Phó Trưởng Trung tâm khám tư vấn trẻ em –Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết:

"Sữa là loại thực phẩm được đánh giá có thành phần, công thức hóa học hoàn hảo nhất đối với hệ tiêu hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trước đây, kinh tế khó khăn, trẻ lúc nhỏ được bú mẹ nhưng sau khi cai sữa thì không có điều kiện dùng sữa công thức hay chế phẩm của sữa nữa, ở những người này khi kinh tế phát triển hơn, trải qua nhiều năm không dùng sữa nên cơ thể đã bị mất men lactose để tiêu hóa đường lactose trong sữa nên bổ sung sữa sẽ rất khó hấp thụ. Để tránh tình trạng này, trẻ sau khi cai sữa mẹ vẫn rất nên tiếp tục bổ sung sữa và chế phẩm để đảm bảo phát triển tốt cho cơ thể và duy trì được men tiêu hóa sữa".

Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024
Trước đây, kinh tế khó khăn, trẻ lúc nhỏ được bú mẹ nhưng sau khi cai sữa thì không có điều kiện dùng sữa công thức hay chế phẩm của sữa nữa (ảnh minh họa)

Theo TS. Phan Bích Nga, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới và Việt Nam khuyến nghị nên cho trẻ tiếp tục uống sữa sau khi đã cai sữa mẹ. Trong sữa, hàm lượng canxi và các yếu tố vi khoáng cao so với các loại thực phẩm khác, rất dễ hấp thu, hữu ích với giai đoạn phát triển của trẻ. Kể cả với người trưởng thành nếu tiếp tục dùng sữa cũng rất tốt. Ở Việt Nam xếp 4 nhóm thực phẩm, còn tại các nước phương Tây xếp 5 nhóm thực phẩm. Trong đó, sữa và chế phẩm sữa được xếp riêng một nhóm do tầm quan trọng của sữa đối với sức khỏe.

Với câu hỏi của độc giả khi cho con ăn 3 bữa cơm, uống 1 hộp sữa tươi có phải là quá ít? TS Nga cho rằng: “Không thể nói là quá ít hay không, bởi nếu 3 bữa cơm mà trẻ ăn tốt, ăn đa dạng thực phẩm thì vẫn đảm bảo được năng lượng và dưỡng chất cần. Tuy nhiên, nếu uống 1 hộp sữa tươi/ngày thì theo khuyến nghị bổ sung sữa và chế phẩm sữa (trung bình 300ml/ngày) như vậy là quá ít. Vì, mỗi hộp sữa tươi khoảng 180ml, có loại nhỏ khoảng 100ml, cho nên tối thiểu cũng nên bổ sung 2-3 hộp/ngày nếu có điều kiện”.

Với trẻ 1 tuổi trở lên bú sữa mẹ vẫn rất tốt, bởi khuyến nghị nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng. Trong trường hợp không có điều kiện bú mẹ nữa thì cần thiết duy trì cho trẻ uống sữa bổ sung. Tuy nhiên, không nhất thiết phải sữa bột công thức. Nếu trẻ lên cân chậm hoặc không thích dùng sữa công thức có thể dùng các chế phẩm của sữa như sữa tươi, sữa chua, pho mát, váng sữa…

“Nếu trẻ gầy nên tăng cường pho mát, váng sữa, vì trong các chế phẩm đó ngoài thành phần chất đạm còn có chất béo giúp tăng cân. Nếu trẻ đủ cân hoặc có nguy cơ thừa cân, béo phì nên hạn chế pho mát, váng sữa, chỉ cần duy trì sữa tươi và sữa chua, đặc biệt loại không đường”, TS.Bích Nga giải thích thêm.

Cũng theo TS.Bích Nga, trẻ trên 1 tuổi vẫn nên ăn cháo, súp, và các thức ăn mềm dễ tiêu. Trong đó, cháo có thể là gạo vỡ, tuổi này nên tập cho trẻ ăn thức ăn lổn nhổn để phát triển khả năng nhai tốt cho hàm, răng, chứ không cần xay mịn nữa. Tuy nhiên, trường hợp trẻ ăn lổn nhổn mà hay bị nôn trớ thì không nên ép trẻ ăn như vậy mà vẫn cần xay qua để đảm bảo khẩu phần của trẻ. Ngoài duy trì ngày 3 bữa cháo, súp vẫn nên uống 400 ml - 500ml sữa, tối thiểu là 300ml. Nên uống sữa đến khi trưởng thành, và nếu duy trì uống sữa trong suốt cả cuộc đời sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Với trẻ 1 tuổi trở lên, chê độ ăn trung bình 3 bữa, nếu trẻ ăn tốt có thể 4 bữa. Chế độ ăn với trẻ: Trung bình 3 bữa, ăn tốt hơn có thể 4 bữa. Các cháu gầy, ăn mỗi bữa quá ít tăng lên 4-5 bữa. Ngoài ra thêm bữa phụ bao gồm sữa, chế phẩm sữa, hoa quả.

TS Nga chỉ rõ: “Tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chúng tôi đã gặp một số cháu trên 1 tuổi không chịu ăn cháo nhưng thích ăn cơm, Tuy nhiên, phụ huỵnh lưu ý, cơm cho trẻ là cơm nát, không ăn cơm cứng có thể gây hại dạ dày”.

Sữa tươi và sữa chua không hạn chế, tùy theo khả năng ăn của trẻ. Nếu trẻ gầy quá thì tăng cường sữa công thức, đặc biệt loại sữa năng lượng cao để giúp trẻ lên cân. Có trẻ uống được cả lít sữa cũng không cần hạn chế. Với trẻ béo phì chỉ nên dùng sữa tươi, sữa chua không đường và không quá 600 ml/ngày.

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em

Trẻ trên 1 tuổi 1 ngày uống bao nhiêu sữa năm 2024

Bé trai đi học 2 tuần thì 3 lần đánh bạn, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân thì người bố chối ngay vì bí mật...

Theo Ths.BS Phạm Minh Triết, trẻ không vâng lời, la hét, ăn vạ… thường được xem là bình thường nhưng nếu các biểu hiện này xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống thì có thể là vấn...

Bé 1 tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Dưới đây là khuyến nghị lượng sữa cho bé theo tháng tuổi theo: AAP khuyến nghị lượng sữa cho bé trên 1 tuổi (từ 12 - 24 tháng) nên trong khoảng 2-3 cốc (460-700ml) sữa nguyên kem mỗi ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi nên uống từ 2-2,5 cốc (460-600ml) sữa ít béo hoặc sữa tách béo mỗi ngày.

Trẻ 1 tuổi nên uống bao nhiêu ml sữa tươi?

Trẻ 1 tuổi cần uống bao nhiêu ml sữa mỗi ngày là đủ? Khi được 1 tuổi các mẹ có thể bổ sung sữa tươi vào chế độ ăn hàng ngày của bé. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều, nên bổ sung ít một để bé tập làm quen. Trung bình mỗi ngày có thể cho bé uống khoảng 100 - 150ml sữa.

Trẻ 13 tháng nên uống bao nhiêu sữa 1 ngày?

Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày Các mẹ nên cho bé uống sữa một cách hợp lý nhé. Để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng theo nhu cầu của cơ thể, khi trẻ được 12 - 24 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống 2 - 3 cử sữa mỗi ngày, tương đương với 470 cử - 710ml/ngày.

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi tốt nhất gồm 3 bữa chính, xen kẽ vào 3 – 4 cữ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, có thể tập cho trẻ ăn các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui ngoài những thức ăn quen thuộc như cháo, bột.