Trình bày các khái niệm kinh doanh cơ hội kinh doanh thị trường doanh nghiệp công ty

Khi cơ hội kinh doanh đến mà không biết nắm bắt thì sẽ làm thiệt hại và làm chậm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, trong thời đại hiện nay, dù là doanh nghiệp hay cá nhân mà nắm bắt được cơ hội kinh doanh đúng lúc sẽ đem đến lợi ích lớn. Vậy cụ thể cơ hội kinh doanh là gì và các nhận biết chúng ra sao?

Cơ hội kinh doanh là những điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi để bắt đầu triển khai một công việc khi thấy lợi nhuận. Cơ hội kinh doanh được coi là trạng thái của tương lai, trở thành mục tiêu kinh doanh với hy vọng khác biệt với hiện tại, kéo theo niềm tin của những người bắt đầu thực hiện với mong muốn đạt được trạng thái đó.

Một cơ hội kinh doanh tốt bao gồm 4 đặc điểm sau:

  • Có tính hấp dẫn: Chứa những yếu tố thị trường như tỷ lệ lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp…
  • Có tính thời điểm: Việc lựa chọn đúng thời điểm kinh doanh sớm hay muộn so với thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh.
  • Có tính ổn định, bền vững: Một cơ hội kinh doanh tốt sẽ có tính ổn định lâu dài.
  • Cơ hội kinh doanh hướng đến nhu cầu của thị trường: Sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra từ cơ hội kinh doanh phải đem lại giá trị cho khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.

Trình bày các khái niệm kinh doanh cơ hội kinh doanh thị trường doanh nghiệp công ty

Đặc điểm của cơ hội kinh doanh

Cách nhận biết cơ hội kinh doanh

Cách nhận biết cơ hội kinh doanh chung nhất chính là việc tất cả các dự án kinh doanh đều cần đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó của con người theo bất cứ cách nào, dù là sản phẩm/dịch vụ thì con người cũng phải thực sự cần nó.

Nghiên cứu khoảng cách giữa cung và cầu

Mọi người cần tìm hiểu được nhu cầu hiện tại của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường đang được đáp ứng như thế nào, đủ hay thiếu, chất lượng ra sao… Tìm hiểu xem mặt hàng đó đang có những đơn vị cung cấp nào, liệu nhà cung cấp đó có đủ nguồn cung nội địa không? Nếu không đủ thì chắc chắn điều này vẽ ra một cơ hội kinh doanh tốt cho bạn.

Ví dụ: Bạn tìm hiểu được ở địa phương mình đang sinh sống chỉ có một nhà bán lẻ vật liệu xây dựng và sản lượng của họ chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Hơn nữa, bạn lại nhận thấy nhu cầu xây dựng tại đây tăng cao trong một khoảng thời gian gần vì các ngôi nhà mới hay các trung tâm thương mại mọc lên khá nhiều.

Việc quan sát này cho thấy bắt đầu kinh doanh vật liệu xây dựng để thu hẹp khoảng cách giữa cung và cầu là một cơ hội kinh doanh tốt.

Công nghệ ngày một tiến bộ hơn

Với thời đại công nghệ 4.0 hiện đại, bạn dễ dàng tìm được cách cải tiến và tiến bộ trong công nghệ để xử lý những hạn chế của hệ thống sản xuất truyền thống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu một cơ hội kinh doanh mới.

Ví dụ: Chương trình nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thuỷ sản có bước tiến lớn khi nuôi tôm sú và cá măng sữa trở thành lĩnh vực kinh doanh rất tiềm năng. Cùng với đó là sự phát triển của thương mại điện tử đã mở ra nhiều hoạt động và phương thức kinh doanh mới. Việc tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm thuỷ sản dễ dàng và tiếp cận được với nhiều người hơn, nâng cao doanh số bán hàng.

Khám phá các mối quan hệ ngành trong tương lai

Có thể bạn sẽ tìm ra nhiều ý tưởng kinh doanh khả thi trong khi bạn tiếp thu những gì đã và đang tồn tại.

Ví dụ: Một nhà máy chế biến thịt trong khu vực của bạn có sự liên kết ngược hỗ trợ thúc đẩy các dự án kinh doanh nông nghiệp như chăn nuôi lợn, gia cầm hay dịch vụ vận chuyển. Phát triển chung cùng hệ sinh thái này cũng đem đến những cơ hội kinh doanh về thức ăn gia cầm, khay đựng trứng, những nguồn cung đầu vào khác cho người chăm nuôi gia cầm…

Bổ sung, thích ứng và định hình lại

Hãy chủ động quan sát, để ý xem những người xung quanh bạn đang kinh doanh gì? Bạn có thể lựa chọn một trong số những việc kinh doanh đó, tối ưu lại tốt hơn là có thể mang lại thành công.

Bạn phải luôn là người nắm bắt được tình hình kinh tế tại nơi bạn sống, có những công việc kinh doanh sẽ mang đến cảm hứng cho bạn và bạn nhận thấy tính khả thi từ việc đó. Tuy nhiên, nó không phải là sao chép rồi bắt chước, bạn tiếp thu ý tưởng nhưng hãy đổi mới nó, cải tiến những tính năng sao cho phù hợp với thị trường mà bạn đang hướng đến.

Ví dụ: Khi bạn đang sống ở tỉnh và khá ấn tượng với một vài dự án kinh doanh thành công ở thành phố, chẳng hạn mô hình cafe Internet, bán đồ handmade, truyền bá những món ăn lạ có nhiều người ưa thích… Bạn có thể ứng dụng, sửa đổi với văn hoá và điều kiện của địa phương rồi khởi nghiệp với chúng. Có rất nhiều người trong thực tế thành công khi tận dụng được những cơ hội kinh doanh như vậy.

Áp dụng phân tích SWOT để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới

Trường hợp bạn là doanh nghiệp đang hoạt động thì bạn cần áp dụng được SWOT để phân tích, xác định cơ hội kinh doanh mới. Việc phát hiện cơ hội thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. SWOT bao gồm:

  • Xu hướng kinh tế
  • Xu hướng thị trường
  • Sự chuyển dịch hoặc mở rộng cơ sở khách hàng
  • Sự thay đổi quy định do Chính phủ hoặc ngành ban hành
  • Những thay đổi trong mối quan hệ đối tác hay mối quan hệ với nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…

Triển vọng tài trợ mới hoặc thay đổi 

Hoàn thành SWOT là một trong những cách xác định cơ hội kinh doanh chính xác nhất. Công cụ SWOT tập trung vào phân tích chiến lược qua 4 yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức. SWOT sẽ cho bạn cái nhìn về giá trị doanh nghiệp, các cơ hội và triển vọng mới tiềm năng mà bạn khai thác được.

Ví dụ: Khi phân tích SWOT cho bạn thấy tiềm năng trong việc thay đổi xu hướng thị trường, phản hồi của bạn có thể là giới thiệu sản phẩm mới, điều chỉnh giá của sản phẩm hiện tại, thay đổi quảng cáo hay tăng giá trị cho những trải nghiệm khách hàng.

Tiến hành sàng lọc và lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất

Yếu tố đầu tiên là chọn lựa cơ hội kinh doanh mang tính khả thi cao nhất mà bạn làm được. Tiếp đến là thu hẹp sự lựa chọn còn lại 2 - 3 dự án khả thi. Tuy nhiên do nguồn lực có hạn nên bạn không thể thực hiện 3 dự án cùng lúc. Vì vậy, bạn cần lựa chọn sàng lọc cái tốt nhất. 

Vì sao phải lựa chọn cơ hội kinh doanh?

Trong cuộc sống hiện nay, con người luôn mong được được trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm tốt hơn, từ quần áo, đồ ăn, nơi ở… cho đến các đồ đạc mang tính công nghệ thông minh, hiện đại hơn. Thực sự đó là những khao khát chính đáng và có những người sẵn sàng bỏ tiền ra để đáp ứng nhu cầu đó.

Do vậy, cơ hội kinh doanh cũng sinh ra để hiện thực hóa những mong muốn của con người. Lựa chọn cơ hội kinh doanh hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về tính bền vững, tính hấp dẫn, tính thời điểm, tính duy trì và bắt tay thực hiện sớm mới có cơ hội thành công.

Trình bày các khái niệm kinh doanh cơ hội kinh doanh thị trường doanh nghiệp công ty

Lựa chọn cơ hội kinh doanh là cách để phát triển

Một số cơ hội kinh doanh bạn nên thử hiện nay

Tận dụng những cơ hội kinh doanh thời đại mới để có nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận hơn:

Tái chế rác điện tử

Các sản phẩm điện tử, công nghệ dù có dù có tuổi thọ không ngắn nhưng khi công nghệ ngày một phát triển hơn thì nhu cầu thay thế đồ điện tử cũng lớn hơn, người tiêu dùng sợ sản phẩm mà mình đang dùng là lỗi thời, không theo kịp thời đại vậy nên họ thay đổi. Chính vì vậy mà lượng rác thải điện tử thải ra môi trường ngày càng nhiều dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý. Từ đó, ngành tái chế rác điện tử ra đời và đóng vai trò hết sức quan trọng.

Tuy đây là ý tưởng không quá hào nhoáng nhưng mang đến lợi nhuận cực kỳ cao. Đặc biệt lĩnh vực này khá ít cạnh tranh nhưng nhu cầu lại ngày một tăng lên.

Khi bắt đầu với cơ hội kinh doanh này, bạn cần nghiên cứu kỹ và tìm hiểu thị trường, các nhà cung cấp cũng như người có nhu cầu sử dụng.

Tự động hoá

Lĩnh vực tự động hóa đang phát triển mạnh mẽ và liên tục, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho những ai để mắt tới. Kể cả việc đơn giản như tự động hoá nhắm đúng mục tiêu quảng cáo hay lặp lại bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác. Công cụ này đem lại giá trị cho bạn trong việc tiết kiệm tiền bạc và thời gian, thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Tư vấn viên

Nhiều người thành công bắt đầu với công việc đầu tiên là tư vấn. Khi bạn có kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực nào đó thì bạn có thể đóng vai trò là nhà tư vấn trong lĩnh vực đó, hướng dẫn khách hàng tiếp cận với những sản phẩm/ dịch vụ phù hợp nhất. Điều này đơn giản như cách bạn chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác để đem lại lợi ích cho họ, cũng như hoàn thành mục tiêu của mình.

Khi bạn đang là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó thì đừng ngần ngại mà bắt đầu công việc tư vấn.

Đầu tư bất động sản

Cơ hội kinh doanh bất động sản cần lượng vốn lớn, cũng là ngành kinh doanh khó nhưng siêu lợi nhuận. Bạn có thể mua/bán đất ăn chênh lệch, cho thuê bất động sản hay bắt đầu những cơ hội khác. Tuy nhiên, việc kinh doanh này nhiều khi cũng có yếu tố tâm linh, phong thuỷ hay đơn giản chỉ là một chữ “Duyên" nên bạn cần hết sức lưu ý. 

Chắc hẳn sau bài viết này bạn đọc đã hiểu được cơ hội kinh doanh là gì, vì sao phải lựa chọn cơ hội kinh doanh cũng như cách xác định chúng. Chúc cho mọi người sớm tìm được cơ hội kinh doanh phù hợp với bản thân để phát triển tốt nhất.

Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một cái gì đó. Cơ hội trong kinh doanh (gọi tắt là cơ hội kinh doanh) là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán hàng để thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ.

Cần phân biệt rõ các khái niệm nhu cầu, mong muốn và yêu cầu.

Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể con người và nhân thân con người. Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó. Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ.

          Cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng hay tiêu chuẩn cơ bản là: (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền vững, (3) tính thời điểm, và (4) tính duy trì sản phẩm/dịch vụ.

Trình bày các khái niệm kinh doanh cơ hội kinh doanh thị trường doanh nghiệp công ty

          Người khởi sự tập trung vào một cơ hội thì cánh cửa cơ hội đó sẽ mở ra. Thuật ngữ cánh cửa cơ hội mô tả khoảng thời gian các doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường mới. Khi có thị trường cho sản phẩm/dịch vụ mới được thiết lập, cánh cửa cơ hội mở ra; khi thị trường tăng trưởng, các doanh nghiệp tham gia và cô gắng tìm kiếm lợi nhuận; khi chín muồi, cánh cửa cơ hội đóng lại.

          Cần phân biệt có sự khác nhau giữa cơ hội và ý tưởng. Một ý tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng có thể hoặc không thể gắn liền với tiêu chí của một cơ hội. Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi vì không có cơ hội thực sự để bắt đầu. Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp ứng các tiêu chuẩn hay đặc trưng của một cơ hội kinh doanh.

          Cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng nếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi vẫn chỉ là cơ hội.

Nhận diện cơ hội kinh doanh

          Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân hoặc người khởi sự kinh doanh có thể sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh như sau:

          - Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống. Chú ý cần phân biệt khuynh hướng với tính nhất thời. Cần quan sát các khuynh hướng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hội như thế nào. Những khuynh hướng quan trọng nhất để theo đuổi là những khuynh hướng kinh tế, xã hội, những tiến bộ công nghệ cũng như những thay đổi về chính trị.

          - Cách thức giải quyết một vấn đề. Đây là cách tiếp cận để nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, may mắn và cơ hội.

          - Tìm kiếm khoảng trống thị trường. Đây là nhu cầu con người về sản phẩm/dịch vụ chưa được lấp đầy.

Ý tưởng kinh doanh

          Ý tưởng kinh doanh là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ, ý tưởng thì luôn có rất nhiều; ý tưởng kinh doanh cũng không ít song không phải ý tưởng kinh doanh nào cũng dẫn đến đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thành công. Muốn thành công, người khởi sự cần có ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đảm bảo tính khả thi và có thể dẫn tới thành công.

Muốn thành công, ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh không những lấp đầy được nhu cầu mới mà còn phải mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.

          Theo nhiều chuyên gia, ý tưởng kinh doanh tốt cần được mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý tưởng kinh doanh chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ, không quá dài.

Nghề kinh doanh

Cho đến bay giờ chúng ta hầu như đã quan niệm rằng kinh doanh là một nghề. Khi quan niệm kinh doanh là một nghề thì khởi sự kinh doanh cũng đồng nghĩa với bắt đầu một nghề - nghề kinh doanh. Đây là lý do vì sao người ta còn gọi khởi sự kinh doanh là khởi nghiệp. Từ đây chúng ta có thể thống nhất cách hiểu các cụm từ khởi sự kinh doanh cũng hoàn toàn trùng với khởi nghiệp. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn giản khởi sự kinh doanh trùng với tạo lập doanh nghiệp, và càng không nên quan niệm khởi sự doanh nghiệp vì trong tiếng Việt người ta chỉ có thể khởi sự được một hoạt động kinh doanh chứ không thể khởi sự một doanh nghiệp được.

Mặc dù kinh doanh là một nghề song cho đến tận bây giờ ở nước ta thậm chí vẫn có rất nhiều người đặt câu hỏi liệu kinh doanh có phải là một nghề? Người ta hay nghĩ rằng ‘nghề’ phải là nghề kỹ thuật cụ thể như cơ khí, luyện kim,… chứ quản trị không thể là ‘nghề’. Cũng như vậy, người ta nghĩ rằng ai cũng có thể kinh doanh được nếu hiểu theo nghĩa chỉ cần có chút vốn, vài mét vuông cửa hàng là có thể mở một cửa hiệu, kinh doanh những mặt hàng nào đó mà người chủ có ý muốn song vấn đề là ở chỗ, với tất cả những thứ đó liệu đem lại kết quả như thế nào? Đó là sự thành đạt hay là sự thoát nghèo?

          Theo quan điểm của chúng tôi, có lẽ chỉ trên cơ sở tư duy về tính chuyên môn hóa nghề nghiệp thấp, tư duy đơn thuần theo kiểu đồng nghĩa kinh doanh với kế sinh nhai mới phát sinh quan niệm ai cũng có thể kinh doanh được - một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nhiều lúc cần đặt câu hỏi: liệu có phải chúng ta chưa có được doanh nhân nổi tiếng tầm cỡ thế giới, liệu có phải nhiều doanh nghiệp nước ta kinh doanh không hiệu quả là xuất phát từ sai lầm này?

          Thực ra, điều đầu tiên cần khẳng định chính là khẳng định kinh doanh là một hoạt động có tính nghề nghiệp. Người thực hiện một phần trong số các hoạt động điều hành để quá trình  doanh diễn ra theo ý muốn được gọi là các nhà quản trị, những người đứng đầu thường được gọi là doanh nhân. Muốn kinh doanh, cần có các kỹ năng, đặc biệt còn cần cả trí tuệ, nghệ thuật và may mắn.

Tuy giống các nghề nghiệp khác ở tính ‘nghề nghiệp’, song nghề kinh doanh cũng có đặc trưng khác nhiều nghề khác ở chỗ không gây ra hậu quả tức thời. Phải có trí tuệ cao, người khởi nghiệp mới thoát khỏi vòng tư duy theo kiểu truyền thống, cũ kỹ và manh mún. Phải có trí tuệ mới nhận thức và dám quyết định tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, mới biết cách đề phòng và tìm cách giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.

PGS.TS Dương Văn Sơn

CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC