Tuyển sinh thạc sĩ Đại học Kinh tế - Luật

 

Ngành: LUẬT

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Hướng đào tạo: Hướng thạc sĩ nghiên cứu

Mô tả tóm tắt chương trình:

Chương trình đào tạo Luật kinh tế được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức chuyên sâu và từng bước trang bị các kỹ năng hành nghề về Luật kinh tế, có nội dung gắn với thực tiễn, hướng tới phục vụ nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp.

  1. Đối tượng người học: Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học các ngành luật [Luật, Luật kinh tế, Luật quốc tế...]
  2. Điều kiện xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  3. Cấu trúc chương trình:
  • Phần kiến thức chung: 20 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành: 28 tín chỉ, tự chọn: 16 tín chỉ
  • Luận văn: 12 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra:

Kiến thức

  • Có hiểu biết về môi trường đa dạng văn hóa và năng lực làm việc trong bối cảnh toàn cầu.
  • Có kiến thức chuyên môn mạch lạc, sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật nội dung và luật tố tụng, đặc biệt là luật công ty, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ và luật tài sản.
  • Có kiến thức tiếng Anh đủ tốt để đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của của công việc và đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kỹ năng

  • Suy nghĩ độc lập: Có năng lực sáng tạo, năng lực phản biện ở mức độ nhất định.
  • Phân tích và đánh giá: Có năng lực phân tích các vấn đề pháp luật, có năng lực đánh giá các lựa chọn và giải pháp cũng như các quan điểm khác nhau, để lựa chọn và thực hiện các quyết định đã chọn
  • Kỹ năng giao tiếp nói và viết: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp nói và viết cần thiết cho hành nghề pháp luật kinh doanh.
  • Kỹ năng nghiên cứu pháp luật và tin học: Thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật. Có năng lực liên tục cập nhật thông tin và kỹ năng cần thiết trong quá trình hành nghề luật. Có năng lực nghiên cứu chuyên sâu và độc lập các vấn đề của pháp luật.

Cơ hội nghề nghiệp:

Học viên tốt nghiệp có phạm vi hoạt động và phát triển nghề nghiệp ở các lĩnh vực:

  • Nghiên cứu và giảng dạy pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh tế
  • Hành nghề hoặc hỗ trợ nghề nghiệp tốt cho các chức danh tư pháp, độc lập hoặc trong các tổ chức nghề nghiệp: văn phòng luật sư, công ty luật, các văn phòng công chứng, thừa phát lại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, trợ giúp viên pháp lý...
  • Làm việc tốt tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên sâu quản lý nhà nước về kinh tế
  • Làm việc tốt tại các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: Bao gồm trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, tòa án [chuyên sâu xét xử các vụ việc kinh tế]

Làm việc tại các bộ phận pháp chế, nhân sự và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT

Tên học phần

Tính chất

Tín chỉ

Tên tiếng Anh

I

Kiến thức chung [15TC bắt buộc; 3TC tự chọn]

18

1

Triết học

Bắt buộc

4

Philosophy

2

Tiếng Anh

Bắt buộc

4

English

3

Phương pháp nghiên cứu luật

Bắt buộc

4

Legal Research Method

4

Luật và Phát triển

Bắt buộc

3

Law and Development

5

Luật tài sản

Tự chọn

3

Property Law

6

Luật kinh doanh so sánh

Comparative Business Law

II

Kiến thức chuyên ngành

10

7

Luật công ty [Nâng cao]

Bắt buộc

3

Enhance Corporation Law

8

Luật sở hữu trí tuệ [Nâng cao]

Bắt buộc

3

Intellectual Property Law

9

Luật hợp đồng [Nâng cao]

Bắt buộc

4

Contract Law

Tự chọn [chọn 6 trong 12 môn: 3x6=18]

18

10

Luật thương mại quốc tế [Nâng cao]

Tự chọn

3

International Commercial Law

11

Luật đất đai và Môi trường [Nâng cao]

Tự chọn

3

Enhance Land and Environment Law

12

Luật lao động và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tự chọn

3

Labour Law and Corporate Social Responsibility

13

Hợp tác công tư và cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù

Tự chọn

3

PPP and special disputes procedure

14

Giải quyết tranh chấp kinh doanh

Tự chọn

3

Business Dispute Resolution 

15

Luật đầu tư và kinh doanh bất động sản

Tự chọn

3

Land on Investment and Real Estate

16

Sáp nhập và mua bán công ty

Tự chọn

3

Merger and Acquisition

17

Các tội phạm liên quan kinh tế

Tự chọn

3

Criminal in Economy

18

Tự quản địa phương

Tự chọn

3

Local autonomy

19

Luật đầu tư Quốc Tế

Tự chọn

3

International Investment Law

20

Luật Thuế Quốc Tế

Tự chọn

3

International Tax Law

21

Luật Phá sản

Tự chọn

3

Bankruptcy Law

III

Luận văn

14

Thesis

Tổng cộng

60

Total

Xem thêm thông tin Chương trình đào tạo thạc sĩ điều hành cao cấp Quản lý công [EMPM - Executive Master of Public Management]: Xem

Xem thêm thông tin Chương trình đào tạo thạc sĩ Điều hành cao cấp [EMBA - Executive Master of Business Administration]: Xem

Chương trình đào tạo thạc sĩ: Kinh tế và quản trị lĩnh vực sức khỏe, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Tài chính công, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh doanh thương mại, Kinh doanh quốc tế, Luật Hiến pháp và Luật hành chính, Luật Kinh tế, Quản lý công, Công nghệ thiết kế thông tin và truyền thông, Thống kê kinh tế, Kinh tế chính trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đào tạo thạc sĩ luật ở Khoa Luật hiện nay có 4 chuyên ngành bao gồm: Định hướng nghiên cứu với chuyên ngành Luật kinh doanh và Luật kinh doanh quốc tế, Định hướng ứng dụng có chuyên ngành Luật kinh doanh và Luật Hiến pháp hành chính

A. THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Luật kinh tế được thiết kế nhằm cung cấp các kiến thức chuyên sâu và từng bước trang bị các kỹ năng hành nghề về Luật kinh tế, có nội dung gắn với thực tiễn, hướng tới phục vụ nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt ở khu vực doanh nghiệp.

Học viên tốt nghiệp thạc sĩ Luật kinh tế tại Khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cần đạt được 10 mục tiêu về chất lượng [chuẩn đầu ra] như sau:

Phẩm chất về trí tuệ, kiến thức [Intellectual Attributes]:

  • Suy nghĩ độc lập: Có năng lực sáng tạo, năng lực phản biện ở mức độ nhất định.
  • Phân tích và đánh giá: Có năng lực phân tích các vấn đề pháp luật, có năng lực đánh giá các lựa chọn và giải pháp cũng như các quan điểm khác nhau, để lựa chọn và thực hiện các quyết định đã chọn
  • Kỹ năng giao tiếp nói và viết: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp nói và viết cần thiết cho hành nghề pháp luật kinh doanh.
  • Kỹ năng nghiên cứu pháp luật và tin học: Thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và sử dụng các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật.

Phẩm chất chuyên môn, chuyên nghiệp [Professional Attributes]:

  • Kiến thức chuyên môn: Có kiến thức chuyên môn mạch lạc, sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật nội dung và luật tố tụng, đặc biệt là luật công ty, luật hợp đồng, luật sở hữu trí tuệ và luật tài sản. Có kiến thức tiếng Anh đủ tốt để đọc hiểu tài liệu bằng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo [[1]].
  • Học suốt đời: Có năng lực liên tục cập nhật thông tin và kỹ năng cần thiết trong quá trình hành nghề luật.
  • Đạo đức: Có năng lực trân trọng và khuyến khích tính trung thực, chịu trách nhiệm và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Phẩm chất cá nhân [Personal Attributes]:

  • Quản lý công việc: Có các năng lực quản lý công việc cá nhân và tập thể.
  • Hiểu biết về đa dạng văn hóa và môi trường làm việc toàn cầu: Có hiểu biết về môi trường đa dạng văn hóa và năng lực làm việc trong bối cảnh toàn cầu.
  • Phục vụ công bằng xã hội: Hiểu biết và chấp nhận tuân thủ các trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân cũng như có năng lực yêu cầu thực hiện các quyền căn bản của cá nhân và cộng đồng.

Yêu cầu đối với người dự tuyển và trúng tuyển

Đối tượng dự tuyển sinh trước hết bao gồm thí sinh đã có một bằng cử nhân trong lĩnh vực Luật, bao gồm các ngành luật kinh tế, dân sự, hình sự, quốc tế, lý luận chung về nhà nước và pháp luật và kinh doanh.

Các môn thi tuyển sinh bao gồm môn cơ bản: Luật dân sự, môn cơ sở của ngành: Luật thương mại và môn Ngoại ngữ.

Điều kiện tốt nghiệp

Học viên tuân thủ các quy định của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo sau đại học, sau khi tích lũy đủ 53 tín chỉ, bao gồm 43 tín chỉ cho các học phần tự chọn và bắt buộc, đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ và bảo vệ thành công một Luật văn tốt nghiệp [10 tín chỉ] sẽ được Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cấp bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Luật kinh tế.

Khái quát chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo

Toàn bộ chương trình gồm 60 tín chỉ được chia thành: Phần kiến thức chung gồm 20; Phần kiến thức chuyên ngành gồm 28 tín chỉ. Phần Luận văn tốt nghiệp gồm 12 tín chỉ, tuân thủ Quy chế đào tạo thạc sĩ hiện hành. Việc thực hiện Luận văn tốt nghiệp tuân theo các quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian đào tạo cho chương trình không tập trung gồm 02 năm, mỗi năm được chia thành 02 học kỳ, sự phân bổ kiến thức trong các học kỳ như sau:

B. THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HƯỚNG ỨNG DỤNG

Mục tiêu tổng quát của Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Luật kinh tế ứng dụng tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là đào tạo ra những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật kinh tế để hành nghề tư vấn pháp lý, góp phần phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, phê duyệt hồ sơ có thể độc lập đưa ra đề xuất giải quyết tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ góp phần giải quyết tranh chấp kinh doanh. Người học cũng được trang bị kiến thức pháp luật trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề luật, Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế ứng dụng cũng quan tâm đào tạo đạo đức và thái độ của các chuyên gia luật tương lai đối với xã hội và cộng đồng.

Thạc sĩ Luật kinh tế ứng dụng tốt nghiệp tại Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có thể công tác tại khu vực doanh nghiệp, tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến pháp luật kinh tế và hệ thống Tòa án nhân dân, tại các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khác.

  1. Thời gian đào tạo: 1,5 năm, hình thức không tập trung
  2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 45 tín chỉ
  3. Đối tượng tuyển sinh: đối tượng tuyển sinh là các học viên đã có bằng cử nhân luật học.
  • Luận văn thạc sĩ ứng dụng, khác thạc sĩ nghiên cứu ở 4 điểm:

    1. – Đề tài phải gắn với địa phương, đơn vị, tổ chức cụ thể;
    2. – Giải pháp pháp hướng tới địa phương, đơn vị, tổ chức cụ thể;
    3. – Khuyến khích, nhưng không bắt buộc phải có phần tổng quan tình hình nghiên cứu;
    4. – Độ dài chỉ cần tối thiểu 40 trang theo tiêu chuẩn font size, giãn dòng của Template kèm theo.

Một số kinh nghiệm cần lưu ý trước khi bảo vệ luận văn cao học UEH LLM

Trước khi bắt tay vào viết luận văn tốt nghiệp, học viên nên tham khảo danh sách các đề tài luận văn thạc sĩ đã thực hiện ở Khoa Luật UEH để định hướng đề tài của mình cũng như tránh trùng lắp:

DanhSachTenDeTai-LuatKinhTe

C. THẠC SĨ LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ- HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Xem chi tiết chương trình tại đây:

Khung chương trình thạc sĩ luật kinh doanh quốc tế

D. THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP- HÀNH CHÍNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Khung chương trình thạc sĩ Luật hiến pháp hành chính

Video liên quan

Chủ Đề