Tỳ kheo thích thanh thiện là ai

Thứ năm, 26/05/2022, 21:20

Tu hành đúng chánh Phật pháp

MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON
BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO


THÔNG BÁO Trang mạng TU HÀNH ĐÚNG CHÁNH PHẬT PHÁP

tuhanhdungchanhphatphap.net của tỳ kheo Thích Thanh Thiện xuất hiện vào ngày 11 tháng 01 năm 2017 trên FACEBOOK và YOUTUBE.  

Cùng quý hành giả yêu chuộng chánh pháp.  Đã đến lúc thầy Thanh Thiện phải ra đi, thầy không còn lên mạng để giảng giải Phật pháp và hướng dẫn hành giả tu tập nữa. Và thầy Thanh Thiện muốn lưu truyền cho hậu thế có cơ may tu tập đúng theo chánh pháp để tiến đến chứng quả. Muốn tu đúng chánh pháp, hiện nay, hành giả phải nắm cho vững pháp tu tập theo thầy Thanh Thiện hướng dẫn. Thầy Thanh Thiện đã tập trung tất cả những bài giảng pháp, trả lời hướng dẫn hành giả, có luôn cả âm pháp. Này quý hành giả, sau khi hành giả tìm hiểu đạo GIẢI THOÁT do đức Phật Thích Ca truyền thụ. Nhất là sau khi hành giả đọc TỨ DIỆU ĐẾ và giác ngộ muốn được tu hành? Kể từ giờ phút này, hành giả đừng đọc lung tung nữa, mà, hành giả hãy dành thì giờ chăm chỉ đọc và nghe lời giảng của thầy Thanh Thiện, có như vậy hành giả mới BIẾT TU-TU ĐÚNG-TU CHỨNG QUẢ. Nếu hành giả còn đọc lung tung thì hành giả sẽ bị xao lãng, bị phân tâm, và nhất là hành giả sẽ bị lạc vào rừng lý thuyết mịt mù không lối thoát, cho nên, hành giả không thể nào theo đúng được sự hướng dẫn của thầy Thanh Thiện nhằm tiến đến đạt được chứng quả đâu ạ! Đọc kinh sách của đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc để biết rõ GỐC LỜI PHẬT DẠY, chứ không thể nào tu theo lời Alahán dạy được đâu! Bởi vì chánh pháp xuất hiện quá lạ, quá mới mẻ và nhất là hành giả chưa biết tu. Lý thuyết và thực hành là 2 lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Thông suốt lý thuyết chưa chắc đã tu hành được. Nhưng tu hành được thì sẽ thông suốt lý thuyết. Nói lý thuyết thì hay mà không thể nào tu hành được. Ngược lại, tu hành được tuy nói không hay, nhưng mà chính xác. Cho nên, hành giả đọc kinh sách đức Trưởng Lão chỉ đọc cho biết khái niệm mà thôi. Rồi, chuyên cần theo thầy Thanh Thiện hướng dẫn tu tập cho tâm quen thuộc y như tập thể dục hàng ngày. Khi nào tâm quen thuộc pháp Phật, hành giả tiến đến tinh tấn, tích cực tu tập thì hành giả đạt được mong muốn là điều hiển nhiên. Tỳ kheo Thích Thanh Thiện LƯU Ý : Đừng gõ tên trang mạng dễ bị sai. Ta nên copy tuhanhdungchanhphatphap.net rồi paste vào ô ngang trên cùng ngay chữ https thế là vào nhanh mà không sợ nhầm lẫn nhé.

YỂM TRỢ TRANG TU HÀNH ĐÚNG CHÁNH PHẬT PHÁP  

Cùng quý hành giả hảo tâm. Nhằm lưu truyền pháp tu hành khoa học thực tiễn đến thế hệ mai sau, thầy Thanh Thiện kêu gọi quý hành giả hảo tâm yểm trợ để thanh toán tiền hàng năm cho việc duy trì trang web tuhanhdungchanhphatphap.net. Thế hệ mai sau luôn luôn ghi nhớ công đức của quý vị. Liên lạc với quản trị viên trang mạng tại:

Posted on 2015/03/03

LỜI NHẮN NHỦ SAU CÙNG

Cùng quý tăng ni Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc
1] Phật và thầy Thông Lạc dạy cho hành giả tu tập, là dạy cho ai quyết tâm quyết chí tu theo lời dạy của qúy Ngài, tu tập từng bước để đạt được giải thoát y chang như vậy. Đại để cho dể hiểu, giống như thần y, giống như sư phụ làm bánh. Qúy Ngài dạy sao, ta làm y như vậy thì có kết quả rõ ràng. Phật và thầy Thông Lạc khi dạy tu tập, không cần tín hữu, không cần người tầm đạo, mà chỉ cần người tu tập, để qúy Ngài hướng dẩn cho tu tập ngõ hầu đạt được chứng quả, dùng làm bằng chứng cho những gì Qúy Ngài dạy là đúng sự thật, là chân lý. Khi có chứng thực là đúng rồi, thì đó là NIỀM TIN giúp những hành giả muốn tu hành để tiến đến chứng quả làm chủ sinh già bệnh chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau, thì cứ y như pháp Phật đã dạy mà tu hành thì có kết quả mong muốn.

2] Thầy Thanh Thiện, sau khi chứng đạt chân lý, đã khám phá ra những điều cần thiết, SAN SẺ giúp hành giả thân thương thương kính thầy Thông Lạc, tự tu hành đúng theo lời Phật dạy và thầy Thông Lạc diễn giảng không bị lạc hướng, không bị trật đường rầy. Có nghĩa là thầy Thanh Thiện tình nguyện triển khai lời thầy Thông Lạc diễn giảng bằng việt ngữ thuần túy, rõ ràng dể hiểu hơn, giúp giới bình dân cùng hiểu dể dàng. Nhờ đó, giúp hành giả không còn ngại nuí e sông, không còn dè dặt ngại ngùng, mà an tâm tinh tấn tu hành để tự giải thoát đời ta hết khổ đau. Người nào hữu duyên thì tiếp nhận, những ai vô duyên thì đi chỗ khác chơi nhé!

3] Qúy hành giả nào tin tưởng thầy Thanh Thiện, thì hãy lấy những bài giảng pháp của thầy Thanh Thiện mà nghiên cứu nhé. NHỚ, đừng bao giờ học thuộc lòng nhé. Bởi vì học thuộc lòng, vô tình qúy hành giả lại vướng vào KIẾN THỨC PHẬT PHÁP, là THOẢ MÃN THAM DỤC cho KIẾN THỨC, là tu lạc vào tà đạo đấy. Qúy vị chỉ đọc và hiểu đại khái thôi. Tuy đọc bài giảng của thầy Thanh Thiện, nhưng, tuyệt đối không tin vào thầy Thanh Thiện, mà chỉ tin vào MÌNH THẦY THÔNG LẠC mà thôi. Tại vì thầyThông Lạc chính là người khai thị chánh pháp cho chúng ta.

4] Muốn tu đúng lời dạy của thầy Thông Lạc, điều tiên quyết là quý hành giả hãy tu tập, thao luyện như lý tác ý và 6 pháp cơ bản cho thuần thục, rồi hãy đi tu . Bởi vì thầy Thông lạc quy ước, phải sống độc cư, ăn mỗi ngày một bữa, tiền không dính tuí, ngủ 4 tiếng mỗi ngày, xả tâm, hướng tâm. Nếu không thông thạo trước thì sẽ bị TƯỞNG THỨC đánh trả về đời cư sĩ, thì mất mặt lắm đấy, thì xấu hổ lắm đấy ạ.

5] YÊN TRÍ LỚN! Không cần đi tu vội. Hành giả chỉ cần làm 3 việc như sau:

a] Luôn luôn thường xuyên và trường kỳ hướng tâm, nuôi dưởng tâm tu theo chánh pháp. Bằng cách, nhắc nhở tâm, ta ước nguyện đi tu. Nhớ là lúc nào cũng nhắc nhở như vậy nhé. b] Dành thì giờ, tà tà, từ từ , nhưng đều đặng, đúng thời gian ta TỰ QUY ĐỊNH, để tâm quen. Đừng quan tâm, lo âu gì cả, ta cứ tu tập như ta tập thể dục. Lúc đầu với thời gian quá ngắn, thì ta tập nhiều lần khi nào ta rảnh. tập như lý tác ý và 6 pháp căn bản

c] Dành thì giờ mỗi ngày ½ giờ đi kinh hành đường dài, nhiều hơn càng tốt. Vừa đi vừa tác ý. Nhớ tự sáng tác cho tâm ta thích nhé đừng thay đổi câu tác ý, vì tâm sẽ khó chịu, bất mãn đấy., đừng bắt chước ai cả. Hay với người ta nhưng chưa chắc hợp với mình. Thầy Thanh Thiện tác ý Đi cho chưn cứng đá mềm, Đi cho tâm vững tu hành đến nơi, 1,2,3,4,5 quán ly tham, quán ly sân, quán ly si. Đây là phương pháp giúp hành giả thao dợt như lý tác ý rất hiệu quả, mà thầy Thanh Thiện đã đạt thành đấy. Pháp nầy có nhiều ưu điểm như, diệt làm biếng, buồn ngủ, nản làng, nâng cao nghị lực, ý chí tu tập trường kỳ, sức khoẻ dồi dào, hết bịnh, không bị bịnh si khờ người già viếng thăm và thiện xảo xử dụng pháp như lý tác ý. Ai bị khòm lưng hay nhứt mỏi, đi nhiều và tác ý nhiều thì khoẻ và phương phi ra đấy ạ.

6] Cứ vừa tập vừa chơi như vậy. Khi cơ duyên đến và quyết định tu hành. Thì hành trang đã sẵn sàng, không còn lo âu gì cả. Nhứt là bị bịnh nặng bất ngờ, hoặc đến giờ phút lâm chung. TỰ NHIỆN, rất tự nhiên, ta muốn tu hành, thì ngay lúc đó, nhờ đã quen biết pháp Phật. Phản ứng rất tự nhiên, ta buông xuống và tác ý liên tục, tu tập pháp Phật mình thích. Ví như định sáng suốt, xả tâm, hướng tâm, hay định niệm hơi thở… Thì ta chứng quả ngay lúc đó vậy. Ngược bằng, ta chưa chứng quả, thì chắc chắn, ta không bị tái sinh làm súc vật và kiếp kế tiếp là cơ may giúp ta tu hành ắt phải thành công.

7] Thầy Thanh Thiện giảng giải đủ rồi, thầy không còn lên mạng nữa. VỊ NÀO muốn đón nhận bài giảng của thầy Thanh Thiện và muốn đưa lời giảng của thầy Thanh Thiện đến người hữu duyên thì gởi email vào , chúngg tôi sẽ gởi đầy dủ những bài pháp của thầy Thanh Thiện. Nhớ một điều là đọc để biết và thông suốt chánh pháp. Nhưng tuyệt đối, không tin vào thầy Thanh Thiện mà chỉ tin tưởng vào mỗi mình Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc mà thôi nhé.

Thân chào!
Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

TÂM NHƯ ĐẤT

RT mới vừa spam. Đăng lên đây cho mọi người xem. Hôm sau rảnh post lại bài viết trước, đồng thời vạch rõ hơn bộ mặt thật của con người trước sau không như một này, với những bằng chứng cụ thể hơn để mọi người rộng đường nhìn nhận.

"Chánh Pháp,

Thầy Thanh Thiện không cần ai tin thầy, mà chỉ mong có người dùng pháp Phật thể nghiệm trên thân thì tự biết. Bởi vì pháp Phật là pháp hành. Nay thầy gợi ý để con thấy 3 sai của tâm như đất:

1] Y cho rằng: Thầy Thanh Thiện dạy cho người đời cảm nhận rằng ta sống như dòi chui rúc trong đống phân? Điều nầy cho biết y Vì thành kiến ganh ghét mà không DÁM nhìn sự thật. Y không đọc kỷ lời thầy Thanh Thiện dạy: TA CÓ COI TA NHƯ DÒI, TA GỚM GHIẾT TA THÌ TA MỚI TU ĐƯỢC, nếu ta coi mình thanh cao thì làm sao tu? Như vậy, thầy Thanh thiện đập lưng ông thế nào nhỉ? Thầy Thanh Thiện nhờ biết rõ mình là tên dâm loạn, ăn chơi phung phí, sống trong dơ bẩn chỉ biết rúc đầu vào háng phụ nữ hôi hám. Nhờ đó thầy Thanh Thiện mới tỉnh thức và âm thầm TỰ tinh tấn tu tập để thoát kiếp.

2] Giỏi hơn Phật, giỏi hơn Alahán ư? Giỏi hơn Phật , giỏi hơn Alahán sao? Điều nầy chứng tỏ Y quá ngây thơ đáng thương! Giỏi hơn Phật hơn Alahán là tự mình dạy tu tập trái ngược với Phật, với Alahán chứ,phải không nào?

Ví dụ 1] Phật dạy không tụng kinh cầu nguyện van xin ỉ ôi mà tỳ kheo nào dạy hành giả tụng kinh van xin ỉ ôi thì đó mới là giỏi hơn Phật.

Ví dụ 2] Phật dạy không có siêu hình. Tỳ kheo nào dạy CÓ SIÊU HÌNH, đem siêu hình ra hù dọa hành giả ngây thơ để lượm tiền phật tử thì đó là giỏi hơn Phật

Đàng nầy, Thầy Thanh Thiện dạy không cầu nguyện mà phải tự mình lấy pháp Phật tu tập thể nghiệm trên thân. Đồng thời, thầy Thanh Thiện giảng đúng lời dạy của Phật, của Alahán. Thầy Thanh Thiện giống như giáo sư dạy y chang chương trình BỘ GIÁO DỤC và thầy Thanh Thiện biết đúc kết giúp sinh viên hiểu được NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH. Giúp sinh viên đở mất thời giờ…Có đúng vậy không?

Ví dụ 3] Y cho rằng tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản LÀ SAI thì đó là quyền của Y. Nếu Y cho rằng bài pháp đúc kết của thầy Thanh Thiện là sai thì trước nhứt, Y phải đưa ra bài pháp Y cho là đúng nhứt chứ? Đàng nầy, Y chỉ chửi sủa không thôi thì thật là đáng thương.

Ngoài ra, những bài giảng của thầy Thanh Thiện đều giải thích rõ ràng, tường tận, chi lý ĐÚNG KHOA HỌC, Song song, thầy Thanh Thiện luôn luôn nhắc nhở hành giả CHỈ TIN VÀO MỖI THẦY THÔNG LẠC LÀ THÔI, Bởi vì Ngài là người duy nhứt khai thị cho chúng ta biết được CHÁNH PHẬT PHÁP. Nếu thầy Thanh Thiện dạy khác thầy Thông Lạc, thì điều nầy Thầy thanh Thiện dạy sai rồi hé.

3] Y cho rằng thầy Thanh Thiện miệt thị LÊN ÁN tham dục đại thừa là sai! Đó là quan niệm của kẻ bị BỂ NỒI CƠM khi sự thật được phơi bày ra ánh sáng! Họ có quyền bám theo tà giáo để hưởng lợi. Còn Phật, Alahán Thích Tnông Lạc và thầy Thanh Thiện phải nói lên sự thật sai trái của THAM DỤC ĐẠI THỪA, nhằm cứu được người nào hay người đó. IM LẶNG LÀ ĐỒNG LÕA VỚI TỘI ÁC!

Thầy Thanh Thiện"

=> Những lý luận thiếu chặt chẽ và logic, chẳng ăn nhập gì với nhau cả.

ĐẠO SƯ CỦA CÁC VỊ... Và phản hồi từ hai phía

Đời Biển Khổ·Friday, October 30, 2015\l "

Tôi đăng lại bài viết này để các vị xem lại một lần nữa cho kỹ, để mọi người rộng đường hiểu biết, nhận thức rõ hơn về một con người đạo đức giả như thế nào. Tôi nói “đạo đức giả” là vì chưa có đạo đức thật. Là người có đạo đức thật thì trước mặt cũng như sau lưng, không gian xảo và không dối trá. Tôi tuyệt đối không muốn đụng đến đạo sư của các vị, bởi tôi biết các vị có nhân duyên với nhau từ tiền kiếp vì vốn đã gieo những nhân giống nhau, nay tương ưng gặp lại nhau thì dù Phật và Trưởng lão có sống lại cũng khó lòng mà dứt các vị ra được. Tôi chỉ xin đạo sư của các vị đừng một lần nữa mượn danh Phật để giết Phật pháp, và mượn danh Trưởng lão để dìm mất công lao của Người bao năm gây dựng mà thôi.

Còn việc các vị làm thiện, không phải tôi không biết, không phải tôi không công nhận, mà tôi biết, và tôi rất trân trọng việc làm của các vị. Nhưng tu hành và hoằng pháp thì cũng phải làm với trí tuệ, đừng làm nửa vời thiếu trí tuệ như hiện nay, để rồi giải thoát đâu không thấy, thiện đâu không thấy mà khổ đau và ác pháp vẫn cứ đầy rẫy ra đó.

Tôi có một vài câu hỏi trực tiếp cho Thanh Thiện sau đây. Ông phải trả lời cho tôi cùng mọi người rõ. Nếu không trả lời được thì rõ ràng ông là tên phá đạo, vọng ngữ, lừa đảo, tội ông rất nặng nếu ông không sám hối từ đây!

Câu hỏi thứ nhất: Ông lấy trí tuệ gì và căn cứ nào để ấn chứng cho Minh Bảo là người đã chứng đạo? Và nếu Minh Bảo đã chứng đạo thì ông cho biết rõ chứng đạo cấp nào và chứng kiểu gì? Hay là chứng tưởng pháp như ông?

Dưới đây là chia sẻ từ một đệ tử của chính ông mà sau này tôi mới tình cờ được biết. Nó khiến tôi ngỡ ngàng và thất vọng tột cùng về ông. Từ đó tôi thấy cần phải thương ông và các đệ tử của ông nhiều hơn. Tôi trích ra sau đây làm bằng chứng cho nó rõ ràng: “Rt nhanh Minh Bo. Thy Thanh Thin đã n chng cho anh chng đạo ri và như vy không biết nh đi đâu ri...”

Câu hỏi thứ hai: Ông đã có “Giấy chứng nhận Thọ giới Sadi” và “Giấy chứng nhận thọ giới Tỳ kheo” hay chưa? Nếu có rồi sao ông không công bố để tránh cho mọi người đỡ phạm tội phỉ báng bậc thánh đệ tử Phật? [Lưu ý ông đừng dùng photoshop nhé! Không qua mặt chúng tôi được đâu!]

Ông cố tình như không biết hay quả thật ông không biết rằng: Một người cư sỹ thì phải thọ Tam quy và Ngũ giới trước mội vị đạo sư đầy đủ đức hạnh, khi thọ Tam quy và Ngũ giới xong thì phải thực hành trọn vẹn mới được vị đạo sư của mình chứng nhận đã thọ Tam quy và Ngũ giới bằng một tấm Giấy chứng nhận thọ Tam quy - Ngũ giới. Còn một vị Sadi thì phải thọ giới Sadi trước một vị đạo sư đầy đủ đức hạnh. Sau khi thọ giới Sadi và thử thách được một thời gian thì vị đạo sư ấy mới trao Giấy chứng nhận Thọ giới Sadi. Sau khi được chứng nhận thọ giới Sadi thì vị Sadi ấy tiếp tục giữ gìn các giới của một vị tỳ kheo tăng hoặc tỳ kheo ni [250 giới đối với tăng, 348 giới đối với ni]. Khi giữ được trọn vẹn những giới này mới được vị đạo sư trao Giấy chứng nhận Thọ giới Tỳ kheo trước mặt đông đảo quần chúng tu sinh và tăng đoàn. Vậy mà khi ông được hỏi “Ai thọ giới cho thầy?” thì ông lý luận: “Tôi tu cho tôi nên tôi chẳng cần ai thọ giới cả!” Điều này là quá sai trái với pháp và luật của đạo Phật. Vậy mà chẳng lẽ ông cố tình làm ngơ coi như không biết sao? Ngoại trừ đức Phật là người đầu tiên ra nên lúc đầu chưa có ai thọ giới cho mình. Còn tất cả những người về sau khi tu theo Phật pháp đều phải được một vị đạo sư thọ giới cho thì mới đúng pháp. Tại sao lúc Trưởng lão còn sống thì ông im như thóc không lên tiếng, lâu lâu mới có một vài bài viết. Còn sau khi Trưởng lão nhập diệt thì ông lại tự tuyên bố Chứng đạt chân lý và làm mưa làm gió vậy? Ông nghĩ nhân loại ngu hết cả rồi không nhận biết sự lùa đảo của ông sao?

Tôi nói thì nói vậy thôi nhưng tôi biết rõ rằng ông đang tự lừa dối chính ông. Còn chính ông lúc này có thể là chưa nhận ra hoặc đã nhận ra điều đó nhưng ông đang cố tình trốn tránh sự thật để tiếp tục lừa đảo hàng nghìn người đang theo ông. Ông đang làm hại chính ông, làm hại hàng nghìn đệ tử của ông vì tin vào một người tu sai pháp, để rồi họ lại tu sai pháp theo ông, rồi thần kinh hoang tưởng như ông cả đám, lại còn đi tập hợp các bài ông viết rồi in ra thành sách phát hành ra, các bài viết thì hay dở lẫn lộn, văn tự chẳng đâu vào đâu, lỗi chính tả thì nhiều không đếm xuể, chưa nói đến những sai trái rất nhiều về tri kiến và pháp hành mà tôi không thể kể ra hết được của ông mà ông tự cho rằng đó là những “bài pháp tuyệt vời nhất thế gian”, “những khám phá mới”. Có vị đệ tử của ông lại còn phát biểu: “Không được sửa lời văn của bậc A la hán” nữa mới ngộ chứ! Mới cái gì nhỉ? Ông giỏi hơn cả Phật sao? Phật ngày xưa nói pháp chưa đủ hay sao? Trưởng lão ngày nay triển khai lại lời Phật chưa đủ hay sao mà ông còn phải có những “khám phá mới”, những “phát hiện mới”, những “bài pháp tuyệt vời nhất thế gian” vậy? !!! Trưởng lão chứng đắc Tam minh, ra giảng pháp hơn 1/3 thế kỷ còn chưa đào tạo được một người. Nay Người mới nhập diệt thì ông tự mình tuyên bố chứng đạo và còn tuyên bố: Nếu ai tu tập theo 6 pháp căn bản của ông thì chắc chắn sẽ chứng đạo. Thật hết sức tưởng tượng.

Dưới đây là nội dung bài viết mà tôi đã vạch rõ sư sai trái của Ronand Truong trong thời gian trước đây.

*****

Thanh Thiện [tức Ronand Truong, tục danh là Trương Cao Hoạt] đã dõng dạc tuyên bố:

1/ Những ai tu tập theo "6 pháp căn bản" mà ông chế ra, kết hợp pháp Như lý tác ý và tu tập từ từ tà tà, sau đó chọn lấy trong đó một pháp phù hợp với đặc tướng của mình mà tu hành thì người đó chắc chắn sẽ chứng đạo.

2/ Những ai in toàn bộ các bài viết của ông ra [hàng trăm bài với khoảng trên 300 trang giấy A4] rồi đọc và tu theo thì chắc chắn sẽ chứng đạo.

***

Vài suy nghĩ của tôi:

1/. Về cái gọi là "6 pháp căn bản" của ông, sự thật nó là gì?

1.1 Ăn ngày 1 bữa.

Đây là 1 trong 3 hạnh căn bản của người tu sĩ xuất gia, nhằm mục đích ly dục, để hỗ trợ con đường tu hành, tức là pháp trợ đạo, không phải là cứu cánh giải thoát.

[Tôi có bệnh nên đã làm quen với việc ăn ngày 1 bữa từ giữa năm 2012, đến giữa năm 2013 thì tôi đã chuyển sang ăn chay trường và thuần thục phương pháp này, không những thế tôi còn tiết thực đến mức có lúc gần như sắp chết, có khi ba bốn tháng liền không cương dương nữa, làm chủ tâm dâm dục rất dễ dàng và rõ ràng, thế mà chẳng thấy chứng gì sất, tâm tham sân si mạn nghi còn nhiều lắm!]

1.2 Độc cư.

Là pháp trợ đạo để phòng hộ các căn, để "ngăn ác, diệt ác pháp", để "tâm không phóng dật", thực hành trong giai đoạn Tứ niệm xứ trên Tứ niệm xứ. Điều này chỉ thực hiện khi đã có đủ thời gian xả tâm ở ngoài và đã xuất gia hoặc nếu không đủ duyên xuất gia thì ít ra cũng không còn gia duyên ràng buộc hay không còn phải làm công việc xã hội gì nữa. Đặc biệt là nhất thiết người tu phải thuần thục 3 Đức và 2 Hạnh là ăn và ngủ rồi, nghĩa là họ đã y dục ly ác pháp rồi thì độc cư mới không còn bị ức chế nữa. Nếu chưa xả tâm thuần thục mà độc cư thì không tránh khỏi bị ức chế tâm, bị lọt vào tưởng và điên khùng.

Mấy người tham quá đi, nghe Phật nói “pháp ta không có thời gian, đến là thấy” mà tưởng bở, rồi nghe ông RT - một gã giang hồ hết date, về già chỉ còn biết ngồi và gõ bàn phím nói điên nói loạn mà cũng tin, rồi tu theo, rồi có chút khinh an do sự xả tâm hay ức chế tâm nhẹ lại nhầm tưởng ngon lành đúng pháp. Không ngờ đó là các pháp không đúng lộ trình, chỉ đi ngang về tắt, như lấy đá đè cỏ, rồi có ngày cỏ sẽ bò lên trùm kín đá lại, nên vốn đã vô minh lại càng vô minh, tham sân si không lo triển khai tri kiến bằng Định vô lậu để mà xả dần, lại đi tu tập các pháp ức chế tâm để mong mau chứng đạo. Thật là khó hiểu.

1.3 Đi kinh hành.

Là pháp trợ đạo để đối trị tâm hôn trầm, thuỳ miên hoặc các ác pháp nhân quả khác tấn công quá dồn dập trên thân tâm người tu, được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn tu Tứ chánh cần trên Tứ niệm xứ, còn khi đã thanh tịnh giới luật rồi, nghĩa là tâm si không còn nữa, không còn bị hôn trầm thuỳ miên nữa thì người tu không tu phương pháp đi kinh hành nữa. Đây không phải là pháp độc nhất đưa đến kết quả chứng đạo.

1.4 Ngồi kiết già lưng thẳng.

Là pháp trợ đạo để làm quen với việc tu tập để giai đoạn sau nhập các định Sơ - Nhị - Tam - Tứ thiền.

1.5 Định niệm hơi thở.

Có hai mục đích chính:

- Đối trị hoặc xả các ác pháp nhân quả [bệnh tật, cảm thọ, các tâm tham, sân, si,...].

- Làm quen với hơi thở, tìm ra hơi thở tự nhiên của mình để sau này nhập các định, sau khi nhập các định và xả ra thì biết được hơi thở ban đầu mà lấy lại trạng thái bình thường, không bị sai lạc dẫn đến nguy hiểm.

Cả 1.4 và 1.5 thực ra chỉ là một, là pháp trợ đạo được sử dụng trong giai đoạn tu Thiền định [Tứ niệm xứ trên Tứ niệm xứ và Thân hành niệm trên Tứ niệm xứ] để thực hiện nhập các định, chỉ có thể thực hiện sau khi đã thanh tịnh giới luật.

1.6 Định sáng suốt.

Là phương pháp thư giãn sau một thời gian tu tập các định: Định Chánh niệm tĩnh giác, Định niệm hơi thở, Định vô lậu. Đây chính là trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, là tiền thân của Tứ niệm xứ, nói đúng hơn là tiền thân của "tâm nhu nhuyễn, dễ sử dụng".

* Về pháp Như lý tác ý, Trưởng lão dạy: Pháp Như lý tác ý là pháp hướng tâm, huấn luyện tâm, rèn luyện tâm, tự kỷ ám thị, chỉ sử dụng khi có ác pháp tấn công. Còn lúc bình thường thì không được tác ý ngang mà phải TRIỂN KHAI TRI KIẾN ĐỂ XẢ TÂM [tức tu Định vô lậu] kẻo bị ức chế tâm.

Đức Phật dạy Kinh Bát Thành chỉ có 8 pháp là Tứ vô lượng tâm [Từ, Bi, Hỷ, Xả] và Tứ thánh định [Sơ, Nhị, Tam, Tứ thiền] là pháp độc nhất đưa đến cứu cánh Niết bàn.

Lưu ý: pháp trợ đạo chỉ là phương pháp tu hành hỗ trợ, nó khác với pháp độc nhất là pháp tối thượng, đưa đến cứu cánh niết bàn.

2/. Về các bài giảng của ông:

- Tôi không phủ nhận các bài giảng của ông là hoàn toàn sai, bởi xét ra trong đó cũng có những điều đúng, và trở nên "rất hay, rất tuyệt vời" đối với một số người. Tuy nhiên tất cả những gì ông giảng chỉ nằm ở những tri kiến hết sức bình thường chứ chưa phải là tri kiến của một bậc vô lậu. Ông chỉ nói khác đi lời Phật và Trưởng lão một chút để nghe cho lạ tai, cho có vẻ mới mẻ với những phát ngôn rất kiêu ngạo của ông như: "PHÁT HIỆN MỚI, PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG, BÀI PHÁP TUYỆT VỜI NHẤT THẾ GIAN, TUYỆT VỜI CHƯA,..." kiểu "mèo tự khen mèo dài đuôi". Những gì là khám phá, là phát hiện, là mới mẻ thì Phật cũng đã nói hết cách đây hơn 2500 rồi chứ đâu phải đợi đến bây giờ ở nơi một người tâm còn đầy cấu uế như ông phát hiện!!!

- Lời văn của ông toàn giọng chửi bới Đại thừa không tiếc lời, ví dụ như ông viết: "BỌN ĐẦU NGƯỜI ÓC HEO", "CHUI RÚC ĐỐNG PHÂN",... mà ông không ngờ rằng: "Chuột chù chê khỉ rằng hôi / Khỉ mới bảo rằng cả họ nhà mày thơm". Hay nói cách khác là: "gậy ông đập lưng ông" vậy! Nghe thật khó chấp nhận. Ông tự nhớ lại đi, mọi người tự nhớ lại đi! Đừng bắt tôi lục lại trong hơn trăm bài của ông từ năm 2013 tới giờ nữa, cực lắm!

- Đối với những ai chống trái ông thì ông chửi bới, mạt sát, mạ lị không tiếc lời, những lời rất bẩn: cứt, phân, bùn... lẽ ra không được thốt ra từ một người bình thường có học thức chứ chưa nói đến một người tự xưng tỳ kheo như ông ta. Đây là một minh chứng của ông: “tâm như đất, tâm con như cứt, như phân, như bùn dơ bẩn, thành con lo ăn lo ngủ, hồ đồ phải không con?”.

- Trong tất cả những bài viết của ông, hầu như không có bài nào ông chú trọng nhắc đến Giới luật như Ngũ giới, Thập thiện, v.v... Chứ chưa nói đến việc ông giảng giải cho các đệ tử của ông hiểu về Ý nghĩa, Giá trị và Lợi ích của Giới luật đối với người tu như thế nào. Đây là sai lầm hết sức nguy hiểm của ông khi giảng đạo cho người mới vào tu. Ông chỉ hướng người tu tu các pháp Thiền định, bỏ qua giai đoạn Giới luật, trong khi đó Giới luật là căn bản. Ông đã làm ngược lại với lộ trình Giới - Định - Tuệ của đức Phật. Trưởng lão cũng chú trọng Giới luật để xả tâm mà thôi!

=> Một vị tỳ kheo chân chính luôn sống với tâm không phóng dật, với thánh đức trầm lặng, lời nói chánh ngữ, thân khẩu ý phải luôn thanh tịnh, đoan chính, từ ái, v.v... Ông xem lại bản thân ông làm được những gì trong những điều ấy?

=> Một vị tỳ kheo chỉ giảng pháp khi có người thỉnh cầu, không ai tự mình lên facebook giảng pháp như ông cả. Ông lấy lý do là cứu nhân loại nghe cho kêu để lừa người khác. Đến một nữ cư sĩ vừa mới vào đạo còn biết nhận xét thế này: “Em nói thật nhé: Một vị tỳ kheo mà còn lên mạng chia sẻ fb là phạm giới anh ạ. Chứng đạo cái gì hả? Chỉ có vậy thôi đã đủ biết Giới Luật chưa nghiêm. Còn ăn nói thiếu đạo đức hiếu sinh khẩu hành nữa? Ko đủ tư cách đạo đức làm Thầy ai hết dù có mang áo tu sỹ cũng là ngoại đạo anh ạ.” Đấy, ông thấy chưa? Còn ông, ông có thấy xấu hổ không?

=> Một vị tâm vô lậu chắc chắn sẽ phải có oai nghi phạm hạnh rất chuẩn mực, thân hành, khẩu hành, ý hành rất thanh tịnh chứ không phải còn nói năng như vậy nữa! Điều đó chứng tỏ tâm ông còn phàm phu, chưa có chứng đắc gì hết.

=> Nay Thanh Thiện giỏi hơn Phật và Trưởng lão nên chế ra 6 pháp căn bản và giảng một số bài pháp không có lớp lang cụ thể, không hiểu pháp hành căn bản để người tu có thể dựa theo mà xả tâm và tu tập. Vậy mà ông ta rao giảng và dám khẳng định như đinh đóng cột rằng: ai tu tập theo 6 pháp của ông chỉ ra thì chắc chắn sẽ chứng đạo. Ông không biết rằng 6 pháp của ông chỉ là pháp trợ đạo thôi, nghĩa là nó chỉ hỗ trợ người tu trong quá trình tu tập để xả tâm thôi chứ không phải là pháp độc nhất để chứng đạo. Ngoài ra ông không chú trọng triển khai Định vô lậu, tức là pháp xả tâm căn bản như Phật và Trưởng lão đã dạy: "Những gì cần thông suốt phải thông suốt,...". Nếu nói đến pháp độc nhất đưa người tu đến chứng đạo thì chỉ có 8 pháp là Tứ vô lượng tâm và Tứ thánh định mà thôi.

=> Tội nghiệp một số người non dạ, chưa có thời gian đọc sách, chưa triển khai tri kiến và tu hành lại ham chứng đạo để làm chủ sống chết, tưởng ông là A-la-hán thật nên theo ông rất đông, tôn ông là A-la-hán, suốt ngày "chúng con thành kính tri ân thầy, xin đảnh lễ thầy". Còn ông, bình thường thì ông giảng "ly dục ly ác pháp" rồi "diệt ngã, xả tâm" nghe thật hay, vậy mà giọng văn của ông thì không dấu được cái ngã vĩ đại của ông, và nó có vẻ như ngày càng bành trướng hơn bởi một số lượng khá lớn những người tôn ông là A-la-hán. Chẳng lẽ ông không nhận ra sao?

Cuối cùng tôi mạnh dạn chỉ thẳng: Thanh Thiện chứng Pháp tưởng do tu tập các pháp ức chế tâm, nghĩa là ông bị tưởng rất nặng, cho nên mặc dù nói pháp rất hay, biết nhiều thứ nhưng thật sự ra là chẳng có gì có giá trị cả. Ông trở thành một người thiếu đạo đức khi đi truyền giảng những điều ít có giá trị, thậm chí là vô giá trị khiến cho nhiều người tin theo rồi tu tập trở nên rất nguy hại, nhất là thiếu về Đức hiếu sinh khẩu hành ái ngữ. Ông đã mượn danh Phật và Trưởng lão để tự tôn mình, ông đang bị cái Tham Danh và Vô minh chế ngự mà không biết. Một việc làm thật đáng xấu hổ của một người đệ tử Phật.

Ông nên im lặng và tu lại từ đầu đi, kẻo phí một đời ông và còn làm hại bao nhiêu người non nớt ngoài kia thì thật tội nghiệp cho họ và thật có lỗi với Phật và Trưởng lão.

Này các vị!

Các vị thực hành "6 pháp căn bản" của ông ta, trước mắt có được chút hỷ lạc khinh an, có tí chuyển đổi rồi các vị tưởng đó là sự tiến bộ do mình tu đúng pháp phải không?

Không đâu các vị ạ! Rồi sau này các vị sẽ thấy sự nguy hại khi tu tập sai pháp, không đúng lộ trình căn bản nó sẽ đưa các vị đi đến đâu. Thất bại là cái chắc! Điều này tôi dám khẳng định, bởi những gì cần tu tập thì các vị chưa tu tập, những gì cần xả các vị cũng chưa xả, tâm các vị còn đầy cấu uế [tham sân si mạn nghi] mà các vị vội lo ôm các pháp ức chế tâm của ông ta để tu tập mong mau chóng chứng đạo thì không điên khùng mới lạ! Rồi thời gian sẽ có câu trả lời cho các vị.

Tu tập không căn bản theo lộ trình Giới - Định - Tuệ, tri kiến chưa thông suốt, chưa phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, ai là đạo sư ai là tà sư mà các vị muốn đi ngang về tắt, muốn chứng đạo cho nhanh. Các vị tham, quá tham. Các vị si, quá si!

"Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu", các vị gặp nhau âu cũng là duyên nhân quả các vị đã từng gieo nên kiếp này mới tương ưng gặp nhau vậy!

Này ông Thanh Thiện! Chúng tăng là ruộng phước cho chúng sinh nên đã tự xưng mình là tỳ kheo thì trước mặt cũng như sau lưng khép mình vào giới luật cho nghiêm chính để chúng sinh được nương nhờ thật sự. Đừng dối trá, gian xảo qua sự bộc lộ một cách lố bịch kiểu nhắn tin chửi xằng chửi bậy với tôi như vậy nữa nhé!

***

Dưới đây là phản hồi của Thanh Thiện với Chánh Pháp sau khi được Chánh Pháp gửi bài viết trên đây cho xem. Ông ta tiếp tục spam cho tôi bài viết sau đây để bào chữa nhưng thất bại. Tôi trích dẫn lại toàn bộ văn bản và để y nguyên câu cú, lỗi chính tả:

“Chánh Pháp,

Thầy Thanh Thiện không cần ai tin thầy, mà chỉ mong có người dùng pháp Phật thể nghiệm trên thân thì tự biết. Bởi vì pháp Phật là pháp hành. Nay thầy gợi ý để con thấy 3 sai của Tâm Như Đất:

1] Y cho rằng: Thầy Thanh Thiện dạy cho người đời cảm nhận rằng ta sống như dòi chui rúc trong đống phân? Điều nầy cho biết y vì thành kiến ganh ghét mà không DÁM nhìn sự thật. Y không đọc kỷ lời thầy Thanh Thiện dạy: TA CÓ COI TA NHƯ DÒI, TA GỚM GHIẾT TA THÌ TA MỚI TU ĐƯỢC, nếu ta coi mình thanh cao thì làm sao tu? Như vậy, thầy Thanh thiện đập lưng ông thế nào nhỉ? Thầy Thanh Thiện nhờ biết rõ mình là tên dâm loạn, ăn chơi phung phí, sống trong dơ bẩn chỉ biết rúc đầu vào háng phụ nữ hôi hám. Nhờ đó thầy Thanh Thiện mới tỉnh thức và âm thầm TỰ tinh tấn tu tập để thoát kiếp.

2] Giỏi hơn Phật, giỏi hơn Alahán ư? Giỏi hơn Phật, giỏi hơn Alahán sao? Điều nầy chứng tỏ Y quá ngây thơ đáng thương! Giỏi hơn Phật hơn Alahán là tự mình dạy tu tập trái ngược với Phật, với Alahán chứ phải không nào? Ông nói vậy nghĩa là thế nào? Ông viết như vậy khiến người đọc chẳng thế nào suy luận được gì cả. Thế nên tôi sẽ đăng lại nguyên văn nội dung của tôi khi ông đọc xong và viết đoạn này để mọi người rõ hơn nhé! Tâm Như Đất đã viết:

Ví dụ 1] Phật dạy không tụng kinh cầu nguyện van xin ỉ ôi mà tỳ kheo nào dạy hành giả tụng kinh van xin ỉ ôi thì đó mới là giỏi hơn Phật.

Ví dụ 2] Phật dạy không có siêu hình. Tỳ kheo nào dạy CÓ SIÊU HÌNH, đem siêu hình ra hù dọa hành giả ngây thơ để lượm tiền Phật tử thì đó là giỏi hơn Phật Đàng nầy, Thầy Thanh Thiện dạy không cầu nguyện mà phải tự mình lấy pháp Phật tu tập thể nghiệm trên thân. Đồng thời, thầy Thanh Thiện giảng đúng lời dạy của Phật, của Alahán. Thầy Thanh Thiện giống như giáo sư dạy y chang chương trình BỘ GIÁO DỤC và thầy Thanh Thiện biết đúc kết giúp sinh viên hiểu được NỀN TẢNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH. Giúp sinh viên đở mất thời giờ… Có đúng vậy không?

Ví dụ 3] Y cho rằng tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản LÀ SAI thì đó là quyền của Y. Nếu Y cho rằng bài pháp đúc kết của thầy Thanh Thiện là sai thì trước nhứt, Y phải đưa ra bài pháp Y cho là đúng nhứt chứ? Đàng nầy, Y chỉ chửi sủa không thôi thì thật là đáng thương.

Ngoài ra, những bài giảng của thầy Thanh Thiện đều giải thích rõ ràng, tường tận, chi lý ĐÚNG KHOA HỌC. Song song, thầy Thanh Thiện luôn luôn nhắc nhở hành giả CHỈ TIN VÀO MỖI THẦY THÔNG LẠC LÀ THÔI, Bởi vì Ngài là người duy nhứt khai thị cho chúng ta biết được CHÁNH PHẬT PHÁP. Nếu thầy Thanh Thiện dạy khác thầy Thông Lạc, thì điều nầy Thầy thanh Thiện dạy sai rồi hé.

3] Y cho rằng thầy Thanh Thiện miệt thị LÊN ÁN tham dục đại thừa là sai! Đó là quan niệm của kẻ bị BỂ NỒI CƠM khi sự thật được phơi bày ra ánh sáng! Họ có quyền bám theo tà giáo để hưởng lợi. Còn Phật, Alahán Thích Tnông Lạc và thầy Thanh Thiện phải nói lên sự thật sai trái của THAM DỤC ĐẠI THỪA, nhằm cứu được người nào hay người đó. IM LẶNG LÀ ĐỒNG LAÕ VỚI TỘI ÁC! Thầy Thanh Thiện

Dưới đây là phần phản hồi của tôi:

1. Ông đã cố tình tảng lờ lời ông nói và đánh lạc hướng việc ông đã chửi Đại thừa thành chuyện ông dạy người tu. Thật tráo trở!

Rõ ràng đọc lại trong nhiều bài viết của ông, nhất là khoảng trong 100 bài ở thời kỳ đầu ông luôn chửi Đại thừa là “BỌN ĐẦU NGƯỜI ÓC HEO”. Vậy mà bây giờ ông hèn nhát lật lọng nói rằng đấy là ông dạy người ta tu, rằng “TA CÓ COI TA NHƯ DÒI, TA GỚM GHIẾT TA THÌ TA MỚI TU ĐƯỢC”. Ông không nhớ là ông từng chửi Đại thừa là "DÒI CHUI RÚC ĐỐNG PHÂN" nữa sao? Chẳng lẽ ông lú lẫn đến vậy rồi sao? Chứng đạt chân lý mà sao lại hành xử kiểu lạ lùng như vậy? Ông tìm lại trong hàng trăm bài của ông xem có chắc là không có bài nào ông chửi Đại thừa là dòi chúi rúc đống phân không đi nào! Chính ông từng tuyên bố với tôi rằng: “Đại thừa với thầy là kẻ thù không đội trời chung”, ông còn nhớ chứ? Xét riêng câu này đã thấy ông là kẻ vong ân bội nghĩa và thiếu Từ tâm rồi. Có được ngày hôm nay chẳng phải ông không từ Đại thừa sang hay sao? Ông nhờ từ đó ra mà gặp được chánh pháp như bây giờ, thì cho dù họ có lừa đảo ông bao nhiêu năm, bằng những cách nào đi nữa, làm tổn hao bao nhiêu tài sản, tâm huyết và niềm tin của ông đi nữa, thì lẽ ra ông cũng phải biết đó là nhân quả của ông vốn đã gieo từ kiếp trước nên kiếp này ông phải trả. Còn bây giờ ông thoát ra được rồi thì ông phải cảm ơn họ, đồng thời phải biết thương xót họ đang lầm lạc mới đáng một vị đệ tử của Phật chứ! Đằng này ông suốt ngày rao giảng đạo đức, lại mượn danh là đệ tử Phật và đệ tử Thầy Thông Lạc rồi luôn mồm chửi họ không tiếc lời như vậy, ông không thấy ông vô minh sao? Ông không thấy ông hại Thầy Thông Lạc và chính ông hay sao?

Ông viết: “Điều nầy cho biết y vì thành kiến ganh ghét mà không DÁM nhìn sự thật.” Tôi không dám nhìn nhận sự thật gì đây? Chẳng lẽ tôi không biết quán thân bất tịnh để nhàm chán thân tứ đại, để xả thân kiến và chấp ngã bằng những pháp quán trong kinh Phật dạy đã được Trưởng lão triển khai lại bằng những ngôn ngữ một cách văn minh hơn, có văn hoá hơn mà hiệu quả lại hơn hẳn so với cách thiếu văn hoá của ông, để phải đọc những lời văn thiếu văn hoá của ông mà ông cho rằng nó “phù hợp với giới bình dân” hay sao?

Ông nghĩ rằng ông khoe những thành tích bất hảo trong quá khứ của ông “là tên dâm loạn” thì mọi người nghĩ ông là một bậc đại hùng ư? Nếu thật sự ông là bậc đại hùng thì chẳng ai nói gì. Đằng này ông chưa là gì hết, vẫn nguyên tham sân si như một người bình thường, thậm chí còn tăng trưởng hơn, vi tế hơn. Vì thế nên, sự khoa trương của ông đã trở nên lố bịch, chỉ làm hại ông mà thôi.

2. Tôi bảo ông giỏi hơn Phật khi chế các pháp trợ đạo và pháp tu của của Phật thành cái gọi là “6 pháp căn bản” của ông. Sao ông không nhắm thẳng vào câu này mà trình bày, lại nói quanh co chuyện khác để né tránh vậy?

Ông viết: “Y cho rằng tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản LÀ SAI thì đó là quyền của Y. Nếu Y cho rằng bài pháp đúc kết của thầy Thanh Thiện là sai thì trước nhứt, Y phải đưa ra bài pháp Y cho là đúng nhứt chứ? Đàng nầy, Y chỉ chửi sủa không thôi thì thật là đáng thương.” Này nhé! Bài pháp mà tôi cho là đúng nhất thì tôi đã nói rồi, tôi nhắc lại một lần nữa, đó là 8 pháp độc nhất trong Kinh Bát Thành, gồm Tứ thiền [Sơ - Nhị - Tam - Tứ thiền] và Tứ vô lượng tâm [Từ - Bi - Hỷ - Xả]. Chứng tỏ ông không đọc hoặc ông không hiểu gì hết. Tới đây thì tôi hỏi: tôi hay ông là người đáng thương? Tôi chửi ông hay khuyên ông mà ông bảo tôi rằng “Y chỉ chửi sủa không thôi thì thật là đáng thương.”

3. Ông viết: “Đó là quan niệm của kẻ bị BỂ NỒI CƠM khi sự thật được phơi bày ra ánh sáng!”. Thế hóa ra ông nghĩ tôi là “kẻ bị BỂ NỒI CƠM”, là người đi bênh Đại thừa, tôi còn ở trong Đại thừa hay sao? Tôi chỉ mong ông hiểu là không nên dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để chửi Đại thừa như vậy để người ta khinh ông thôi, ông hiểu chứ? Tôi cũng từng là nạn nhân của Đại thừa, lúc mới biết chánh pháp tôi cũng căm ghét họ lắm, cũng có đôi lần có lời nói nặng nhẹ dành cho họ. Nhưng rồi khi tôi hiểu biết về biết nhân quả thì tôi đã không còn nói gì họ nữa, mà người lại chỉ biết thương họ thôi. Tôi dã thoát ra khỏi những việc làm sai trái đó rất nhanh chứ không như ông mãi cho đến bây giờ vẫn ca bài ca cũ rích ấy mà không biết chán. Tôi lượng được sức mình không thể cứu ai được nên tôi im lặng. Tôi cũng nghe bảo ông cũng đã cứu được nhiều người, nhưng phải chi ngôn ngữ ông thanh tịnh hơn nữa, giới luật ông thanh tịnh hơn nữa thì có phải ông còn cứu được nhiều người hơn không? Lại không mang tội lừa đảo mọi người, phước họa lẫn lộn như bây giờ.

Những lập luận và lý lẽ trên đây của ông thiếu tính chặt chẽ và thuyết phục, một lần nữa chứng minh rằng ông là kẻ dối trá. Và không phải tôi, mà chính ông mới là kẻ bắt đầu run sợ sự thật được phơi bày. Tôi còn có cả những bằng chứng khác không mấy tốt đẹp về ông mà tôi đang để dành chưa viết ra trong bài viết này, để chờ thái độ của ông như thế nào đã. Hôm nay ông không còn chửi tôi với những ngôn từ bẩn thỉu như trước nữa, tôi nghĩ ông đã có chút tiến bộ.

***

CUỘC TRAO ĐỔI GIỮA TÂM NHƯ ĐẤT VÀ CHÁNH PHÁP

November 1, 2105

Thưa các bạn!

Sau khi tôi đăng bài viết “ĐẠO SƯ CỦA CÁC VỊ...” của mình, Ronand Truong [viết tắt là RT] lập tức chia sẻ lên tường nhà ông ta. Một hành động hết sức khó tưởng tượng. Và càng khó có thể hình dung hơn khi bên dưới là những comment hết sức thiếu văn hóa, không đáng có ở những người bình thường chứ không nói đến là những người tu đạo Phật. Dường như những người đó có đầu mà chẳng có suy nghĩ, tư duy gì cả. Họ chỉ thấy “Thầy” của mình nói sao thì nghe vậy, rồi lâu la nhảy vào sỉ vả tôi những lời thô lỗ, thiếu văn hóa. Tuy nhiên chuyện đó chẳng mảy may làm tôi động tâm một chút nào, vì tôi biết sõ sự tình. Tôi chỉ thấy tội nghiệp và đáng thương cho họ thôi. Họ sai mà chẳng biết mình sai, lại cứ tưởng mình đúng.

Việc của tôi là nói ra cái sự thật ấy là để ít nhất một người trong đám đệ tử của ông ta nhận ra bộ mặt thật của ông ta. Và thật vui mừng vì không chỉ có một người mà đã có nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi nghi ngờ về ông ấy. Trong số đó có người là “đệ tử ruột” của ông ta nữa. Cũng có người trước đây từng là “đệ tử ruột” của ông ta, từng tin tưởng ôm pháp của ông ta tu chừng một năm mà không thấy giải thoát gì nên đã nghi ngờ mà chưa đủ điều kiện để chỉ vạch sự sai trái của “Thầy” mình. Còn những người nhận ra RT là tên “lưu manh” thì không hề ít, chỉ có điều họ không lên tiếng bởi nhiều lý do khách quan.

Những gì tôi biết về RT thì còn rất nhiều, tốt cũng có nhưng xấu lại càng rất nhiều, nhưng tôi không thể nói ra tất cả, bởi vì nó quá nhiều. Vậy nên tôi có chỉ viết ra một vài điều quan trọng mà thôi.

Việc tôi viết bài phản biện RT không phải để thỏa mãn [thỏa mãn cái gì đây?], cũng không phải để hả giận [tôi có gì phải giận ai và ai làm gì đủ để tôi giận?], càng không phải vì danh [tôi không dại đến mức ấy!].

Tôi viết chỉ vì đã đến lúc đủ duyên, đủ thời, đủ điều kiện để viết. Lý do là ông ta thường xuyên spam vào tin nhắn của tôi. Tôi viết vì trách nhiệm của một người cư sĩ tại gia biết việc gì cần làm thì phải làm. Viết để phanh phui sự dối gạt của một kẻ phá hoại Phật pháp lại giả danh đạo đức. Viết để thấy được những ai là “vàng thật” và những ai là “vàng giả” trong đám vàng thau lẫn lộn này.

Ronand Truong đã và đang tiếp tục dối gạt hàng nghìn phật tử, hắn hèn nhát không dám trả lời các câu hỏi của tôi mà chỉ núp sau lưng gửi tin nhắn vào facebook tôi chửi xằng chửi bậy tục tỉu và thô thiển. Điều đó cho một bộ mặt thật trơ trẽn của ông ta đang ngày một lộ rõ. Hiện giờ đã có những người nhận ra bộ mặt thật của ông ta. Và cái gì đến rồi nó cũng sẽ đến.

Mấy hôm nay một bạn có tài khoản facebook Chánh Pháp, là một trong những “đệ tử ruột” của Ronand Truong đã viết bài phản biện lại tôi sau khi đọc được bài viết “ĐẠO SƯ CỦA CÁC VỊ” bằng bài viết “CẦN HIỂU ĐÚNG TU ĐÚNG THEO CHÁNH PHÁP DO TRƯỞNG LÃO KHAI SÁNG LẠI, NẾU KHÔNG CHÁNH PHÁP SẼ BỊ DÌM MẤT ĐI MỘT LẦN NỮA”. Bạn này đã yêu cầu tôi đọc lại bài viết và bài phản biện. Tôi định đăng một bài nữa về RT nói rõ hơn về những pháp hành và những tư tưởng sai trái trong các bài đăng của ông ấy, nhưng xét lại thấy không cần thiết. Nhân dịp này tôi đăng bài đối thoại giữa tôi và Chánh Pháp để mọi người hiểu rõ hơn về pháp tu của RT hướng dẫn và những người hành theo pháp tu của ông ta đã đạt được những kết quả là như thế nào!

Các bạn lưu ý:

- Phần chữ đứng là nội dung của Chánh Pháp [CP].

- Phần chữ đứng in đậm cũng là nội dung của CP nhưng tôi muốn nhấn mạnh để các bạn lưu ý.

- Phần chữ nghiêng [có nơi để trong ngoặc đơn] là ý kiến của tôi.

- Phần chữ nghiêng in đậm cũng là ý kiến của tôi muốn nhấn mạnh các bạn lưu ý.

Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi giữa hai người.

---

Kính chào các bạn cùng tu theo chánh pháp do Trưởng Lão khai sáng lại cũng như hiện nay Thầy Thanh Thiện giải dạy cho hành giả hiểu đúng ý của Trưởng Lão muốn nói.

Bạn kết luận như vậy là quá vội vàng. Rất nhiều người biết Thanh Thiện [TT] giảng sai pháp của Trưởng lão những họ không nói cho bạn biết, nên bạn nghĩ bạn đúng. Bạn đã nhầm rồi! Trưởng Lão không dạy cho tu sinh đi ngược lộ trình Giới - Định - Tuệ. Người luôn nhấn mạnh cho tu sinh hiểu rằng: Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, chứ không như TT hướng dẫn cho các phật tử suốt hàng trăm bài giảng mà không có bài nào nói về Giới luật cả. Đây là cái sai trầm trọng nhất đầu tiên của bạn.

Đây là vấn đề quan trọng trong quá trình tu giải thoát vì vậy mình cùng chia sẽ cho TÂM NHƯ ĐẤT nói riêng cũng như bạn đọc nói chung. [Cảm ơn bạn đã có lòng tốt. Tôi bỗng cảm thấy có cảm xúc rất lạ, khó nói thành lời lắm!].

Ta bắt đầu từ bài pháp đầu tiên là TỨ DIỆU ĐẾ nha các bạn. Ở đây ta nói phần ĐẠO ĐẾ tức là pháp tu mà ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI TÌM RA CHÂN LÝ. Ai muốn thoát khỏi cảnh sanh già bệnh chết thì y theo lời Phật dạy tu theo đúng theo ý người là có giải thoát trong 1 kiếp này. Không phải như ĐẠI THỪA nói phải tu nhiều đời nhiều kiếp nha các bạn. Bằng chứng thời Phật còn tại thế có rất nhiều người chứng quả, đều đó nói lên những gì Phật dạy hoàn toàn chính xác 100%.

Cái này ai cũng biết rồi bạn à! Phật dạy là:“Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy, có quả tức thời, chỉ người trí tự mình giác hiểu”. Bạn nói ra nữa làm gì cho mất thời gian!

Như vậy Đạo Đế là gì? Nó có 8 lớp: CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY, CHÁNH NGỮ, CHÁNH NGHIỆP, CHÁNH MẠNG, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM và cuối cùng là CHÁNH ĐỊNH. Tám lớp này nó chia ra làm 3 [GIỚI- ĐỊNH- TUỆ] cấp học từ CHÁNH KIẾN đến CHÁNH TINH TẤN là lớp cấp 1. CHÁNH NIỆM cấp 2 và CHÁNH ĐỊNH là lớp cấp 3.

Bạn nhầm rồi, sai bét rồi bạn nhé!

Cấp 1 là Chánh kiến, Chánh Tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Cấp 2 là Chánh Tinh tấn, Chánh niệm. Cấp 3 là Chánh định bạn nhé! Hãy đọc kỹ bài ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐẾ mà tôi đã kèm theo ở phía dưới để xem cụ thể nó như thế nào nha bạn!

Chỗ này bạn chỉ hiểu trên câu chữ của người khác chứ chưa có thực hành để nó thực sự là của bạn tự hiểu do giữ gìn giới luật. Bằng chứng chiều nay tôi hỏi bạn đã giữ được 5 giới chưa? Tu thập thiện chưa? Hiểu Đức Hiếu Sinh là gì không? Có thực hành Đức Hiếu Sinh hay không?... Thì bạn đều thú nhận chưa thực hiện được cái nào trọn vẹn cả. Ngay chỗ này là tôi có thể dừng lại không nói chuyện với bạn nữa rồi. Bởi vì một người chưa giữ nghiêm giới luật đúng vai trò vị trí của mình thì chưa có đạo đức, mà chưa có đạo đức thì lời nói hay bài viết dẫu hay cách nào đi nữa thì cũng không có giá trị, vì nó không phải của bạn mà là của người khác. Trừ khi bạn giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, thì tự chúng tôi sẽ nhận ra và kính trọng bạn.

Ai tu đúng ý Phật dạy đều chứng quả ALAHAN y như ngài dạy. Ai tu sai không đúng ý người thì đừng hòng có giải thoát, dù tu nhiều đời nhiều kiếp mà không đúng thì chỉ là con số 0, sanh tử luân hồi triền miên bất tận. Từ hơn 2500 nay chỉ có một người duy nhất làm được đó là ALAHAN THÍCH THÔNG LẠC. Từ đó ngài cố gắng đào tạo cho được 1 người chứng quả như ngài, nhưng duyên phước của chúng sanh không có, khiến ngài phải ra đi trong sự thất vọng. Có rất nhiều lý do: 1] Ảnh hưởng phong tục tập quán, của ĐẠI THỪA. 2] Ngài dạy một đường tu sinh tu một nẻo, kiến giải theo ý mình mà không nghe y theo lời Thầy chỉ dạy. 3] Ôm theo tham dục trong ta mà tu. 4] Lớp thấp tu chưa xong [GIỚI LUẬT] muốn tu lớp cao hơn, TÂM THAM muốn chứng quả cho nhanh, cho lẹ. 5] Chánh pháp quá mới mẽ tu sinh chưa hiểu tu sai ý Thầy dạy. 6] Còn nghi ngờ pháp tu của Thầy dạy, và không tin nơi Thầy Thông Lạc chứng quả, họ cứ tưởng chứng đạo là làm điều gì đó ghê gớm lắm, hiểu theo kiểu ĐẠI THỪA [Thần thông, biết hóa, tàn hình…] 7] ĐẠI THỪA cho người vào phá hoại gây SÓNG GIÓ CHƠN NHƯ… Còn nữa nhưng mình không muốn mất nhiều thời gian nhé.

Chỗ này bạn nói cứ ý như là tự chửi lại chính bạn vậy! Chính bạn đang là những người như thế, nghĩa là “ôm theo tham dục trong ta mà tu, muốn tu lớp cao hơn, TÂM THAM muốn chứng quả cho nhanh, cho lẹ” bạn có hiểu không? Giới luật bạn chưa thành tựu, tri kiến chưa thông suốt mà bạn ôm “6 pháp căn bản” của TT tu tập mong mau chứng đạo. Rồi thấy có chút an lạc do ức chế tâm khi đi kinh hành hoặc ngồi thiền theo dõi hơi thở mà có, rồi tưởng là an lạc thật sự. Không ngờ đó chỉ là thứ khinh an hỷ lạc tưởng, chỉ có khi tu tập, xả tu tập thì đâu lại vào đấy, rồi tham sân si mạn ngi và vô minh vẫn y nguyên. Mặc dù sau khi không tu tập bạn vẫn thấy trạng thái khinh an hỷ lạc như lúc đang ngồi thiền hoặc đi kinh hành, nhưng đó chỉ là bạn nhớ lại chứ đâu phải đang có thật nơi thân tâm bạn nữa đâu. Người ta gọi đó là thiền ma, thiền tưởng. Đây chính là một thế giới vô đạo đức nhất của con người đấy bạn ạ!

Để có khinh an hỷ lạc thật sự thì phải bắt đầu từ việc giữ gìn giới luật cho tròn đủ. Sau khi giữ gìn được một thời gian thì nơi thân tâm bạn xuất hiện sự an lạc. Đây mới chính là lạc thật bạn à! Còn lạc trên kia như bạn tu là do ức chế tâm mà có là chính bạn à! Vì bạn chưa giữ gìn giới luật mà! Bạn có cần tôi trình bày cho bạn thêm về MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA và LỢI ÍCH của GIỚI LUẬT hay không?

Ta trở lại vấn đề ta cần biết và tháo gỡ, tu cho đúng pháp, đúng ý của Phật dạy nhé:

Như vậy muốn tu chứng quả thì phải trải qua 3 lớp học, mà theo sư tu tập và sự hiểu biết của mình thì lớp THỨ NHẤT LÀ QUAN TRỌNG NHẤT. Những ai có xem sách Thầy Thông Lạc viết sẽ nhận ra điều mình nói, toàn bộ sách thầy viết Thầy thường nói tới nói lui là lớp GIỚI LUẬT. Đây là nền tảng cũng là mấu chốt tu theo Phật Giáo. [Điều này có lẽ tôi biết rõ hơn bạn, vì chúng tôi đến với pháp của Trưởng Lão khá lâu rồi, tôi cũng đọc nhiều sách, hơn bốn chục cuốn rồi, cũng nghe băng và xem, xem đi xem lại các video, có những bài pháp tới dăm lần rồi. Và từ đó tôi đã thực hành giữ gìn giới luật thực sự để hiểu lời Trưởng lão nói gì chứ không chỉ là lời nói không đâu bạn ạ! Bạn cho tôi biết bạn đã đọc được những sách nào của Trưởng lão rồi? Chiều nay bạn bảo chưa đọc Giáo Án Rèn Nhân Cách Đức Hiếu Sinh mà!]. Vì khi tâm ta LY DỤC LY ÁC PHÁP [LỚP GIỚI LUẬT] đã hoàn thành thì tự nhiên TÂM NÓ ĐI VÀO BẤT ĐỘNG [Tức là ĐỊNH], từ định sẽ phát TUỆ. Như vậy lớp thứ nhất chiếm khoảng 90% các bạn có thấy không? Giống như ta học ngoài đời lớp 1 là lớp Thầy Cô giáo khó dạy nhất. Thông thường BAN GIÁM HIỆU phân công cho những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đặt biệt chữ viết phải ĐẸP, nếu chữ viết xấu sẽ ảnh hưởng học sinh đó các bạn ạ. Ai trong ngành GIÁO DỤC hiểu rất rỏ điều này. Mà khi lớp 1 học tốt, có nền tản thì lớp 2, lớp 3 học dễ dàng không mệt nhọc. Còn lớp 1 học chưa xong, nhảy qua lớp 2, 3 là rớt cái chắc [NGỒI NHẰM LỚP].

Chỗ này bạn hiểu đúng rồi! Nhưng đấy mới chỉ là hiểu thôi phải không bạn? Bạn vẫn chưa giữ được giới luật từ giới thứ nhất trong 5 giới mà phải không bạn? Con muỗi bay vào trong mùng có khi bạn còn đập chết thì làm gì có đạo đức ở đó mà nói chi đến giới luật hả bạn?

Nói đến đây ai có tu qua 6 pháp căn bản và như lý tác ý đo Thầy Thanh Thiện đúc kết từ kinh nghiệm của mình mà do sư phụ là Trưởng Lão dạy sẽ thấy rất rõ. Theo như lời suy luận của TÂM NHƯ ĐẤT nói thì các pháp này chỉ là hổ trợ hay trợ đạo trong giai đoạn tu Thiền Định. Ông cho rằng 8 pháp: Tứ vô lượng tâm [Từ, Bi, Hỷ, Xả], Tứ Thánh Định [Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền] mới là cứu cánh. Tâm Như Đất nói trên chữ nghĩa sách vở thì mình không chê chỗ nào hết đúng y chang như lời Phật dạy. Nhưng mình thì khác, mình quan trong ở PHÁP HÀNH LÀ CHÍNH. [Pháp hành của bạn là gì khi mà giới luật chưa giữ được hả bạn?] TÂM NHƯ ĐẤT bạn chỉ thấy NGỌN mà không thấy GỐC. Muốn đạt cứu cánh bạn phải đi từ GỐC chứ làm gì mà đi từ ngọn, nếu bạn tu ngọn bỏ gốc thì làm sao có giải thoát hả bạn? [Trời ơi! Bạn đọc bài của tôi thế nào mà hiểu ra thế này? Chẳng phải tôi luôn nói là lấy Giới luật làm GỐC rồi hay sao mà bạn còn nói như vậy? Tôi luôn nhấn mạnh rằng Giới luật là đạo đức, là cứu cánh mà bạn! Bạn thật hồn nhiên!] Để cho dễ hiểu mình nói chuyện ngoài đời một chút nhé, khi người THỢ HỒ muốn xây một căn nhà trước tiên Ông Ta phải làm NỀN MÓNG cho vững chắc phải không? Nếu nền móng không vững chắc sau này căn nhà sẽ nức, bị lún, bị nghiêng đổ vở. Còn định sáng suốt tức định thư giản mà Thầy Thông Lạc dạy là sao khi ta tu xong các kia ta ngồi thư giản là trạng thái TÂM BẤT ĐỘNG THANH THẢN AN LẠC VÔ SỰ, cũng là chân lý giải thoát. Ai sống được với nó từ 1 ngày đến 7 ngày là chứng đạo. Một người bình thường không chịu tu tập lớp 1 [Giới Luật] thì đừng có mong sống được với tâm bất động này nhé. Coi chừng ức chế tâm sanh hỷ lạc của tưởng dục mà cho là chứng đạo là điều không thể có. Muốn có tâm bất động ta phải LY DỤC LY ÁC PHÁP. Khi tâm ta đã ly dục ly ác pháp thì tự nhiên nó ĐI VÀO BẤT ĐỘNG. Còn về pháp NHƯ LÝ TÁC Ý, PHẬT và TRƯỞNG LÃO rất đề cao là CÓ NHƯ LÝ TÁC Ý THÌ LẬU HOẶC KHÔNG SANH MÀ CÓ SANH THÌ BỊ DIỆT. Nó vô cùng quan trong trên con đường tu giải thoát của chúng ta đừng coi thường nó nhé vì khi tâm nghe theo lệnh của ta rồi thì nhập tứ thiền định cũng phải dùng pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.

Chỗ này bạn nói như trong sách và băng Trưởng lão giảng giải vậy! Hay lắm! Bạn thông suốt lắm! Nhưng nhìn vào giới luật của bạn thì tôi thất vọng hoàn toàn bạn ạ! Bạn chỉ biết nói theo thôi chứ thực hành thì bạn chưa làm được gì cho trọn vẹn cả. Bạn làm như chúng tôi không biết gì ấy nhỉ? Chúng tôi biết và biết rõ hơn bạn bạn à! Bạn chỉ như một cải tủ sách hay một cái máy cassette ghi âm và phát lại lời của người khác thôi chứ có gì là của bạn đâu. Bạn đã giữ gìn được gì đâu?

Việc đạt được cứu cánh trên con đường tu [TỨ VÔ LƯỢNG TÂM và TỨ THIỀN] của TÂM NHƯ ĐẤT nói không sai, nhưng muốn đến cứu cánh đó ta có thể tu theo các pháp khác mà Phật và Trưởng Lão dạy là tùy thuộc vào ĐẶC TƯỚNG TỪNG NGƯỜI. Mỗi người chúng ta có: NHÂN TƯỚNG, HÌNH TƯỚNG và ĐẶC TƯỚNG không ai giống ai cả vì vậy trước khi Phật nhập diệt Phật không trao quyền lãnh đạo giáo đoàn cho bất cứ người nào hết. Đừng hiểu theo kiểu ĐẠI THỪA có 33 vị tổ nhé, ai có đọc sách Thầy Thông Lạc sẽ biết được điều này. Tại sao Phật không cho? Vì Phật sợ các vị ALAHAN sẽ dạy theo pháp tu của riêng mình cho đó là pháp độc nhất thì sai pháp Phật, con người chúng ta không ai giống ai cả vì vậy khi kết tập kinh điển mỗi 1 vị viết ra 1 pháp do Phật chỉ dạy họ tu chứng đạo không ai giống ai cả, sau này các vị tổ BA TÀU dựa vào đó mỗi người vẽ ra 1 pháp môn cho riêng mình, chính vì vậy Phật giáo hiện nay chia tôn chia phái đủ thứ, làm mất gốc lời Phật dạy, các vị tổ tu chưa chứng đạo tu hết đời này đến đời khác mà không ai chứng quả ALAHAN cả.

Cụ thể: LAHAULA tu theo định niệm hơi thở, ÔNG ANAN tu theo NHẤT DẠ HIỀN [Tức CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC], THẦY THÔNG LẠC tu theo TỨ NIỆM XỨ…. Để rõ hơn nữa sách Thầy Thông Lạc viết theo lời PHẬT DẠY: SỐNG NHƯ CON TÊ MỘT SỪNG [ĐỘC CƯ], MUỐN CHỨNG ĐẠO TU THEO PHÁP MÔN NÀO?, TỨ CHÁNH CẦN, ĐỊNH VÔ LẬU… Tất cả các pháp này khi tâm đã LY DỤC LY ÁC PHÁP thì ta chọn 1 pháp tu đúng theo đặc tướng của mình là sẽ chứng quả. Đây là lời THẦY THÔNG LẠC khẳng định trong sách nha các bạn, và THẦY THANH THIỆN cũng từng nói trong các bài pháp Thầy giảng.

Bạn cho biết TT nói tới Định Vô Lậu trong bài nào vậy? Bạn hiểu Định vô lậu là gì và gồm những gì không? Định vô lậu là sự tu tập và triển khai tri kiến giải thoát đó bạn. Định vô lậu gồm những gì phải tu tập, hãy xem bài trích lại dưới đây để rõ hơn!

“Muốn bỏ một điều ác nào [tức diệt lậu hoặc, hay tu Định vô lậu], thì chúng ta phải thông suốt điều ác ấy. Vậy, phải thông suốt như thế nào?

- Thứ nhất, là phải thông suốt lý nhân quả thiện và ác.

- Thứ hai, là phải thông suốt lý duyên hợp.

- Thứ ba, là phải thông suốt lý các pháp vô thường, khổ, vô ngã.

- Thứ tư, phải thông suốt Bát Chánh Đạo, tức là tám lớp tu tập để được giải thoát như:

Lớp 1: Chánh Kiến.

Lớp 2: Chánh Tư Duy.

Lớp 3: Chánh Ngữ.

Lớp 4: Chánh Nghiệp.

Lớp 5: Chánh Mạng.

Lớp 6: Chánh Tinh Tấn.

Lớp 7: Chánh Niệm.

Lớp 8: Chánh Định.

- Thứ năm, phải thông suốt ba lậu như: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.

- Thứ sáu, phải thông suốt Ngũ triền cái và Thất kiết sử.

- Thứ bảy, phải thông suốt Năm hạ phần kiết sử và Năm thượng phần kiết sử.

- Thứ tám, phải thông suốt Thập thiện và Thập ác.

- Thứ chín, phải thông suốt bốn loại định: Định Sáng Suốt, Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

- Thứ mười, phải thông suốt Tứ Thánh Định.

- Thứ mười một, phải thông suốt pháp Như lý tác ý và pháp Tác ý.

- Thứ mười hai, phải thông suốt phóng tâm và phóng dật.

Trong khi đã thông suốt 12 pháp môn này, mà thiếu nhiệt tâm dứt bỏ tu hành thì trở thành một vị giảng sư, vị giảng sư là người nói được, chứ không làm được, người nói được mà chưa làm được là người nói láo. Người nói láo bằng thuyết giảng là người lừa đảo người khác bằng kinh sách.”  [Trích trong ĐVXP].

Ngoài những điều trên đây ra thì trong 61 cuốn băng Trưởng lão giảng là còn phải thông suốt thêm một số vấn đề nữa bạn ạ! Đây bạn hãy xem!

“Thứ nhất cần phải nghiên cứu tìm hiểu những lời của Phật dạy. Nghĩa là đầu tiên mà chúng ta, cũng như giai đoạn thứ nhất, ở chỗ này có 4 điều kiện mà chúng ta cần phải nắm cho vững, phải hiểu cho rõ. Thứ nhất, Phật dạy ở đây phải thông hiểu những gì cần thông hiểu. Vậy thì bây giờ chúng ta phải thông hiểu cái gì, đi tìm hiểu cái gì đây. Ở đây Phật dạy rất rõ là chúng ta phải tìm hiểu những cái gì. Tìm hiểu:

1. Tứ diệu đế

2. Thập nhị nhân duyên

3. Nghiệp

4. Thân ngũ uẩn

5. Tứ bất hoại tịnh

6. Tứ chánh cần

7. Tứ niệm xứ

8. Tứ thiền

9. Tứ như ý túc

10. Ngũ căn

11. Ngũ lực

12. Thất giác chi

13. Thập thiện

14. Nhân quả luân hồi

15. Tam minh

16. Tứ vô lượng tâm.

Đó là tất cả những cái pháp mà Phật dạy, người cư sĩ đến với đạo Phật cần thông hiểu những gì phải thông hiểu, tức là thông hiểu 16 pháp Phật đã nêu tên ra, lúc bấy giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng pháp đó như thế nào để chúng ta rõ ràng, coi có phải cái đó có hợp với mình không, có phải là ước vọng trên bước đường mình gửi thân tâm vào đó để tu hành không?” [Trích trong Giáo án tu tập của đạo Phật [gồm 61 cuốn băng Trưởng lão giảng]]

Nói đến đây mọi người đã nắm vững con đường tu tập đúng theo CHÁNH PHÁP PHẬT rồi phải không? NỀN TẢNG TU ĐÚNG CHÁNH PHÁP LÀ LY DỤC LY ÁC PHÁP [LỚP 1 GIỚI LUẬT]. Mình cho đây là lớp quan trọng nhất và tối ưu nhất, 2 lớp còn lại là kết quả đạt được ở lớp thứ nhất. Trong quá trình tu tập và đọc sách Trưởng Lão viết cũng như Thầy Thanh Thiện dạy. [RT có dạy các phương pháp ly dục là ăn ngày 1 bữa, ngủ 4 tiếng một đêm, nhưng không triển khai tri kiến để xả tâm ly ác pháp đúng lộ trình của Trưởng lão bạn nhé!]. Họ không chú trọng giai đoạn cuối tức là thiền định, ta tu tới đó tự nhiên nó sẽ có Thiền Định và tâm ta sáng ra ta sẽ biết làm thế nào. Đây mình chỉ ra cho các bạn thấy nhé. 1] Đức Phật khi LY DUC LY ÁC PHÁP tự nhiên đi vào thiền định không có ÔNG THẦY NÀO CHỈ NGÀI CẢ. 2] THẦY THÔNG LẠC CÓ AI CHỈ NGÀI KHÔNG? CÁC VỊ ALAHAN THỜI ĐỨC PHẬT NỮA, các bạn hãy nhìn lại sẽ thấy. Vì vậy giai đoạn đầu lớp 1 là quan trọng hàng đầu các bạn ạ.

Bạn đọc bài Kinh Món Ăn chưa? Bạn còn nhớ nội dung của bài kinh đó chứ?

Đôi lời chia sẽ cùng với TÂM NHƯ ĐẤT: Mình là người không may mắn như bạn được sự chỉ dạy khi ĐỨC TRƯỞNG LÃO còn tại thế. [Chỗ này bạn nhầm rồi! Mình không được trực tiếp gặp Trưởng lão đâu!]. Thật tình mà nói với bạn là khi chưa gặp được Thầy Thanh Thiện mình đọc sách ngài không hiểu sâu xa như khi tu và nghe các bài giảng của Thầy Thanh Thiện bạn ạ. [Đây là một sự khiếm khuyết của bạn đấy bạn ạ! Do bạn chưa chịu khó tu tập giữ gìn giới luật nên trí chưa khai mở, thành ra đọc không hiểu gì đấy thôi! Nhiều người họ chỉ cần đọc sách Trưởng lão mà họ tự hiểu chứ đâu cần dựa vào lời người khác giảng lại nữa đâu]. Và không phải chỉ riêng có một mình mình mà còn rất nhiều phật tử khác bạn ạ. Mình không dám khẳng định là thầy Thanh Thiện có chứng quả hay không? [Vấn đề không phải là bạn khẳng định, mà chính TT tự tuyên bố ông ta chứng đạo mới đáng bàn chứ! Mà kể cũng lạ? Phật dạy muốn chứng đạo chỉ có 8 pháp độc nhất là Tứ vô lượng tâm hoặc Tứ Niệm Xứ. Không biết TT chứng đạo bằng con đường nào đây mà không thấy cho biết gì cả. Nếu chứng đạo bằng Tứ vô lương tâm thì phải chứng bằng Từ vô lượng tâm, hoặc Bi, hoặc Hỉ, hoặc Xả vô lượng tâm. Và khi chứng đạo rồi thì phải đầy đủ cả Tứ vô lượng tâm, nói năng phải thanh tịnh, từ ái chứ! Hoặc ông chứng bằng Thiền định Tứ Niệm Xứ thì ông phải biết phương pháp nhập các định từ Sơ thiền đến Tứ thiền, rồi thực hiện Tam minh, biết rõ mình và rõ người chứ! Đằng này ông suốt ngày chửi rủa ĐT, sân hận chửi những người nói trái ý ông ta. Thật không thể diễn tả thế nào về con người này nữa!] Nhưng những gì mình tu theo ngài chỉ dẫn thì có kết quả xả tâm rất rõ. [Đó chỉ là những trạng thái tưởng thôi bạn à! Chưa có giới thì lấy đâu ra Định. Nếu thấy có Định thì đó là Định tưởng thôi!] Mặc dù thầy viết nghe có vẻ tự cao tự đại, dùng ngôn ngữ ngoài đời cảnh tỉnh những người còn ưu mê lấy giả làm thật. Đối với những ai mới chỉ đọc vài bài viết của ngài thì sẽ dị ứng và cho Ông ta là tà đạo. [Ngôn ngữ của TT không mấy người đọc được nổi dăm bài. Xem kỹ lại thì chẳng có mấy người “like” các bài viết của ông ta. Ông ta nói có hàng nghìn người theo dõi nhắn tin hỏi pháp ông hàng ngày mà sao mỗi bài viết của ông ta nhiều nhất cũng chỉ có hơn chục cái like vậy nhỉ?] Nhưng bạn hãy kiên nhẫn đọc tất cả các bài giảng của ngài và tu như ly tác ý và 6 pháp căn bản một thời gian sẽ có kết quả xả tâm thật sự bạn à. [Tôi đã từng tu theo Thiền tông và nhập được định thứ nhất của Tứ thiền vô sắc là Không vô biên xứ tưởng, từng thấy mình biến mất và bay đi hết nơi đến này nơi khác, từng gặp các trạng thái sắc tưởng, thinh tưởng, xúc tưởng hỷ lạc, v.v... rồi bạn à!] Vì mình là người bình dân tu lớp 1 là lớp đầu tiên nên có sao mình nói vậy, đây là lời chân thật của mình nói với bạn, vì vậy bạn đừng buồn mình nhé, đối với mình thì thầy Thanh Thiện là ân nhân là THIỆN HỮU TRI THỨC đối với mình vì không có thầy dạy cho bạn mình thì giờ này mình cũng không biết mình tu tới đâu nữa. Nếu bạn cho rằng thầy Thanh Thiện là 1 tà sư dạy không có gì mới mẽ thì bạn có thể giảng cho chúng mình tu theo con đường nào đúng theo lời Phật dạy nhé. Và mình cũng thỉnh cầu những ai đã từng là đệ tử của Trưởng Lão trước đây tu theo ngài mà hiện nay có kết quả hãy chia sẽ quá trình tu tập với chúng tôi để chúng tôi tu không lầm đường lạc lối. Trong quá trình chia sẽ với các bạn nếu có gì sai thì xin các bạn tha thứ cho chúng tôi nhé.

Còn về như ly tác ý và 6 pháp căn bản của thầy Thanh Thiện cũng như các bài giảng của Thầy đem đối chiếu với Thầy Thông Lạc mình thấy không khác, vì chương trình đào tạo ra 1 vị ALAHAN không bao giờ thay đổi vì nó là chân lý, nếu có thay đổi là về việc diễn giải thôi tùy theo sư diễn giải của mọi người nhưng nội dung không bao giờ sai, nếu sai là lạc vào tà pháp không phải chánh pháp.

Bởi bạn nói cái gì cũng hay nhưng bạn chưa giữ được giới thì cái hay này để làm gì? Bạn nói như khẳng định cái gì cũng đúng, nhưng đó là suy nghĩ của bạn chứ thực tế nó đã đúng hay chưa bạn khẳng định được sao?

Bạn biết chương trình đào tạo một vị Alahán là gì không? Là Giới luật, là Bát Chánh Đạo, là 37 phẩm trợ đạo, là Thập nhị nhân duyên. TT có giảng chánh kiến không? Trưởng lão giảng Chánh Kiến mất 7 tháng, Ngài nói khản cả cổ mà có ai có chánh kiến thật sự chưa? TT nói được bao nhiêu trong đó?

Một điều nữa là như lý tác ý và 6 pháp căn bản là nền tản để ta LY DỤC LY ÁC PHÁP, NÓ cũng chuẩn bị cho ta nhập thiền định sau này luôn đó nha các bạn, vì vậy thầy Thanh Thiện thường nói ra như đinh đóng cột, AI TU NHƯ LY TÁC Ý VÀ 6 PHÁP CĂN BẢN THUẦN THỤC [LY DỤC LY ÁC PHÁP HOÀN TOÀN NHÉ] khi đó ta chọn 1 pháp phù hợp với đặc tướng của ta trong SÁCH THẦY THÔNG LẠC VIẾT, HOẶC TRONG KINH NIKAYA. Tu từ 1 tháng đến 12 tháng là chứng quả. Nghe qua rất dễ nhưng đừng lầm to nhé, tu đi sẽ thấy khó khăn vô cùng, vì tâm ta chạy theo tham dục từ vô lượng kiếp giờ ta ly dục đi ngược dòng đời lại không phải dễ nha các bạn, nếu không có quyết tâm tu đúng pháp không ức chế tâm thì được, khi ta tu đúng tư nhiên ta tinh tấn tu không còn thấy mệt nhọc nữa, khó nhấp là thời gian ban đầu làm quen pháp phật vì vậy ta cứ từ từ đừng có gắp, giống như việc ĂN NGÀY 1 BỮA MÌNH ĐÃ CHIA SẼ CÙNG CÁC BẠN. Khi ta an thuần thục rồi có đồ ăn ngon ta cũng chẳng thèm ăn đâu các bạn. [Tôi ăn hạn chế lượng thức ăn hàng ngày xuống còn 1 bữa từ giữa năm 2012 tới nay. Từ giữa năm 2013 cho đến suốt 1 năm sau đó lúc tôi đang tu tập trong Tu viện thì tôi đã thuần thục pháp ăn ngày 1 bữa. Tôi thấy bình thường thôi, không có gì đáng kể và đáng tự hào lắm bạn ạ!]

Kính.

------

Hết cuộc trao đổi. Sau đây là toàn bộ nội dung của tôi.

Vài dòng cuối gửi bạn Chánh Pháp!

Thông thường, với những người thật tu, khi họ đã có giữ gìn giới luật thật sự thì họ không đánh giá người khác qua những gì người đó nói hay viết ra, mà họ sẽ đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm thẳng vào giới luật của người đó, để xem người đó đã giữ được những gì. Nếu đúng là người đó đã giữ được giới luật thì họ tiếp tục trao đổi kinh nghiệm tu tập để giúp nhau cùng tiến bộ. Còn nếu người đó chưa giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật thì họ chỉ khuyên người đó về tu tập lại và giữ gìn cho nghiêm chỉnh giới luật cho đúng với chiếc áo của mình. Bởi vì giới luật của người đó chính là tri kiến, là đạo đức của họ. Ngoài giới luật mà nói hay viết thì dù nói hay viết hay cách mấy đi nữa cũng đều chưa phải là những điều đáng tin cậy, chưa có giá trị bạn ạ!

Hóa ra bạn viết bài này để dạy cho tôi...! Bạn muốn tôi đọc bài của bạn. Cũng được, chiều nay tôi đã cho bạn biết những cái sai của bạn mà lẽ ra trong cuộc chát ấy bạn đã hiểu rõ rồi mới phải. Nhưng xem ra bạn chưa hiểu nên còn yêu cầu tôi đọc lại bài viết này.

Tôi phải kiên nhẫn lắm mới đọc hết bài của bạn đấy bạn ạ! Tôi nghĩ bạn đã không đọc bài của tôi một cách kỹ lưỡng nên đã không hiểu được ý của tôi, cho nên lại mất thời gian viết ra nhưng điều thừa thải như trên đây.

Một ý kiến cuối cùng: Hình như bạn là giáo viên [???] nhưng khi bạn viết bài bị nhiều lỗi chính tả quá bạn à! Tôi đã phải sửa lại cho bạn khá nhiều đấy!

Chốt lại cái sai căn bản và hết sức nguy hiểm của Ronand Truong:

* Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy: GIỚI sinh ĐỊNH, ĐỊNH sinh TUỆ.

Giải thích khái niệm:

- GIỚI: là giới luật đức hạnh của người tu hành, bao gồm giới bổn, giới đức, giới hạnh, giới hành và giới tuệ.

- ĐỊNH: là tâm không phóng dật, là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

- TUỆ: là tri kiến giải thoát, là tuệ Tam minh.

GIỚI sinh ĐỊNH là nhờ việc giữ gìn giới luật [GIỚI] mà tâm không phóng dật, thân được khinh an [ĐỊNH], qua đó tri kiến giải thoát dần hiển lộ [TUỆ].

* Ronand Truong dạy: ĐỊNH sinh TUỆ, bỏ qua GIỚI.

Nhiều người thực hiện theo phương pháp của RT hướng dẫn, ban đầu thấy có chút khinh an hỷ lạc, họ tưởng rằng đó là Định, không ngờ đấy chỉ là Định Tưởng. Trong khi tâm còn đầy cấu uế phiền não tham sân si, Giới luật chưa giữ được chút gì lại không lo mà triển khai tri kiến giải thoát và giữ gìn giới luật, lại đi tu tập để có Định thì đó chỉ là Định tưởng mà thôi. Định tưởng này có được do ức chế tâm. Vì ức chế tâm nên ý thức bị thui chột, thay vào đó là Tưởng thức tăng trưởng. Vì vậy người tu vốn đã vô minh lại càng thêm vô minh. Định tưởng là một thứ thuốc độc, tương tự như các loại ma túy. Chính nó là thế giới khổ đau của loài người, vì nó mà nhân loại và toàn chúng sinh đau khổ muôn đời.

Bởi vậy, những ai tu hành mà để tưởng thức dẫn dắt rồi không biết thoát ra, thì người đó đang sống mà như chết rồi và chưa chôn vậy. Và thời gian họ sống thì họ thường làm những điều ác đức dưới lớp áo đạo đức mĩ miều, bởi họ bị tưởng thức đánh lừa.

Nhân đây tôi gửi bạn những chia sẻ của tôi có liên quan đến vấn đề chúng ta đang quan tâm trên đây nhé!

VẤN ĐỀ BẠN ĐỒNG TU KHUYÊN NHAU...

Thường thì ở trường học, các cháu đang là học sinh cấp Tiểu học lại nghĩ mình là học sinh cấp 2 hay cấp 3; học sinh cấp 2 mà lại nghĩ mình là học sinh cấp 3 hay sinh viên Đại học. Thậm chí chúng còn cho rằng mình chẳng thua kém gì người lớn, cha mẹ và cả thầy cô. Người ta gọi đây là HỘI CHỨNG ẢO TƯỞNG. Sự thật là chúng chỉ mới có lớn mà chưa có khôn, nên khi hỏi đến vấn đề gì chúng cũng ngơ ngơ chẳng biết gì, chỉ biết nhe răng cười trừ mà thôi.

Ở trong đạo cũng chẳng khác là mấy! Có nhiều bạn vừa bước chân vào đạo được một thời gian, hoặc có khi cũng đã được một thời gian dài rồi, đã đọc được vài chục cuốn sách hoặc một số bài kinh rồi, nhưng việc đọc thì cứ đọc, còn việc hiểu thế nào thì cứ hiểu. Lại nữa, việc hành thì cứ nhởn nhơ vòng ngoài cái đã. Thế nên họ HIỂU KINH SÁCH VÀ LỜI PHẬT DẠY MỘT CÁCH CHẮP VÁ, CỨNG NHẮC, RẬP KHUÔN, MÁY MÓC, mang nặng tính “THẦN TƯỢNG”. Các bạn có tu học nhưng không quyết tâm hành nên mãi vẫn chưa rõ biết tâm mình đang ở trong trạng thái như thế nào ở thời điểm hiện tại, chưa biết cách làm chủ tham sân si ra sao, chưa hiểu hết Ý NGHĨA VÀ LỢI ÍCH CỦA GIỚI LUẬT như thế nào, chưa sống đúng và đủ với Ngũ giới, chưa tu Thập thiện,... Có nghĩa là các bạn ấy chưa làm nên trò trống gì cho đáng để mà đi khuyên bảo người khác cả. Và rồi các bạn ấy cứ tưởng ai cũng như mình cả vậy. Thế nên các bạn ấy thường đi KHUYÊN CAN người khác và còn lấy những câu kinh, bài kệ hay lời giảng của đạo sư của mình ra để làm dẫn chứng. Mình không có ý phủ nhận những bạn trích dẫn kinh kệ và lời Phật dạy ra chứng minh đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời, đúng đối tượng và rất chuẩn nhé! Mình chỉ muốn lưu ý các bạn chưa hiểu kinh kệ và lời Phật dạy mà thường tóm lấy một vài câu nào đó mà các bạn cho là đúng rồi đem đi áp đặt người khác làm theo thôi.

Các bạn ấy không biết rằng: Khi mình chưa có chút ly dục ly ly ác pháp nào thì không thể hiểu được người khác. Cũng như một đứa học sinh học Tiểu học thì không thể nào hiểu được đứa học sinh học cấp 2 hay cấp 3 vậy. Nhưng ngược lại những đứa học cấp 3 thì có thể biết được đứa học cấp Tiểu học và cấp 2 đấy! Cho nên việc lấy những lời của các bậc Giải thoát ra để đem đi khuyên bảo người khác thì thường là đưa đến nhiều bất lợi hơn là có lợi. Các bạn không biết rằng: nhiều lúc chính các bạn đã tự bộc lộ cho người khác biết rõ nhận thức và tri kiến về Phật pháp của các bạn còn hết sức thấp kém.

Ví dụ:

Khi nghe Phật dạy “Không nên nhìn lỗi người”, hay Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy “Hãy im lặng như Thánh”, các bạn không hiểu lời dạy này là Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc chủ yếu dạy cho đối tượng nào, áp dụng khi nào, trong hoàn cảnh nào, v.v... Vậy mà các bạn vội cho rằng lời dạy ấy cần phải được áp dụng trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh và đối tượng,... thì coi chừng các bạn đã lầm. Và sự lầm ấy của các bạn có thể đưa đến tai hại cho chính các bạn và người khác. Bởi có người vì quá sợ hãi với lời răn đe của các bạn mà không dám vạch ra những sai trái của người khác. Trong khi đó Phật và Trưởng lão Thích Thông Lạc vẫn khuyến khích đệ tử chỉ lỗi người khác đó thôi!

***

VẤN ĐỀ XẢ TÂM.

Nhiều người nói tôi đã xả tâm như thế này, như thế này... Nhưng khi quan sát đời sống của họ thì thấy rất rõ ràng rằng: họ chưa xả được như những gì họ nói. Đây là một sự thật đáng buồn cho họ nói riêng và cho Phật pháp nói chung. Từ việc thông suốt tri kiến cho tới xả tâm là cả một cuộc lội ngược dòng, đòi hỏi một quyết tâm ghê gớm chứ đâu phải chuyện đọc hết sách là ngon đâu!

Cứ cho là bạn đã đọc hết toàn bộ kinh điển đi nữa, nhưng nhìn lại cách sống, cách độc cư và tri kiến của bạn thì người khác có thể nhận thấy rằng: bạn thật sự là một cái tủ đựng kinh sách, hay nói cách khác bạn là cái máy cassette nói lại những gì người khác đã nói vậy.

Không phải là không có lý do chính đáng khi mà ở trong Tu viện Chơn Như các sư không cho tu sinh đọc sách quá nhiều. Bởi vì nếu đọc sách quá nhiều mà không biết làm chủ bản thân thì dễ sinh Kiến thủ, Chấp thủ, Ngã luận thủ, Giới cấm thủ.

Chào các bạn!

***

Một số điều sai lầm căn bản trong các bài viết của Thanh Thiện

Đời Biển Khổ·Monday, November 9, 2015

Xin quý vị lưu ý một số điều trước khi đọc bài viết này:

- Tâm Như Đất chỉ trích ra một số đoạn Ronald Truong - Thanh Thiện [viết tắt là RT hoặc TT] viết sai, không trích nguyên văn cả bài viết của ông ta để tránh bài quá dài làm người đọc thấy ngại. Ai muốn đọc nguyên văn các bài viết “hỗ lốn” của TT thì tìm vào facebook Ronald Truong hoặc vào trang nguyenthuychonnhu.net tìm từ khóa “Ronald Truong” mà đọc lại nhé!

- Phần sau dấu "=>" và chữ được in nghiêng [có thể có in đậm và màu đỏ khi đọc trên file word] xen giữa các bài viết của TT là lời phản biện của tôi - Tâm Như Đất; đôi chỗ có đánh dấu [!!!] là chỗ tôi thể hiện sự ngán ngẫm và khó hiểu của cá nhân tôi đối với Thanh Thiện.

- Bài viết chỉ mang tính chất là một cuộc đối thoại phản biện giữa hai cá nhân nên văn phong và ngôn từ không theo quy chuẩn của một văn bản viết, tuy nhiên tôi cũng không viết sơ sài vì sự tôn trọng người đọc.

- Tôi viết bài này nhằm góp phần làm sáng tỏ sự sai lầm nguy hiểm của Thanh Thiện, ngõ hầu giúp cho một vài người đang chìm đắm lạc trong sự mê hoặc ảo tưởng như ma tuý, bởi cái gọi là "6 pháp căn bản, bảo đảm chứng đạo" của ông ta. Đồng thời cũng chỉ rõ ràng cho ông ta thấy sự ngạo mạn, chấp ngã, sai lầm của ông ta đã và đang lên đến mức độ như thế nào. Tuyệt đối tôi không viết vì danh vì lợi. Rất nhiều người khác có thể họ thừa khả năng viết bài phản biện vạch rõ những sai lầm hết sức nguy hiểm của Thanh Thiện một cách bài bản và hay hơn tôi, nhưng họ đã không làm, có lẽ bởi những lý do cá nhân: ngại viết, ngại va chạm, ngại mất thời gian vô ích, chưa thật sự nhận thức được sự nguy hiểm của Thanh Thiện đối với Phật pháp.

- Tôi đã không tranh cãi, không tranh luận, không có lời phản ứng lại với những đệ tử của ông ta khi họ đã có những lời mạ lị, mạt sát tôi. Tôi giữ im lặng và thái độ ôn hòa vì tôi biết rõ việc mình làm và cũng biết rõ việc họ làm và lời họ nói. Điều đó cũng đủ chứng minh rằng: tôi không viết bài vì mục đích danh lợi, vì sự thoả mãn bản ngã cá nhân.

- Cá nhân tôi trước đây có một thời gian rất mê đọc bài của Thanh Thiện vì lúc đó tri kiến của tôi còn non nớt. Nhưng sau đó, kể từ khi Thanh Thiện tuyên bố chứng đạo thì tôi đã quá ngán ngẫm và không còn thích thú chủ động tìm đọc các bài viết của ông ta nữa mà chỉ miễn cưỡng đọc bài của ông ta khi bị ông ta spam thôi. Bởi vì tôi nghĩ rằng: một người tu hành đúng pháp thì không thể nào lại có những hành động, việc làm, thái độ, lời nói kỳ cục như vậy được. Và qua những lần đọc bài của ông ta thì tôi nhận thấy: Tri kiến của ông ấy thì vụn vặt, nói trúng thì ít mà trật lất thì rất nhiều. Chỉ những ai ít đọc sách, chưa đủ tri kiến phân biệt, nông nổi, nhẹ dạ cả tin mới vội vàng tin rằng Ronald Truong là A-la-hán mà thôi.

- Trong bài viết này tôi vẫn chưa gọi Thanh Thiện là “thầy” bởi vì tôi biết rõ thật sự Thanh Thiện chưa đủ tiêu chuẩn xứng đáng một bậc đạo sư. Tôi viết bài toàn chỉ những sai trái của Thanh Thiện thì không có nghĩa là tôi hoàn toàn chê bai ông ta. Những gì ông ta tu tập được, làm được thật sự cũng đáng trân trọng. Điều đó tôi biết và mọi người cũng đã biết, không cần tôi phải nói ra trong bài viết này nữa!

A - TÓM TẮT MỘT SỐ SAI LẦM CĂN BẢN TRONG MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA THANH THIỆN.

Phần này dành cho những người ngại đọc dài. Thú thực, khi đọc bài viết của Thanh Thiện thì cá nhân tôi cũng như hầu hết người đọc khác đều có cùng một cảm giác và thái độ giống nhau, đó là rất đau đầu và khó chịu trước ngôn ngữ, tri kiến và lỗi chính tả bừa bãi thiếu tôn trọng người đọc của ông ta.

1. Khi kiến giải về Tưởng thức, Thanh Thiện đã viết:

- “TƯỞNG THỨC không có nghiệp thiện, nghiệp ác gì cả” Điều này hoàn toàn sai. Trong tưởng thức có đầy đủ tham sân si mạn nghi, bởi vì Tưởng thức là “bóng dáng” của Sắc thức, nó hoạt động được là nhờ nương vào sắc thức. Ví như Sắc thức có nhãn - nhĩ - tỷ - thiệt - thân thức thì có cũng có nhãn - nhĩ - tỷ - thiệt - thân của Tưởng thức. Vì vậy nó cũng có nghiệp thiện ác chứ không phải như lời ông khẳng định trên đây.

- “Khi ta lâm chung thì TƯỞNG THỨC tính số những nghiệp ta làm ra và tổng hợp từ nhiều kiếp trước đến khi ta chết." Đoạn này Thanh Thiện kiến giải y như Đại thừa kiến giải về Mạt-na-thức và A-lại-da thức, không hề có chút nào khác. Luận như Thanh Thiện thì chỉ là sự đoán mò trong tưởng tượng nên không có sự chính xác. Trong khi đó Trưởng lão Thông Lạc từng bác bỏ hoàn toàn luận thuyết này, đồng thời tôi chưa nghe thấy Người luận về Tưởng như ông bao giờ.

- "Như vậy, rõ ràng chỉ có tưởng thức là còn lưu dấu vượt không gian và thời gian của đời ta". Như vậy theo ông thì nghĩa là: Tưởng thức còn tồn tại hay nghiệp lực tồn tại dưới dạng những "từ trường" đây? Trong khi đó Phật và Trưởng lão đã khẳng định: Sau khi thân tứ đại tan rã, nếu còn một chút Thức nào dù chỉ trên đầu móng tay thì đạo Ta không ra đời. Ông nghĩ sao về lời Phật dạy với lời ông khẳng định này?!!!

2. Khi kiến giải về Thức thức, Thanh Thiện đã viết:

- “Khi nào ta tu tập đạt được TAM MINH, thì tam minh mới đánh thức THỨC UẪN dậy làm việc.” hay "Nhưng mà Thức thức, phải đạt tam minh rồi thì mới đánh thức THỨC THỨC dậy." Điều đó có nghĩa là ông khẳng định rằng: Người tu hành phải đạt được Tam minh trước, sau đó mới “đánh thức” Thức thức dậy làm việc. Không biết lúc đó Thức thức được dánh thức dậy để làm việc gì nữa đây? Trong khi Tam minh đã là 3 trí tuệ siêu việt rồi. Đây là một sai lầm hết sức ngớ ngẩn của ông. Theo suy luận như ông ở trên đây thì tựa như một người nói rằng: ánh sáng [Tam minh] có trước, ngọn lửa [Thức thức] có sau. Trong khi đó trên thực tế thì ngọn lửa và ánh sáng thực ra là một, và để có ngọn lửa và ánh sáng đó [tức Tam Minh] thì phải có đèn, dầu, bấc,... [tức Sắc uẩn] và các duyên khác như sự tu tập các pháp theo lộ trình Giới - Định - Tuệ hay theo bài Kinh Món Ăn. Theo lời Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng thì Thức thức, hay Tâm thức chính là Tam minh. Nói cách khác, Tam minh, còn gọi là Thức thức có được là nhờ năng lực tu tập làm cho các tế bào Tâm thức [thuộc Thức uẩn] hoạt động. Nói cách khác, Tam minh có được là do Thức uẩn [tức là các tế bào Tâm thức] hoạt động. Thức uẩn bao gồm một nhóm tế bào trong não bộ với khả năng hiểu biết siêu việt của nó là không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Ông Thanh Thiện đã nhầm. Bởi vì Thức thức là cái biết của các tế bào Thức uẩn, hay nói cách khác Thức thức là kết quả từ năng lực của Thức uẩn, và Thức thức hay Tâm thức chính là Tam Minh.

3. Khi kiến giải về Ngũ uẩn, Thanh Thiện đã viết:

- "Nên hiểu, 5 uẫn rời khỏi thân, lưu lại trong thế gian, như nghiệp lực, chứ không tan rả. Khi ta mượn xác tái sinh thì 5 uẫn tụ lại tạo thành người ta vay mượn." Điều này đi trái ngược hoàn toàn lời Phật dạy: Khi thân Tứ đại tan rã thì tất cả đều tan rã theo không còn một chút gì còn lại, chỉ còn nghiệp lực tồn tại dưới dạng những "từ trường" đi tái sinh luân hồi mà thôi. Nếu theo như lời ông giảng thì 5 uẩn không mất đi. Thật là ngớ ngẩn!!! Vậy thì lúc nó làm người, lúc nó làm vật cũng đều mang những uẩn đó sao? Một người tự xưng chứng đạo mà không hiểu tri kiến như thế nào lại nhiệt tâm “tình nguyện giảng pháp” thành ra như thế này. Vậy mà không hiểu sao vẫn có rất nhiều người tin theo ông ta, hùa theo ông ta sẳn sàng chửi lại những ai dảm chỉ ra những sự sai trái của ông ta. 

B - NỘI DUNG CỤ THỂ:

I. Bài: CHÂU THANH hỏi đạo Tỳ kheoThích Thanh Thiện

Châu Thanh, Jul. 5. 2015 at 5:51pm

Thưa thày! trong bài pháp 142, Có đoạn pháp thầy nói TƯỞNG THỨC sẽ tiếp tục tu từ 5-7 ngày, TƯỞNG THỨC mà chịu tu thì mau chứng lắm! đủ duyên ta chứng quả. Chưa đủ duyên, ta sẽ tái sinh làm người.

Thưa thày con tưởng rằng chỉ có THỨC THỨC [Thức uẩn] mới chứng quả và mới làm có nghiệp thiện đi đầu thai làm người chứ ạ? Vì tưởng thức là cái tưởng tượng của ta tu đúng hay sẽ bị phá giới luật sẽ không có THỨC UẨN hả thầy ? Con còn chưa rõ bài thày viết cho Diệu Thuỷ a?! Kính thầy cho mọi người cùng hiểu ạ? Nhiều người chưa hiểu. TƯỞNG THỨC có nghiệp thiện ko thày?

TRẢ LỜI

1] TƯỞNG UẪN: Trong tưởng uẫn có tưởng thức, 33 tầng số tưởng. Tưởng thức có khuynh hướng hướng hạ. Muốn ta làm ác pháp để thoả mãn cho tham dục. Ngược lại Ý THỨC nằm ở Sắc Uẫn, có khuynh hướng hướng thượng. Muốn ta làm thiện pháp để đời ta tốt đẹp hơn. Tưởng uẫn được ví như NỊNH THẦN, Ý THỨC được ví như TRUNG THÀN và ta là VUA.

2] TƯỞNG THỨC không có nghiệp thiện, nghiệp ác gì cả. Nghiệp là do ta tạo ra qua thân-miệng-ý. Khi ta lâm chung thì TƯỞNG THỨC tính số những nghiệp ta làm ra và tổng hợp từ nhiều kiếp trước đến khi ta chết. Nhiều nghiệp ta tạo ra đó. Hợp lại thành NGHIỆP LỰC.

=> “TƯỞNG THỨC không có nghiệp thiện, nghiệp ác gì cả” => Sai rồi ông nhé! Trong tưởng thức có đầy đủ tham sân si mạn nghi, bởi vì nó là “bóng dáng” của Sắc thức. Vậy nó có nghiệp hay không có nghiệp? Nó có thiện có ác hay không có thiện và không có ác? Ông trả lời đi!

"Khi ta lâm chung thì TƯỞNG THỨC tính số những nghiệp ta làm ra và tổng hợp từ nhiều kiếp trước đến khi ta chết." => Đoạn này Thanh Thiện kiến giải y như Đại thừa kiến giải về Mạt-na-thức và A-lại-da thức, không hề có chút nào khác. Luận như Thanh Thiện thì chỉ là sự đoán mò trong tưởng tượng nên không có sự chính xác. Trong khi đó Trưởng lão Thông Lạc từng bác bỏ hoàn toàn luận thuyết này, đồng thời tôi chưa nghe thấy Trưởng lão Thông Lạc luận về Tưởng như ông bao giờ.

3] TƯỞNG THỨC làm việc vượt không gian và thời gian. Việc làm của tưởng thức được ví như KẾ TOÁN SƯ. Ghi toàn bộ nghiệp lực đời ta từ khi khởi thủy cho đến CHỨNG ĐẠO. Nhờ tưởng uẫn ghi chép mà khi ta nhập NHỊ THIỀN thì ta biết rõ những đời kiếp của ta. Đã trải qua. Nếu ta lục tìm. Cũng nhờ tưởng thức giúp ta tìm kiếm những người thân còn duyên với ta. Nếu người thân của ta hết duyên với ta thì ta không tìm được.

4] Khi ta tắt thở, tưởng thức còn làm việc từ 5 đến 7 ngày mới rời khỏi thân. Điều nầy, Phật và thầy Thông Lạc có cho biết như vậy. Trong thời gian cuối cùng của đời ta. Tưởng thức đổi ý, trở lại giúp ta tu tập những pháp ta đã tu vì tưởng thức ghi nhớ. Bởi vì khi ta tu tập, hay hưởng lạc tưởng thức đều ghi rất rõ. Những vị tu sĩ đại thừa, họ thuộc làu kinh. Khi họ tu theo chánh Phật pháp. Nếu họ không tác ý đuổi sạch sai lầm, khi ta tu theo chánh pháp nhập THIỀN ĐỊNH, thì tự nhiên tưởng thức đọc lên lời Adiđà Phật hay những bài kinh ta đã thuộc. Đại để cho dể hiểu. Khi ta quen thuộc bài hát, tự nhiên có lúc ta nghe văng vẳng bên tai lời hát ta đã thuộc, hoặc ta đang ngủ, tưởng thức nhắc ta những việc ta đã làm, trong đó có cả chuyện tình dục. Nghiệp thiện hay ác là do ta làm. Còn tưởng thức không có nghiệp thiện nghiệp ác gì cả. Vai trò của tưởng thức làm giúp ta được thoả mãn tham dục, càng nhiều càng tốt. Cũng như vai trò của ý thức là ngăn cản ta đừng làm bậy. Quyết định ác hay thiện là do ta, thì ta mới gây nên nghiệp ác hay thiện nhé.

5] THỨC UẪN: Làm việc vượt không gian và thời gian, siêu hơn Tưởng Thức. Khi nào ta tu tập đạt được TAM MINH, thì tam minh mới đánh thức THỨC UẪN dậy làm việc. Lúc sắp lâm chung, ta chưa chứng đạo thì THỨC UẪN vẫn ngủ yên. Nhiệm vụ của THỨC UẪN là giúp ta khám phá VŨ TRỤ QUAN của ta và điều khiển toàn bộ 4 uẫn kia, sắc thọ tưởng hành, để ta rời trần gian, nhập niết bàn.

6] Chịu khó đọc lại bài pháp 47 - 5 UẪN nhé

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Bài: “DIỆT TẦM TỨ NHẬP NHỊ THIỀN

Nguyen Thuylinh, July 5, 2015 at 11:09am hỏi:

Thầy có chắc là tưởng thức ghi chép lại toàn bộ nghiệp lực không ạ. con thắc mắc khi thân này tan rã, tưởng thức cũng biến mất vậy thì những gì nó lưu lại cũng biến mất. Vậy thì làm sao khi chứng đạo có thể thấy được những việc kiếp trước ạ. Với đoạn này: Khi ta lâm chung thì TƯỞNG THỨC tính số những nghiệp ta làm ra và tổng hợp từ nhiều kiếp trước đến khi ta chết. Tại sao lại là tưởng thức làm việc đó mà không phải là sắc, thọ, hành hoặc thức???

Con thấy có nhiều điều vô lý, con mong thầy hãy giảng giải rõ hơn được không ạ. nếu không, không chỉ con mà còn rất nhiều người khác nếu chẳng may tin vào những điều không đúng sự thật, sẽ làm hại đến rất nhiều người. Chánh pháp của đức Phật có mấy ai trên đời có thể thấu hiểu thông suốt chơn chính toàn bộ. Nếu không có người tu chứng thật sự để chỉ dẫn thì mãi mãi thế gian này sẽ không thể thấy được ánh sáng mặt trời, con người và mọi loài vẫn sẽ mãi chìm trong bóng tối đau khổ cho đến khi một bậc toàn giác thứ hai như đức Phật xuất hiện. Có rất nhiều người nghiên cứu kinh điển, nhưng chẳng mấy ai hiểu thấu; ngược lại họ lại vơ những thứ kiến thức sách vở đó để tranh đua cao thấp, hí luận với người đời đi ngược lại với mục đích giải thoát, lại càng khiến cho thế gian này càng thêm tăm tối.

TRẢ LỜI

1] Con chỉ tin những gì giải đáp rõ lời Phật dạy, Thầy Thông Lạc cho biết, TA KHÔNG DẠY GÌ CẢ. TA CHỈ DIỄN GIẢNG ĐÚNG LỜI PHẬT DẠY MÀ THÔI. PHẬT DẠY KHÔNG THỪA KHÔNG THIẾU. Thầy Thanh Thiện cho biết Thầy Thanh Thiện dựa vào lời phát biểu của nhà bác học EINSTEIN, Phật pháp là khoa học và siêu khoa học và chỉ triển khai lời dạy của đức Trưởng Lão chi ly rõ ràng giúp ai hữu duyên đọc đều hiểu rõ ràng lời đức Trưởng Lão đã giảng dạy. HÀNH GIẢ TUYỆT ĐỐI, KHÔNG TIN THẦY THANH THIỆN, CHỈ TIN MỖI MÌNH ĐỨC TRƯỞNG LÃO MÀ THÔI. Bởi vì CHÍNH NGÀI KHAI THỊ CHO CHÚNG TA BIẾT ĐƯỢC CHÁNH PHẬT PHÁP.

=> "HÀNH GIẢ TUYỆT ĐỐI, KHÔNG TIN THẦY THANH THIỆN, CHỈ TIN MỖI MÌNH ĐỨC TRƯỞNG LÃO MÀ THÔI" => Một mặt ông bảo “TUYỆT ĐỐI, KHÔNG TIN THẦY THANH THIỆN”, ra vẻ thẳng thắn, thật thà và bất cần, mặt khác ông kêu gọi mọi người in sách của ông ta rồi tu tập theo sự hướng dẫn của ông ta. Ông ta nói một đường mà làm một nẻo, rất luốn léo.

2] Câu hỏi: Có chắc Tưởng Thức ghi chép toàn bộ nghiệp lực của ta không?

- a] Phật có dạy trong 5 uẫn. Tưởng thức và thức thức làm việc vượt không gian và thời gian. Nhưng mà Thức thức, phải đạt tam minh rồi thì mới đánh thức THỨC THỨC dậy. Như vậy, rõ ràng chỉ có tưởng thức là còn lưu dấu vượt không gian và thời gian của đời ta.

=> Thanh Thiện viết rằng: “Khi nào ta tu tập đạt được TAM MINH, thì tam minh mới đánh thức THỨC UẪN dậy làm việc.” hay "Nhưng mà Thức thức, phải đạt tam minh rồi thì mới đánh thức THỨC THỨC dậy." => Điều đó có nghĩa là ông khẳng định rằng: Người tu hành phải đạt được Tam minh trước, sau đó mới “đánh thức” Thức thức dậy làm việc. Không biết lúc đó Thức thức được dánh thức dậy để làm việc gì nữa đây? Trong khi Tam minh đã là 3 trí tuệ siêu việt rồi. Ông Thanh Thiện đã nhầm. Đây là một sai lầm hết sức ngớ ngẩn của ông. Theo suy luận như ông ở trên đây thì tựa như một người nói rằng: ánh sáng [Tam minh] có trước, ngọn lửa [Thức thức] có sau. Trong khi đó trên thực tế thì ngọn lửa và ánh sáng thực ra là một, và để có ngọn lửa và ánh sáng đó [tức Tam Minh] thì phải có đèn, dầu, bấc,... [tức Sắc uẩn] và các duyên khác như sự tu tập các pháp theo lộ trình Giới - Định - Tuệ hay theo bài Kinh Món Ăn. Theo lời Trưởng lão Thích Thông Lạc giảng thì Thức thức, hay Tâm thức chính là Tam minh. Nói cách khác, Tam minh, còn gọi là Thức thức, có được là nhờ năng lực tu tập làm cho các tế bào Tâm thức [thuộc Thức uẩn] hoạt động. Nói cách khác, Tam minh có được là do Thức uẩn [tức là các tế bào Tâm thức] hoạt động. Thức uẩn bao gồm một nhóm tế bào trong não bộ với khả năng hiểu biết siêu việt của nó là không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Bởi vì Thức thức là cái biết của các tế bào Thức uẩn, hay nói cách khác Thức thức là kết quả từ năng lực của Thức uẩn, và Thức thức hay Tâm thức chính là Tam Minh.

Lại còn điều này nữa, ông đã nói rằng: "Như vậy, rõ ràng chỉ có tưởng thức là còn lưu dấu vượt không gian và thời gian của đời ta". Như vậy theo ông thì nghĩa là: Tưởng thức còn tồn tại hay nghiệp lực tồn tại dưới dạng những "từ trường" đây? Trong khi đó Phật và Trưởng lão đã khẳng định: Sau khi thân tứ đại tan rã, nếu còn một chút Thức nào dù chỉ trên đầu móng tay thì đạo Ta không ra đời. Ông nghĩ sao về lời Phật dạy với lời ông khẳng định đây?!!! Nào ông hãy nói rõ đi!

- b] Phật cho biết rõ ràng, khi nhập thiền Ngài biết được quá khứ và Ngài có kể vài kiếp trong quá khứ Ngài đã trải qua. Như vậy, lúc nhập thiền mà biết được quá khứ và vượt không gian, thời gian, có phải tưởng thức làm việc nầy không?

=> Thanh Thiện viết: "Như vậy, lúc nhập thiền mà biết được quá khứ và vượt không gian, thời gian, có phải tưởng thức làm việc nầy không?" Chỗ này có phải ông muốn nói rằng: lúc nhập Thiền thực hiện Tam minh thì cả Thức thức và Tưởng thức đồng thời cùng hoạt động không?

3] Có nghi ngờ? Khi thân chết thì 5 uẫn tan rã. Tưởng thức đâu còn nữa? Vậy tưởng thức làm sao ghi được gì?

Nên hiểu, 5 uẫn rời khỏi thân, lưu lại trong thế gian, như nghiệp lực, chứ không tan rả. Khi ta mượn xác tái sinh thì 5 uẫn tụ lại tạo thành người ta vay mượn. Trường hợp nầy không dẫn chứng như khoa học được, mà phải chờ thời gian mới trả lời. Ví dụ, tái sanh Phật dạy. Lúc đầu cũng có những kẻ đầu người óc heo chửi Phật. Nhưng đến ngày nay, bất cứ người theo tôn giáo nào cũng thừa nhận có TÁI SANH. Và những kẻ đầu người óc heo [!!!] cũng thừa nhận CÓ TÁI SANH và luật NHÂN QUẢ. Phật dạy con người khổ là do 12 nhân duyên kết tập thành. Duyên nầy có thì duyên kia có, duyên nầy diệt, thì các duyên kia cũng không còn. Khoa học chưa chứng minh được, nhưng ai ai khi đọc đến 12 nhân duyên đều cảm nhận rõ ràng. Phật dạy có 5 uẫn. Khoa học cũng chưa dẫn chứng được. Nhưng những người biết tu hành. Ngày nay khi đọc lời giảng chi li rõ ràng của thầy Thanh Thiện, có nhiều người đã cảm nhận ra được. Phật dạy, khi ta tắt thở, tưởng thức vẫn còn tiếp tục lưu lại từ 5 đến 7 ngày mới rời thân. Điều nầy đã có vài người tu tập và nghiệm chứng đúng như vậy. Khi nào có nhiều người tu tập và nghiệm chứng thì sẽ có thêm nhiều người tin. THAM SÂN SI MẠN NGHI cũng rời khỏi thân, khi thân tắt thở. Và quy tụ lại khi ta mượn được thân để chào đời. Thầy Thanh Thiện chỉ diễn giảng cho rõ thêm những gì Phật có dạy cho người hữu duyên với ta hiểu mà thôi. Người vô duyên với ta cứ tự nhiên SỦA nhé. [!!!] Phật có dạy: ĐÚNG LẠI THÌ CHÌM, ĐI TỚI THÌ TRÔI DẠT, CHỈ CÓ VƯỢT QUA. Chỉ người hữu duyên với thầy Thanh Thiện đọc bài giảng pháp và cảm nhận, thông hiểu được mà thôi! Cũng như, qua tu hành, thầy Thanh Thiện đúc kết được như lý tác ý và 6 pháp tu cơ bản. Ai hữu duyên, y như vậy, tu tập, chỉ cần 3 tháng, thì sẽ đón nhận câu trả lời ĐÚNG hay SAI. Chỉ 3 tháng với thời gian quá ngắn, không tốn tiền, không tốn công sức, sức khoẻ sung mãn, tâm tính thay đổi tuyệt vời, khó tin mà có thật. Rồi từ đó tin tưởng tinh tấn tu hành đến thành công. Chỉ 3 tháng thực hành mà không dám. Lại mê man ngồi đấu láo lý thuyết vu vơ, vù vờ"

=> Thanh Thiện viết rằng: "Nên hiểu, 5 uẫn rời khỏi thân, lưu lại trong thế gian, như nghiệp lực, chứ không tan rả. Khi ta mượn xác tái sinh thì 5 uẫn tụ lại tạo thành người ta vay mượn." Điều này đi trái ngược hoàn toàn lời Phật dạy: Khi thân Tứ đại tan rã thì tất cả đều tan rã theo không còn một chút gì còn lại, chỉ còn nghiệp lực tồn tại dưới dạng những "từ trường" đi tái sinh luân hồi mà thôi. Nếu theo như lời ông giảng thì 5 uẩn không mất đi. Vậy thì lúc nó làm người, lúc nó làm vật cũng đều mang những uẩn đó sao? Thật là ngớ ngẩn!!! Một người tự xưng chứng đạo mà không hiểu tri kiến như thế nào lại nhiệt tâm “tình nguyện giảng pháp” thành ra như thế này. Vậy mà không hiểu sao vẫn có rất nhiều người tin theo ông ta, hùa theo ông ta sẳn sàng chửi lại những ai dảm chỉ ra những sự sai trái của ông ta.

II. Bài pháp số 98:

"2] Trong kinh, Phật giảng, ở Tam thiền thì ly TƯỞNG HỶ DỤC, làm sao ly? Ở Tứ thiền thì xả hết CẢM THỌ. Làm sao xả? Và cảm thọ là gì? Cảm thọ là cảm giác vui buồn, đắng cay, êm, nhức... Ở Sơ thiền Phật giảng muốn nhập sơ thiền thỉ phải ly dục ly ác pháp. Làm sao ly? Ở Nhị thiền thì phải diệt tầm tứ. Vậy tầm tứ là gì? Tâm tứ là suy tư, là KIẾN THỨC Phật pháp hay KIẾN THỨC học vấn. Bởi vì còn kiến thức thì còn niệm khởi. Mà còn niệm khởi thì không thể nào nhập nhị thiền. Ngài Huệ Năng tu hành còn niệm khởi cho đến khi chết, thì là sao nhập được NHỊ THIỀN đây chứ? Ngài Huệ Năng chưa hiểu ly dục ly ác pháp là gì? Làm sao nhập Sơ thiền? Vậy mà đại thừa ngu si phong cho Ngài đã chứng đạo! Tội nghiệp Kinh đại thừa có chép Chư ác mạc tác Chúng thiện phùng hành. Vậy mà trong rừng học giả, nhà sư uyên thâm Phật pháp chưa có ai hiểu nghĩa là ly dục ly ác pháp! Nếu tu sĩ đại thừa hiểu thì đâu có tu hành tiến về tranh quyền đoạt lợi chứ, phải không nào?

[NTCN.net ghi thêm: Hãy đọc sách "Phật Giáo Có Đường Lối Riêng..." của Trưởng lão Thích Thông Lạc để biết thêm vấn đề TƯỞNG HỶ DỤC, xả hết CẢM THỌnày. Trong Giáo Án Tu Phật, Trưởng lão nói rất rõ cách thức ly TƯỞNG HỶ DỤC, cách thức xả hết CẢM THỌ]

3] Tóm lại rất rõ ràng, hành giả muốn ly dục ly ác pháp nhập Sơ thiền, muốn diệt tầm tứ nhập Nhị thiền, muốn ly tưởng hỷ dục nhập Tam thiền, muốn xả cảm thọ nhận Tứ thiền. TẤT CẢ ĐỀU PHẢI DÙNG NHƯ LÝ TÁC Ý. Nếu như lý tác ý không tu tập cho thiện xảo thì làm sao nhập thiền định đây? Rõ ràng, rõ ràng, thầy Thanh Thiện dạy cơ bản đúng y lời Phật dạy.

=> Muốn nhập các định phải dùng Trạch pháp giác chi. Đoạn này Thanh Thiện giảng giải loanh quanh mà không đúng. Hãy xem đoạn trích trong sách Trưởng lão Thích Thông Lạc do Đoàn Hùng trích dẫn sau đây để thấy sự nhập nhằng “tranh tối tranh sáng” của Thanh Thiện:

“Khi muốn nhập Sơ Thiền thì các bạn cần ly dục, ly ác pháp. Muốn ly dục ly ác pháp thì các bạn cần phải tịnh chỉ ngôn ngữ [lời nói] tức là sống độc cư trầm lặng một mình mà tâm không phóng dật thì mới có thể nhập được Sơ Thiền. Khi tâm không phóng dật là tâm bất động. Tâm bất động thì tâm có đầy đủ bảy năng lực Giác Chi, do đó mới nhập được Sơ Thiền. Khi muốn nhập Nhị Thiền thì các bạn phải diệt tầm tứ. Muốn diệt tầm tứ thì các bạn phải tịnh chỉ khẩu hành. Muốn tịnh chỉ khẩu hành thì phải có đủ bảy năng lực Giác Chi, nếu không có đủ bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ tịnh chỉ khẩu hành được. Và như vậy, các bạn cũng không bao giờ nhập Nhị Thiền được. Khi muốn nhập Tam Thiền thì các bạn phải ly các trạng thái hỷ tưởng. Ly các trạng thái hỷ tưởng tức là tịnh chỉ mộng tưởng, có nghĩa là người nhập Tam Thiền thì thoát ra khỏi thế giới mộng tưởng. Muốn thoát ra khỏi thế giới mộng tưởng thì phải dùng bảy năng lực của Giác Chi, nếu không có bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ ly hỷ được. Khi muốn nhập Tứ Thiền thì phải xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh tức là xả thọ. Muốn xả thọ thì phải tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô. Muốn tịnh chỉ hơi thở ra, hơi thở vô thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi, nếu không có đủ bảy năng lực Giác Chi thì khó mà nhập được Tứ Thiền. Khi muốn nhập Diệt Thọ Tưởng Định thì phải có đủ bảy năng lực Giác Chi mới nhập Diệt Thọ Tưởng, nếu không có bảy năng lực Giác Chi thì không bao giờ nhập Diệt Thọ Tưởng được.

Tóm lại, bảy lời dạy trên đây của đức Phật là chỉ thẳng mục đích tu tập từ con người phàm phu để trở thành những bậc Thánh nhân A La Hán vô lậu, làm chủ sự sống chết hoàn toàn và chấm dứt luân hồi, không còn trở lui trạng thái này nữa."

[NTCN.net ghi thêm: Muốn nhập 4 Chánh Định từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền phải có Tứ Như Ý Túc và dùng pháp Hướng tâm trong Dục Như Ý Túc]

III. Bài pháp 184 GIỚI PHÁP LÀ GÌ? GIỚI PHÁP TỪ ĐÂU MÀ CÓ?

Có nhiều người đọc những bài giảng pháp của thầy Thanh Thiện, họ mang theo thành kiến, mang theo kiến chấp, mang theo ngoan cố, mang theo tham dục thành ra họ không thể nào đón nhận được tinh hoa tuyệt vời mà thầy Thanh Thiện san sẻ và hiến dâng cho hành giả. Thật đáng thương! Thật đáng tiếc!

=> Chiêu bài khuyến dụ rất khéo léo, tinh vi và núp dưới danh nghĩa đạo đức này được sử dụng rất nhiều, khiến những ai vốn đã nhầm tin theo ông ta thì thì sẽ mãi mãi sẽ bị mắc lừa. Chỉ những ai ít đọc sách, nghe các băng giảng của Trưởng lão nên tri kiến còn non thì mới tin. Còn những người nắm chắc tri kiến thì còn có ai tin! Tôi thường thấy ông ta “mèo tự khen mèo dài đuôi”, hay đám đệ tử của ông ta “mẹ hát con khen hay” mà thôi. Ông ta bảo hàng tuần có hàng nghìn người theo dõi các bài viết của ông ta. Thế nhưng xem lại các bài của ông ta khắp nơi thì bài nào nhiều nhất cũng chỉ có hơn ba chục “like”. Đó là một minh chứng về sự nói dối và ba hoa khoác lác của ông ta, bởi nếu có hàng nghìn người theo thì các bài viết của ông ta cũng có dăm chục “like” là ít. Đấy là tôi đã trừ đi số người không có điều kiện hay khả năng sử dụng internet rồi.

Ngay như thời Phật, có biết bao kẻ cuồng si tà giáo lên án chống báng Phật khi Ngài truyền giáo! Rồi, Ngài ra đi, để lại chân lý TỨ DIỆU ĐẾ từ từ rọi sáng, thức tỉnh mọi tâm hồn cô đơn đau khổ ở thế gian! Nhưng bất hạnh thay! Bọn lưu manh tôn giáo không từ bỏ DÙNG TU HÀNH ĐỂ KIẾM ĂN! Họ dùng chân lý TỨ DIỆU ĐẾ như là một chiêu bài MƯỢN ĐẦU HEO BÁN THỊT CHÓ! Họ dùng chân lý TỨ DIỆU ĐẾ để rao giảng phật giả tưởng Adiđà! Bởi vì nếu họ dùng Phật Thích Ca thì làm sao họ có thể lừa hàng hàng lớp lớp TĂNG NI PHẬT TỬ vào rừng u mê mê tín dị đoan để mọi người ngoan ngoản cúi đầu phục dịch cho họ ngồi mát ăn bát vàng chứ??

Suốt hơn 2,545 năm từ khi Phật rời trần gian thì TĂNG NI PHẬT TỬ bị lùa, nhốt trong rừng U MÊ MÊ TÍN DỊ ĐOAN. Mãi cho đến thế hệ ngày nay, tại Trảng Bàng, Tây Ninh, Việt nam xuất hiện Alahán Thích Thông Lạc, Ngài khai sáng lại CHÁNH PHẬT PHÁP và Ngài dõng dạt tuyên bố rằng ADIDÀ là phật giả, là phật tưởng. Đồng thời, Ngài lên án kinh sách tham dục đại thừa là kinh GIẢ PHẬT, là LIỀU THUỐC ĐỘC ĐỘC HẠI ĐỜI TU SĨ! Thì cũng có biết bao kẻ cuồng si tà giáo vì bị BỂ NỒI CƠM, bọn chúng cũng cuốn cuồng phỉ báng Ngài không ngớt. Ngài ra đi để lại CHÁNH PHẬT PHÁP lần lần toả sáng tăng ni Phật tử và lan dần toàn nhân loại!

=> Một luận điệu cũ rích được nhắc đi nhắc lại mãi không biết đã bao nhiêu lần trong số 184 bài viết của ông cho đến thời điểm hiện tại mà ông ta chưa bao giờ biết chán. Trong các bài giảng của Trưởng lão, Người luôn căn dặn các tu sinh không được nói xấu Đại Thừa và Thầy tổ, mà ngược lại còn phải biết ơn và thương xót cho họ nữa. Bởi vì nhờ có họ mà mình mới biết được cái đúng cái sai, nhờ có họ mà mình mới có được ngày hôm nay gặp dược chánh pháp. Còn họ thì đang ngụp lặn trong tà pháp. Vậy mà Thanh Thiện suốt ngày chửi rủa Đại Thừa, còn tuyên bố với THĐ rằng: “Đại Thừa với thầy là kẻ thù không đội trời chung...”. Thú thật, tôi rất buồn cười khi nghe ông ta nói điều này. Một người tự xưng mình chứng đạo mà còn thù hận. Thật không thể tưởng tượng nổi.

Hà huống gì với tỳ theo Thích Thanh Thiện, bậc thầy triển khai lời dạy của đức Tưởng Lão đến hành giả HỮU DUYÊN, làm sao không có sự chống đối chứ?

VÀNG THẬT SỢ GÌ LỬA! Khen chê, chửi sủa, đối với thầy Thanh Thiện không là gì cả. Thầy Thanh Thiện chỉ mong có người hữu duyên đón nhận lời san sẻ mà thầy Thanh Thiện đã dày công tu tập đạt thành, cùng đúc kết dâng hiến cho hành giả một bài pháp tu tập tuyệt vời nhứt thế gian. May ra giúp được người nào hay người đó.

=> Lại "tuyệt vời nhất thế gian" nữa rồi! Lại hám danh nữa rồi! Ông quá ham danh, ngạo mạn đấy ông không nhận ra hay sao? Đừng lấy lý do “Trực ngôn” hay “Trung ngôn nghịch nhĩ” ra để che đậy điều này ông Thanh Thiện à!. Thì ra ngày xưa đức Phật và ngày nay Trưởng lão Thích Thông Lạc đã không đủ trí tuệ để nói ra nên ngày nay ông mới phải nói ra sao? Bài pháp của ông là "tuyệt vời nhất thế gian" ư? Sao ngôn ngữ đầy ngạo mạn thế kia trong khi tri kiến lại chẳng có gì mới mẻ cả, toàn những thứ xào xáo, nhai lại của người đi trước [Phật và Trưởng lão].

Ngày xưa, Phật cũng GIÚP ĐƯỢC NGƯỜI NÀO HAY NGƯỜI ĐÓ, và Alahán Thích Thông Lạc cũng GIÚP ĐƯỢC NGƯỜI NÀO HAY NGƯỜI ĐÓ. Nhưng mà, vì truyền thông hạn hẹp, quý Ngài chỉ giúp được những ai hữu duyên trực tiếp đến với quý Ngài. Còn những người ở xa xôi thì đành LỠ CƠ HỘI NGÀN NĂM MỘT THỞ!

=> Một ông thầy tu lấy lý do như trên để suốt ngày lên mạng rao giảng, bán rẻ Pháp Phật, spam tin nhắn rác rất nhiệt tình vào nhà người khác khi không được sự đồng ý của họ, chửi bới những người mà ông ghét bằng những lời lẽ thô lỗ, tục tỉu, dơ bẩn, vô văn hoá thì liệu có chính đáng hay không? Trong khi thánh đức khiêm cung, thanh tịnh và trầm lặng của một vị tỳ kheo được Trưởng lão triển khai trong các cuốn sách VĂN HOÁ PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG và ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI là như thế nào, lẽ nào ông chưa đọc qua? Hay ông có đọc mà quến tất rồi?

Ngày nay, nhờ hệ thống MẠNG phát triển khắp năm châu mà thầy Thanh Thiện có thể GIÚP NGƯỜI HỮU DUYÊN KHẮP HOÀN VŨ. Tuyệt vời nhứt là thầy Thanh Thiện HƯỚNG DẪN CHO 2 GIỚI RÕ RÀNG:

1] ĐỐI VỚI GIỚI CÒN YÊU ĐỜI: từ tuổi đã ý thức được TỨ DIỆU ĐẾ đến khoảng 60: Cứ sống bỉnh thản ganh đua với đời, [!!!] cứ thoả mái tham gia mọi phong trào phụng sự xã hội và phát huy văn hoá, văn minh nhân loại. Tuyệt đối, thầy Thanh Thiện không xúi dại, không rủ rê, không níu kéo họ bỏ ĐỜI, Bỏ gia đình đi TU. Mà, thầy Thanh Thiện khuyên họ NẾU CÓ Ý NIỆM MUỐN ĐI TU, thì trước tiên, hướng tâm NUÔI DƯỠNG TÂM MUỐN TU HÀNH, tiếp đến hãy dành thời gian và không gian riêng cho mình, ví như thời gian và không gian tập thể dục vậy đó. Rồi tà tà từ từ tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản cho quen thuộc. Mãi cho đến khi nào thuần thục. Có thể là 1 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm… tùy theo người muốn tu hành. Khi nào như lý tác ý và 6 pháp cơ bản thuần thục, bấy giờ muốn tu hành thì đó là điều kiện hoàn hảo tốt đẹp nhứt. Hãy chọn một pháp thích hợp với ta miên mật tu tập trong 1 tháng đến 12 tháng, khi nào pháp Phật nhập tâm thì ngay lúc đó tâm ta trở thành tâm giải thoát, thì tâm ta trở thành tâm Phật. HẾT KHỔ ĐAU

Điều nầy cho biết rằng: Người đi tu không bị uổng phỉ cuộc đời chạy theo ảo ảnh. Thấy người ta đi tu thì mình bắt chước MÙ QUÁNG chay theo tu. Chỉ có thầy Thanh Thiện mới sáng suốt giúp hành giả hiểu rõ điều nầy. Hãy BÌNH TỈNH thao dợt làm quen và thuần thục pháp Phật trước. rồi hãy tính đến chuyện tu hành thì tuyệt đối không còn cảnh NGƯỜI TU HÀNH BỀNH BỒNG NỬA TỈNH NỬA MƠ!

2] ĐỐI QUÝ VỊ BÔ LÃO; tuổi từ 60 trở lên, tuổi đời chồng chất biết bao kinh nghiệm đời và muốn tìm đường vào đạo thì không gì bằng tích cực tu tập như lý tác ý và 6 pháp cơ bản, chỉ trong 90 ngày thì cảm nhận ngay lời dạy của thầy Thanh Thiện có đáng tin không? Nếu không, thì bỏ cuộc, nếu khả tín thì tinh tấn tiếp tục để tự mình giải thoát và còn lưu lại kinh nghiệm cho con cháu NGÀN ĐỜI GHI NHỚ.

Thầy Thanh Thiện dạy đúng lời XÁC TÍN CỦA PHẬT, của ĐỨC TRƯỞNG LÃO: Những ai Giác ngộ chân lý tứ diệu đế và buông xuống được lúc nào thì lúc đó chứng quả. Như vậy, già rồi TU HÀNH vẫn chưa muộn. TUYỆT VỜI CHƯA? TU HÀNH KHÔNG ĐỢI TUỔI!

3] TUYỆT VỜI! thầy Thanh Thiện hướng dẫn HÀNH GIẢ là Ở ĐÂU TU ĐÓ, ở tù tu cũng được, ở chợ tu vẫn xong, Ta tu tập là ta tu cho ta. CHẢ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN AI CẢ. Do đó ta âm thầm tự chiến đấu với THAM DỤC của ta. Khi nào ta thắng được THAM DỤC của ta thì chính là lúc ta đã chứng quả VÔ LẬU, hết khổ đau rồi.

4] Tu theo thầy Thanh Thiện không cần tìm hiều lý thuyết Phật pháp sâu xa để rồi ta bị dẫn dắt vào TUYỆT LỘ, chìm đắm vào tham dục, chìm đắm vào thoả mãn tham dục kiến thức, chìm đắm vào tà giáo. Không lối thoát.

=> Vậy lời Trưởng lão dạy trong GIÁO ÁN ĐƯỜNG LỐI TU TẬP CỦA ĐẠO PHẬT [61 cuốn băng] vẫn còn đó, Người dạy rằng: "Thông suốt những gì cần thông suốt - Dứt bỏ những gì cần dứt bỏ - Trau dồi những gì cần trau dồi - Tu tập những gì cần tu tập" thì ông nghĩ sao? Giới luật, tri kiến bị bỏ qua, lại đi tìm Thiền định mà được ư?

5] Hiện nay có dư luận cho rằng: Theo Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc dạy GIỚI-ĐINH-TUỆ mà thầy Thanh Thiện chỉ dạy ĐỊNH-TUỆ như vậy là dạy sai lời đức Trưởng Lão chăng?

Thầy Thanh Thiện là SIÊU NHÂN, không dạy hành giả RẬP KHUÔNG như CHIM HỌC TIẾNG NGƯỜI, mà thầy Thanh Thiện biết sáng tạo, triển khai vào chính đề, giúp hành giả giải quyết và vượt được mọi nan đề trên đường tu hành tiến đến đạt được như ý:

=> Ông có bài viết nào giảng giải về Giới luật từ căn bản đâu, ông chỉ tôi xem!

"Thầy Thanh Thiện là SIÊU NHÂN,... thầy Thanh Thiện biết sáng tạo" - Những lời tuyên bố của một kẻ hoang tưởng cực độ.

Nầy nhé:

- Luật pháp từ đâu mà có?

- Luật pháp xuất hiện là do CÓ SỰ TRANH CHẤP.

- Dó đó, nếu không có SỰ TRANH CHẤP thì luật pháp trở thành VÔ HIỆU. Có đúng vậy không?

- PHẠM GIỚI TỪ ĐÂU MÀ CÓ?

- PHẠM GIỚI xuất hiện là do THAM DỤC.

- Do đó, ta tu tập ĐÚNG PHÁP PHẬT hết tham dục. Hết tham dục vậy thì TA CÓ CÒN PHẠM GIỚI NÀO KHÔNG? Ta không phạm giới thì chính là ta đã tu hành đạt được GÌN GIỮ GIỚI MIÊN MẬT phải không nào? Nói rõ ràng hơn, hết tham dục thì giới pháp VÔ HIỆU.

=> Ông phạm giới mà ông không biết sao? Tôi chỉ cho ông rõ đây: ngôn ngữ bất thanh tịnh là phạm giới; phóng dật lên mạng rao giảng Pháp Phật, khuyến dụ mọi người là phạm giới; tự tuyên bố mình chứng đạo là phạm giới; ba hoa là phạm giới sân si ngã mạn là phạm giới; v.v... Ông hãy đọc lại tập 1 cuốn VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG phần Giới không Vọng ngữ đi!

- Như vậy giới luật đặt ra để làm gì?

- Giới luật là để ràng buộc những hành giả TÂM PHÓNG DẬT. Đối với hành giả tu hành như lý tác ý và 6 pháp cơ bản thuần thục, tức là đã ly dục ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp hoàn hảo thì đâu cần quan tâm đến giới pháp làm gìnữa? Có nghĩa là hành giả TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT thì giới pháp đâu còn ràng buộc họ làm gì?

=> Kiến giải kiểu này có ngày đệ tử của ông thành Tế điên Hòa thượng cả đám chứ ở đó mà ba hoa.

6] Có dư luận cho rằng thầy Thanh Thiện NGẠO MẠN!

Lại bị thành kiến, kiến chấp nữa rồi, cho nên không nhìn ra sự thật.

NÓI LÊN SỰ THẬT là đã có mang theo NGAO NẠN đối với người đời ngu muội, để phản kháng

UỐN LƯỠI ĐỂ DIỂN TẢ SỰ THẬT, là uyển chuyển NÓI DỐI, NÓI LÁO làm người đời ngây thơ thoả mãn hả dạ mát lòng nhắm mắt a dua theo không cần suy tư, suy nghĩ.

Ví dụ: Có người KHÁM PHÁ RA ĐIỀU MỚI LẠ, được mọi người tán dương, thì anh ta làm bộ NHÚN NHƯỜNG: Dạ không phải do tôi, mà đó là nhờ hồng phước của vua, cuả hoàng hậu…lời nói nịnh bợ ngu xuẫn trên được biết bao người ngu si ngây thơ ca tụng là ĐỨC HẠNH KHIÊM NHƯỜNG ĐÁNG QUÝ! Thực ra đó là lời nịnh bợ ngu xuẫn, tự hạ LƯONG TÂM mình chỉ vì THAM DỤC sai khiến mà thôi!

=> Ông nói rằng: “Có dư luận cho rằng thầy Thanh Thiện NGẠO MẠN” là ông đang nói TNĐ, sao ông không nói thẳng ra luôn cho nó khách quan. Ông sợ rồi và lần này không chửi tôi TÂM NHƯ CỨT nữa sao? Ông tự bào chữa cho mình một cách quá vụng về và thiếu tính thuyết phục. Ai là “Lại bị thành kiến, kiến chấp nữa rồi, cho nên không nhìn ra sự thật” vậy? Là ông với một ít đệ tử cuồng, hay rất nhiều người đang thầm lặng đứng ngoài nhìn ông và cười nhếch mép mà ông có mắt, có đầu mà không nhận ra đây? Hẳn là không phải số đông rồi!

7] Có dư luận cho rằng: Hiểu rõ quy luật vận hành, các giới luật bắt buộc phải tuân theo trên thì không gì trở ngại trên con đường tu tập cả!!! Nó chính là quy luật của tự nhiên ạ

8] LỜI KHẲNG ĐỊNH CỦA THẦY THANH THIỆN:

Một giáo sư tài giỏi, giảng dạy cho NHIỀU sinh viên hiểu rõ được chương trình của bộ giáo dục. Không có nghĩa là giáo sư đó giỏi hơn bộ giáo dục, giỏi hơn nhà bác học. Mà giáo sư đó thấm hiểu được chương trình và rút ra được kinh nghiệm TUYỆT VỜi giúp NHIỀU sinh viên cùng đón nhận thông thiểu được chương trình bộ giáo dục phổ biến.

Một tỳ kheo tài tình hướng dẫn hành giả cập nhật tu đúng lời Phật dạy, tu đúng lời Alahán Thích Thông Lạc dạy, không phải là tỳ kheo đó giỏi hơn Phật và giỏi hơn Alahán Thích Thông Lạc. Mà, tỳ kheo đó quả tận tình đem hết kinh nghiệm đạt được hướng dẫn chi li giúp được NHIỀU HÀNH GIẢ cùng tu tập thành công đạt được chân lý!

9] TUYỆT VỜI là thầy Thanh Thiện phối hợp như lý tác ý và 6 pháp cơ bản, dạy cho hành giả ĐI KINH HÀNH ĐƯỜNG DÀI, giúp hành giả trị được bịnh buồn ngủ, trị bịnh làm biếng, nâng cao NGHỊ LỰC sung mãn để tinh tấn tu hành. Đồng thời tu tập như lý tác ý dể dàng nhập tâm, song song, tác ý đuổi bịnh thường xuyên, bịnh sẽ từ từ tan biến…

IV. Bài pháp TU TẬP 6 PHÁP CĂN BẢN

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Cùng qúy tăng ni Phật tử thân thương thương kính thầy Thông Lạc. Khi quý vị thương kính thầy Thông Lạc, tức là quý vị đã mặc nhiên thừa nhận rằng, Ngài đã khai sáng CHÁNH PHẬT PHÁP đem niềm hi vọng đến cho chúng ta cùng tu tập đúng pháp Phật, ngõ hầu chúng ta cùng đạt được làm chủ sinh già bệnh chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau cho đời ta. [!!!]

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện, là đệ tử của Đức Trưởng Lão, nhờ sư phụ khai thị và đã tu hành thành đạt. Nay Thanh Thiện san sẻ đến quý vị để cùng đạt được chân lý mà Alahán Thích Thông Lạc đã truyền bá đến đại chúng. Tỳ kheo Thanh Thiện san sẻ là san sẻ những gì mình đã TU TẬP đạt thành, tuyệt đối, Tỳ kheo Thanh Thiện không bàn đến lý thuyết vu vơ, phù phiếm, nói được mà không làm được, phí thì giờ của quý vị.

...

Hành giả cần phải tu tập làm quen từ từ và tiến đến thuần thục 6 pháp căn bản sau đây: 1] Ngồi kiết già lưng thẳng, 2] độc cư, 3] định niệm hơi thở, 4] đi kinh hành, 5] định sáng suốt, 6] Ăn mỗi ngày một bữa.

...

Tu tập có 2 giai đoạn:

A.- GIAI ĐOẠN TẬP LÀM QUEN TỪNG PHÁP:

1] Ngồi kiết già lưng thẳng, đối với người chưa biết, chỉ ngồi 2phút thôi. Người lớn tuổi, có thể dựa lưng vào tường. Nhớ tác ý "ngồi kiết già lưng thẳng, ta biết ta đang ngồi kiết già lưng thẳng, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si". Khi chấm dứt, ngừng tác ý "ta biết ta đang ngừng, quán ly tham, quán ly sân, quán ly si". Những ai đã ngồi được rồi, thì cứ ngồi bình thường.

=> Mục đích của việc này là gì? Ngồi để nhập định ư? Nhập định khi tâm còn đầy đủ 5 triền cái hay sao?

2] Độc cư. Mỗi lần ngồi ở trong phòng kín, 10 phút không tiếp chuyện, không nghe, không biết, không nhìn, không nghĩ gì cả. Cho dù bên ngoài đang có chuyện gì xảy ra, mặc kệ, ta không cần biết. Tác ý "Độc cư ta biết ta đang độc cư". Hết giờ, ngừng, Tác ý "ta biết, ta đang ngừng".

=> Ông không biết độc cư có nhiều giai đoạn với những tướng trạng khác nhau sao? Trưởng lão dạy: Giữ giới, nhẫn nhục - tùy thuận - bằng lòng là độc cư ở giai đoạn 1; sang giai đoạn 2 thì độc cư là một pháp cao hơn nữa, đòi hỏi người hành giả phải ly dục ly ác pháp rồi thì mới không bị ức chế tâm. Còn dạy độc cư như ông “ngồi trong phòng kín” là độc cư, độc cư cái kiểu này mà không ức chế tâm thì cứ đem tôi ra đánh đến chết đi, tôi chịu hết!

3] Chọn một định niệm hơi thở trong sách thầy Thông Lạc dạy, tập 5 phút, tác ý "thở, ta biết ta đang thở", thở ra hít vào rồi yên lặng chú ý hơi thở ra vào ở nhân trung. Hết giờ, ngừng, tác ý "ta biết ta đang ngừng"

=> Ông khuyên người tu “Chọn một định niệm hơi thở trong sách thầy Thông Lạc dạy”, ông quên hay ông chưa nghe đến Trưởng lão Thích Thông Lạc dạy rằng: Tu định niệm hơi thở phải có người có kinh nghiệm hướng dẫn chứ không được tự tu, vì nó sẽ dễ gây rối loạn hô hấp, rất nguy hiểm cho người tu. Ông thấy ông điên chưa?

4] Chọn một pháp đi kinh hành trong sách thầy Thông Lạc dạy. Tu 10 phút, tác ý "Đi kinh hành ta biết ta đang đi kinh hành", khi ngồi xuống "ngồi xuống ta biết ta đang ngồi xuống", khi ngồi yên, tác ý "thở ta biết ta đang thở", thở ra, hít vào. Đứng dậy, tác ý "ta biết ta đang đứng dậy". Đi, tác ý "ta biết ta đang đi kinh hành" …. nhớ sau câu tác ý kèm theo quán li tham, quán li sân, quán li si.

=> Ông dạy: “Chọn một pháp đi kinh hành trong sách thầy Thông Lạc dạy”, trong khi Trưởng lão Thông Lạc chỉ dạy duy nhất có 1 pháp đi kinh hành chứ đâu có nhiều, và phương pháp này để đối trị hôn trầm, còn khi không hôn trầm thì ngồi chơi chứ chẳng lẽ cứ đi hoài. Còn ở đây ông dạy người tu mà không nói rõ mục đích của việc đi kinh hành là gì thì có ý nghĩa như thế nào đây? Có lúc ông giảng giải mục đích là để tập thể dục thể thao, mà Trưởng lão từng chê trách một người đi kinh hành và tu tập pháp Thân Hành Niệm cả đêm là “bộ các con điên hết rồi sao?!”

5] Định sáng suốt: 1 phút. Ngồi yên, thân không cục cựa, trí không nghĩ, tâm không niệm khởi. Tác ý "ta đang tu tập định sáng suốt", hết giờ, ngừng, tác ý "ta biết ta đang ngừng".

6] Ăn mỗi ngày một bữa: Chỉ cần tác ý luôn luôn, thường xuyên và trường kỳ cho tâm quen thuộc. Khi tâm quen thuộc rồi, thì ta thực hiện ly từng bữa và ăn mỗi ngày một bữa dễ dàng mà thôi. Tác ý "Ta hãy ăn cho được mỗi ngày một bữa, người ta ăn được, ta cũng ăn được mà thôi". CẦN NHỚ, Tác ý, để nhàm chán, nhưng ta phải làm vì đó là điều ta nhắc nhở cho tâm quen thuộc. Khi tâm quen thuộc lịnh của ta rồi. Lúc đó ta mới ngạc nhiên! TA ĐÃ LÀM CHỦ ĐƯỢC TÂM RỒI!

=> “Chỉ cần tác ý luôn luôn” mà không triển khai tri kiến về tâm Từ, về ý nghĩa - lợi ích và tác dụng của việc ăn chay và ăn ngày một bữa thì hiệu quả đạt được không đáng là bao, và lâu ngày sẽ trở nên ức chế tâm thôi ông à! Bởi vậy nên cậu Chánh Pháp là đệ tử ruột của ông mới có câu hỏi ông rằng: “Con ăn chay đến nay cũng được khoảng 6 năm. Con tu theo chánh pháp Phật do Thầy hướng dẫn mới được 6 tháng nay và ăn ngày 1 bữa thuần thục khoảng 4 tháng, nhưng sao có lúc con đi ngang qua tiệm cơm sườn nó bóc mùi thơm lên làm con nhớ lại lúc ăn mặn và nhớ lại mùi vị đó và có lúc nuốt nước bọt, như vậy có phải tâm tham ăn con còn và chưa quen, chưa chấp nhận chưa ly dục được” là minh chứng cho điều tôi nói ở đây, chắc ông rõ rồi chứ?

=> Cả 6 phương pháp của ông không có Giới hành mà chỉ có nói đến các pháp trợ đạo, chưa phải là các pháp hành đúng lộ trình và khoa học. Đây là sự sai lầm hết sức nguy hiểm, người tu tập theo lâu ngày sẽ liệt tuệ như Đại thừa niệm Phật vì họ lười không chịu đi đọc sách, nghe băng của Trưởng lão để triển khai những tri kiến căn bản với việc tu tập Định Vô lậu, mà chỉ lo tu tập các pháp ức chế tâm. Rồi cả đám lọt vào Tưởng như ông bây giờ không thoát ra được. Cuối cùng thì cùng lôi nhau vào chỗ chết mà thôi ông Thanh Thiện à!

B- GIAI ĐOẠN PHỐI HỢP CÁC PHÁP THÀNH BÀI TẬP THƯỜNG XUYÊN.

Sau khi ta tập quen được 6 pháp trên. Bấy giờ ta phối hợp các pháp thành bài tu hành. Cứ mỗi pháp tập hết giờ là ta phải nghỉ vài phút, khi nghỉ ta dùng định sáng suốt.

Độc cư, phối hợp ngồi kiết già, phối hợp với định niệm hơi thở, phối hợp với đi kinh hành, phối hợp với định sáng suốt.

Sự phối hợp là do hành giả tự thiết kế theo tâm trạng của mình. Lúc đầu với thời gian ngắn cho quen, khi quen rồi thì tăng dần thời gian chiếm trọn thời gian của đời ta.

TU TẬP 6 PHÁP CĂN BẢN CÓ LỢI NHƯ THẾ NÀO?

1] Tâm ta có thói quen sống trong tham dục, ác pháp, bây giờ ta tập cho tâm từ bỏ ác pháp, từ giả tham dục từ từ và quen sống trong thiện pháp. Có nghĩa là ta ly dục ly ác pháp từ từ, giúp tâm làm quen, không làm khổ ta, không làm khổ người và không làm khổ chúng sanh. Qua THÂN MIỆNG Ý. Đúng chốc lời Phật dạy.

=> Tu tập theo cách này chỉ được cái xúc tưởng hỷ lạc. Mà là xúc tưởng hỷ lạc thì không đưa đến kết quả làm chủ thân tâm. Nếu không biết xả nó đi thì ngược lại nó còn làm tăng trưởng 5 triền cái ông nhé!

2] Khi ta tập quen và thuần thục 6 pháp cơ bản, bây giờ duyên đến ta quyết định nhập dòng thánh tu hành, thì hành trang đã sẵn sàng, ta không còn sợ gì nữa. Độc cư, cô đơn ta không sợ. Ăn mỗi ngày một bữa, thèm và đói, ta không sợ. Ái kiết sử, ta cũng không còn gì lưu luyến bởi vì ta tập đã quen rồi. Các pháp căn bản ta đã quen thuộc rồi, bây giờ phối hợp với một pháp mà ta chọn thì quá tuyệt vời, giúp ta tự tin tinh tấn tu tập đến thành công.

=> Ái kiết sử có dứt được hay không là nhờ tri kiến nhân quả chứ với việc tu tập theo các phương pháp của ông thì không nhằm nhò gì đâu ông à!

3] Ngược bằng, ta không từ giả được tham dục, ta không từ bỏ được ái kiết sử… thì ta cứ bình thản tập như tập thể dục, đến khi ta tiến đến CẬN TỬ NGHIỆP, ta sẽ đón nhận được 2 điều lợi lớn.

A] Nhờ ta đã quen thuộc pháp Phật, tình trạng lúc bấy giờ, nhờ phản ứng tự nhiên trong thân tâm ta, giúp ta chứng quả vào phút lâm chung. Trường hợp nầy, nhiều nhà tu hành thời Phật đã chứng quả vào giờ phút lâm chung.

=> Điều này có xảy ra, nhưng rất hiếm và không chắc ăn ông à!

B] Nhờ ta hướng tâm NUÔI DƯỞNG TÂM TU, ta sẽ vượt qua, không bị tái sanh làm súc vật. Và ta sẽ thành người gặp nhiều duyên tốt hơn. Đây là Phật dạy, đứng lại thì chìm, đi tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua. Có nghĩa là chỉ có tu hành thì mới thoát nợ nhân quả mà thôi.

ĂN MỖI NGÀY MỘT BỮA ĐỪNG LO SƠ.! Thầy Thanh Thiện đã kiểm chứng 1 năm bằng đi fitness tập thể dục y như một vận động viên chuyên nghiệp, mỗi ngày 2 giờ. Tình trạng sức khoẻ rất tốt, mang tâm trạng bình an, thoải mái vô cùng. Thầy cam đoan rằng người làm việc lao động vẫn ăn mỗi ngày một bữa bình an và dư tiền dùng vào việc khác. Đặc biệt là hết muốn THAM DÂM!

=> Giai đoạn 1 không đúng thì làm gì có kết quả ly dục ly ác pháp để mà tu tập giai đoạn 2 đây!

GHI CHÚ:

1] Thỉnh cầu qúy tăng ni Phật tử nhiệt tình copy bài pháp nầy cùng chuyền tay gởi đến bạn bè gây nên phong trào tu tập pháp Phật, nhằm tác động cho nhau tu hành theo chánh pháp. Mọi người muốn tu tập, nhưng vì thiếu nguồn động lực thúc đẫy, ta thực hành. Vì vậy, chúng ta nên tạo sự hổ tương gây nên nguồn động lực thúc đẫy ta tu tập.

2] Cứ tà tà tập cho tâm quen, giống như ta tập cho trẻ con vừa chơi vừa học. Đừng bao giời lo lâu, hối thúc sẽ bị rơi vào tình trạng ỨC CHẾ TÂM đấy nhé!

GIEO DUYÊN

Quý hành giả trong nước cần sách thầy Thanh Thiện vào trang mạng THIM THOM hoặc gọi đt 0946686618 hay 01689004888 để thỉnh sách. Quý hành giả nước ngoài gởi This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hay vào trang CHANH PHAP có hình Phật màu vàng trực diện để download bài giảng pháp của thầy Thanh Thiện. Quý hành giả MIỀN TÂY cũng có thể liên lạc Chánh Pháp dt 0982851055 để nhận sách. Quý hành giả ở MIỀN BẮC liên lạc trang mạng CHON BAO NHAN đt 0912580921 thỉnh sách. Kính báo

=> Quảng cáo - Tiếp thị một cách lộ liễu.

Bài viết của Thanh Thiện vừa sai nội dung vừa đầy lỗi chính tả thì sao gọi là “Bài pháp” hay “sách” được đây!

V. Bài pháp 62: BÀI KINH GHI SAI

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Nguyễn Bá Thiện, April 15, 2015 at 6:41pm

Dạ, Kính thưa Thầy Thanh Thiện! 4 câu:

- Nếu cái này có, cái kia có;

- do cái này sanh, cái kia sanh.

- Nếu cái này không có, cái kia không có;

- Do cái này diệt, cái kia diệt.

4 câu trên được ghi trong Kinh Nikaya thuộc bài kinh 115. Kinh Ða giới - Trung Bộ Kinh do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch ra tiếng Việt. 4 câu trên thường đi chung khi Đức Phật dạy về 12 nhân duyên và thường xuất hiện nhiều lần trong Kinh Nikaya ạ!

"[Duyên khởi] -- Nhưng bạch Thế Tôn, cho đến mức độ nào là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi?"

-- Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: Nếu cái này có, cái kia có; do cái này sanh, cái kia sanh. Nếu cái này không có, cái kia không có; do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; do duyên sanh lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy, này Ananda, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng do sự diệt trừ, sự ly tham hoàn toàn của chính vô minh này, các hành diệt; do các hành diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt; do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt hoàn toàn của khổ uẩn này. Cho đến như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỷ-kheo thiện xảo về duyên khởi".

TRẢ LỜI

1] Phật dạy cho Kàlàmà rằng đừng có tin KINH ĐIỂN. Mà hãy chánh kiến và chánh tư duy. Điều đó là thiện pháp rồi mới tin. Cho dù kinh điển đó hiểu đúng nghĩa. Nhưng không thiện pháp thì đành bỏ sọt rác! Ví dụ kinh sách đại thừa! Bởi vì kinh sách đại thừa dẫn dụ cho hành giả, đê mê, mê ghiền rồi tu lạc vào tà đạo mà không hay biết. Khi biết được ta đi tu để trở về hưởng lạc thú trần gian! Vậy đi tu để làm gì? Khi phát giác ra thì đã quá muộn rồi! Đã ghiền nghiện đến không còn nghị lực để quay đầu là BỜ! Đối với A phiện, chỉ hại được ta kiếp nầy chứ không hại được kiếp sau. Còn kinh sách đại thừa thì hại ta vô lượng kiếp! Do đó, ta có duyên mới được thầy Thông Lạc cứu ta thoát khỏi bàn tay phù thủy ĐẠI THỪA!

2] Lúc đức Trưởng Lão Thông Lạc còn đương thời, thầy Thanh Thiện trình với Ngài về kinh Nikaya có sai nhiều quá! Ngài cho biết rằng có những bàn tay đưa vào những đoạn làm cho mất ý nghĩa kinh Nikaya, hoặc họ cố ý chua vào những đoạn kinh đó để hợp thức hoá kinh điển do họ ngụy tạo cho hệ phái riêng của họ! Thầy Thanh Thiện có yêu cầu đức Trưởng Lão HIỆU CHÍNH LẠI, song song chờ có vài vị Alahán xuất hiện thì thầy Thông Lạc cùng họ vẽ lại đúng hình đức Phật Thích Ca và hiệu chính hoàn tất bộ kinh Nikaya cho hậu thế không bị lầm lẫn. Nhưng, không làm được bởi vì lúc đó sóng gió Chơn Như liên tục xảy ra, khiến nhiều tu sinh phải âm thầm rời tu viện Chơn Nhu ra đi tìm chỗ khác. Ngày nay với nền văn minh tiến bộ. Vậy mà đại thừa còn công khai cắt xén kinh sách thầy Thông Lạc nữa kia mà!

3] Ngay như Hoà Thượng Thích Minh Châu, dịch ra Việt ngữ. Bởi vì Ngài dịch VĂN TỰ theo nghĩa ngoài đời. Trong khi đó, nghĩa trong kinh là nghĩa HÀNH thể hiện trên thân. Ví dụ: Thầy Thanh Thiện đã đính chính một đoạn kinh thầy Minh Châu dịch không ổn trong bài pháp 27 vừa mới REPOST ON WEB.

4] Thầy Thanh Thiện từng khuyên hành giả đừng đọc kinh Nikaya quá kỹ mà sa lầy. Chỉ đọc cho biết có sự hiện diện của nó. Tu tập rồi hãy đọc. Bởi vì nếu mang theo THAM DỤC đọc kinh Nikaya thì sẽ bị chìm vào dục mà thôi.

5] Thầy Thanh Thiện từng khuyên hành già hãy tu tập như lý tác ý và 6 pháp căn bản thuần thục. Có nghĩa là lúc đó tham dục đã được giảm và đang thoát ra ảnh hưởng của tưởng thức. Bấy giờ, đọc kinh sách thầy Thông Lạc hay kinh Nikaya thì rõ như những đường chỉ trong lóng bàn tay.

6] Có vài vị hành giả gởi email cám ơn thầy Thanh Thiện, nhờ ơn thầy Thanh Thiện, con tu tập theo và bây giờ quả đúng con đọc kinh sách thầy Thông Lạc con hiểu thấm ý lắm thầy ơi! Còn con đọc lại kinh đại thừa thì quả thật con khám phá ra được SỰ NGUY HIỂM của họ thầy à!

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Ghi chú:

Muốn hiểu rõ bài kinh trên thì nên đọc bài pháp 45 - 12 nhân duyên, Thầy Thanh Thiện diễn giảng rõ ràng, người bình dân đọc đều thấm hiểu.

=> Ông đã không hiểu đoạn kinh mà Nguyễn Bá Thiện đã đưa ra hỏi. Đoạn kinh này nói về các duyên trong 12 nhân duyên, không hề sai. Ví dụ: Có duyên Vô minh thì có duyên Hành, khi không có duyên Vô minh thì duyên Hành cũng không có. Vậy mà ông dám khẳng định đoạn kinh mà Nguyễn Bá Thiện trích ra trên đây là sai ư? Tôi đồng ý với ông là Trưởng lão có xác định kinh Nikaya có một số bài kinh sai và tập trung ở Kinh Tiểu bộ, nhưng với đoạn kinh trên đây thì không nằm trong số ấy. Tôi nghĩ, một người như Nguyễn Bá Thiện thì không khó để cậu ấy hiểu đoạn kinh này. Nhưng Bá Thiện vẫn hỏi ông để thử xem ông trả lời như thế nào, qua đó cậu ấy có thể biết được ông là người chứng đắc như thế nào mà thôi.

VI. Bài pháp: 37 PHẪM TRỢ ĐẠO

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Tức là 37 pháp giúp ta tu tập đạt được chứng quả. Có nhóm 4 phẫm, có nhóm 5. Tuy vậy ta chỉ cần tu một phẫm cho nhập tâm là đủ rồi. Những phẫm cùng nhóm tự động xuất hiện thôi. Ngay như đoạn diệt tham sân si mạn nghi, ta chỉ cần đoạn diệt cho sạch một, ví như tham, ví như sân, thế là đủ rồi. Khi diệt được tham thì 4 thứ còn lại tự động biến luôn, khi ta diệt được mạn thì 4 thứ kia tự động ra đi.

5 căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ

Tín căn là cội gốc của nìềm tin. Tấn căn là miên mật tu hành không gián đoạn. Niệm căn là luôn đặt mình hoặc giống Phật, hoặc giống thánh tăng, tu đúng pháp, gìn giữ giới không vi phạm dù lỗi nhỏ. Định căn là 6 căn không chạy theo 6 trần. Tuệ hay huệ căn là tri kiến giải thoát. Có tri kiến giải thoát, thì kiến thức không còn! Có MINH thì vô minh ra đi.

=> Kiến thức mất đi đâu?

5 lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ lực. Là sức mạnh tiềm ẩn của tín tấn niệm định tuệ. Tu thành công, chính là thần thông xuất hiện rồi đấy!

4 CHÁNH CẦN: Hành giả hướng tâm ngăn ác diệt ác pháp qua THÂN THỌ TÂM PHÁP

4 Vô lượng tâm: Hành giả tu luyện đạt được từ bi hỉ xả

4 bất hoại tịnh: Lấy hoặc Phật, hoặc pháp, hoặc tăng hoặc giới, nương theo đó, tu tập, giữ gìn cho đúng y như vậy. Không phải niệm cầu xin xỏ gì nhé? Làm sao xin xỏ pháp, làm sao xin xỏ giới giúp ta nhỉ?

4 Niệm Xứ: Quán thân thọ tâm pháp quét sạch ác pháp ra đi, thì thiện pháp từ từ nhập vào đầy tâm.

7 Giác chi : Khi tu tập thuần thục thì 7 giác chi tự động xuất hiện trên thân tâm ta.

4 Như Ý Túc [Thần túc]: Khi 7 giác chi xuất hiện, ta dùng 7 giác chi tu tập thì xuất hiện 4 Như Ý Túc. Khi 4 Như Ý Túc xuất hiện, lúc nào ta muốn nhập và xuất TỨ THÁNH ĐỊNH thì ta dùng như lý tác ý ra lịnh, lúc đó 4 Như Ý Túc thi hành đóng 6 căn cho ta nhập vào thiền định và mở 6 căn cho ta trở lại bình thường.

VII. Bài pháp: 8 CHÁNH ĐẠO

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Đừng hiểu lầm theo các giảng sư đại thừa nhé! Họ giảng 8 chánh đạo là 8 con đường. Đúng nghĩa là 8 pháp tu Phật dạy.

1] Chánh kiến: Phải nhìn cho rõ, phải quan sát kỹ càng sự việc mà ta quan tâm đến, để ta xác nhận rằng ta đã biết sự việc đó rồi. Đúng như vậy rồi. Ví dụ khi ta nghe tin thầy Thông Lạc là Alahán. Thì ta phải tiếp cận Ngài quan sát đời sống của Ngài có phải là THÁNH TĂNG không? Không phải đến thăm và tham vấn người chung quanh là tin liền đâu nhé! Lỡ gặp CÒ MỒI thi sao?, mà phải tự làm thám tử nhé.

2] Chánh tư duy: Khi biết sự việc đó rồi, bây giờ ta tư duy, ta suy tư cho rõ ngọn ngành sự việc đó là như thế nào? Là thiện pháp, hay ác pháp. Nếu thiện pháp thì ta hãy chấp nhận. Ác pháp lờ đi, bỏ qua. Qua chánh kiến, bây giờ ta tư duy xem việc làm của thầy Thông Lạc có phải là thiện pháp không? Thầy Thông Lạc tu tập có ĐÚNG ĐẮN như Phật dạy cho Subhadda không? Thầy Thông Lạc truyền chánh pháp đến tu sinh có ĐÚNG ĐẮN như Phật dạy cho Subhadda không? Nếu đúng y như vậy, thì rõ ràng là thiện pháp rồi. Bởi vì y theo lời Phật dạy cho Subhadda thì trước sau gì, thế gian nầy không còn trống vắng bậc Alahán giải thoát. Phải không nào?

3] Chánh ngữ: Khi biết rõ sự việc đó rồi, ta cần phải nói cho đúng sự thật. Không quanh co, úp mở gì cả. Giống như ta chụp hình vậy. Trắng nói trắng, đen nói đen, dơ nói dơ, sạch nói sạch. Không cần phải uốn lưỡi để vừa lòng người nghe. Lựa lời mà nói cho vừa lòng người nghe là có nói láo đấy ạ! Dù nói láo có thiện ý, vẫn là nói láo đấy nhé!

4] Chánh nghiệp: Các giảng sư đại thừa giảng sai là NGHỀ NGHIỆP. Chánh nghiệp là qua thân-miệng-ý ta phải cẩn thận đừng gây nên nghiệp xấu. Hành động, lời nói, ý nghĩ đều phải là thiện pháp. Cần biết BÚA TRONG MIỆNG, lời nói từ miệng đưa ra có thể gây phong ba bão táp, chiến tranh lan tràn!

5] Chánh mạng: Đừng vì mạng sống của ta mà phải hi sinh sinh mạng khác để phục vu cho bản thân ta. Có nghĩa là đừng hành hạ người khác, đừng sát sanh, đừng ăn mạng động vật.

6] Chánh tinh tấn: Nên luôn luôn, thường xuyên, trường kỳ tinh tấn tu tập mới đạt được điều mình mong muốn. Tâm ta nhiễm ác pháp tịnh tiến từ từ lúc ta vừa chào đời cho đến lúc ta quyết định đi tu. Vì vậy ta cần tinh tấn, từ từ giải trừ ác pháp ra khỏi tâm để thiện pháp từ từ tăng trưởng. Nhờ thiện pháp tăng trưởng là ta đã làm chủ được tâm rồi.

7] Chánh niệm: Không phải là niệm thần chú như đại thừa giảng sai! Mà là lấy hoặc Phật, hoặc pháp, hoặc thánh tăng, hoặc giới. CHỈ CHỌN MỘT MÀ THÔI. rồi đem ra làm đối tượng, để trước mặt và ta y theo đó mà tu tập, đừng sai lầm. Ta sống tu tập như Phật, như thánh tăng, tu tập đúng pháp, ta gìn giữ đúng giới. Khi quen thuộc rồi, nhập tâm ta rồi, thì ta đương nhiên chứng quả.

8] Chánh định: Ta luôn luôn thường xuyên và trường kỳ hướng tâm tu tập, không xao lãng. Nhứt là khi ta nhập được tứ thánh định thì ta tu tập để đạt được tam minh, ta trở thành VÔ LẬU, hết khổ đau. tức là Alahán đó vậy.

GHI CHÚ:

1] Thầy Thanh Thiện luôn luôn nhắc đến SAI của đại thừa, là nhằm ĐÁNH THỨC hành giả thôi nhé! Bởi vì hành giả đã quen thuộc SAI LẦM của đại thừa dạy, không bỏ được. Thầy Thanh Thiện nhắc nhở tâm của hành giả nên TỈNH THỨC tránh và quên đi sai lầm trong quá khứ để sẵn sàng tiếp nhận chánh Phật pháp bình an mà thôi! Kính.

2] Phật dạy cho Subhadda rằng: Khi nào các vị Samôn tu tập và truyền giảng chánh pháp MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN thì thế gian nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc Alahán giải thoát đâu nhé!

3] Chánh ngữ:

a] Phật tử Thanh Thiện, khi chưa tu, hỏi thẳng thầy Thông Lạc rằng: Thầy địt có thúi không vậy? Thầy Thông Lạc vừa cười vừa trả lời, có chứ, thầy vẫn mang xác thân người mà! Miệng thầy nói chuyện vẫn hôi thối như mọi người! Thầy cũng phải chịu nhân quả như mọi người. Muốn được bình an thì thầy phải an trú. Phật cũng vậy, sau khi giảng pháp xong, Ngài cũng phải tìm nơi vắng mà AN TRÚ.

b] Thầy Minh Châu sau khi chuyển ngữ xong bộ kinh Nikaya, Ngài phải nói lời chánh ngữ như sau: Thật là đại thừa quá đáng! Và Napoleon[*] đưa ra câu châm ngôn bất hủ: Thế giới còn nhiều người chịu đau khổ, không phải là do sự hung tàn của kẻ xấu. Mà là do sự IM LẶNG của NGƯỜI TỐT. Có nghĩa là người tốt, vì ích kỷ, im lặng trước sai trái là đồng loã với tội ác đó vậy. Còn người xấu, sự hung tàn của họ, mọi người đều nhìn thấy, thì họ tự động tránh xa và tập thể cùng có biện pháp khai trừ để tranh hoạ vào thân!

=> Không phải là Napoleon như lời của ông ở trên, mà là của Martin - Lutherking, một nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi với câu nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.” ông à! Có dẫn chứng thì cũng phải chính xác, nếu không thành ra lếu láo vọng ngữ rồi người hiểu biết họ khinh thường ông hơn, ông biết chứ!

=> Y chỉ những giới đức trên đây và qua lời nói, ngôn ngữ trong những bài viết của Thanh Thiện thì ông đã phạm vào các giới, hoặc chưa làm được trong các nhóm như sau:

Các giới của NHÓM SƠ THIỆN THỨ NHẤT:

VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THÁNH TĂNG, THÁNH NI THỨ SÁU: SỐNG CHẾ NGỰ LỜI NÓI

VĂN HÓA GIỚI ĐỨC THÁNH TĂNG, THÁNH NI THỨ BẢY: SỐNG CHẾ NGỰ Ý NGHĨ

Các giới của NHÓM SƠ THIỆN THỨ BA:

GIỚI ĐỨCTHỨ NĂM: THÂN, KHẨU, Ý HÀNH THIỆN TỰ SỐNG THANH TỊNH

Các giới của NHÓM SƠ THIỆN THỨ TƯ:

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ NHẤT: TỪ BỎ NÓI LÁO

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ HAI: TRÁNH XA NÓI LÁO

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ BA: NÓI NHỮNG LỜI CHÂN THẬT

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ TƯ: Y CHỈ TRÊN SỰ THẬT

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ NĂM: CHẮC CHẮN ĐÁNG TIN CẬY

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ SÁU: KHÔNG LƯỜNG GẠT

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ BẢY: KHÔNG NÓI PHẢN LẠI ĐỐI VỚI ĐỜI

Các giới của NHÓM SƠ THIỆN THỨ NĂM:

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THÁNH TĂNG, THÁNH NI THỨ NHẤT: TỪ BỎ NÓI HAI LƯỠI

VĂN HÓA GIỚI ĐỨC HÒA HỢP THỨ HAI: TRÁNH XA NÓI HAI LƯỠI

VĂN HÓA GIỚI ĐỨC HÒA HỢP THỨ BA: SỐNG HÒA HỢP VỚI NHỮNG KẺ LI GIÁN

Các giới của NHÓM SƠ THIỆN THỨ SÁU:

GIỚI ĐỨC THIỆN NGỮ THỨ NHẤT: TỪ BỎ NÓI LỜI ĐỘC ÁC

GIỚI ĐỨC THIỆN NGỮ THỨ HAI: TRÁNH XA NÓI LỜI ĐỘC ÁC

GIỚI ĐỨC THIỆN NGỮ THỨ BA: NÓI NHỮNG LỜI KHÔNG LỖI LẦM

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ TƯ: NÓI NHỮNG LỜI ĐẸP TAI

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ NĂM: NÓI NHỮNG LỜI DỄ THƯƠNG

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ SÁU: NÓI NHỮNG LỜI THÔNG CẢM ĐẾN TÂM MỌI NGƯỜI

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ BẢY: NÓI NHỮNG LỜI TAO NHÃ

GIỚI ĐỨC NGÔN NGỮ THỨ TÁM: NÓI NHỮNG LỜI ĐẸP LÒNG NHIỀU NGƯỜI

Ngoài ra ông còn phạm giới vì việc “Ca ngợi người khác không đúng cách là nói dối, “Chê người khác không đúng cách có nghĩa chưa biết trình độ người ta ở mức độ nào mà chê là nói vọng ngữ.”

Hiện tại không ai được biết ông đã xuất gia hay đang sống tại gia nên các giới ở NHÓM SƠ THIỆN THỨ NHẤT chưa ai kết luận về ông được, trong khi ông dấu nhẹm điều này, hễ có ai hỏi thì ông đưa ra những lời chống chế rất tinh vi. Đây cũng là một câu hỏi lớn cho các đệ tử trung thành của ông nên đặt ra cho ông cũng như chính các vị!

C - KẾT LUẬN CỦA Tâm Như Đất:

Qua những gì tôi phản biện lại Thanh Thiện trên đây, tuy không thể nào chỉ ra hết những cái sai của ông ấy vì quá nhiều, nhưng hẳn cũng đã đủ chứng minh rằng Thanh Thiện chưa có chánh tri kiến chứ nói gì đến chuyện chứng đắc thánh của A la hán. Một người tự xưng mình chứng đạt chân lý, "Thầy Thanh Thiện là SIÊU NHÂN" mà giảng giải lung tung, sai bét mà không nhận ra. Khi được người khác chỉ cho, đã không biết Tàm Quý lại còn sỉ vả lại, rồi tìm mọi cách để bào chữa thì thật là hết cách.

Trong bài phản biện lần trước tôi đã có những lời cảnh tỉnh những người "thần tượng" ông ta rằng: Hãy đọc kỹ những gì tôi viết, tư duy cân nhắc thật cẩn thận, và nếu biết thì nói, còn không biết thì hãy im lặng. Vậy như họ đã không đọc, hoặc không giữ được bình tĩnh khi đọc bài phản biện của tôi nên đã không tiếc lời chửi mắng, sỉ vả tôi. Lần này tôi nhắc lại lần nữa: Nếu không hiểu được những gì tôi viết thì hãy im lặng, đừng viết comment chửi mắng tôi một cách thô bĩ mà vô tình bộc lộ sự thiếu hiểu biết và kém văn hoá của mình như Khách Trọ Trần Gian, Minh Thang, Chuong Nguyen, Chơn Bảo Nhẫn, v.v... Chính các vị đang tự chửi vào mặt mình mà không hề hay biết đấy!

VÀI NHẬN XÉT VỀ NHỮNG NGƯỜI TU THEO THANH THIỆN.

- Ít chịu học pháp để triển khai tri kiến mà vội vàng ham tu, ham chứng đạo, dẫn đến tình trạng chung là thiếu căn bản, hổng kiến thức, thiếu đạo đức, thiếu tâm Từ, thường dùng ngôn ngữ kiểu dân chợ búa và xã hội đen khi tranh luận và viết comment.

- Thường xuyên ba hoa, phạm giới mà không hay biết, thường vọng ngữ, tu lâu ngày mà tham sân si mạn nghi không xả được bao nhiêu, thậm chí hành xử với bạn đồng tu không bằng người đời.

Sách của Thanh Thiện được in ra và phổ biến sẽ có nhiều tai hại đến chánh pháp và cho người tu như thế nào?

1. Nội dung các bài viết của Thanh Thiện đúng thì ít mà sai thì rất nhiều. Các phương pháp ông ta hướng dẫn cho người tu không đúng lộ trình GIỚI - ĐỊNH - TUỆ của Đức Thích Ca Mâu Ni. Thứ mà ông ta gọi là "sách" và các "bài pháp" ấy thật ra chỉ là một mớ hổ lốn các tri kiến vay mượn từ kinh sách của Đức Phật Thích Ca và Trưởng lão Thích Thông Lạc được góp nhặt lại một cách chắp vá, thiếu sót, sai lầm rồi viết lại, nói lại cho khác đi một chút rồi ông ta tự tuyên bố rằng đó là những “KHÁM PHÁ MỚI, PHÁT HIỆN MỚI, TUYỆT VỜI NHẤT THẾ GIAN”. Những việc ông đang làm là đang phá hoại chánh pháp, phá hoại công lao của Trưởng lão Thích Thông Lạc, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Người. Vậy mà ông đã ma mị người đọc bằng những câu chữ rất hay, rất đẹp như: “Đệ tử Thầy Thông Lạc’, “Tu đúng chánh pháp”, “bảo vệ chánh pháp’, v.v... Khiến những ai không có tri kiến thì chỉ biết tin theo răm rắp không chút nghi ngờ. Rồi hễ ai viết bài phản biện hay có những lời nào đụng tới ông là sẵn sàng xù lông, dựng đứng tóc lên để mà mạ lị, mạt sát họ ngay lập tức. Thật là cuồng!

2. Cái gọi là “Sách của Thầy Thanh Thiện” không có một quy chuẩn nào về trình bày và nội dung, từ bìa sách cho tới ruột sách; không được cấp phép xuất bản, không phải là sách, mà chỉ là tập hợp các bài viết của Thanh Thiện được một cư sĩ bỏ công copy lại thành hàng nghìn trang giấy A4 rồi kêu gọi nhiều người in ra thành sách. Vì vậy việc in sách phát hành rộng rãi ra ngoài vừa gây tốn kém tiền bạc lại vừa chẳng đem lại lợi ích gì nhiều cho người đọc. Ngược lại còn gây hậu quả xấu như đã nói trên.

Các vị có thể hỏi thêm Thanh Thiện về:

- Tâm là gì?

- Trong 12 nhân duyên, duyên nào là mắt xích đánh dấu sự tái sinh?

Trân trọng kính chào!

_Tâm Như Đất

Page 2

GS Cao Huy Thuần
[Trích Tản văn Chuyện Trò - HÃY BAY VỚI HAI CÁNH VÀO HIỆN ĐẠI]

Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế thì đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày thì đạo Phật đã nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế thì Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi. Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu hình thì Phật giao kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân thì anh phải rút nó ra ngay hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lý lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu. Rút mũi tên ra: đó là nhu cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lý tính, đặt nặng trên kinh nghiệm, trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường, xuống địa ngục.

Hợp với lý tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối lòng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: Đừng vội tin một điều gì dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hãy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin. Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại”. Einstein đã phát biểu như vậy.

Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại vì Phật giáo không nói điều gì mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: sự vật là vô thường. Hãy nhìn chung quanh với mắt của mình, kinh nghiệm của mình: có cái gì là thường còn đâu? Cái thường còn duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy thì tìm thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hãy nhìn thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời thì nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! Vì nếu không có mưa thì làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không. Đó là luật vô ngã của Phật giáo và cũng là luật tương quan tương sinh.

Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lý học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa học vũ trụ vật lý. Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đình, đời sống xã hội, cam đoan không cần tìm thiên đường ở đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái nhìn hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo.

Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu Thượng Đế là toàn năng thì sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ thì sao con người khổ thế, con người khổ thế thì Ngài ở đâu? Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lão bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ 19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự mình. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi không khỏi cười thầm, bởi vì “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si thì giải thoát, vậy thì nên cầu cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi vì họ hiểu tư tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt lên trên chính mình.

Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đã vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài. Nhưng đến một lúc họ bỗng giật mình thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ tưởng bởi vì con người còn có đời sống ở bên trong. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới hình thức khổ đau về tâm lý hay tình cảm, đều sẽ không tìm ra giải pháp chừng nào chúng ta còn không hiểu chiều sâu nội tâm của ta”. Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đã từng làm, từng biết với khoa học. Chìa khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nhìn thấy cái chìa khóa đó thì phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đã thực chứng do chính kinh nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng hòng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đã đặt nền móng vững chắc cho cuộc thám hiểm vào não bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đã đem chính bản thân để các máy móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên não bộ. Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát, phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực: bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây bồ đề trong suốt 49 ngày. Bây giờ thì tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi vì chưa bao giờ sử dụng. Tôi sẽ trở lui lại điểm này - cuộc hành trình của ta tìm ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại

Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lý Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà Tây phương đang tìm lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn cấm, những mệnh lệnh. Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ vì họ cảm thấy như vậy là hãy còn vị thành niên. Đạo đức của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm. Phật giáo nói: tham thì khổ, sân thì khổ, si thì khổ. Từ thì vui, bi thì vui, hỷ thì vui, xả thì vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đã đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi vì thanh thản chính là hạnh phúc.

Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo còn thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng lòng từ bi và ý thức liên đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà còn giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đã cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái gì con người cũng làm được, thiên nhiên đã bị nhân hóa. Nhưng thiên nhiên cũng đã bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta biết rõ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giao nói: tôi nguyện không sát sinh, nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một thì mới sống còn với nhau.

Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi vì hiện đại không phải cái gì cũng hay. Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, trình bày những khủng hoảng của hiện đại.

Page 3

Citta Panna

Ngày nay đại đa số bệnh tật đều có thể trị được. Bác sĩ, thuốc men đều có thể tìm thấy khắp nơi. Vậy tại sao tôi lại còn cả gan dám múa rìu qua mắt thợ viết ra bài này?

Thật tình đây chỉ là một sự chia sẻ nhỏ. Có thể các bạn sẽ cho rằng bài viết này là phi khoa học, nhưng không sao, vì thực tế khi tôi nói về cách chữa bệnh này cho những người thân xung quanh thì không ai tin và cho rằng tôi là thằng điên.

Thật ra ngày nay khoa học đã dần dần áp dụng đến phương pháp này, chỉ vì chúng chưa phổ biến và ít ai có đủ ý chí và nghị lực để dùng phương pháp này. Bởi vì ngày nay con người chỉ thích “mì ăn liền”, làm việc gì cũng muốn có kết quả nhanh, bệnh thì muốn hết nhanh, do vậy việc đầu tiên của người bị bệnh là chạy đến bác sĩ và uống thuốc men.

Bài này được viết ra để các bạn tham khảo khi không còn bác sĩ hoặc thuốc men nào có thể giúp các bạn nữa, lúc đó hãy mở cẩm nang chữa bệnh này ra đọc và áp dụng, nếu bạn muốn sống. Chính vì khi đến đường cùng, không còn cách nào nữa thì có thể đây cũng là một hy vọng cuối cho các bạn để các bạn lấy hết mọi nghị lực để chiến đấu với bệnh tật.

Khi con người còn hy vọng vào bác sĩ và thuốc men thì con người đã nói lên sự yếu đuối của mình. Đó là lúc các bạn đã và đang lập chương trình cho cơ thể “chỉ có bác sĩ và thuốc men mới giúp cho các bạn hết bệnh”. Khi được lập trình như vậy, cơ thể sẽ giảm khả năng kháng bệnh, hệ thống miễn dịch không làm việc nữa.

Đến khi bác sĩ và thuốc men không thể giúp được các bạn thì có lẽ phương pháp này sẽ giúp cho cơ thể tự chữa lành bệnh mà không cần một viên thuốc và đồng xu nào.

Cách chữa bệnh này là cách chữa bệnh bằng “ý chí”. Nghĩa là phải hội đủ những điều kiện sau: Ý chí của các bạn không được còn sợ bất kỳ bệnh tật đau nhức gì nữa, xem thường mọi bệnh tật, biết rõ “bệnh tự đến rồi sẽ tự đi.” Dù cho có đau đớn đến đâu cũng không sợ, vẫn bình thản, coi như không có việc gì. Các bạn nên tự biết rằng “Khi cơn đau lên đến tận cùng, thì chúng sẽ bị diệt và trở nên mát lạnh”. Do vậy dù có chuyện gì xảy ra cũng không sợ, xem thường nó, nó đau hay làm gì kệ nó. Không rên la, không than thở với ai, không đi bác sĩ, không uống thuốc,…

Trong thời gian này chỉ ăn chay, không ăn thịt các loài động vật. Ít nói chuyện giao thiệp với ai, chỉ nên sống một mình. Sống một mình và không làm việc gì, chỉ ngồi chơi như người nhàn hạ không có việc gì làm. Ăn ngủ phải đúng giờ, không ăn ngủ phi thời, không ăn uống linh tinh, chỉ ăn đúng 2 – 3 lần/ ngày. Không sợ ăn chay thiếu chất, thiếu dinh dưỡng. Thà chết bỏ chứ không sợ hãi bất kỳ điều gì. Bởi vì khi đã đến giai đoạn này thì còn sợ gì nữa. Giữ gìn tâm ý thanh tịnh, bất động trước mọi việc xảy ra dù là trên thân, tâm hoặc môi trường xung quanh, bỏ xuống hết. Giống như một người đang nhập thất luyện công vậy đó. Không màng chuyện thế sự, chuyện đời nữa.

Khi tâm ý thanh tịnh, chúng ta chỉ hướng tâm đến chổ đau. Ví dụ: lâu lâu cách vài phút thầm nhắc “Cái đau ở đầu hãy cút đi, thân phải khỏe lại bình thường”, sau đó giữ gìn tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự trước mọi việc. Hoặc nhắc: "Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự" Khi giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự thì cơ thể sẽ tự biết chữa bệnh, tự kháng bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ làm việc tối đa hết công suất. Khi thấy các cơn đau mạnh hơn, đó là cơ thể đang chiến đấu với bệnh tật.

Ý chí giữ gìn tâm bất động càng cao thì bệnh càng mau hết. Chịu đựng hết cơn đau này đến cơn đau khác thì từ từ các bạn sẽ cảm nhận được biên độ đau nhức sẽ từ từ giảm dần và hết hẳn.

Tóm lại phương pháp chữa bệnh này là phương pháp chữa bệnh bằng "ý chí", chỉ cần ý chí không còn lo lắng, buồn phiền hoặc sợ hãi thì khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ tự động làm việc tối đa, dù bệnh nan y nào, ung thư gì cũng không sợ và sẽ vượt qua. Chết bỏ. Dù có chết mà chết với "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự" thì cũng tốt chứ sao. Bác sĩ, thuốc men đã không còn giúp gì được nữa thì có gì đâu mà sợ nữa.

Trước sau gì cũng chết thì tại sao không thử phương pháp này. Bài viết cẩm nang này là kinh nghiệm sống của tôi gần 10 năm qua. Mặc dù tôi vẫn còn trẻ, sống trong thời đại khoa học, có đầy đủ mọi phương tiện bác sĩ và thuốc men, nhưng tôi vẫn không sợ bệnh nào, không đi bác sĩ, không uống thuốc. Khi bị bệnh thì chỉ cần giữ gìn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Khi đó bệnh gì cũng cuốn gói mà đi, vì chúng biết rằng tôi không sợ nó. Bệnh chỉ đến thăm những người sợ nó. Người càng sợ bệnh, sợ đau thì bệnh càng đến thăm thường xuyên hơn.

Thân con người giống như cái máy, bên trong gồm những bộ phận cơ khí khác giúp cho thân hoạt động. Khi thân bị bệnh nghĩa là các bộ phận đã bị hao mòn, thiếu dầu nhớt để bôi trơn, bị rỉ sét hoặc bị nứt gẩy,…

Chữa bệnh bằng ý thức là khi chúng ta nhắc thầm trong đầu: “Cái đau ở đầu [hoặc ở nơi nào đó] phải cút đi, thân phải khỏe lại bình thường” là lúc chúng ta tạo một lệnh cho não bộ, khi não bộ nhận lệnh thì chính não sẽ biết tự động phân tích lệnh đó ra làm nhiều nhiệm vụ nhỏ khác đến các bộ phận tương ứng qua các dây thần kinh đi khắp cơ thể thực hiện việc điều trị, sửa chữa hoặc phục hồi lại những bộ phận máy móc đã hư hỏng.

Thân người là một bộ máy tinh vi hoàn chỉnh, nó có thể tự chữa bệnh, tự điều hòa, tự tạo năng lượng và tự làm tất cả những gì để sinh tồn. Để cho việc điều trị có kết quả thì chúng ta không nên để tâm bị chi phối bởi những ý nghĩ lo lắng, buồn phiền, sợ hãi hoặc những tham muốn dục lạc thế gian [ăn, ngủ, tình cảm, danh, lợi], và những điều ác khác. Chỉ cần giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự để não bộ yên tĩnh, chỉ tập trung vào duy nhất một chuyện là chữa bệnh.

Do vậy, chúng ta chỉ cần sống một mình, không tiếp xúc với bất kỳ ai, nghỉ ngơi nhàn hạ như người không có việc gì làm, hoặc như người đi an dưỡng. Lâu lâu nhớ nhắc thầm ra lệnh chữa bệnh là đủ.

Việc điều trị này không thể nhanh, cần có thời gian và lòng tin. Chính “lòng tin” là một ý thức lực giúp cho việc điều trị có kết quả. Nếu thiếu lòng tin thì kết quả sẽ không có.

Khi “tâm không lo lắng, buồn phiền hoặc sợ hãi” trước bất kỳ căn bệnh hoặc cơn đau hành hạ nào thì ý thức lực càng mạnh, ý thức lực càng mạnh thì khả năng đề kháng bệnh càng cao.

Sanh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc sống con người, không ai là không tránh khỏi. Nhưng đứng trước chúng mà con người biết giữ gìn tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự, biết chấp nhận tất cả, không sợ hãi, lo lắng hoặc buồn phiền gì thì người đó đã biết làm chủ nhân quả và đang chuyển hóa nhân quả từ xấu thành tốt.

Biết làm chủ nhân quả thì dù có bệnh gì, bệnh cũng phải cuốn gói ra đi. Ngược lại, những người luôn lo lắng, sợ hãi hoặc buồn phiền trước những đau khổ của sanh lão bệnh tử thì nhân quả sẽ đến thăm thường xuyên. Dù cho có đi bác sĩ nổi tiếng nào hoặc uống thuốc gì cũng không chuyển hóa được nhân quả, chữa hết bệnh này thì bệnh khác xuất hiện, mãi mãi loay hoay luẩn quẩn trong vòng nhân quả triền miên, không biết thoát ra bằng cách nào.

Kính chúc các bạn có đầy đủ nghị lực để vượt qua mọi bệnh tật.

Page 4

Toại Khanh - Tỳ kheo Giác Nguyên

Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà [Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra] từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc [Phạn ngữ Sukhavatì] được mô tả là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm.

Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh người niệm Phật vãng sinh về thế giới Tịnh độ để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Trong cõi ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Ta bà nhiều kiếp nạn này.

Nhưng đó là theo kinh điển Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của Phật giáo Bắc truyền. Trong bài viết này, ta thử tìm hiểu vấn đề Tịnh độ qua kinh điển Pāli, nguồn giáo lý căn bản của Phật giáo Nam truyền. Dĩ nhiên, trong Tam tạng Pāli cũng có khái niệm Tịnh độ [nếu ta muốn gọi thế] với những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam truyền.

CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Trước hết, cõi Tịnh độ được biết đến trong kinh điển Pāli qua danh từ Suddhāvāsa, còn được dịch là Tịnh cư, theo lối chiết tự Suddha [thanh tịnh] và Āvāsa [chỗ ở]. Vậy Suddhāvāsā cũng có thể được dịch là Tịnh độ, Tịnh thổ. Thậm chí chữ Pāli này còn gần gũi với chữ Tịnh độ, Tịnh thổ hơn là Sukhavati [chốn An lạc], một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati [Lạc cảnh, Thiện thú] trong kinh điển Pāli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.

Theo các chú sớ A Tỳ Đàm, có tất cả 5 cõi Tịnh độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Thinh văn Bất lai hay còn gọi là A na hàm [Anāgāmi: người không còn trở lại các cõi dục giới]. Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất lai và A-la-hán [chứng A-la-hán sau khi sanh về đây], nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu sắc nên ở 5 cõi Tịnh độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ uẩn [1]. Về tuổi thọ, chư Thánh Bất lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh độ là cõi Vô phiền [Avihā] có thọ mạng 1.000 đại kiếp, kế đến là cõi Vô nhiệt [Ātappā] có thọ mạng 2.000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện hiện [Sudassā] có thọ mạng 4.000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện kiến [Sudassì] có thọ mạng 8.000 đại kiếp và cõi Sắc cứu cánh [Akanittha] có thọ mạng 16.000 đại kiếp.

Do có những lúc trải qua một thời gian dài không có chư Phật ra đời độ sinh nên dân số trên 5 cõi Tịnh độ chỉ có giảm mà không được bổ sung, do vậy cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tục tồn tại.

CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Trước tiên là trình bày đại lược về 4 tầng Thánh trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính Đức Phật cũng được kể vào đó. Sơ quả hay Tu đà hoàn [Sotāpatti - Dự lưu], còn được gọi là Thất lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não thân kiến [nôm na là chấp kiến trong 5 uẩn], hoài nghi [nghi ngờ về Phật pháp nói chung] và giới cấm thủ [chấp trước các tín điều mù quáng]. Ở một số vị, thánh trí Sơ quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp Đức Phật hoặc các vị Thanh văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống [dĩ nhiên không quá 7 kiếp]. Sớ giải Trường Bộ ghi rằng Thiên vương Đế Thích hiện nay là một vị Thánh Sơ quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển luân vương và chứng đắc Nhị quả Tư đà hàm. Sau đó sanh lên Đao Lợi thiên chứng Tam quả A na hàm và lần lượt tái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh độ, bắt đầu là cõi Vô phiền, cuối cùng ngài sẽ chứng quả A-la-hán và nhập diệt ở cõi Sắc cứu cánh.

Tầng Thánh trí thứ hai là Nhị quả Tư đà hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ dục ái và sân hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục giới một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất lai [Sakadāgāmī].

Tầng Thánh thứ ba là Tam quả A na hàm [Anāgāmi], nghĩa là bậc Bất lai, người không còn trở lui các cõi dục giới nữa [có tất cả 11 cõi Dục giới]. Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli thì do đã chấm dứt dục ái [niềm tham luyến trong ngũ trần] và sân hận nên vị Thánh Tam quả trong trường hợp không thể chứng A-la-hán rồi nhập diệt ngay đời này thì có hai con đường để đi:

- Nếu đã chứng đắc Ngũ căn, ngũ lực thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà sanh về một trong năm cõi Tịnh độ. Tín nổi trội thì sanh về cõi Vô phiền, Tấn hùng hậu thì về cõi Vô nhiệt, Niệm hùng hậu về cõi Thiện hiện, Định hùng hậu thì về cõi Thiện kiến, Tuệ thâm hậu thì sanh về cõi Sắc cứu cánh [Pāli gọi là Akanittha, Không thứ gì yếu kém]. Ở cõi Tịnh độ thứ năm này toàn bộ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ đều được sung mãn; vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất lai chứng quả A-la-hán và nhập diệt.

Trong trường hợp vị Thánh Bất lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền quán mà không từng tu tập Thiền chỉ [Samātha] thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm thiên thấp nhất là Phạm thiên Sơ thiền.

Do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc Thánh Tam quả cũng có vài sai biệt. Theo Manorathapurani, Chú sớ Tăng Chi Bộ [phần Tika]:

- Antarāparinibbāyī [Tiền bán Niết bàn]: Vị Bất lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó trong 5 cõi.

- Upahaccaparinibbāyī [Hậu bán Niết bàn]: Chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó.

- Uddhamsoto Akanitthagāmī [Luân lưu Niết bàn]: Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh độ mới chứng quả A-la-hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh độ cao nhất.

- Asankhāraparinibbāyī [Bất lao Niết bàn]: Vị Bất lai có thể chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.

- Sasankhāraparinibbāyī [Cần lao Niết bàn]: Vị Bất lai phải nhiều nỗ lực mới có thể chứng A-la-hán.

Tầng Thánh trí thứ tư chính là quả vị A-la-hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não. Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị A-la-hán: Chư Phật Chánh Đẳng Giác [Sammāsambuddha hay Sabbannubuddha - Toàn Giác] cũng là những vị A-la-hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc A-la-hán. Những vị A-la-hán đệ tử này được gọi là Thanh văn giác [Sāvakabuddha]. Quả vị A-la-hán thứ ba là Độc Giác Phật [Paccekabuddha], những vị tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ A-la-hán. Kinh điển Hán tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà giác ngộ [cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác, đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này]. Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế [vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn] vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị A-la-hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu [như Tứ đế, Duyên khởi...], chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn có khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh quả vị Bất lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh độ.

PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PĀLI

Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pāli thì siêu sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị A-la-hán. Như vậy trong trường hợp vị Bất lai sanh về các cõi Tịnh độ chỉ có thể gọi là vãng sanh. Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường vãng sanh Tịnh độ, thì như tất cả những gì vừa nêu trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng vãng sanh Tịnh độ chỉ là một phần đường trên hành trình giải thoát của một vị Thanh văn, và như thế pháp môn Tịnh độ hay con đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam học, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ đề phần. Các pháp trong 37 Bồ đề phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ tương tức; cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

Như vậy, lời đáp cho câu hỏi về con đường vãng sanh là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật pháp và theo cách hiểu này, pháp môn Tịnh độ cần thiết cho tất cả mọi người. Đồng thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp môn Tịnh độ, cầu vãng sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với 11 cõi Dục giới [có đủ 5 uẩn], 16 cõi Sắc giới [trong đó có cõi Vô tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi], và 4 cõi Vô Sắc [ chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức].

[2] Xin xem thêm trong các sách ABHIDHAMMATTHASANGAHA [thắng PHÁP tập yếu luận, bản dịch của ngài MINH CHÂU], THE ESSENCE OF BUDDHA ABHIDHAMMA của Giáo sư MEHM TIMON, CHÚNG SANH VÀ SINH THÚ của Ngài JOTIKÀCARIYA [bản tiếng việt của Toại Khanh].

Page 5

Quốc Lê

Kính các bạn, ít lâu trước mình có viết bài Tăng Bảo Xưa Và Nay, có hứa sẽ viết tiếp về Phật bảo, nên hôm nay mình xin mạo muội, chia sẻ đến các bạn cách cảm nhận của mình về Phật bảo, mình nhấn mạnh từ "cảm nhận" chứ không phải định nghĩa hay khái niệm, để phật tử chúng ta dễ dàng đồng cảm và nắm bắt với nhau hơn. Như những lần trước, đây chỉ là sự trãi nghiệm và học tập của riêng bản thân mình, bài viết trong vội vàng nên không khỏi thừa sót, mong các bạn thông cảm hoan hỷ cùng nhau chia sẻ nhiệt tình trong chánh niệm, chánh tư duy, và chánh tri kiến.

Trước thực trạng hiện nay không riêng gì Phật bảo mà cả Tam Bảo đều trở nên mờ nhạt, và dần đi vào bóng tối bởi lòng tham dục của chúng hữu tình rẻ khinh, mình có biết một số bạn là phật tử cứ luôn mồm nói về Phật bảo, nhưng khi hỏi Phật bảo bạn hiểu như nào? Thì trong sự im lặng giây lát suy nghĩ, câu trả lời nhận được là rất nhiều Phật, như Phật A-Di-Đà, Phật Dược Sư, v.v... trong tam thiên đại thiên có vô số, hằng sa cõi chư Phật, Bắc truyền còn có cả kinh vạn Phật, nói về danh hiệu của 1000 vị Phật trong hiền kiếp.

Tuy nhiên mình thì lại có cách nghĩ khác, mình chỉ công nhận Phật Thích Ca Mâu Ni, đại Samon Gotama, vị Phật có thật trong lịch sử nhân lọai, là Phật bảo.

Theo nhiều kinh sách ghi lại, một vị bồ tát chủ quản cung trời Đâu Suất sau khi quán hết nhân duyên, quyết định giáng sanh, thọ thai vào bụng của hoàng Hậu Ma-Da [Mayadevi], đứa bé sinh ra với 32 tướng Đại nhân, được dự đoán sẽ thành Chuyển luân thánh vương hoặc Chánh đẳng giác, sinh ra trong cung vàng, điện ngọc, được xem là báu vật của vua Tịnh-Phạn [Śuddhodana], tuy còn bé thơ nhưng thông minh hơn người, lòng bi mẫn đã có tự khi nào, rồi thái tử lớn lên với dáng vóc khôi ngô, giỏi võ lẫn văn, là cánh tay đắt lực của vua cha, từ nông nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, xã hội đến giáo dục, v.v... Sống và trưởng dưỡng trong ngũ dục sung mãn, tràn ngập,... Tưởng chừng đã bị cuốn trôi theo dục lạc, thế nhưng với trí tuệ vô lậu đã có từ vô lượng kiếp tầm tu tìm pháp, đã giúp thái tử sớm nhận ra sự thật của cuộc đời - Đau khổ, đang là thái tử, với quyền lực trong tay, vua cha yêu mến, vợ hiền, con thơ vừa ra đời, v.v... Ngài ý thức rõ những thứ này chỉ là giả tạm, ngài và tất cả mọi người rồi cũng sẽ già, với cơ thể hư hoại, run rẩy, khó khăn lăn lóc vượt qua những tháng ngày mòn mỏi, để đón chờ một căn bệnh nào đó dày vò thân này trong bất lực tận cùng của nỗi đau, cuối cùng là cái chết buốc lạnh sẽ tới, cơ thể bất động, tan rã, đôi mắt xanh trở nên vô hồn, lơ đảng, v.v... điều đó không chỉ đến với ta, mà còn đến với phụ vương ta, đến với vợ ta, đến với đứa con đang nằm cựa quậy trong nôi kia, và tất cả, tất cả thần dân, chúng sanh ngoài ấy, cơn lũ vô thường sẽ lấy đi tất cả, rồi ta sẽ đứng nhìn trong tuyệt vọng, và uất nghẹn, nhìn mọi thứ đi vào hủy diệt, thế mà giờ ta còn chìm đắm trong nhục dục, tham đắm vào những thứ vô nghĩa, rồi ta sẽ hạnh phúc được bao lâu? Một ngày? Hai ngày? Một tháng? Một năm? Một trăm năm? Và rồi sau đó ... Trái tim đang đập mỗi lúc một nhanh, nhanh hơn, đây là sự thật? Nó sẽ xảy ra? Ta phải làm điều gì đó vào lúc này để hấm dứt điều đó mãi về sau, ta có trách nhiệm với chính bản thân và tất cả những ai đang cần ta bảo vệ, dù có tài giỏi đến đâu, có trở thành chuyển luân thánh vương như dự đoán, thì ta có thể cho họ những gì? Nỗi sợ hãy đang dần chiếm lấy? Nó thúc dục Ngài phải có một quyết định, một quyết định từ bỏ để có được sự giải thoát? Hay là từ bỏ rồi cam chịu? Cuối cùng với sự nhận thức về KHỔ như thế, thái tử đã bầm gan, đứt ruột mà từ bỏ cha già, từ bỏ vợ, từ bỏ ánh mắt con thơ, ngây dại ... mà cắt tóc xuất gia, sống không gia đình, dù chưa biết trước con đường phía trước sẽ như thế nào, với Ngài thì chỉ cần biết cuộc đời đầy khổ ải thì đã đủ, đã là lý do quá thuyết phục để ra đi, như một người mất trí nhớ, vừa mới lấy lại được ký ức, có cái gì đó vừa lóe sáng, vừa bế tắt, ta sẽ ra đi, ra đi trong đem tối, bầu trời đêm đen mịt, cũng như con đường trước mắt mà ngày phải đi, nhưng nó có thật rộng lớn, có những cơn gió thoảng qua lành lạnh, cỏ dưới chân chắc cũng bắt đầu đẫm hơi sương, lần đầu tiên thái tử sống một mình, sống không có kẻ hầu, ta nay ta sẽ độc hành, tuy con không phải là Ngài, nhưng...nếu là con...con chắc rằng đầu óc con sẽ rối bời, có chút tự hào, cảm giác có cái gì đó là mốc quyết định đối với cuộc đời mình đang xảy ra, xen lẫn chút lo lắng, bi ai - Bước đầu Ngài đã tự giải thoát mình khỏi lầu cao, mỹ thực, hầu nữ, nhục dục tầm thường. Phật kể:

"Và Ta, này Vương tử, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: 'Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này' " [Kinh Vương tử Bồ-đề]

Với nhiều vị đạo sư như thế, thái tử tu tập tinh cần, chuyên tâm và chứng được quả vị tối cao của giới luật ấy, các tầng thiền vô sắc, hữu sắc, thế nhưng, với nhân xuất gia là KHỔ, Ngài tự nhìn lại và quán xét:

"Này Vương tử, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy, này Vương tử, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi." [Kinh Vương tử - Bồ đề].

Thái tử không từ bỏ tất cả để tìm cầu bất cứ sự an lạc nào, không tìm cầu bất cứ sự hưởng thụ tinh thần nào khác, không tìm cầu bất cứ danh vọng trong quần chúng nào, mà chỉ cần giải thoát, khát khao giải thoát... Chẳng có con đường nào mà ngày chưa từng đi qua, để cố gắng cho kỳ được mục đích ấy:

"Này Sāriputta, Ta thắng tri phạm hạnh, đầy đủ bốn hạnh: về khổ hạnh, Ta khổ hạnh đệ nhất; về bần uế, Ta bần uế đệ nhất; về yểm ly, Ta yểm ly đệ nhất; về độc cư, Ta độc cư đệ nhất." [Đại kinh sư tử hống]

"Này Sāriputta, rồi Ta bò bốn chân đến các chuồng bò, khi các con bò cái đã bỏ đi, khi các người chăn bò không có mặt,[1] rồi Ta ăn phân các con bò con, các con bò còn trẻ, các con bò còn bú. Khi nước tiểu và phân của Ta còn tồn tại, Ta tự nuôi sống với các loại ấy. Này Sāriputta, như vậy là hạnh đại bất tịnh thực của Ta.

Này Sāriputta, Ta đi sâu vào một khu rừng rậm rạp kinh hoàng và an trú tại chỗ ấy. Này Sāriputta, tại khu rừng rậm rạp kinh hoàng này, những ai còn tham ái đi vào khu rừng rậm rạp ấy, thời lông tóc người ấy dựng ngược. Này Sāriputta, rồi Ta trong những đêm đông lạnh lẽo, giữa những ngày mồng tám, khi có tuyết rơi, trong những đêm như vậy, Ta sống giữa trời, và ban ngày sống trong khu rừng rậm rạp. Ta sống trong những ngày cuối tháng hè, ban ngày thì sống giữa trời, còn ban đêm trong khu rừng rậm rạp. Rồi này Sāriputta, những bài kệ kỳ diệu từ trước chưa từng được nghe sau đây được khởi lên:

Nay bị thiêu đốt, bị buốt lạnh,
Cô độc sống trong rừng kinh hoàng,
Trần truồng, Ta ngồi không lửa ấm,
Ẩn sĩ, trong lý tưởng đăm chiêu.

Này Sāriputta, Ta nằm ngủ trong bãi tha ma, dựa trên một bộ xương. Này Sāriputta, những đứa mục đồng đến gần Ta, khạc nhổ trên Ta, tiểu tiện trên Ta, rắc bụi trên Ta và lấy que đâm vào lỗ tai. Này Sāriputta, và Ta biết Ta không khởi ác tâm đối với chúng. Này Sāriputta, như vậy là hạnh trú xả của Ta. Này Sāriputta, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những chủ thuyết như sau, có những kiến giải như sau: “Sự thanh tịnh đạt được nhờ món ăn.” Họ nói: “Chúng ta sống nhờ trái táo,” và họ ăn trái táo, họ ăn bột táo, họ uống nước trái táo dưới nhiều hình thức. Này Sāriputta, Ta tự xưng Ta sống chỉ ăn một trái táo. Này Sāriputta, có thể các Người nghĩ như sau: “Trái táo thời ấy to lớn.” Này Sāriputta, chớ có hiểu như vậy. Vì trái táo thời ấy giống với trái táo hiện tại. Này Sāriputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu.

Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo. Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà. Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh. Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát. Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu. Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ da bụng,” thì chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: “Ta hãy sờ xương sống,” thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sāriputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống. Này Sāriputta, nếu Ta nghĩ: “Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện,” thì Ta ngã quỵ úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. [Đại kinh sư tử hống]

Vô lượng kiếp luân hồi,
Mỏi mòn tìm giáo lý,
Nào khổ hạnh, yểm ly,
Nào độc cư, bần uế,
Đường nào thiếu dấu chân?,
Sư tử vàng kiêu hãnh,
Xứng đáng được chắp tay,
Là ruộng phước trời người
[Quốc Lê].

Thế rồi, với tuệ giác vô nhiễm, rạng ngời, trong sáng như pha lê, Siddhattha Gotama thấy rõ gốc nguồn căn cội của mọi khổ đau, phiền não là vô minh và ái dục. Nó tạo ra tất thảy thế gian sinh tử. Ngài quyết định tự bước trên đôi chân của mình, vì sao ta phải tận diệt thân thể này, ngũ uẩn đồng sinh, một lần nữa Ngài có quyết định mạnh mẽ, chống lại con đường khổ hạnh mà bao thế hệ Bà-la-môn, đã và đang đi, với quyết tâm không thành đạo không rời khỏi cội Bồ đề [Assattha],

"Và này Vương tử, sau khi ăn thô thực và được sức lực trở lại", Ngài nhập sơ thiền, tiếp tục nhập vào nhị thiền, rồi tam thiền, và cuối cùng là tứ thiền, với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, ngày dẫn tâm, hướng tâm đến Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, và Lậu tận minh, khi sao mai vừa mới mọc, sao mai tuy nhỏ bé giữa bầu trời đêm, nhưng với ánh sáng của nó cũng phần nào làm màn đêm khiếp sợ, còn Phật với ánh sáng trí tuệ, đã xé tan bóng tối vô minh từ vô lượng kiếp, giây phút trọng đại của Tam Giới chính là đây. Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn ra đời, thật hy hữu thay, Phật dựng đứng lại những gì bị quật ngã xuống, vạch ra những gì bị ngăn che, đem đèn vào đêm tối, làm cho thiên giới sung mãn, A-tu-la giới đoạn diệt, rồi trên thế gian sẽ xuất hiện những vị A-la-hán chói sáng giống Ngài.

Người và thiên giới cùng mở hội,
Tung hoa, trỗi nhạc mừng chánh giác,
Khác chi đất hạn gặp mưa rào,
Xưa nay quằn quại trong đau khổ,
Giờ được xoa dịu bởi pháp âm,
Bậc đại từ vì con thí Pháp.
[Quốc Lê]

Và rồi với trí tuệ siêu thắng, Ngài đáng lẽ có thể nhập diệt tại chỗ, thế nhưng có biết đâu trong tâm Ngài đã tính toán trước con đường truyền đạo, Ngài sẽ có bốn chúng đệ tử, tăng đoàn, giới luật, rồi kể cả thuyết pháp cho tầng lớp vua chúa như thế nào để Pháp của mình lưu truyền lâu nhất, v.v..

"Này Ác ma, Ta sẽ không diệt độ khi nào những Tỷ-kheo, Tỷ-Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di của Ta chưa trở thành những vị đệ tử chân chánh, sáng suốt, có kỷ luật, sẵn sàng, đa văn, duy trì Chánh pháp, thành tựu Chánh pháp và tùy pháp, sống chân chánh, sống theo Chánh pháp, sau khi học hỏi giáo lý, chưa có thể tuyên bố, diễn giảng, trình bày, xác định, khai minh, phân tích, và giải thích rõ ràng Chánh pháp, khi có tà đạo khởi lên chưa có thể chất vấn và hàng phục một cách khéo léo, chưa có thể truyền bá Chánh pháp thần diệu"

"-- Ta, bậc Thắng tất cả,
Ta, bậc Nhất thiết Trí.
Hết thảy pháp, không nhiễm,
Hết thảy pháp, xả ly.
Ta sống chân giải thoát,
Ðoạn tận mọi khát ái.
Như vậy Ta tự giác,
Còn phải y chỉ ai?

Ta không có Ðạo Sư,
Bậc như Ta không có.
Giữa thế giới Nhơn, Thiên,
Không có ai bằng Ta.
Bậc Ứng Cúng trên đời,
Bậc Ðạo Sư vô thượng.
Tự mình Chánh Ðẳng Giác,
Ta an tịnh, thanh thoát.

Ðể chuyển bánh xe Pháp.
Ta đến thành Kàsi.
Gióng lên trống bất tử,
Trong thế giới mù lòa."
[Đại kinh sư tử hống].

Và rồi bậc đạo sư chuyển pháp luân, từ nay ở đời có ba ngôi báu của Tam Bảo - Phật, Pháp, tăng ...

Trong suốt 45 năm ròng rã, Như lai, bậc A-la-hán, chánh đẳng giác sống không tỳ vết, lãnh đạo tăng đoàn với 1250 vị, một con người vỹ đại, sống giữa cuộc đời nhỏ bé, hàng ngày vẫn âm thầm lê từng bước chân đến từng ngôi làng nhỏ, ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, dõng mãnh lật lại những gì bị che đậy, những gì từ lâu đã nằm sâu trong bóng tối, đem đèn soi chiếu mọi ngõ ngách của tập khổ. Ngài quật ngã sự thọ dụng cúng dường của giai cấp Bà-la-môn từ lâu đã trở thành tuyền thống, vì thế không tránh khỏi bị thù ghét, căm tức, chúng lập ra muôn vàn tai nạn, mưu kế để diệt trừ đấng đại giác. Nguy hiểm trùng trùng. Thị giả Anan khóc tầm tã vì Phật bị khổ ách khi truyền đạo, bị ném đá vào đầu chảy máu, bị ám toán, bị vu oan, v.v... Các bạn không thể tưởng tượng, ngay hiện tại đây Ấn Độ vẫn còn phân biệt giai cấp cực kỳ nặng nề, việc giết người ở Ấn Độ chỉ là chuyện bình thường, rất ít ai quan tâm, huống chi thời đại cách đây hơn 2500 năm. NHƯNG "Này Ananda, những chúng sanh ở đó... cần ta...", câu nói từ tốn, làm cảm động nhân thiên, chứa đựng sự bi mẫn chẳng có ngôn từ nào diễn tả nổi, chúng sanh có phải là quyến thuộc? Có phải là ân nhân? Hay Ngài có trách nhiệm với chúng sanh? Mà phải ... làm như thế. Cho dù có nguy hiểm gì, với chướng ngại nào, Thế tôn của chúng ta, cùng với các vị thánh đệ tử vẫn không chùn bước, mỗi người đi mỗi hướng, không đi chung đường mà nhân rộng giáo lý, lặng lẽ mà cống hiến hết tâm lực cho đời, cho đạo, đức độ thánh hạnh, thể hiện qua tâm từ vô lượng của các ngày làm cho những phật tử đời sau chúng con phải rơi nước mắt, dù những gì còn sót lại chỉ là một vài bài kinh, nhưng cũng đủ để chúng con thấy được phần nào nhân cách của các vị, tuy nhỏ nhưng cũng đã quá vỹ đại giữa biển trời tham dục, thật ấm áp biết bao, như được tắm mình trong ánh trăng vàng đêm Vesak, chúng con được nương tựa vào lời dạy của Thế tôn, được biết đến cuộc sống của Thế tôn qua từng trang sách ố vàng màu của thời gian, còn sót lại trong từng viên gạch vỡ, "Như vầy tôi nghe, một thời thế tôn trú tại Savathi...Thế tôn đắp y, cầm bát...", giọng đọc êm ái không chậm, cũng không nhanh lan tỏa giữa đêm khuya, ôi... một thời xa xa lắm, có những con người, không vướng bụi trần, tham, sân, si như cơn mưa bất lực vào những lá sen xanh, con muốn được đảnh lễ dưới đôi chân trần đầy bụi đường xa của Thế tôn, của các vị thánh đệ tử [đã vắng bặt thời nay rồi], tìm đạo đã khó, tu đạo càng khó, thành đạo rồi, Thế tôn còn vì thương tưởng cho đời mà tình nguyện trụ thế, không nỡ nhìn đàn con thơ dại đắm chìm trong biển lửa, mà cứ ngỡ mình đang được tắm mát giữa trưa hè. Với Phật nhãn thuần tịnh, siêu nhân, với tâm đi vào tâm chúng sanh, Ngài không để sót một hạt giống bồ đề nào, dù cho họ có thuộc giai cấp chi,... Một thái tử thuộc giai cấp Sát đế lỵ, lại có được một trái tim bình đẳng như thế..., chúng sanh - chúng ta cùng đau khổ, chúng sanh - chỉ là 5 uẩn dính chấp, chúng sanh - máu cùng đỏ, chúng sanh - ngươi cũng như ta...cùng trôi lăn với hạnh nghiệp của chính mình...

Mặc dù lãnh đạo tăng đoàn suốt 45 năm, đào tạo ra những vị thánh, trí tuệ sáng ngời như ánh sao mai, nhưng chưa bao giờ Thế tôn xem mình là người lãnh đạo, và tăng đoàn phải chịu sự lãnh đạo của Thế tôn, tất cả chỉ là cùng nhau dìu dắt mà vượt qua biển khổ, chỉ có giới luật và giáo pháp làm thầy, thế tôn chỉ cho chúng ta một tài sản quý giá nhất của Ngày, cỗ xe tối thắng - Tứ thánh đế.

Các hành là vô thường, các hành là khổ, các pháp là vô ngã, dù có yêu quý, kính trọng Thế tôn đến đâu, thì cũng đến lúc chúng ta phải chứng kiến cảnh Thế tôn nhập diệt, phải, chúng ta còn mong mỏi gì ở người:

"Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ở Ta! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài [mật giáo và không phải mật giáo], vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai không bao giờ là vị Đạo sư còn nắm tay [còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy]"

Và ... tin bậc đạo sư sẽ diệt độ được loan truyền...

Đã bốn mươi lăm năm truyền pháp, thân đạo sư nay như cỗ xe cũ kỹ, cần phải liên tục sửa chữa, đã đến lúc tam thiên, đại thiên cúi đầu, đưa tiễn người đi, đại địa rung chuyển vì sự kiện hãi hùng, hai cây sala đêm nay cũng nở hoa thơm ngát, không biết vì chào đón bậc chánh giác, hay vì vẫy chào bậc đạo sư, đã đến lúc Thế tôn được "nghỉ ngơi", tịnh tĩnh, tịch diệt, siêu xuất tam giới, bất động giải thoát:

"8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha:

- Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ.

- Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định.

9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

10. Khi Thế Tôn diệt độ, cùng với sự diệt độ, đại địa chấn động khủng khiếp, râu tóc dựng ngược, sấm trời vang động.

Khi Thế Tôn diệt độ, Phạm thiên Sahampati, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Chúng sanh ở trên đời,
Từ bỏ thân ngũ uẩn
Bậc đạo sư cũng vậy,
Đấng Tuyệt luân trên đời.
Bậc Đại hùng Giác ngộ
Như Lai đã diệt độ.

Khi Thế Tôn diệt độ, Thiên chủ Sakka, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt
Đã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.

Khi Thế Tôn diệt độ, tôn giả Anuruddha, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Không phải thở ra vào
Chính tâm trú chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Tu sĩ hướng diệt độ
Chính tâm tịnh bất động
Nhẫn chịu mọi cảm thọ
Như đèn sáng bị tắt
Tâm giải thoát hoàn toàn.

Khi Thế Tôn diệt độ, tôn giả Ananda, cùng lúc Ngài diệt độ, thốt lên bài kệ này:

Thật kinh khủng bàng hoàng,
Thật râu tóc dựng ngược,
Khi Bậc Toàn thiện năng,
Bậc Giác ngộ nhập diệt"
[KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - HT THÍCH MINH CHÂU DCH VIỆT]

Thế tôn đã nhập diệt, đạo sư đã nhập diệt, bậc chánh đẳng giác đã nhập diệt, bậc đại A-la-hán nhấp diệt, rồi đây thế gian sẽ trống rỗng, chỉ còn lại chút nhụy vàng của "bông hoa Chánh Đẳng Giác".

"Bạch Thế Tôn, con tin tưởng Thế Tôn đến nỗi con nghĩ rằng, ở quá khứ, ở tương lai cũng như ở hiện tại không thể có một Sa-môn, một Bà-la-môn nào có thể vĩ đại hơn, sáng suốt hơn Thế Tôn về phương diện chánh giác." [Đại bát niết bàn]

Đức Phật đã sống một cuộc đời như thế, một sự thật hùng hồn như thế, thế nhưng đâu có biếkhi Ngài mới vừa ra đi chưa bao lâu, thì những đứa con mang tiếng là theo Phật nhưng thực chất là ngoại đạo, tự chế ra những kinh sách không phải do Ngài nói, đầu tiên chúng hạ thấp Tăng bảo, tôn Bồ tát bảo lên đầu [Đại thừa], đồng thời len lỏi giáo lý của Bà la môn vào Pháp giải thoát: Chú cát tường - Chú của đạo thờ lửa, chú Đại bi, v.v.. là chú thuật của bà la môn, Bồ tát tay xách nách mang vũ khí, ngàn đầu, ngàn tay, mất vũ khí, mất một đầu là vô dụng? Tướng ngồi phóng dật, oai nghi chẳng có, nào là Tây phương tam thánh - nào ngờ đều là các vị thần của Bà la môn đổi tên, thuyết luân hồi tịnh hóa [luân hồi lâu năm sẽ được thanh tịnh của Bà la môn] trở thành thuyết a tăng kỳ thành Phật của Đại Thừa, con của Phật chỉ biết cầu cúng, đọc chú, um trời, vang đất, quên mất mục đích mình đến với chân lý của Phật, đến vì khổ, khi nào hết khổ thì viên mãn, đòi thành Phật làm cái gì, khi mà không biết Phật đắc cái gì mà thành Phật:

CHÁNH ĐẲNG GIÁC

"4] Này các Tỷ-kheo, do như thật chánh giác bốn Thánh đế này, Như Lai được gọi là bậc A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác.

5] Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ", một cố gắng cần phải làm để rõ biết "đây là khổ tập", một cố gắng cần phải làm để rõ biết " đây là khổ diệt", một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". [S.v,433]

Đoạn kinh trên là để cho vui hay tham dục đã làm mờ mắt, mà các bạn, các thầy lại cho răng Tứ Thánh Đế là thanh văn tiểu thừa, vậy hóa ra Phật Thích Ca Mâu Ni tu pháp tiểu thừa mà thành Chánh Đẳng Giác? Bà la môn khéo dùng phước để dụ dỗ chúng sanh, vẽ ra hàng ngàn vị Phật, ở đâu đâu, xa lạ, rồi cho rằng vị này sống ở cõi này, vị kia sống ở cõi kia, ai muốn về cõi nước vị nào thì nguyện về, pháp giải thoát hay Búp-phê nhà hàng? Hàng tháng, hàng tuần còn niệm hồng danh xám hối, xem phim Tây Du Ký thấy Đấu Chiến Thắng Phật cũng đưa vô niệm, Nam mô hoa mỹ Phật, Nam mô phước đức Phật, Nam mô tham dục Phật, v.v... biết có cái tên thôi, chứ có biết lai lịch gì đâu, trong khi Phật Thích Ca sờ sờ ra đó, có thật đó, không ai nhớ tới, lý do? Phật kia từ bi kêu tên có phước, Phật Thích Ca chán quá, tối ngày tu Giới cụ túc, Định cụ túc, Tuệ cụ túc, sao tu nổi! Tu theo Đại Thừa giả dối, nguyện cho rộng lớn, ai nguyện không được? Có thấy ai làm được gì đâu, hay nói suông cho nó vĩ đại? Tam bảo quý báu sao không có Bồ tát bảo, trong khi Tăng bảo là tiểu thừa? Mang tiếng là Đại Thừa mà đội Thần của Bà la môn lên đầu, đội Pháp của Bà la môn lên đầu, tam tông, bát giáo gom vô một câu A-Di-Đà, trên đời này có cái lý gì vậy không? Theo Phật, nhờ phước Phật được hưởng chút tàn thực, không biết kính trọng Tam bảo, mà còn ngông nghênh quay lại đục khoét thân sư tử, bị lòng tham làm chủ, làm Tam bảo trở nên mờ nhạt, lụi tàn, còn lại gì? Chỉ là cái tên không hơn không kém! Mật tông thì biến Phật trở thành kẻ giả dối, chỉ là hóa thân của Đại Nhật Như Lai gì đó, giả khổ hạnh suýt bỏ mạng, giả bỏ vợ bỏ con, giả cầu đạo, giả chuyển pháp luân, giả nhập niết bàn, còn Tịnh độ thì biến Phật trở thành kẻ môi giới, Phật Thích Ca ra đời chỉ để hướng dẫn chúng sanh về Tây Phương !!!

Trường bộ Nikaya, trích kinh Ba Lê

"....Chó rừng nhìn tự thân
Tự nghĩ là sư tử
Nó sủa tiếng chó rừng
Loại chó rừng đê tiện
Chó rừng sủa là ai?
Ai rống tiếng sư tử

Cũng vậy này hiền giả Patikaputta, hiền giả sống dựa trên uy tín của bậc Thiện Thệ, ăn uống đồ tàn thực của Thiện Thệ, thế mà nghĩ có thể trịch thượng đối với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Đẳng Giác. Này Patikaputta đê tiện là ai mà có thể trịch thượng đối với các bậc Như Lai, A la hán, Chánh Đẳng Giác."

Chùa chiềng thì thờ Bồ tát xanh, đỏ, vàng, tím, đủ hình thù kỳ dị, cầm trượng cầm kiếm, gọi là Pháp khí!!!? Khái niệm Pháp khí ở đâu ra? Nếu chỉ là tượng trưng? Thì cầu cúng xin xỏ làm gì? Các thầy, các bạn "chấp" vào cái hình tượng ấy làm gì? Đại thừa lật đổ tam bảo, lủng như cái rỗ! đừng có ai nhắc đến hai chữ "Đại thừa" trước mặt con!

Mình xin mượn bài Cảm bạt của sư Giới Đức để kết bài:

"Viết xong cuộc đời ngài
Tôi bần thần, dã dượi
Sinh lực tổn hao
Như thân cây không còn nhựa luyện
Như sức ngựa đường dài
Hoàn tất cuộc lữ trình lên đến đỉnh đồi cao
Ôi! Tôi đã chạy đuổi chiêm bao
Muốn vói bắt mảnh trăng trời nguyên thuỷ
Tôi đã gục khóc
Trên từng viên gạch vỡ
Nơi những dấu tích điêu tàn, hoang phế cổ xưa
Trên những di chỉ bia văn rêu phủ, gió lùa
Nơi điện đài còn trơ trầm hương tín mộ
Trên những trang kinh kiến sâu loang lổ
Lửa vô thường cháy xém chữ câu
Tôi đã đi theo từng đốm nắng không màu
Mong vẽ lại ánh triêu dương chánh pháp
Tôi bất lực đi qua nhiều hoang mạc
Khói bụi thời gian, phế tích tàn tro
Tôi đứng bên này sông hớt hãi gọi đò
Đồng vọng hai bờ, hư vô xào xạc
Bút mỏi
Tay run
Tứ cùn
Chữ nhạt
Cô liêu tháng ngày góc núi ánh trăng suông
Gió phủi qua song trăm chuyện vui buồn
Để từng hơi thở theo dấu chân Từ Phụ
Người đã như cánh chim thiêng tiêu dao du ngoài ba cõi
Rơi rớt nhụy vàng để lại thế gian hương
Vô tích, vô tăm sinh tử mộng thường
Vô khứ, vô lai - hiện thân tuyệt đối
Tôi cúi xuống
Nghe thức tri già cỗi
Chắp vá từng trang, thêu dệt một chân dung
Đất Ấn linh thiêng, lưu bóng đức Đại Hùng
Mỗi cọng cỏ vàng
Mỗi cành cây khô
Cũng trở nên thân thuộc
Dốc đá xám
Cổng rêu đen - dấu khói sương thuở trước
Cũng là hóa thân của sử lịch ngàn năm
Ôi từng đêm, từng đêm
Từng câu chữ âm thầm
Chợt hiện linh hồn biết vui, biết khổ
Biết hỷ hoan, biết suy tư, trăn trở
Biết lội ngược dòng tìm giọt nước nguồn xanh
Nó cũng biết chán chê dục vọng xây thành
Nhốt kín nhân tâm, bủa tròng nô lệ
Dấu lửng, dấu than hàng hàng kể lể
Nói với chúng sanh nguyên nhân khổ vì đâu
Tái hiện con sông, bắt những nhịp cầu
Bằng cọng lau mềm hôm qua sương đọng
Một thoáng tinh anh, một trời viễn mộng
Hiu hắt cõi miền cánh vạc vỗ tịch liêu
Tuyết đổ non cao, lạnh buốt chợ chiều
Nhân thế căm căm lối về vô định
Sống chết trầm kha, sinh luân lão bệnh
Ngơ ngác tầm cầu, bầy cú rúc thâu canh
Huyền sử đi đêm đội bóng lữ hành
Bên vực thẳm đốm lửa người leo lét
Tuyệt vọng
Gọi nhau
Hãi hùng
Bi thiết
Có ai nghe tiếng trống pháp còn vang
Bao lời kinh thiêng, ma quỷ bàng hoàng
Vọng ba cõi, xuyên sâu vào địa ngục
Địa ngục của lòng người
Địa ngục của thức tri tối tăm
Và của sân tham, ngu dốt
Đang đốt cháy bình nguyên, sông núi, ao hồ
Đốt cháy nương vườn, cổ tích, tuổi thơ
Nhân ái, nhân văn không còn ô-xy để thở
Đức lý tan hoang, phận người xiêu đổ
Lây lất đi về trong bóng vô minh
Vì đại bi mà đức Phật dặm trình
Suốt bốn mươi lăm năm đầu trần chân đất
Lộc Giả chuyển luân, tuyên ngôn sự thật
Độ năm thầy Kiều-trần-như, Thích tử đầu tiên
Rồi Yasa cùng năm mươi bốn thân hữu thiện hiền
Giáo hội ra đời gồm sáu mươi Như Lai sứ giả
Mỗi người hãy đi mỗi phương, đừng đi chung ngã
Vì an lạc, hạnh phúc cho nhân loại, chư thiên
Đập vỡ tín lý khắt khe, tín ngưỡng cổ truyền
Hạ bệ thượng đế, thần linh khói hương nghi ngút
Phá bỏ kỳ thị giai cấp, hàng rào tủi nhục
Mang thông điệp tự do, giải thoát cho đời
Tuệ quang minh chiếu tỏ trần khơi
Nguồn thánh thuỷ chảy tràn miền cỏ cây khô khát
Cái kiến, con sâu mừng vui rức hạt
Đất cỗi cằn nức nhựa uyên nguyên
Phố thị, làng quê, đền miếu, chợ triền
Quý tộc, nô tỳ uống chung bầu sữa pháp
Hoa nở
Chim reo
Rừng ca
Suối hát
Triệu triệu năm duyên phúc một lần
Triệu triệu tử sinh, đại ngộ sát-na tâm
Khoảnh khắc bất diệt
Vô lượng a-tăng-kỳ không bao giờ trở lại...
Lạy Phật
Bút của con cùng với văn chương ngu dại
Dám đặc tả đời ngài cùng với công hạnh trăng sao
Câu chữ phàm phu, cảm xúc tuôn trào
Theo dấu bụi mờ, nhặt sử kinh lưu lạc
Đốt trái tim làm đèn soi bờ giác
Khái niệm chất chồng, “đất thực” tuyết sương che
Hướng tâm sai là phiền não kết bè
Một niệm khởi trùng trùng duyên sanh khởi
Đã thấy rõ sự thật
Nhưng vẫn còn lầm lỗi
Bởi kiết sử sâu dày
Từ vô thức bước ra
Đã bao nhiêu năm
Lăng xăng đọc sách, uống trà
Làm chuyện thanh cao giảng kinh, dạy pháp
Viết truyện, làm thơ, triết văn uyên bác
Đại sự càng nhiều, bản ngã càng to
Vô tác, vô hành giảng nói hay ho
Vô cấu, vô vi cao ngôn thiện thuyết
Dao hai lưỡi ẩn sau “cái biết”
Đại dụng mơ hồ, chệch hướng vạn trùng mê
Chỉ hai nẻo thôi: Một phiền não, một bồ-đề
Đâu dám thõng tay mà ngao du giữa chợ
Nào khoác áo vị tha
Nào đóng trò cứu độ
Chốn ngũ trần đâu dễ gót thong dong
Tôi đã từng thấy
Viện lớn, tượng to bôi đỏ, phết hồng
Tín ngưỡng bán mua, thần linh đổi chác
Thiện tín chợ đông, trầm hương thơm ngát
Mặc cả thiệt hơn, lạy lục, cầu xin
Quán hàng bày ra, quảng cáo đức tin
Ma quỷ vỗ tay, ăn mừng mở tiệc
Chiêu phát triển, chiêu văn minh, hội nhập
Tiếp thị, tuyên truyền, kỷ lục thi đua
Bắc nam đông tây hí hửng tiền chùa
Xả rác bụi dục tham
Xả kiêu căng, hợm hĩnh
Ô nhiễm tinh thần, ô nhiễm sử kinh
Đức Phật ngồi cao
Thương xót sinh linh
Tứ đế thắp đèn
Giữa đêm đen thảm nạn
“Sự sống đang là...”
Dành cho người mắt sáng
Tự thức, tự tri gậy chống lên đường
Tuệ giác tinh minh xóa lớp khói sương
Trả chân thực
Cho tự mình muôn thuở
Vọng tưởng, si mê
Không làm gì được nữa
Phiền não, khổ đau tự diệt, tự tan
“Thấy rõ” rồi mới biết sống đàng hoàng
Điều chỉnh đúng từng hành vi, cử chỉ
Mỗi niệm khởi không ở ngoài thiện mỹ
Mỗi tác duyên
Chân lý vận hành theo
Nặng nề vô cùng là bản ngã buộc đeo
Phải thấy chúng trong từng thức tri, cảm thọ
Mặt nạ “cái ta” đánh lừa bao độ
Giác ngộ thì “nguyên con” nhưng kiết sử phải đoạn dần
Thường trực lắng nghe như thực như chân
Thì phiền não không phan duyên dấy khởi
Niệm niệm bèo rong bập bềnh trôi nổi
Thả theo dòng
Nhìn ngắm đốm hoa xao
“Thấy pháp” rồi mới lên bến, chống sào
Mới tu tập nhẹ nhàng
Mới như thực kiến và tư duy chơn chánh
Nếu chưa thấy pháp
Dù nghiêm tu công hạnh
Cũng tựa như nấu sạn muốn thành cơm
Cũng tựa như dã tràng xe cát biển đông
Muốn nhặt bóng mình
Muốn lưu dấu huân tu
Giữa dòng cuồng lưu chảy xiết
Cát vỡ
Đá tan
Hư vô
Hủy diệt
Mộng trùng trùng
Ngộp chết giữa bờ mê
Quanh quẩn trả vay, nhân quả ê chề
Lượm phước báu nhân thiên
Ủi an đời bèo bọt
Thật sự giải thoát thì “không có ta-giải-thoát”
Tự không rỗng trong ngoài
Chẳng dính mắc tế vi
Gọi là người, là thánh, cứ tuỳ
Sát-na một, pháp thung dung tự tại
Đại dụng trong tay, nụ cười tiêu sái
Muôn việc như không, quyền biến như không
Và đến lúc này mới nói chuyện vào dòng
Pháp cứu độ cũng là duyên cứu độ
Tứ vô lượng tâm bèn tuỳ nghi dạo phố
Thăm xóm làng, bình bát xin ăn
Đến lúc này mới dám gọi sa-môn
Là Thích tử, là tỳ-khưu không thấy lòng hổ thẹn
Kính lạy Phật
Từ chân dung thánh điển
Nghĩa lý, chữ câu đã mã hóa không môn
Gần ba nghìn năm chẳng có lối mòn
Giác niệm là bước đi
Giác niệm là cõi về không khác
Trọn vẹn từng hơi thở
Trọn vẹn từng thức tri, buồn vui, khổ lạc
Cùng với bốn mùa mưa nắng, gió sương
Định luật tâm, định luật pháp thị thường
Nhật nguyệt, tinh hà cùng chung vận hoá
Li ti tế bào, diệt sinh vô ngã
Tất thảy đều chu toàn trong mỗi khắc phục sinh
Mỗi mỗi khí, thời, vận, số quân bình
Là vĩnh cửu đủ đầy trong từng vi trần dịch biến
Kính lạy Phật
Tự ngàn xưa hiển hiện
Đang ở trong con vô tận phút giây này
Pháp huy hoàng
Nhật nguyệt rạng trời mây
Soi bóng chữ
Qua sông
Hy vọng
Vẫn còn nguyên chân diện mục!"

Kính lạy Thế Tôn muôn đời
Là bậc Ứng Cúng Trời Người quy y
Chứng đắc quả Chánh Biến Tri
Tự Ngài giác ngộ, không thầy dạy cho
Kính tưởng Phật bảo!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật!

Page 6

Cư sĩ Chân Đức Tuệ

HỎI: " Con xin kính lễ thầy. Thưa Thầy! Trước kia con là hành giả Tịnh Độ, giờ đã giác ngộ và hiện đang tu tập theo Chánh Pháp của Trưởng Lão Thích Thông Lạc... nhưng vì quá khứ đã tu theo giáo pháp Đại Thừa nên hiện tại mặc dù con đang tu tập theo Chánh Pháp nhưng trong con vẫn còn một chỗ nghi ngại. Kính xin Thầy từ bi giảng dạy, giải quyết chỗ thắc mắc nghi ngại để con được giải trừ mối nghi...thông suốt mà vững tâm hành trì Chánh Phật Pháp!

Thắc mắc của con như sau :

Vì sao nói cảnh giới Cực Lạc là không có thật trong khi ba bộ kinh Tịnh Độ do Phật Thích Ca thuyết là: A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật... đều nói rất rõ ràng, cụ thể về cái cảnh giới trang nghiêm, thù thắng vi diệu ấy?

Trường hợp nếu cái cảnh giới ấy không thật có, vậy thì tại sao lại có chuyện người niệm Phật đạt nhất tâm hoặc giả là cảm ứng đạo giao mà thấy được cái cảnh giới ấy hiện hữu y như thật [giống như sự miêu tả trong kinh sách Tịnh Độ]?

ĐÁP: Trước khi trả lời câu hỏi này của quý đạo hữu, thì tôi xin quý bạn hoan hỷ cho... vì sự hiểu biết [tri thức Phật học] không nhiều, nên xin mạn phép tuỳ theo chỗ hiểu biết của bản thân mà phúc đáp. Với lại tôi chỉ là cư sĩ mà thôi, chưa cắt ái ly gia cho nên thật thấy hổ thẹn, không dám nhận lễ cùng danh xưng "Thầy" mà quý đạo hữu gọi. Hai câu hỏi này, nếu thật lòng mà nói thì khi tôi trả lời về sự thật này, chắc hẳn sẽ có rất nhiều quý thầy, quý hành giả Tịnh Độ lấy làm bức xúc, phản biện... nhưng vì một sự thật bị che giấu đã lâu cần phải được làm sáng tỏ, nhằm lợi lạc cho chúng sanh, dựng lại chân chánh pháp của Phật xưa mà Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã gầy dựng. Cho dù tôi có bị người khác bài bác phỉ báng cũng không sao. Tôi sẽ dùng Chánh ngữ, trực hạnh và Chánh kiến của một người con Phật mà nói lên tất cả những sự thật này. Nhân tiện xin mượn câu hỏi của quý đạo hữu phúc đáp thành một bài viết phản tỉnh gửi đến quý đạo hữu và quý bạn đọc hữu duyên.

"TẠI SAO NÓI CẢNH GIỚI CỰC LẠC LÀ KHÔNG THẬT CÓ, TRONG KHI ĐỨC PHẬT THÍCH CA ĐÃ THUYẾT VỀ CÁI CẢNH GIỚI ẤY QUA TAM KINH TỊNH ĐỘ?"

Để rõ được thực hư thì mời quý đạo hữu cùng tìm hiểu về nguồn gốc thật sự của ba bộ kinh nói trên. Đó là kinh giả Phật [thuộc một trong những nhóm kinh sách ngụy tạo], mà các tổ sư thuộc hệ phái Bắc Tông [Tịnh Độ] bên Trung Quốc đã viết nên.

Ba Bộ Kinh đó gồm có:

- KINH A DI ĐÀ.

- PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH.

-KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT.

Đó là tên ba bộ kinh của Tịnh Độ tông phái. Sau đây tôi xin sơ lược nội dung chính của ba bộ kinh nói trên.

Một là, kinh A DI ĐÀ nội dung chính chủ yếu được đề cập là sự giới thiệu về cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A DI ĐÀ.

Hai là, kinh VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT, nội dung kinh này bao quát luôn cả hai kinh còn lại, ngoài việc giới thiệu về cảnh giới Cực Lạc, kinh này còn nêu rõ các tiền kiếp của Giáo chủ Tây Phương cõi, A DI ĐÀ PHẬT ở các kiếp quá khứ, đặc biệt là 48 lời đại nguyện của Ngài [trong đó nổi bật là nguyện thứ 18] sau cùng là các thứ bậc vãng sanh của hành giả tu tập khi sanh về cảnh giới Cực Lạc.

Ba là, Kinh QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT, nội dung kinh này chủ yếu hướng dẫn cho bà Vi Đề Hi cùng là hành giả tu tập 16 phép quán tưởng về cảnh giới Cực Lạc.

Đó là nội dung chính mà tôi đã lần lượt kể của ba bộ kinh Tịnh Độ. Thực chất nội dung được đề cập trong các kinh đã nêu vốn không phải từ kim ngôn Phật Thích Ca thuyết, nó mang tính nội dung theo lối văn tự kiến luận giải của các chư tổ sư mà ra, rồi họ cố tình gán cho Phật thuyết.

Quý đạo hữu nên nhớ, Đức Phật khi xưa tự lực [tự tu, tự chứng], ngài đã Thiền Định suốt 49 ngày đêm bên dòng sông Ni Liên và chứng quả. Ngài tu không biết bao nhiêu là pháp môn của ngoại đạo, nhưng không đạt kết quả nên Ngài đã bỏ hết. Và cuối cùng thì Ngài cũng chứng quả, nhờ chính tự lực của bản thân, nhờ chế ra phương pháp tu tập ly dục, ly bất thiện pháp [Tứ Chánh Cần] và tìm ra chân lý Tứ Diệu Đế. Phương thức tu tập của Ngài vốn không nằm ngoài bát chánh và con đường tu tập cơ bản Giới-Định-Tuệ. Đấy! Quý bạn thấy đấy Đức Phật đã tự lực tu tập chứng quả, làm chủ sinh lão bệnh tử... y như bài kệ mà ngài đã từng tự tán thán mình:

"Thiên thượng, thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sanh lão bệnh tử"
[Trên trời, dưới đất, khắp cùng cả thế gian, chỉ có duy nhất ta là làm chủ được sự sanh, già, bệnh, chết].

Mình tu thì phải tự lực, làm chủ thân tâm, làm chủ sự sống chết, chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Chớ có đâu nương nhờ theo kiểu tha lực, chờ chết cầu xin tiếp độ. Sống mà không thấy Cực Lạc nó ra làm sao thì đừng mong chết mà thấy, cứ theo sự vẽ vời của kinh sách phát triển [Kinh Tịnh Độ] mà cố mường tượng nghĩ ngợi, ép đầu vắt não tưởng tưởng có mà khổ, đừng để đến khi chết mới biết mình bị mấy tổ lừa có hối thì cũng đã muộn. Lại thêm thiếu Chánh tín trong cách tu tập cứ tụng niệm ê a [chạy theo âm, thinh, sắc, tướng...] nào kinh nào kệ, sám Văn phát nguyện, cầu xin Phật cứu độ tiếp dẫn về Cực Lạc... Trong khi Đức Phật đã từng dạy rồi, ta không có quyền ban phước cũng không có quyền giáng họa cho ai, hà tất lại phải cầu xin vô ích. Thế mà lại mê tín cầu tin một cõi vô vi không thật có, rồi xem nó là một cõi, một đích đến cuối cùng trong sự tu tập rồi lấy đó làm thành quả viên mãn.

Tông phái này trủ chương nương nhờ tha lực [Phật lực] tiếp độ. Chấp trì việc niệm hồng danh Phật giả A Di Đà làm phương cứu cánh, mong chờ sau khi hết báo thân được Phật tiếp độ, vãng sanh về cảnh giới Tây phương cực lạc quốc. Liên hoa hoá thân, dần dần tiến đến quả vị vô thượng Bồ đề, Chánh đẳng - Chánh giác. Quý bạn hãy thử khéo nghĩ suy mà xem, nếu một bậc đã chứng quả đã thành Phật rồi thì làm gì còn cái gọi là bản ngã là cái tôi mà phát ra lời thề thốt, phát thệ 48 nguyện... [48 lời nguyện của A Di Đà là giả], nếu đã là Phật rồi thì chung quy mà nói thì Đức Phật nào cũng đều như nhau cả, cũng đều chỉ có một tâm niệm, một bi nguyện cứu độ chúng sanh mà thôi.

Phật Thích Ca vốn không thuyết pháp, giảng về các bộ kinh này vì Ngài có một đường lối tu tập, một giáo lý tôn chỉ riêng biệt. Cớ chi mà lại trước sau mâu thuẫn, chống trái lẫn nhau... trước thì dạy như thế này sau thì dạy như thế khác. Phật nào mà lại như thế ấy, trong khi Ngài đã từng di chúc:

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khát, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!...

... Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Chỉ có chân lý cuả đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tiến lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!" .

Đọc đến đây đủ để cho chúng ta phần nào tri kiến, nhận thức được cái nào đúng cái nào sai, cái nào là của Phật dạy cái nào là của bọn tà giáo ngoại đạo mượn danh Phật giáo. Đức Phật đã dạy quá rõ ràng, rành mạch từng câu từng chữ thế mà tại sao có lắm kẻ chẳng chịu nghĩ suy, đọc [nghe] xong mà lại chẳng chịu thấu hiểu. Ngài dạy là phải tự thắp đuốc lên mà đi, không được nương nhờ, tìm cầu sự giải thoát ở bất cứ kẻ nào, ở nơi nào khác... thế mà trong kinh Di Đà, Kinh Vô Lượng, Quán vô Lượng thọ Phật, lại bảo là Phật Thích Ca thuyết, Phật Thích Ca dạy. Nào là cảnh giới Tây Phương, chỉ cần tín hạnh nguyện, niệm Phật đạt nhất tâm thì liền có thể vãng sanh về cảnh giới trang nghiêm, thù thắng vi diệu ấy.

Như vậy thì trái với lời dạy của Phật rồi. Lúc trước thì dạy một đàng, bây giời lại bảo một nẻo... tự mình thắp đuốc mà đi [tự lực] dần thành nương nhờ Phật lực tiếp độ, cõi niết bàn tịch tỉnh nay thành cảnh giới Cực Lạc ở tận nơi mô, lấy giáo pháp, giới luật của Phật làm thầy mà hành giả nay thì lại suốt ngày tụng kinh, gõ mõ, đánh khánh, niệm phật... theo y như kiểu Bà-La-Môn trong ngày xưa.

Phật đã tu tập theo con đường Giới - Định - Tuệ mà chứng quả. Trước sau sai biệt, có ông Phật nào mà lại tự mình mâu thuẫn, chống trái với lời dạy, với chân lý của mình như vậy. Thật không thể có chuyện này đâu quý đạo hữu ạ! Có chăng là do bọn ngoại đạo bài bác, chống Phật giáo, âm mưu nhận chìm Chánh pháp nên chúng đã cắt xén, thêm bớt kinh sách. Cùng là các tổ sư, những người đời sau do vô minh, tham dục, tu chưa chứng đắc mà theo luận giải, kiến giải phàm tục của mình chia tông rẽ phái, bịa kinh viết sách làm bằng cớ xác thực tông chỉ tu tập. Với lại theo sự ảnh hưởng pha trộn bản sắc, văn hoá bản địa mà thấm nhuần tư tưởng giáo lý của các đạo giáo khác [Lão giáo, Nho giáo...]. Đấy là các nguyên nhân đã làm Phật giáo chân Chánh bị biến tướng, sự ra đời của các kinh Phi ngôn phật [kinh ngụy tạo] cũng từ đây mà ra.

Sự khéo léo trong việc ngụy tạo Ba Bộ Kinh Tịnh Độ, là lời của Tổ mà dám gán cho lời Phật thuyết, mấy ông tổ quá khéo dàn dựng một cảnh giới tốt đẹp bằng châu báu, bạc vàng, rồi lại chúng sanh ở đây cực kỳ an lạc, tự tại như tên gọi Cực Lạc của nó vậy. Mọi sở nguyện ở đây đều được như ý, một cuộc sống được miêu tả y như là tiên cảnh của Lão đạo, thậm chí còn tốt hơn tiên cảnh gấp trăm nghìn lần... Chúng sanh thì mù mờ, mê tín, chưa kịp nghĩ suy đã vội tin ngay. Trong khi Phật xem những thứ vàng, bạc, châu báu... của thế tục giống như là những thứ rác rưởi, vì Ngài thật tâm xả ly, Ngài biết những thứ tiền tài vật chất ấy chính là mồi nhử tham dục, khêu gợi sự dục vọng, đam mê tham đắm trong vô minh, gây bao khổ đau từ vô thủy kiếp. Cho nên khi tu tập ngài đã chủ động ly dục, xa lìa pháp bất thiện, phàm là những vật dục của thế nhân, Ngài đều xả ly tất cả. Ngài sống một cuộc sống thiểu dục tri túc, phạm hạnh đúng nghĩa, ba y, một bát chẳng gì hơn, không có lấy một đồng xu dính túi, đi xin ăn một ngày một bữa để nuôi thân mạng tu tập...

Vậy mà, cái cảnh giới cực lạc thì lại khác. Cái tâm của chúng sanh là cái tâm ác pháp, tâm tham dục... nên mấy tổ đã khéo dẫn dụ, lôi kéo chúng sanh bằng việc thoả mãn và nuôi dưỡng tham dục cho chúng sanh, cho chúng sanh sống xuôi theo bản năng tham dục vốn có. Chính vì lẽ đó mà ba bộ kinh của Tông phái Tịnh Độ ra đời dường như nắm bắt và chủ động được tâm ý thức của chúng sanh, nên đa phần mọi người đọc qua đều tin ngay và hưởng ứng, nhiệt hành tu tập, người tu theo phái này tuy có đông tín đồ nhưng vạn người tu tập không có lấy được một người tu chứng, làm chủ cho được sự sống chết, luân hồi. Trong khi đó Đạo Phật là đạo của chủ trương ly dục [trì giữ giới luật] thế mà cái cảnh giới Tây phương lại đi ngược lại chân lý Thích Ca, chính vì lẽ đó nên những lời dạy trong các kinh Tịnh Độ đều không phải Phật Thích Ca thuyết, há lại bịa ra kinh phi ngôn phật, chẳng lẽ Phật Thích Ca tự mình mâu thuẫn, tự mình dối chúng, nói láo gạt chúng sanh hay sao, chân lý của Ngài là thường hằng là bất di bất dịch, trước sau như một. Những lời dạy trong kinh trong sách nào, mà chống chế, mâu thuẫn, đi ngược lại chân lý, lời dạy của Phật Thích Ca, trước sau khác nhau thì đều là giả, chớ có vội tin [quý bạn nên đọc Mười điều chớ vội tin mà Phật Thích Ca đã dạy thì sẽ rõ].

Dục đi đôi với khổ, có dục là có khổ , nay lại có thể vừa tiếp tục tham dục vừa hưởng lạc thật không thể có lý này. Không ly dục thì chỉ có mà đau khổ theo lối vô minh triền miên, vô tận. Không ly dục mà có thể giải thoát thì ngày xưa Đức Phật cần gì phải từ bỏ đền đài lầu các, vợ đẹp con cưng cùng ngôi báu quý mà tìm đường tu tập mong cầu giải thoát [ly dục, đoạn trừ duyên sinh]. Cho nên muốn tu tập theo đúng chân Chánh pháp, thì phải thực hành hạnh xả ly, ly dục ly bất thiện pháp... chứ mà tâm còn ham muốn nghe nói cảnh giới đẹp đẽ này nọ, vật chất cung phụng đủ thứ, cụ túc như ý muốn... mà sanh tâm tham dục, khởi dục [ham muốn], muốn này là muốn được về cảnh giới của tham dục nên mới sanh tâm hoan hỷ tu tập, chứ đâu phải thật tâm tu tập, xả ly mong cầu giải thoát thật sự. Có cảnh giới nào mà tốt đẹp đến vậy đâu, được trang trí, sử dụng... những thứ vật chất phàm tục mà người đời vốn hằng mong ước. Cho nên tu là phải xả chứ có đâu khư khư mà ôm lấy tham dục. Cứ như vậy có tu cả muôn nghìn kiếp cũng chẳng thể nào mà giải thoát cho đặng. Cũng xin nói thêm đức Phật Thích Ca chưa từng dạy bất cứ pháp môn niệm Phật nào khác ngoại trừ Niệm Phật Tứ Hoại Bất Tịnh là pháp môn được thuyết từ kim ngôn Phật. Đừng lầm tưởng pháp môn Niệm Phật Tứ Hoại Bất Tịnh này với pháp môn niệm Phật của các tổ, mà ở đây Niệm Phật Tứ Hoại Bất Tịnh thì bao gồm các pháp: niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới. Trong đó niệm Phật là sống giống như Phật Thích Ca, noi theo gương theo tâm hạnh của Phật mà hành, một cuộc sống ly dục, ba y một bát chẳng gì hơn... chứ không giống như pháp niệm Phật của chư Tổ Tịnh Độ, trong đó niệm Phật là niệm hiệu danh của Phật A Di Đà và nguyện sanh về cảnh giới của vị Phật ấy [Niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tây Phương Cực Lạc].

Thử hỏi Tây phương cực lạc là ở chỗ nào? Cách cõi Ta bà mười muôn ức cõi Phật về phía Tây ư? Một cảnh giới mà như trong kinh sách miêu tả là được trang hoàng bằng bảy báu, chẳng phải lo chuyện cơm ăn áo mặc, làm bạn cùng thánh chúng, Thanh Văn, Duyên Giác, ngày ngày nghe pháp, tu tập tiến đến quả vị vô thượng..., có cái cảnh giới nào mà như vậy không, toàn là nuôi dưỡng tham dục cho chúng sanh, nào là cảnh đẹp, báu quý..., rồi lại chuyện cơm ăn áo mặc... thật chẳng khác chi cuộc sống của chúng sanh. Toàn là đầy rẫy những sự khơi gợi tham dục. Rồi lại chẳng cần biết đã tạo bao nhiêu tội lỗi, chỉ cần niệm một câu Phật hiệu thì có thể tiêu trừ tội nghiệt trong tám mươi ức kiếp, niệm nhất tâm thì có thể vãng sanh về Cực Lạc. Ông Phật A Di Đà này hay thật! Phật Thích Ca còn chưa dám bù trừ nhân quả cho ai thế mà ổng lại dám lãnh tội thay, xoá tội thay cho người niệm danh hiệu ổng. Rồi lại còn biện minh, che đậy "đới nghiệp vãng sanh" [mang theo nghiệp đã gây tạo sang cảnh giới Cực Lạc] niệm Phật khi chết thì được rước về cõi Cực Lạc. Thử hỏi có còn nhân quả nữa hay không? Ở thế gian đây mà còn công bình, đôi khi làm bậy còn bị tù bị tội, người mà hung hăng, xấu tính người ta còn không dám nhận vào làm công... thế mà một cảnh giới được gọi là an vui, là cực lạc thuộc nơi cư trú của Thánh chúng, của Phật, của Bồ Tát mà lại thiếu công bình, mờ ám trong việc công minh, thiện ác lành dữ gì cũng mặc, hễ cứ niệm nhất tâm là được rước qua cõi Cực Lạc ở liền. Thật là vô lý, thế mà có lắm kẻ lại cuồng tín, vô minh mộng mị trong cái cõi giả tạo của tưởng tri ấy.

Lại nữa, con người ta do tứ đại và nghiệp lực hợp thành và được vận động bởi ngũ uẩn cùng là 12 duyên sinh. Thì khi chết, thân tứ đại thì trả về cho tứ đại, ngũ uẩn cũng rã tan, 12 duyên đều bị diệt... Chỉ còn duy nhất nghiệp lực theo duyên tương ưng mà tái sanh. Thì làm gì có cái gọi là linh hồn, thần thức để mà tiếp độ về cảnh giới Cực Lạc.

Tóm lại, để một lần nữa minh chứng nhằm rõ được sự thật này thì tôi xin dẫn chứng lại lời dạy của Đức Phật Thích Ca, Ngài đã từng dạy rồi, trước khi Ngài thành Phật thì ở quá khứ không có bất cứ một vị Phật nào cả, thì làm gì mà lại có thật cảnh giới ảo tưởng Tây Phương Cực Lạc, có Phật quá khứ A Di Đà.

"Này chư hiền giả, đức Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác, đầy đủ 10 hiệu, ta không thấy ai trong quá khứ, vị lai và hiện tại có đầy đủ 10 danh hiệu như Phật.

Pháp Phật vi diệu, giảng giải rõ ràng, được người trí hành theo. Ta không thấy ai trong quá khứ, vị lai và hiện tại có giáo pháp vi diệu như Phật.

Phật do pháp ấy tự giác ngộ thông đạt vô ngại để tự vui thú. Ta không thấy ai trong quá khứ, vị lai và hiện tại đối với pháp này mà tự giác ngộ, thông đạt vô ngại để tự vui thú như Phật." [Trích từ Trường A Hàm, tập 1, trang 240].

Đức Phật tu chứng đạo, Ngài dùng trí tuệ tam minh, xem khắp cùng quá khứ, vị lai và hiện tại... chưa từng có một vị Phật nào thành Phật trước Ngài cả, chưa có vị Phật nào đem giáo pháp, chân lý của Ngài ra giảng giải, tu tập cả. Thế mà, kinh sách phát triển của đại thừa dám bảo là có đến bảy vị Phật trong quá khứ trước thời đức Phật Thích Ca, đó toàn là những lời bịa đặt. Vậy nên, tôi xin quả quyết xác định bằng chân lý Thích Ca, bằng chính những lời dạy từ kim ngôn Phật Thích Ca rằng cái cảnh giới Cực Lạc là không thật có, giáo chủ Tây phương A Di Đà là Phật giả, đó là cảnh giới của tưởng tri không phải liễu tri và ba bộ kinh Tịnh Độ là kinh của các tổ Bắc Tông dạy, chứ không phải kinh của Phật Thích Ca thuyết.

NẾU CẢNH GIỚI CỰC LẠC LÀ KHÔNG THẬT CÓ. VẬY TẠI SAO LẠI CÓ CHUYỆN HÀNH GIẢ CẢM ỨNG ĐƯỢC CẢNH GIỚI ẤY?

Chuyện cảm ứng đạo giao hoặc giả là tu tập đạt đến sự nhất tâm mà thấy được cảnh giới Cực Lạc hiển hiện, vốn chẳng phải là chuyện lạ. Bản thân tôi trước kia cũng từng là hành giả tu Tịnh Độ trong khoảng 10 năm trường. Tôi cũng đã từng đạt trạng thái nhất tâm, ngừng được các niệm khởi và cảm ứng được về cảnh giới Cực Lạc, nhưng nó rất hư ảo cũng giống như mộng mị vậy. Mãi cho đến sau này khi được bậc đạo sư phản tỉnh khai thị, tôi mới giác ngộ thật sựvà thông hiểu được sự thật này.

Vì sao lại có sự cảm ứng ấy? Xin được nói rõ như sau, trạng thái cảm ứng ấy chẳng qua chỉ là trạng thái giả của tưởng tri, chớ chẳng phải là cảnh thật của liễu tri mà ta thấy. Bởi vì khi tu tập trì niệm danh hiệu đến giai đoạn gọi là nhất tâm bất loạn thì ý thức bị diệt bởi sự chống chế thường ngày trong quá trình tu tập, ngăn không cho tạp niệm, niệm khởi nổi lên. Lúc bấy giờ hành giả sẽ rơi vào trạng thái tưởng [tưởng thức hoạt động] cũng giống như người đang mộng vậy, theo quá trình huân tập hàng ngày, ví như hành giả thường niệm Phật A-Di-Đà, quán tưởng qua những hình ảnh về Cực Lạc, tha thiết mong cầu vãng sanh về Cực Lạc, v.v... thì lúc xúc tưởng hỷ lạc xuất hiện, hành giả sẽ thấy lần lượt các pháp tưởng tương ứng [hành giả niệm Phật A-Di-Đà sẽ thấy được cảnh chư Phật, thánh chúng,... hiện tiền]. Cho nên đó chỉ là trạng thái giả tưởng của tưởng thức mà thôi chẳng phải là thật.

Cuối cùng, xin nhấn mạnh lại một lần nữa trạng thái nhất tâm, trạng thái cảm ứng đạo giao chỉ là trạng thái ức chế tâm, ức chế ý thức cho ý thức không có niệm khởi. Do khi ý thức hành giả không có niệm khởi thì hành giả sẽ lạc vào tưởng định [tưởng thức hoạt động thay cho ý thức], những cảnh giới được ám thị huân tập trong khi tu tập, thì lúc bấy giờ chính những cảnh giới đó sẽ sinh ra những hình ảnh tương ưng. Người niệm Phật nhất tâm sẽ thấy được ảo cảnh Cực Lạc là vậy.

Kính đáp cư sĩ Chân Đức Tuệ.

Page 7

Phạm thị Ngọc

ỨC CHẾ THÂN TÂM

Như thế nào là tu ức chế thân, tâm?

Do sự hiểu biết của tôi còn nông cạn, tôi chỉ cố gắng nêu ra những gì mình hiểu biết, để giúp cho đường tu của mình rõ ràng hơn, bởi vì không khéo tu tập, chỉ cần lỡ một chút là tu ức chế tâm, tu sai, có thể đi xa ngàn dặm, biến sự giải thoát của Phật giáo trở thành chướng ngại cho cuộc đời tu của mình.

Từ những lời dạy của thầy Thích Thông Lạc, tôi biết được trạng thái giải thoát của đạo Phật nằm ở chổ tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Vậy như thế nào là thanh thản, an lạc và vô sự?

Thanh thản ở đây là chỉ cho tâm thanh thản, không bị chướng ngại, không bị dục và ác pháp lôi kéo, là tâm không dính mắc vào 6 trần, là tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi và 17 kiết sử trói buộc.

An lạc ở đây là chỉ cho thân an lạc, là thân không bị chướng ngại hay cảm thọ nào như không có bệnh tật, đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu, nhột, mệt mõi, buồn ngủ, hôn trầm thùy miên, vô ký, ngoan không,... Thân không làm một sự việc gì, có nghĩa là thân không ăn, không nhai, không nuốt, không uống, v.v... ấy là THÂN AN LẠC. Thân an lạc là niệm Vô Sự của thân.

Không cột chặt 6 căn như: Tập trung mắt nhìn vào một điểm không chớp mắt, tai tập trung nghe âm thanh nào đó không bỏ ra,... Thích ngồi thiền kiết già lâu, càng lâu càng tốt, ngồi nhiều giờ, ngồi kiết già đau chân là bị chướng ngại ở thân, ráng ngồi chịu đau là đang ức chế thân; đi kinh hành nhiều giờ làm cho thân mệt mõi là đang ức chế thân. Muốn thân an lạc thì ngồi kiết già thấy đau chân thì xả ra ngay, đi kinh hành thấy mõi chân thì ngồi nghỉ.

Vô sự là chỉ cho thân tâm không còn bị chướng ngại nào cả, không còn dính mắc vào điều gì, vào bất kỳ pháp nào.

Không vô sự nghĩa là đang hữu sự. Hữu sự là đang dính mắc. Đang dính mắc có thể là dính mắc vào dục, ác pháp, kiết sử, các pháp trần bên ngoài, vào pháp tu tập, vào các trạng thái tu tập,... Ví dụ: đang tu tập các loại pháp môn là đang hữu sự, đang nhiếp tâm cho hết vọng tưởng, nhiếp tâm không cho khởi niệm thiện niệm ác, đang ngồi thiền, đang tụng kinh, đang sám hối, đang trì chú, đang niệm thần chú, đang chú tâm vào hơi thở, đang tập trung nhìn vào một điểm nào, đang chú tâm nhìn bụng phình xẹp, đang đếm hơi thở, đang tập pháp này pháp nọ, đang tập trung nhìn vào bước chân đi hay từng hành động của thân, đang bám vào hay đang nhìn hoặc đang cố giữ các trạng thái vắng lặng, tĩnh lặng, khinh an hỷ lạc, trạng thái bất động thanh thản an lạc và vô sự, đang tư duy quán xét là đang hữu sự,....

Còn một trạng thái tu ức chế tâm mà ít ai thấy đó là người đi tu thích vào chùa, tu viện tu, hoặc đi tìm những nơi vắng vẻ để tu hành. Vào những nơi thanh tịnh như vậy thì làm sao biết được tâm mình có xả hay không? không có chướng ngại hay đối tượng thì làm sao biết tâm mình còn tham, sân, si, mạn, nghi hay không? tu như vậy là tu ức chế tâm. Ngược lại, người tu tập có đối tượng mà luôn xả tâm thì sự giải thoát nhanh và không bị ức chế tâm.

Từ sự suy xét trên tôi rút ra được bài học, người tu theo đạo Phật muốn tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự thì chỉ có ngồi chơi thanh thản, an lạc và vô sự. Ngồi, đi, đứng, nằm tự nhiên như người nhàn ru, nhưng phải tỉnh táo với ý thức biết rõ mọi vật xung quanh, thấy biết rõ mọi pháp xung quanh, mọi đối tượng tác động vào nhưng không dính mắc, không bị lôi kéo cám dỗ, đó gọi là thiền xả tâm của đạo Phật. Ngồi chơi biết rõ từng tâm niệm. Niệm ác thì quán xét tư duy thấy rõ tai hại, nguy hiểm của chúng, dùng pháp "Như lý tác ý" đuổi, cương quyết không làm theo, từ bỏ và đoạn diệt. Niệm thiện thì cũng quán xét tư duy sâu để tăng trưởng chúng.

Sự giải thoát của đạo Phật đâu cần tu tập gì nhiều, đâu cần công phu sáng chiều tối, đâu cần ôm pháp này tu ôm pháp kia tu,...Không cần tu tập gì cả mới thấy được sự giải thoát của đạo Phật. Đó là trạng thái giải thoát cần được giữ gìn và hộ trì. Ngồi chơi suốt ngày, không sướng hay sao, hay là phải cực nhọc ôm pháp này tu, ôm pháp khác tu mới gọi là thoải mái. Trong bài giảng “Tu Tập Giải Thoát” thầy Thích Thông Lạc có dạy rõ điều này.

Tu là xả tâm, là sửa tâm, sửa những tật, những thói quen, những tâm xấu thành tốt, sửa những tâm chạy theo dục và ác pháp thành tâm ly dục và ác pháp. Chỉ cần chúng ta hiểu đâu là dục, đâu là ác pháp, đâu là tai hại, sự nguy hiểm của chúng, rồi chúng ta không chạy theo sự cám dỗ của chúng nữa là xong.

Càng ôm pháp tu tập thì càng làm cho thân tâm mõi mệt, đó là chúng ta đang ức chế thân tâm. Tu theo đạo Phật là xả tâm, xả những tâm tham, sân, si, mạn, nghi, những kiết sử trói buộc.

Chúng ta thử tự suy xét lại xem, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, luyện thần chú, tập trung vào hơi thở, tập trung chú ý bụng phình xẹp,... có làm hết tham sân si, mạn, nghi và những kiết sử không? Muốn tham, sân, si, mạn, nghi và những kiết sử hết thì chúng ta phải tự mình ly, từ bỏ và đoạn diệt chúng bằng cách sống không còn chạy theo những cám dỗ của chúng nữa. Chỉ cần chúng ta sống giữ gìn giới luật, sống độc cư, ngồi chơi thì những thói quen, tật xấu, những dục lạc, ác pháp, kiết sử sẽ tuông trào ra cám dỗ, lôi kéo chúng ta chạy theo chúng. Nhưng nếu chúng ta không làm theo, không chạy theo, không để chúng lôi kéo là chúng ta đang ly dục, ly ác pháp và các kiết sử. Chỉ có như vậy thì các tâm tham, sân, si, mạn, nghi mới không còn nữa.

Từ xưa tới nay chúng ta đã huân tập vào những dục lạc ham muốn và ác pháp của thế gian. Chúng đã tạo thành nghiệp. Hôm nay chúng ta sống giữ gìn giới luật, sống độc cư, phòng hộ sáu căn thì những niệm dục và ác pháp phải tuông trào ra. Chúng tuông trào ra là chúng đang vùng vẫy giãy dụa, chúng đang lý luận đủ mọi cách để lôi kéo chúng ta trở về đời sống dục lạc thế gian, vì đó là môi trường sống của chúng. Giống như nước là môi trường sống của các loài cá. Khi cá bị bắt lên bờ hoặc mắc cạn, các chú cá vùng vẫy, giãy dụa, nếu không cho trở về môi trường nước lại thì chúng sẽ yếu dần và chết. Cũng vậy, trong môi trường giới luật, sống độc cư, phòng hộ sáu căn, những niệm dục, ác pháp và các kiết sử sẽ vùng vẩy, giãy dụa tuôn trào ra, lúc đầu rất mạnh, nhưng nếu chúng ta kiên trì ly dục ly ác pháp, không chạy theo những cám dổ, lôi kéo của chúng thì chúng sẽ hết sức, yếu dần và mất hẳn. Lúc đó chúng ta sẽ nhận ra rằng “tâm tôi không có tham, tôi biết tôi không tham, tâm tôi không sân, tôi biết tôi không sân, tâm tôi không si, tôi biết tôi không si,...”. Chính chổ tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi là tâm đang bất động thanh thản an lạc và vô sự.

Dĩ nhiên trong quá trình tu tập khi thân tâm có chướng ngại pháp, bị dục và ác pháp tấn công thì chúng ta phải ôm pháp tu tập, nhưng khi các chướng ngại pháp, dục và các ác pháp bị đẩy lui thì chúng ta phải buông bỏ các phương pháp tu tập xuống, đừng ôm mãi nữa. Vì còn ôm pháp là còn hữu sự, chưa vô sự.

Do vậy, người tu theo đạo Phật rất cần thiết phải:

Giữ gìn giới luật, giới luật không phải là luật pháp hay giới cấm. Chúng ta phải hiểu rằng giới luật là thiện pháp, là những đức hạnh dạy chúng ta sống không còn làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh nữa. Giới luật giúp cho chúng ta thay hình đổi dạng, từ người xấu trở thánh tốt thiện, biết sống thương yêu và tha thứ. Giới luật giúp cho chúng ta mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật chúng sinh khác.

Tu Định Chánh Niệm Tĩnh Giác và Định Niệm Hơi Thở để tâm luôn tỉnh thức nhận ra được từng tâm niệm ác thiện, từ đó mới nhận ra được từng tâm niệm dục và ác pháp, do nhận ra thì mới ngăn và diệt ác pháp, làm cho sanh và tăng trưởng những niệm thiện.

Tu Định Vô Lậu để thấy rõ, hiểu rõ những nguy hại, nguy hiểm, tác hại của những niệm dục, ác pháp và những kiết sử. Sau khi quán xét vô lậu rõ ràng thì chúng ta mới buông xả dễ dàng. Tu định vô lậu còn để thấu hiểu các pháp thế gian, những sự việc, những diễn biến xảy ra hằng ngày xung quanh đều là những màn kịch của nhân quả. Mỗi người, mỗi vật, mỗi hoàn cảnh xung quanh chúng ta đang là những diễn viên, tài tử, phim trường, kịch trường đại diện cho nhân quả diễn xuất những nhân quả thiện ác mà chúng ta đã gieo trong quá khứ. Trong phim ảnh hay kịch bản thì phải có người tốt, người xấu, người phản diện, người chánh diện, người đóng vai phụ, người đóng vai chánh, nhưng dù họ đóng vai trò gì thì sau khi phim kịch kết thúc, họ đều trở về một người bình thường, không liên quan gì đến kịch bản cả. Do hiểu rõ nhân quả như vậy, khi bị ai hai, chửi mắng, đánh đập, cướp giật, chỉ trích, nói xấu, lừa dối,... chúng ta đừng trách móc, hờn giận, chửi mắng nói xấu ai, bởi vì họ đang đóng kịch nhân quả thôi, họ cũng không muốn đóng vai phản diện, vai xấu như vậy đâu. Lỗi là lỗi của ta đã gieo nhân xấu cho nên ngày nay mới gặp những tài tử xấu này, chính họ đang cho chúng ta thấy lại những gì chúng ta đã gieo, do hiểu rõ điều này chúng ta hãy luôn sống thương yêu và tha thứ, dù nhân quả đến như thế nào, diễn xong vỡ kịch này họ sẽ trở về đời sống bình thường của họ, vẫn là một người tốt, không ai là không muốn trở thành người tốt, không ai muốn trở thành người xấu đâu, nhân quả là vô thường mà, rồi tất cả sẽ trở thành người tốt, người thiện, và người lành. Họ đang giúp đỡ chúng ta đó, đang là đối tượng để giúp chúng ta tu tập xả tâm,... Do có đôi mắt nhân quả như vậy mà tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Biết sống nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng.

Tu Định Sáng Suốt để thân tâm trở về trạng thái cân bằng, khỏe mạnh sau khi tu tập các loại định trên. Nghĩa là ngồi xả nghỉ nhưng tâm luôn sáng suốt không bị mê mờ, không rơi vào các trạng thái hôn trầm, thùy miên, vô ký ngoan không.

Tóm lại, sự thông suốt đúng đường lối tu tập của đạo Phật giúp cho chúng ta đi đúng, tu đến đâu là thấy sự giải thoát ngay đến đó, giống như lời Phật dạy “Đạo ta, không có thời gian, đến để mà thấy”. Đến là thấy sự giải thoát ngay. Tu mà chỉ ngồi chơi thì làm sao không thấy sự giải thoát phải không các bạn?

Ngược lại nếu chúng ta thấy chúng ta tu tập mà gặp quá nhiều chướng ngại, thấy thân tâm mệt mõi, bệnh tật đến thăm triền miên, nay đau chổ này, ngày mai đau chổ khác, không thấy thân tâm thanh thản an lạc và vô sự thì chúng ta nên coi lại cách tu của mình, do mình quá vội vã chưa thông suốt những gì cần thông suốt mà đã lo tu tập, do mình hiểu sai, chọn sai cách tu tập, do mình chọn lầm pháp môn tu tập, do mình không tu pháp xả tâm mà chỉ lo ôm pháp tu ức chế tâm, do mình chưa xả tâm ở ngoài đời mà đã vào chùa tu,... Trong bài giảng “Căn bản tu hành từ thấp đến cao” thầy Thích Thông Lạc đã nói về vấn đề này.

Vào chùa tu ít đối tượng thì làm sao biết được tâm mình mà xả, vào chùa ôm pháp này pháp kia tu làm sao gọi là xả tâm được, chỉ làm cho thân tâm thêm mệt mõi, đâu khác gì người ngoài đời đi làm, ngày nào cũng như ngày nấy ôm cái máy tính, ôm máy móc để sửa, ôm một đống giấy tờ để làm sổ sách,... Do cứ ôm pháp này pháp nọ tu rồi biến pháp tu tập đó thành cái nghề luôn, như nghề tụng kinh, nghề cầu an, cầu siêu, nghề dạy ngồi thiền, nghề dạy bắt ấn, nghề dạy luyện thần chú.

Do sự tu tập của tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm, không tránh khỏi còn nhiều thiếu xót trong vấn đề nhận ra sự ức chế của thân tâm. Nếu quý đạo hữu nào biết như thế nào là tu tập ức chế thân tâm, kính mong quý đạo hữu bổ sung thêm! Cám ơn.

TÂM GIẢI THOÁT

Dựa vào bài "Món ăn giải thoát" của thầy Thích Thông Lạc giảng, chúng ta đã xác định được tâm giải thoát của đạo Phật là "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự". Cái quan trọng là làm sao giữ gìn, bảo vệ và hộ trì chân lý này suốt cuộc đời, bởi vì chính tâm này là tâm Niết Bàn.

Qua những bài giảng cuối đời của thầy Thích Thông Lạc, thầy luôn luôn nhấn mạnh cho chúng ta thấy đạo Phật là đạo trí tuệ, trí tuệ đó là do chúng ta tự triển khai sự hiểu biết đúng với đường lối của Tứ Diệu Đế, lý nhân quả, lý vô thường, lý vô ngã, quán thân bất tịnh, thức ăn bất tịnh, ... để từ đó đứng trước mọi việc xảy ra trong cuộc sống, tâm chúng ta không bị lo lắng, phiền não, sợ hãi, sân giận và đau khổ, tâm luôn giữ được bất động thanh thản an lạc và vô sự.

Lời thầy Thích Thông Lạc dạy: "Trí tuệ là sự hiểu biết và tư duy đều giống nhau cả. Nhưng sự tư duy suy nghĩ một điều gì mà do lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thúc đẩy thì đó gọi là trí tuệ thế gian; còn sự tư duy, suy nghĩ đó mà đi ngược lại với lòng ham muốn và nghiệp tham, sân, si thì đó là trí tuệ giải thoát, còn gọi là tri kiến giải thoát."

Nếu không triển khai tri kiến hiểu biết về Tứ Diệu Đế, nhân quả, vô thường, lý vô ngã, quán bất tịnh,... thì tâm sẽ bị lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, sân giận và đau khổ. Do vậy việc triển khai tri kiến rất là quan trọng. Không có tri kiến giải thoát này thì chúng ta tu hành sẽ bị rơi vào ức chế tâm, không xả tâm được, chỉ dồn nén, chịu đựng mà thôi.

Tại sao nói rằng tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là tâm giải thoát? Chúng ta hãy thử giải thích từng cụm từ một.

Bất động là không dao động trước bất kỳ một pháp nào nữa nghĩa là tâm không dao động trước các dục, ác pháp và các cảm thọ. Không bị chúng lôi kéo, cám dỗ, xúi dục, trước các cảm thọ đau nhức tâm không lo lắng, sợ hãi, phiền não, sân giận và đau khổ.

Thanh thản là tâm không còn lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, sân giận và đau khổ.

An lạc là nói về thân được khinh an, an lạc không bị một bệnh tật đau nhức nào.

Vô sự là nói về sự buông xả hoàn toàn, không còn dính mắc vào thứ gì trên đời, tất cả đều buông xuống, không còn lo lắng, buồn phiền, sợ hãi và đau khổ nữa.

Do đó tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự là tâm giải thoát, là tâm chứng đạo, là tâm niết bàn.

Khi biết được trạng thái tâm giải thoát này chúng ta hãy luôn giữ gìn,bảo vệ và hộ trì chúng bằng phương pháp "Như Lý Tác Ý" và bằng Tứ Niệm Xứ. Như Lý ở đây là như lý của sự giải thoát, như lý của sự giải thoát là "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự", đó là chân lý thứ ba trong Tứ Diệu Đế - diệt đế. Tác ý là thầm tác ý hoặc hướng tâm đến lý giải thoát này. Khi chúng ta thường xuyên tu tập pháp NHƯ LÝ TÁC Ý thì tâm của chúng ta ở trong trạng thái CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC.

Trước mọi việc xảy ra trong cuộc sống, chúng ta phải mạnh dạn vượt qua, không để bị đắm nhiễm, nhiễm ô vào dục và ác pháp, không để cho chúng lôi kéo, cám dỗ và xúi dục chúng ta, bằng câu tác ý: "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự."

Ví dụ: khi đứng trước hình tướng người nữ hoặc hình tướng người nam, chúng ta triển khai tri kiến, thân họ là bất tịnh, là thân hôi thúi, uế trược, là nguyên nhân của sanh tử luân hồi,... Sau đó ta tác ý trong đầu: "tâm phải bất động thanh thản an lạc và vô sự, không được dính mắc vào, dính mắc là đau khổ muôn ngàn kiếp".

- Khi bị chửi mắng, la hét, ta triển khai tri kiến rằng: người đó đang nóng giận, họ đang đau khổ, hãy yêu thương họ, hoặc ta quán nhân quả thấy việc họ la mắng ta là do ta đã gieo nhân xấu trong quá khứ, nay phải chịu quả báo như vậy, ta thấy lỗi là do mình trước, nên im lặng hoặc nhận lỗi để giúp cho cơn sân giận của họ được giảm xuống, sau đó thầm nhắc: "tâm phải bất động thanh thản an lạc và vô sự, không được sân giận, hãy yêu thương họ".

- Khi tâm khởi lên muốn ăn uống phi thời, ta triển khai tri kiến về thức ăn là bất tịnh, ăn vào rồi thì chúng đã thành phân, thành những thứ chua hôi, có nhổ ra cũng không ai dám ăn. Chúng ta ăn để mà sống, sống để tu, nhất quyết không ăn uống phi thời, ăn uống linh tinh, chạy theo tâm tham dục ăn uống, do vậy ta thầm nhắc "tâm phải bất động thanh thản an lạc và vô sự, tâm không được tham ăn, tâm tham ăn cút đi."

- Khi thân bị bệnh đau nhức, chúng ta triển khai tri kiến rằng: bệnh là do nhân quả, là vô thường, thay đổi, đến rồi đi, có gì đâu mà sợ, trước sau gì mày cũng biến mất. Rồi thầm nhắc "tâm phải bất động thanh thản an lạc và vô sự, mặc kệ nó, không cần lo lắng, sợ hãi gì cả". Dù cho bệnh có đau nhức cỡ nào, sưng to, chảy nước mắt, đau như kim châm, dù cơn đau như ai cắt ruột, như ai banh da, xẻ thịt cũng chẳng hề dao động, phải bình tĩnh sáng suốt, không sợ, chỉ cần bền chí, kiên trì, dũng mãnh giữ tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là sẽ vượt qua, làm chủ nhân quả.

Rõ ràng nhờ triển khai tri kiến giải thoát thì tâm chúng ta mới bảo vệ và giữ gìn được chân lý giải thoát là tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Nếu không triển khai tri kiến giải thoát mà chỉ tác ý câu "tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự" thì đó cũng là ức chế tâm. Do vậy sự xả tâm của đạo Phật chính nhờ vào triển khai tri kiến, sự hiểu biết như thật tất cả các pháp đều là nhân quả, đều vô thường, đều không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, đều khổ,... Chính vì vậy đạo Phật gọi là đạo trí tuệ.

Sự giải thoát của đạo Phật rất rõ ràng, ai sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh là CHỨNG ĐẠO. Sự chứng đạo của Phật giáo không có khó khăn, không có mệt nhọc chỉ cần chịu khó học tập đạo đức nhân bản – nhân quả, để có tri kiến giải thoát thì tâm sẽ luôn luôn ở trạng thái giải thoát, trạng thái tâm giải thoát gọi là Chứng Đạo. Lời thầy Thích Thông Lạc dạy: "Học đạo đức là học xả tâm; là học làm người không bao giờ bị ràng buộc bởi những ác pháp; là học làm người mà ra khỏi bản chất tham, sân, si, mạn, nghi của con người." Nhờ học được đạo đức mà tham, sân, si, mạn, nghi không còn tác động vào tâm, do vậy tâm luôn bất động thanh thản an lạc và vô sự.

Qua đó ta thấy những lời khuyên của thầy Thích Thông Lạc trong các bài giảng cuối đời rất là quan trọng và hữu ích, chúng giúp cho chúng ta đi đúng đường, tu hành không còn bị ức chế nữa. Khi tu đúng đường thì tu đến đâu, xả đến đâu, thấy rõ sự giải thoát đến đó. Từng phút từng giây làm chủ tâm mình, biết rõ tâm mình đang giải thoát, vì hiểu rõ nó đang bất động thanh thản an lạc và vô sự. Chỉ cần ngày ngày giữ gìn và bảo vệ và hộ trì tâm giải thoát này thì tâm ta đã tương ưng với Phật, với Thầy, vì nó chính là tâm Niết Bàn rồi.

Tri kiến giải thoát rất quan trọng, dù cho chúng ta có biết rõ đường lối tu tập của đạo Phật mà không có tri kiến giải thoát thì có tu ngàn năm cũng không giải thoát. Tri kiến giải thoát phải được trau dồi, quán đi quán lại thường xuyên, quán càng sâu, càng nhiều cách thì mới thấm nhuần xả được những dính mắc, những ham muốn, ác pháp và các cảm thọ. Nếu chỉ quán sơ sơ, nghĩ là mình đã thông suốt thì chưa chắc đã xả tâm được. Do vậy, tri kiến giải thoát rất rất quan trọng cho việc xả tâm. Xả tâm được hay không chính là nhờ vào tri kiến giải thoát.

Giữ gìn, bảo vệ và hộ trì tâm giải thoát, không phải là ngồi nhìn vào nó, thích trạng thái đó. Nhìn vào nó là sai. Hãy sống bình thường, để tâm tự nhiên, hiểu rõ khi tâm không còn phóng dật, không còn dính mắc vào bất kỳ pháp gì, nó im lặng sáng suốt thì đó là tâm đang bất động thanh thản an lạc và vô sự. Biết như vậy là đủ, không cần phải tìm nó, cố giữ nó không cho mất, ngồi nhìn nó sợ nó mất. Chỉ cần sống bình thường tự nhiên như người vô sự.

Sau một thời gian học tập, đã quán xét và trau dồi tri kiến giải thoát nhiều lần và sâu, chúng ta sẽ nhận ra đến một lúc nào đó, những tri kiến về các pháp thế gian là nhân quả, là vô thường, là không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, là bất tịnh, là khổ,...đã thấm nhuần, đã nhuần nhuyễn, đã hiểu rõ như thật, đời sống đã buông xả sạch, thì không cần quán vô lậu nữa. Lúc đó, khi có bất kỳ niệm dục, ác pháp hay cảm thọ khởi ra thì tâm tự hiểu rõ chúng như thật và thầm hướng tâm đến chân lý giải thoát "tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự.". Không cần quán và nhắc dài dòng như xưa nữa.

Mỗi khi có niệm khởi lên, chỉ cần thầm hướng tâm vào chân lý giải thoát là đủ. Từ đó ta sẽ nhận thấy và hiểu rõ ta đang giữ gìn, bảo vệ và hộ trì chân lý giải thoát "tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự." suốt ngày, suốt đêm, ngày này qua ngày nọ, sống với tâm giải thoát Niết Bàn.

Điều quan trọng ở đây là phải hiểu rõ tâm bất động thanh thản an lạc là gì. Kẻo không chúng ta hiểu sai thì tu hành không mang lại kết quả gì mà lại lạc vào thiền ức chế tâm, lạc vào các trạng thái tưởng, trở nên điên khùng rồi nói rằng pháp tu này không đúng, không mang lại sự giải thoát.

Tâm bất động không phải là tâm không vọng tưởng, không phải là tâm không niệm thiện niệm ác.

Tâm bất động là tâm vẫn có niệm, nhưng chỉ có niệm thiện không có niệm ác; chỉ có niệm ly tham sân si mạn nghi, không có niệm tham sân si mạn nghi; chỉ có niệm sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh khác; không có niệm sống làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh khác; là tâm ly dục ly ác pháp, không có niệm dục và ác pháp; là tâm ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện; là tâm biết rõ mọi vật xung quanh nhưng không dính mắc, chứ không phải tâm lờ mờ, lim dim, không biết rõ mọi vật xung quanh [ý thức đã bị chìm, bị mất, ý thức bị mất là tu sai, là đã bị lọt vào tưởng]; là tâm không sợ hãi lo lắng buồn khổ trước mọi cảm thọ bệnh tật, đau nhức, ngứa ngáy,...; là tâm không dính mắc, không bám, không nhìn vào bất kỳ cảm thọ nào dù là các trạng thái khinh an hỷ lạc nào của thân tâm hoặc trạng thái bất động, yên lặng, thanh tịnh của tâm...; là tâm có chánh tư duy tìm đạo lý có những công đức gì thì nên che giấu, không được phô bày, nhưng có lỗi lầm nào thì nên phát lồ sám hối,... Tâm bất động chính là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật chính là tâm bất động.

Page 8

Nguồn: Chánh Pháp

Chúng ta tạm thời chia đạo Phật theo những giai đoạn sau:

- Thời kỳ Phật giáo Nguyên Thủy. Đó là thời kỳ đức Phật còn tại thế và kéo dài thêm 100 năm.

- Thời kỳ Phật giáo phân phái. Đó là thời kỳ sau 100 năm, đạo Phật chia thành 20 bộ phái, theo hai khuynh hướng bảo thủ của Thượng tọa bộ và cải cách của Đại chúng bộ. Thời kỳ này kéo dài từ 100 năm sau Phật đến khoảng 600 năm sau Phật.

- Thời kỳ Phật giáo Đại thừa. Nhiều khi để tránh hơn thua, người ta cũng gọi là Phật giáo Phát triển. Lúc này những bộ kinh và luận của Đại thừa thi nhau xuất hiện. Thật ra Phật giáo Đại thừa đã có manh nha sau Phật 200 năm, nhưng phải đợi khi Long Thọ hiện diện thì mới trở thành một phong trào rầm rộ.

- Thời kỳ Phật giáo biển đối. Đó là khi Phật giáo được truyền sang các nước phía Đông như Tây Tạng, Trung Hoa. Tại đây, đạo Phật pha trộn với văn hóa, tín ngưỡng bản địa và thay đổi rất nhiều. Ta có Mật tông, Thiền tông hay Tịnh độ tông đều thuộc giai đoạn này. Thời kỳ này không đồng đều, tùy theo thời gian đạo PHẬT du nhập vào mỗi nước, nhưng cũng khoảng gần 100 năm sau Phật. Ngay cả Phật giáo Theravada của Nam tông từng được xem là nguyên thủy cũng không còn giữ được thuần túy, cũng đã thay đổi rất xa so với Phật giáo Nguyên thủy. Và dường như khuynh hướng biến đổi này kéo dài đến ngày nay.

- Thời kỳ Phật giáo hiện đại. Đó là thời đại hôm nay khi các ngành kỹ thuật khoa học tiến bộ giúp cho việc nghiên cứu đạo Phật được thuận lợi. Ngày nay người ta ít bị ràng buộc bởi một tông phái duy nhất mà luôn tìm hiểu đạo Phật từ cội nguồn, tìm hiểu các tông phái khắp nơi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm tu hành. Chính thời kỳ này lại mới là lúc tinh thần của Phật giáo Nguyên thủy được tôn vinh vì giúp cho đạo Phật tìm lại điểm chung và bớt bị phân hóa.

Hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến bốn đường lối phổ biến nhất bây giờ đó là Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông và Theravada Nam tông. Một bài ngắn như vầy thì những điều được nêu ra chỉ là sơ lược.

Học bày này, chúng ta cũng vượt ra khỏi tinh thần thành kiến tông phái để tìm sự thật. Một trở ngại lớn cho người học Phật là tinh thần tông phái quá nặng khiến cho ta không còn khách quan nữa. Bây giờ, dù ta xuất thân từ tông phái nào, ta cũng tạm quên đi để chỉ còn là đệ tử Phật chung duy nhất mà thôi. Có thể thầy tổ ta cực lực bênh vực tông phái pháp môn của mình, nhưng trên tinh thần khách quan nghiên cứu, ta phải thoát ra khỏi ảnh hưởng đó để nhìn rộng hơn. Điều bình thường là ai cũng cho tông phái mình là chân lý đúng nhất. Đó chỉ là quan niệm chủ quan không phù hợp với tinh thần nghiên cứu khoa học, cần phải được tránh để ta đi tìm một đạo Phật chung cho tất cả.

Chúng ta sẽ dựa trên vài đạo lý căn bản nhất của Phật để so sánh từng pháp môn và biết rõ sự sai biệt để bổ sung hay phát huy. Cuối cùng, ước mơ của chúng ta vẫn là xây dựng lại một đạo Phật hòa hợp đoàn kết và không còn bị phân hóa trầm trọng như hiện nay.

1.- TỊNH ĐỘ TÔNG

Tông tịnh độ xuất hiện theo tinh thần của kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh A di đà. Những bậc tông sư như Huệ Viễn, Đàm Loan, Đạo Xước,… hết mực xiển dương ca ngợi cái mong ước sinh về cõi Phật Adiđà sau khi chết, bằng cách lúc sống cứ chuyên tâm niệm danh hiệu Phật Adiđà.

Cõi nước của Phật Adiđà được gọi là cõi Cực Lạc, hay còn gọi là Tịnh độ. Đó là nơi các vị Bồ tát đông vầy, đất trời trang nghiêm đẹp đẽ, chúng sinh thuần hòa sáng suốt. Tại đó, mọi người sẽ được sinh ra từ một hoa sen, rồi tu hành cho đến khi thành Phật.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rằng lúc chưa đắc đạo, còn là tỳ kheo PHÁP TẠNG. Phật Adiđà đã phát 48 lời nguyện với sự hứa hẹn rằng bất cứ ai niệm danh hiệu ngài đều sẽ được ngài dùng thần lực đưa về cõi Cực lạc sau khi chết. Chính vì tin vào lời hứa đó mà tông Tinh độ xuất hiện kêu gọi mọi người tha thiết niệm Phật để được vãng sinh.

Ưu điểm của tông Tịnh độ là không triết lý rườm rà nên dễ được quần chúng bình dân chấp nhận khiến cho tín đồ Phật giáo đông hẳn lên. Mục tiêu vãng sinh cũng đơn giản gần giống như các tôn giáo khác chuyên hứa hẹn một thiên đường sau khi chết nên đã cạnh tranh rất tốt với các tôn giáo chủ trương sinh thiên đường. Riêng Tịnh độ tông vượt hơn hẳn là còn nói đến trách nhiệm tu hành sau khi vãng sinh chứ cực Lạc chưa là mục đích cuối cùng.

Sự chuyên tâm niệm Phật cũng được xem là một cách nhiếp tâm trong thiền định, trong đó, ý niệm về tôn kính Phật được giữ gìn thường xuyên.

Ngoài ra, do không tốn nhiều thời gian cho triết lý nên tông Tịnh độ phát triển theo hướng nghi lễ giúp cho Phật giáo có nghi lễ đáp ứng nhu cầu cúng kiếng cầu nguyên cho tín đồ như cầu an, cầu siêu, tang lễ….

Nhiều người có đạo đức sẵn, lại thêm chuyên cần niệm Phật, cũng đã tìm thấy an lạc trong cuộc sống và khi chết.

Nhược điểm của tông Tinh độ là rời xa mục tiêu Vô ngã của Phật nên nếu không khéo, người tu có thể trở nên ích kỷ dần dần mà không hay. Do chỉ ước ao vãng sinh Tịnh độ nên người ta cũng bỏ quên thế giới thực tại này, không chung tay góp sức xây dựng cuộc đời, lơ là với sự nghiệp truyền bá chánh pháp, nhường đất cho các tôn giáo khác nhảy vào thay thế. Thường thường là sau thời gian Tịnh độ tông phát triển mạnh thì đạo Phật lại suy yếu là vì như thế.

Câu niệm Phật có thể là phương tiện tốt ban đầu để an trú tâm, nhưng nếu không buông bỏ được thì hành giả không thể vào sâu trong định vì định bắt buộc phải là một nội tâm trống vắng hoàn toàn.

Niềm tin vào ước nguyện vãng sinh chỉ có thể là phương tiện ban đầu chứ không thể là tất cả, vì vậy, nếu không chịu học hỏi thêm, người tu sẽ hiểu sai về Phật pháp trầm trọng, thậm chí rơi vào tà kiến. Tin vào Phật lực quá đáng sẽ phá vỡ đạo lý Nhân quả vốn là một đạo lý nền tảng tuyệt đối trong đạo Phật. Theo Nhân quả, muốn được sinh về một nơi tốt lành sau khi chết, người ta phải gắng công xây dựng cõi đời hiện tại này thành cõi Phật trước đã. Dù xây dựng chưa xong, nhưng Nhân quả cũng đưa người đó về cõi Phật sau khi chết.

Bổ sung cho những khuyết điểm của tông Tịnh độ, nhiều vị tôn túc đã đưa ra thêm những khái niệm mới như hoàn nhập Ta bà, Tín Hạnh Nguyện, Niệm Phật theo hơi thở, niệm đến vô niệm, Tự tánh Di đà, Duy tâm tịnh độ… Nên tập ngồi kiết già, điều thân thấy thân là vô thường hư ảo, rèn luyện khí lực để hỗ trợ cho công phu tu tập.

2.- THIỀN TÔNG

Thiền tông được cho là truyền thừa từ tổ Bồ Đề Đạt Ma, truyền dẫn đến lục tổ Huệ Năng. Huệ Năng có hai đệ tử ưu tú là Thanh Nguyên và Hoài Nhượng. Hai vị trên xuất hai cao đồ là Hy Thiên và Đạo Nhất Mã tổ. Từ đó thiền tông phát triển rực rỡ lấn hết mọi tông phái khác. Lý do bởi vì Thiền tông có được nhiều thiền sư đạt ngộ thực tế, hơn hẳn các tông phái khác.

Thiền tông có cách dạy đạo ra ngoài truyền thống giáo điển, và được khẳng định qua lời tuyên bố [cũng được cho là của Bồ Đề Đạt Ma]:
Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật

Chủ trương của thiền tông là giúp cho người học ngộ được Phật tánh có sẵn nơi mình. Ban đầu thì cho rằng hễ ngộ được thì thành Phật, về sau thì bổ sung rằng ngộ rồi thì bắt đầu tu. Rất nhiều người trong THIỀN TÔNG có được hiện tượng đốn ngộ nên các vị vững tin vào đường lối của tông phái mình. Sau này, thời cận đại Thiền tông xuất hiện lối tu tham thoại đầu rất cực đoan, bài bác hết mọi đường lối khác, kể cả kinh điển của Phật, và làm thất bại nhiều người.

Ưu điểm của Thiền tông là giúp phát huy tính tự lực của bản thân nên thực tế hơn các tông phái dựa vào sự linh thiêng của chư Thánh. Vào thời kỳ hưng thịnh, Thiền tông sản sinh ra rất nhiều vị thiền sư đạt ngộ cụ thể, có tâm chứng rõ ràng.

Trí tuệ của Thiền đã tạo nên vô số luận bản đóng góp vào kho tàng văn hóa của Phật giáo, với nhiều sáng tạo kỳ thú. Dường như trong một thời gian dài, Thiền tông đã là bộ mặt chính của Phật giáo Bắc phương vì có thực hành và có thành tựu sở đắc tâm linh bởi công phu thiền định.
Thiền tông cũng có tính trong sáng vì không chấp nhận những ảo giác của tâm, trong khi có những tông phái lại xem ảo giác là thú vị.

Những thiền ngữ bí hiểm của thiền sư, thật ra lại có nghĩa lý đầy giá trị chứ không phải là vô nghĩa. Những người có duyên, có khi nghe một thiền ngữ hiểm hóc lại được đốn ngộ.

Vì không còn Phật để minh định trình độ tu chứng nên Thiền tông không đưa ra được một thang tu chứng rõ ràng, nên các Thiền sư theo kinh nghiệm của riêng mình cũng lập ra thang giá trị riêng. Mười bức tranh chăn trâu là một điển hình, rốt cuộc cũng ăn khớp với Tứ thiền của Phật.
Thiền tông cũng đòi hỏi sự tinh tấn quyết liệt, không chấp nhận tu cầm chừng. Điều này phù hợp với Chánh tinh tấn trong Bát Chánh đạo, và tạo nên đạo lực thật sự cho toàn bộ Phật giáo.

Nhược điểm của Thiền tông là ít để ý đến mục tiêu Vô ngã của Phật. Chủ thuyết về Phật tánh có sẵn khiến đưa đến mâu thuẫn khi trong tâm tồn tại cùng lúc vừa Bản ngã vừa Phật tánh. Phật tánh lại có vẻ vô dụng khi con người tạo nghiệp mà Phật tánh không góp phần ngăn chặn gì được. Phật tánh có hiển lộ hay không là do con người dụng công tu tập chứ chính Phật tánh lại không tự làm nên sự giác ngộ cho mình.

Từ khi cho rằng nơi chính mình có sẵn Phật tánh siêu việt, nhiều người đã trở nên kiêu căng lập dị. Nhiều người được sư phụ công nhận là kiến tánh cũng chưa có đạo đức, và trầm trọng hơn, nhiều người còn hư hỏng về sau. Phật tánh và Kiến tánh không sản sinh ra đức hạnh một cách tự động, chính con người phải tự mình rèn luyện rất nhiều để có đức hạnh.

Cùng một cảnh giới chứng ngộ, đức Phật không cho rằng đó là Phật tánh có sẵn, chỉ cho rằng đó là thuộc về Tứ thiền hay Tứ quả, trong khi Thiền tông lại lý giải rằng đó là Phật tánh có sẵn. Chủ thuyết về Phật tánh gần với Đại ngã hay Chân Ngã của kinh điển Upanishad của đạo Ấn độ hơn.
Thiền tông lại quá chú trọng tìm kiếm hiện tượng đốn ngộ mà ít chú trọng tu tập từ căn bản. Hơn nữa, việc dụng công để ý trên đầu cũng khiến Âm lực mất dần làm cho hành giả ban đầu có vẻ yên ổn, thời gian sau lại thoái thất.

Nhiều người bắt chước nói thiền ngữ để làm ra vẻ ta đã ngộ đạo, không ngờ chỉ hơn thua và khoe khoang.

Bổ sung cho những điều đó, ta nên lấy mục tiêu Vô ngã làm chính, lấy việc tu dưỡng đạo đức làm nền, rèn luyện khí lực làm sự hỗ trợ.

3.-MẬT TÔNG

Chiếc nôi của Mật tông là Tây tạng, nơi đó, đạo Phật kết hợp với tín ngưỡng có sẵn, đạo Bon, tạo thành một đạo Phật rất kỳ lạ. Về lý thuyết, kinh điển Mật tông Tây tạng nhiều hơn cả Phật giáo Trung Hoa. Có những bản kinh mà chỉ Tây tạng mới có chứ Trung Hoa cũng không có. Mật tông chú trọng về việc tìm kiếm quyền năng, cả khí lực lẫn tâm linh. Các Lạt ma có những bí quyết về luyện tập khí lực đặc biệt để tạo thành sức mạnh cho cơ thể. Rồi vô số những thần chú được cho rằng để tạo nên quyền năng tâm linh.

Nhưng nếu cần nói về lý thuyết Bát nhã Tánh không, Bồ tát hạnh ... thì trong Mật tông cũng không thiếu lý luận cao siêu.

Pháp Mật tông do ngài Tson Khapa [Tôn Khách Ba] thiết lập chiếm ưu thế với hai Lạt ma uy tín là Đạt Lai và BAN Thiền vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ở Trung Hoa, khi nhà Thanh trị vì, quốc sư Ngọc Lâm đã tạo điều kiện phát triển Mật tông qua việc ra lệnh buộc các chùa phải tụng năm đệ thần chú Lăng Nghiêm vào buổi khuya, và đưa mật chú vào hầu hết các nghi thức tụng niệm. Nhiều người do tụng thần chú cũng có được năng lực đặc biệt về tâm linh.

Ưu điểm của Mật tông là tạo thêm một khía cạnh năng lực tâm linh trong Phật giáo. Nhiều hành giả Mạt tông thành tựu thần thông ở mức độ nhất định cũng làm ngạc nhiên mọi người. Cuộc sống con người nhiều chướng ngại khó khăn, rồi trong lúc bế tắc, buộc họ phải đi tìm sự cứu giúp của người có khả năng tâm linh. Chính những hành giả Mật tông đã đáp ứng phần nào nhu cầu giải quyết khó khăn cho quần chúng, và giữ được tín đồ cho Phật giáo.

Câu thần chú tối nghĩa, thuần túy niềm tin, được chuyên chú trì tụng cũng được xem như một phương tiện nhiếp tâm trong thiền định. Người Ấn độ hiểu tiếng Sancrit thì có thể hiểu được nghĩa câu thần chú, hoặc ngày nay các thần chú cũng được dịch ra tiếng Việt giúp nhiều người hiểu nghĩa. Nhưng thật sự, hiểu thì hiểu, mà chẳng ai biết nghĩa đó là đạo lý gì. Ví dụ câu Aum Mani Padmé hum [Án ma ni bát di hồng] có nghĩa là Om, Viên ngọc trong đóa sen, có thể hiểu nghĩa, nhưng chẳng ai biết đạo lý gì. Rồi tùy theo sư phụ cho người đệ tử niềm tin vào sự thiêng liêng của câu thần chú đó để người đệ tử ôm theo suốt đời mà nhiếp tâm trì tụng.

Ưu điểm nổi bật của các tu viện Mật tông Tây Tạng là những phương pháp luyện tập khí lực rất hiệu quả. Nhờ những phương pháp đó mà các Lạt Ma chịu đựng cái lạnh ghê người trên núi cao. Chính nhờ khí lực hỗ trợ mà sự tu tập tâm linh của các Lạt Ma cũng đạt được nhiều kết quả phi thường. Toàn dân tộc Tây Tạng theo đạo PHẬT cũng vì chứng kiến những quyền năng kỳ lạ của Lạt Ma.

Nhược điểm của Mật tông là việc sử dụng quyền năng làm tăng trưởng kiêu mạn ngã chấp dữ dội. Hơn nữa sự ham thích quyền năng tâm linh cũng khiến người ta đi lệch khỏi Chánh kiến của đạo Phật. Nhiều phái Mật tông thờ sọ người để rèn luyện quyền năng, y hệt các đạo phù thủy thời man rợ. Phái Mật tông ít khi nói về đạo lý sống sâu xa chân chính, mà thích nói về quyền năng thần thông. Đức Đạt Lai Lạt Ma là điển hình hiếm hoi.

Thời gian mới xuất gia rất quan trọng đối với người tu, cần được huân tập những lý tưởng kiên cường với Phật pháp, lý tưởng truyền bá chánh pháp rộng khắp, nhưng năm đệ thần chú Lăng nghiêm đã gieo vào lòng người mới vào đạo một khái niệm mơ hồ không phương hướng.
Thật ra chính sự nghiếp tâm, ý muốn và phước tạo nên phép lạ chứ câu thần chú vô nghĩa chỉ là chỗ dựa của niềm tin. Khi tụng câu thần chú, ta có sự nhiếp tâm, ta có ý muốn đạt được khả năng gì đó, kết hợp với phước quá khứ, thế là ta có năng lực. Ví dụ người muốn có khả năng chữa bệnh, thiết tha trì tụng thần chú với niềm tin Phật. Rồi sau một thời gian tụng vào ly nước cho người khác uống thấy lành bệnh thật, thế là càng vững tin vào năng lực của thần chú, đâu ngờ rằng chính sự nhiếp tâm thiết tha, ý muốn và phước của chính mình đã làm nên như thế.

Nhiều bài kinh của Mật tông còn đi tới cực đoan là cho rằng trì tụng bài thần chú trong đó sẽ được công đức còn lớn hơn hóa độ nhiều người chứng Alahán. Đây thật sự là điều làm tan loãng đạo Phật. Chính đức Phật cũng chỉ nhận mình là một Alahán. Mặc dù công đức, trí tuệ, dung mạo, thần thông của Phật siêu việt biết bao nhiêu lần.

Bổ sung cho Mật tông là phải thiết lập chánh kiến với Tứ Diệu đế, phải lấy mục tiêu Vô ngã làm định hướng chính, phải rèn luyện Đạo đức làm nền tảng từ ngày đầu xuất gia. Phát huy phương pháp rèn luyện khí lực đừng để thất truyền.

4.- NAM TÔNG

Phật giáo Nam tông Theravada truyền bá khắp từ các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào Kampuchea, và một phần nhỏ tại việt nam. Chữ Theravada có nghĩa là Thượng tọa bộ, một bộ phái được thành lập sau Phật 100 năm. Nam tông trung thành và bảo vệ giáo lý nguyên thủy từ thời đức Phật, tuyệt đối không chấp nhận bản kinh nào xuất hiện vào các thời đại sau. Những bản kinh Đại thừa xuất hiện về sau đều bị Nam tông liệt vào hàng ngoại đạo. Chỉ có kinh bộ Nikaya là kinh điển chính thức được lưu truyền và tôn sùng.

Các sư Nam tông rất chuyên chú tu tập thiền định, giữ giới luật xa xưa, do đó, đã cho phép ăn tam tịnh nhục. Chiếc y vàng quấn vừa đẹp mắt vừa rườm rà cũng là biểu hiện của sự giữ gìn truyền thống quyết liệt.

Ưu điểm của Nam tông là bảo vệ một đạo Phật truyền thống để kèm bớt những sự cải cách mà có khi đã đi quá xa của Phật giáo Bắc phương. Sự quyết liệt của Nam tông làm Bắc tông cũng dè dặt bớt sự tự tôn của mình khi đã tự cho mình là Đại thừa và chê Nam tông là Tiểu thừa.

Sự chuyên chú tu tập và truyền bá các phương pháp tu thiền định cũng nêu cao được giá trị của đạo Phật giữa một thế giới quay cuồng căng thẳng. Nhiều thiền viện tại các quốc gia Phật giáo Nam tông đã thu hút được nhiều người khắp nơi trên thế giới về thực tập.

Kinh điển Nikaya được tôn thờ nên dù cho ngôn từ xa xưa khó hiểu, lập lại nhàm chán, cũng vẫn được mọi người kiên tâm nghiên cứu và tìm thấy trong đó vô số đạo lý cực kỳ quý giá.

Sự quyết tâm duy trì Giới luật cổ xưa cũng là hình ảnh đẹp cho ta trân quý điều cổ kính dù cho nhiều giới luật thật sự không còn phù hợp.

So với Bắc tông thì Nam tông giữ được sự đồng nhất khắp nơi, dù ở quốc gia nào. Đây là điều vô cùng đáng ca ngợi. Bắc tông vì mạnh dạn cải cách cũng gây ra sự phân hóa, chia sẻ, biến đổi khắp nơi.

Nam tông tôn trọng mục tiêu Vô ngã của Phật rất kỹ trong sự thực hành tu tập. Những chuẩn mực được thiết lập từ thời Phật như Tứ Thiền, Tứ Quả, vẫn được tôn trọng theo đuổi. Lịch sử về đức Phật hay truyện tích về các vị Thánh tăng có vẻ thực và trong sáng hơn, dù cho các chi tiết về thần thông vẫn được đề cập.

Lối tu Minh sát tuệ được phát minh sau Phật có lối theo dõi thở bụng phồng xẹp lại rất có lợi cho việc củng cố Chân âm, tạo khí lực cho việc tiến triển thiền định lâu dài về sau. Nhiều vị sư Nam tông có kết quả Thiền định rất thuyết phục, đến nỗi được mọi người xưng tụng là AlaHán.

Nhược điểm của Nam tông là không tìm hiểu để thấy được cái hay của tư tưởng Phật giáo Đại thừa với những sự phát triển cần thiết cho phù hợp với thời đại và khu vực. Vì thế Nam tông đã luôn coi Bắc tông như ngoại đạo góp phần làm chia rẽ đạo Phật chung. Chúng ta cần phải đoàn kết toàn thể những người tin Phật trên khắp thế giới lại để Phật giáo có được sức mạnh khi mà hiện nay rất nhiều thế lực xấu đang tìm cách phá hoại đạo Phật.

Nhiều vị trong Nam tông đi tới cực đoan coi trọng Abhidamma [Vi Diệu Pháp] hơn kinh điển chính thống Nikaya. Đó cũng là dấu hiệu Nam tông bắt đầu rời xa cội gốc dần.

Nhiều cách thiền tập của Nam tông không thống nhất được Tứ niệm xứ mà chỉ chọn một xứ nào đó để thực hành trong bốn xứ quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp.

Hầu hết lối sống và tu của các sư Nam tông rất thụ động, không chú trọng nhiều đến việc truyền bá Phật pháp một cách sâu rộng nên nhiều khu vực của Nam tông dần dần mất vào tay Hồi giáo hoặc các tôn giáo khác. Có những phường sống nhiều đời theo đạo Phật vậy mà bây giờ bắt đầu theo Tin lành khi được cho ba triệu. Phật giáo Nam tông của Thái lan đã không giữ được đời sống văn hóa Thái Lan, khiến cho đất nước này trở nên trụy lạc tha hóa. Các sư quan tâm đến tiểu tiết giới luật mà không chịu quan tâm tới đại thể phát triển Phật giáo. Nhưng rồi các sư cũng khó thể giữ được giới luật y hệt ngày xưa, vì có khi cũng phải khất thực bằng cách ngồi trên xe lam và nhận về cả xe vật thực.

Đời sống của sư tăng Miến điện cực kỳ thuận lợi trong khi sát bên ngoài người dân rất nghèo khổ vất vả. Điều này khiến cho người ta cho rằng đạo Phật chỉ có lợi cho giới tăng lữ.

Bổ sung cho những điều trên là ta cần một Nam tông năng động trong việc truyền bá chánh pháp sâu rộng, một Nam tông thông cảm ưu ái với Bắc tông, một Nam tông dấn thân phục vụ hơn là lặng lẽ ngồi chờ được phục vụ.

Trong một bối cảnh đa dạng Phật giáo như ngày nay, ta phải có bổn phận đi tìm cái chung đồng hợp lý nhất, vừa có hiệu quả thiết thực trong việc đi đến giác ngộ giải thoát, vừa có hiệu quả trong việc hoằng truyền chánh pháp, vừa tạo nên mẫu số chung cho các tông phái Phật giáo tìm đến sự hòa hợp đoàn kết với nhau. Cái chung đồng đó là Mục tiêu Vô ngã; cái chung đồng đó là Đức hạnh nhân cách hoàn chỉnh nghiêm túc; cái chung đồng đó là đạo lý Nhân quả Nghiệp báo; cái chung đồng đó là Phật giáo dấn thân gậy tạo được nhiều công đức vì làm lợi ích cho cộng đồng Địa cầu; cái chung đồng đó là công phu Thiền định có phương pháp hoàn hảo nhất, phù hợp với lời Phật dạy nhất.

Page 9

Nguồn: Chánh Pháp

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người Việt Nam, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.

1. Đức Phật không phải là đấng thần linh 

Với một số tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, Thái Tử xứ Ca Tỳ La Vệ, do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ.

Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử.

Đức Phật sinh ra bình thường như một con người, không phải thần thánh. Lớn lên, Ngài rời khỏi hoàng cung, đi tìm con đường giải thoát khỏi khổ đau trên thế gian.

Sau khi đắc đạo, Ngài thuyết pháp trong 45 năm, truyền dạy, hướng dẫn mọi người hãy đi trên con đường giác ngộ đó để được giải thoát.

Việc thờ phượng Đức Phật dưới hình thức một tôn giáo là do người đời sau bày vẻ ra, thậm chí quên mất việc quan trọng chánh yếu là tự nổ lực tu tập, hành đạo, ứng dụng giáo pháp trong đời sống thực tế của con người, để giác ngộ và giải thoát.

Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển một số giáo phái, như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc và chưa ai gặp ngoài đời cả.

2. Cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không phải là mục tiêu của đạo Phật

Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết phiền não khổ đau. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể vài chục năm đã đạt được ngay. Theo truyền thuyết đức Phật cũng phải trải qua nhiều cách sống và thực hành tu tập liên tiếp trong nhiều kiếp mới vượt xa người bình thường. Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hành từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn, và tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tu tâp để được thoát khổ hoàn toàn.

Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường lâu dài ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống hiện tại của con người để đạt được kết quả hết khổ và giải thoát luân hồi. Trong lịch sử, có rất nhiều đệ tử của Đức Phật đều là người có thật, và ngay cả các vị xuất gia sau thời Phật đều đạt được thoát bị luân hồi ngay khi đang sống ở cõi người.

Vì vậy, có thể nói vãng sanh Tây Phương Cực Lạc không phải là mục đích cứu cánh của đạo Phật.

3. Cầu khẩn van xin đức Phật ban phát tài lộc

Ngày nay phần lớn các ngôi chùa đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa, người tu hành ít, nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với tâm mong cầu Đức Phật như một vị thần mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái. Thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật.

Đức Phật chỉ dạy giáo pháp hướng dẫn con người tự nổ lực tu tập thanh lọc tâm để giải thoát hết phiền não khổ đau. Đức Phật không có ban phước, giáng họa hay đáp ứng những lời cầu khẩn van xin của con người, mà Đức Phật khuyên nên bỏ xuống chính các điều đó.

Còn vấn đề cầu xin sức khoẻ, hạnh phúc và bình an thì sao? Sức khoẻ do đời sống điều độ, không do đức Phật ban cho. Người thường đi chùa nhưng ăn uống không điều độ, tiêu thụ các món có hại thì làm sao mạnh khoẻ được. Khi có bệnh về thân thì đi bác sĩ khám bệnh và dùng thuốc, chứ tụng mấy biến chú đại bi, chú dược sư thì làm sao hết bệnh được. Nhà sư trong chùa cũng bệnh, cũng dùng thuốc mới khỏi bệnh.

Hạnh phúc cũng không do đức Phật ban cho, mà do hằng ngày thực hành bát chánh đạo trong đời sống. Người thường đi chùa, nhưng khinh miệt chồng con không biết tu như mình, mình phải lén chồng con để đi chùa, làm sao có hạnh phúc được.

Còn muốn bình an thì giữ gìn ngũ giới, không sinh sự thì sự không sinh. Ăn ở hiền lành tạo phước thì được bình an. Người thường đi chùa nhưng tánh nóng, hay gây gỗ với mọi người, đâm bị thóc thọc bị gạo, nhiều chuyện thị phi thì làm sao bình an.

4. Niệm Phật không phải là đọc danh hiệu Phật

Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa.

Bên cạnh đó, việc liên tiếp đọc "Nam Mô A Di Đà Phật" cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật. Tuy nhiên, tại chùa hay tại nhà, khi thực hành chú tâm niệm liên tục "Nam Mô A Di Đà Phật" chỉ là phương pháp thực hành để đạt chánh niệm, để loại trừ các suy nghĩ lung tung. Chỉ khi nào người niệm như vậy để tính sổ công đức là mê tín.

Thực ra, chữ "niệm" ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật là thường xuyên nhớ đến Phật, tránh nghĩ đến điều sai quấy, để khỏi làm hay nói điều sai quấy cũng là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt.

Như vậy, người tu hành có thể niệm trong tâm, gọi là tâm niệm, chứ không phải niệm to tiếng ồn ào, vang vang chánh điện để được khen tặng là niệm Phật giỏi.

5. Người tu hành theo Đạo Phật đều phải ăn chay

Ăn chay được khuyến khích do tâm tự nguyện để trưởng dưỡng tâm từ bi chứ không phải là qui định bắt buộc. Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi nên thực hiện. Ngày nay khắp nơi chùa chiền được lập nên, Phật tử điều kiện kinh tế khá hơn, chuẩn bị được đồ chay cho chùa, nên các nhà sư mới có thể ăn chay trường được.

Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần bồi dưỡng để có sức khỏe chóng bình phục, tiếp tục việc tu hành. Và việc ăn chay không phải là điều kiện để vãng sanh hay là kỳ tích để đem khoe khắp xóm làng.

6. Người tu hành theo Đạo Phật không cần phải thuộc lòng các bộ kinh

Nhiều người nói đến việc tu hành liền khoe ngay mình đã học thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những phẩm nào, đọc mỗi chữ lạy một lạy, đã mấy chục năm qua, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà đức Phật chỉ dạy.

Giáo pháp quan trọng nhất, căn bản nhất trong đạo Phật chính là Luật Nhân Quả, Lý Duyên Sinh, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo.

Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, con người càng dễ xa rời chân lý, lạc vào tà đạo, huyễn hoặc, mơ hồ. Có nhiều kinh điển do người sau này ngụy tạo, chỉnh sửa không còn đúng với chánh pháp cốt tủy của đạo Phật nữa. Do đó, để khỏi bị lầm lạc, người tu cần phải nắm vững các giáo pháp căn bản của đạo Phật.

7. Không phải đạo Phật chỉ dành cho người già

Thường khi người ta thấy chỉ có phụ nữ và người già đến chùa, ít có nam giới, liền vội cho rằng đạo Phật chỉ dành cho người già sắp lià đời, không thích hợp cho giới trẻ.

Thật ra, đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn chuyển hóa, thăng hoa đời sống để được hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, cho nên rất thích hợp cho giới trẻ. Tuy nhiên ở nước ta lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm. Quan niệm như thế thật quá sai lầm. Đừng đợi đến tuổi già, thân thể bệnh tật, tâm trí lu mờ mới tìm đến cảnh chùa. Khi đó quá muộn rồi. Muộn màng hơn nữa có người đợi chui vô hũ tro cốt, hay nằm trong quan tài mới chịu nghe tụng kinh niệm Phật.

Đạo Phật rất thích hợp cho bất cứ tuổi tác nào. Càng tìm đến với chánh pháp Phật càng sớm, càng có nhiều thời gian tu tập. Tu mau kẽo trể chính là nghĩa này. 

Page 10

Nguồn: fb

Kính gửi quý Phật tử,
Có một Phật tử ở Thụy Sĩ gửi cho Trò bài viết nói về ăn chay của các Danh nhân thế giới, xin quý Phật tử đọc tham khảo ạ.

Kính, Thươngyêu Thathứ.

01. Peter Burwash

Một hôm nọ, nhà vô địch quần vợt Peter Burwash đến viếng một lò sát sanh. Khi ra về ông đã bất nhẫn mà viết những cảm nghĩ của mình trong một quyển sách nhan đề là A Vegetarian Primer [Sách dạy ăn chay]. Có đoạn ông viết: "Tôi không nỡ bóp nát một cánh hoa mong manh. Tôi đã chơi hockey với hết sức bình sanh của mình. Tôi cũng đã từng vùng vẫy và dọc ngang trên các sân quần vợt trong những trận thư hùng. Tôi không phải là loại người yếu đuối. Nhưng trước cảnh tượng mà tôi đã chứng kiến tại lò sát sanh, tôi thấy mình kinh khiếp và lòng mình mềm yếu vì thương hại".

"Khi tôi rời khỏi lò sát sanh, sự tội nghiệp đã dày vò lương tâm tôi. Tôi thầm nhủ sẽ không bao giờ có đủ can đảm đi sát hại một con vật dù lớn dù nhỏ. Tôi hiểu rằng có những nhân vật lỗi lạc trên thế giới họp nhau để bàn cãi về các vấn đề vật lý, kinh tế và môi sinh. Cũng có một số người có quan điểm tán đồng với chủ thuyết ăn chay. Song điều làm cho tôi chọn lấy con đường chay lạt không phải chạy theo chủ thuyết này hay chủ thuyết nọ mà chính vì những cảnh dã man mà con người đã đối xử một cách tồi tệ với các loài vật không phương tự vệ mà tôi đã tận mắt chứng kiến". Trong thời kỳ cổ Hy Lạp và cổ La Mã, lòng từ bi và những quan niệm về sự đối xử đạo đức luôn luôn là những nguyên động lực chủ yếu khiến một số danh nhân khép minh trong việc thọ trì trai giới.

02. Pythagore

Ông Pythagore, nhà toán học lừng danh trên thế giới đã từng khuyên nhủ: "Này bạn, xin đừng làm nhơ nhớp thân thể của mình bằng những thức ăn tội lỗi. Chúng ta đã có bắp, bôm, lê, rau trái thừa thải, sữa và mật ong ngọt lịm.

Quả đất này đã cung ứng cho chúng ta những thức ăn vô tội một cách dồi dào, đã khoản đãi chúng ta bằng những bữa tiệc không can dự vào máu. Chỉ có loài thú này mới ăn thịt loài thú khác vì bản năng tự nhiên và vì đói. Nhưng không phải tất cả loài thú nào cũng vậy. Bởi vì trong số đó cũng có các loài như bò, ngựa và trừu... đều ăn cỏ".

Sử học gia Diogenes kể rằng, ông Pythagore dùng điểm tâm buổi sáng bằng bánh mì và mật ong và dùng bữa ăn chiều với nhiều loại rau quả. Ngài cũng đã thể hiện lòng từ bi bác ái qua những hành động thực tiễn bằng cách nhiều lần trả tiền cho một số ngư phủ để phóng sanh những con cá mà họ đã bắt được trở về lòng biển cả.

Ông Plutarch, triết gia người Hy Lạp nhận xét về ông Pythagore như sau: "Theo tôi sự từ tâm là lý do chính khiến ông Pythagore kiêng thịt. Ông không nỡ nhìn cảnh dẫy dụa và kêu rống thất thanh của những con vật khi bị người ta phanh thây xẻ thịt. Người ta giết những con vật đó không phải vì lý do chúng là thú dữ có khả năng nhiễu hại loài người, mà chính vì mục đích để thỏa mãn khẩu vị của họ mà thôi. Người ta bức tử những con vật ngây thơ không móng vuốt để tự vệ mà đáng lý ra theo luật Tạo Hóa, chúng cũng có quyền sinh tồn, bình đẳng và hiện diện để làm đẹp quả địa cầu này như tất cả mọi loài". Ông còn nhấn mạnh: "Nếu bảo rằng bản tính tự nhiên của loài người là ăn thịt các loài thú, thì thử hỏi chỉ với hai bàn tay trắng do Tạo Hóa sinh ra, mà không cần đến sự trợ lực của dao, mác, hèo, gậy, con người đã làm được gì các loài thú đó?"

03. Leonard Da Vinci

Ông Léonard Da Vinci [1452 - 1519], nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào. Trong các quyển vỡ nhật ký, ông thường viết đầy những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn luôn có những hành động quý thương các loài sinh vật khác.

04. Jean Jacques Rousseau

Ông Jean Jacques Rousseau [1712 - 1778], triết gia và là một văn hào người Pháp đã có những tác phẫm giá trị về mặt tư tưởng đã ảnh hưởng sâu xa đến nền văn học và cuộc cách mạng lịch sử tại quốc gia này. Ông là người chủ trương bênh vực sự hiện hữu của thiên nhiên và cổ xúy sự ăn chay. Ông nhận xét rằng phần đông những loài thú ăn thịt có bản tính hung tợn hơn những loài thú ăn cỏ. Và dĩ nhiên những người ăn chay trường sẽ hiền từ hơn những người ăn mặn. Ông còn đề nghị những người hành nghề đồ tể không được mời vào làm bồi thẩm đoàn tại các tòa án.

05. Adam Smith

Kinh tế gia Adam Smith [1723 - 1790], trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 đã khuyến khích loài người ăn chay và đã thuyết minh về sự lợi ích của việc thọ trì trai giới. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.

06. Benjamin Franklin

Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin [1706 - 1790], một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là những kẻ cố sát.

07. Percy Bysshe Shelley

Thi sĩ Percy Bysshe Shelley [1792 - 1822] cũng là người ăn chay trường. Ông chủ trương chống báng việc sát hại súc vật để cung cấp thịt cho dân chúng tiêu thụ. Ông đã có lòng vị tha và bắt đầu ăn chay trường từ hồi còn là một sinh viên tại trường Đại học Oxford. Sau này ông thành hôn với bà Harriet. Cả hai vợ chồng đều chấp nhận một cuộc sống chay lạt thanh khiết.

Trong một bức thư đề ngày 14-3-1812, bà Harriet đã tâm sự với một người bạn: "Vợ chồng chúng tôi đã kiêng thịt và ăn chay trường như ông Pythagore vậy". Một số thi phẩm của ông Shelley thường mang tính chất vị tha bác ái, khuyên nhủ mọi người tránh việc sát sanh, nên ăn chay và sống một cuộc đời thanh cao tốt đẹp.

08. Leon Tolstoi

Văn hào nước Nga Léon Tolstoi [1828 - 1910] đã thọ trường chay từ năm 1885. Ông chống đối thú săn bắn của một số giai cấp quý tộc và trưởng giả. Ông cũng chủ trương không sát sanh, chủ trương chủ thuyết hòa bình và ăn chay, tôn trọng sự sống của các loài sinh vật khác kể cả con ong và loài kiến. Ông tiên đoán những bạo động xảy ra triền miên trên thế giới chỉ vì loài người không biết tự chế tham vọng của mình.

Sự kiện càng ngày càng tệ hại hơn và có thể xảy ra những cuộc chiến tranh khốc liệt làm xáo trộn cuộc sống an bình của nhân loại. Trong bài tham luận The First Step [Bước đầu tiên], Léon Tolstoi bảo rằng những người ăn thịt là những kẻ phản đạo đức và "phạm tội sát sinh". Ông nói thêm: "Sự sát sinh đã làm cho những người vốn có một tâm hồn cao thượng, có lòng vị tha đối với mọi người như đối với chính bản thân mình, trở thành những kẻ hung bạo".

09. Richard Wagner

Nhà soạn nhạc Richard Wagner tin tưởng mạnh mẽ rằng sự sống của mọi loài đều có tính cách bất khả xâm phạm. Ông bảo: "ăn chay là một sự dinh dưỡng thuần hợp với bản chất thiên nhiên, cứu vớt con người xa lánh những tâm địa và hành động tội lỗi, đồng thời ông cũng mong ước sau này sẽ được hóa sinh về nơi an lạc đời đời".

10. Henry David Thoreau

Ông Henry David Thoreau [1817 - 1862], văn hào Hoa Kỳ có khuynh hướng chống áp bức nô lệ, chủ trương một cuộc sống thanh bình và thuận lý thiên nhiên. Ông là người ăn chay định kỳ từ thuở nhỏ, đã bảo rằng: "Chúng ta không có trách cứ những người ăn mặn. Thực ra vì sự sinh tồn, loài người có thể sát sinh trên một bình diện nào đó. Nhưng đây là một biện pháp bất khả kháng và rất đáng thương tâm. Những người ăn mặn cần phải được hướng dẫn để cải thiện dần đường lối mưu sinh của mình, để họ tự ý thức và tự chọn lựa cho mình những thức ăn chay thanh đạm và cao khiết hơn. Theo sự suy nghiệm của bản thân tôi thì những sự kiện đó can dự một cách quan trọng vào vấn đề vận số của con người.

Tôi tin rằng điều kiện ăn uống có thể cải thiện được. Xuyên qua tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta há chẳng thấy những bộ lạc ăn thịt người từ thuở xa xưa, ngày nay họ không còn ăn thịt lẫn nhau vì đời sống càng ngày càng văn minh hơn và con người trong những bộ lạc đó đã có ý thức hơn".

11. Mahatma Gandhi

Trong lịch sử Ấn Độ vào thập niên 1940 và 50, nhà cách mạng bất bạo động Mahatma Gandhi đã dành lại chủ quyền cho đất nước từ trong tay thực dân Anh Quốc. Ông đã từng vào tù ra khám và được nhân dân nước Ấn tôn thờ là bậc Thánh nhân, cũng là người đã ăn chay từ thuở nhỏ. Thân sinh của ngài vốn theo đạo Hindus nên gia đình của ngài là một gia đình đạo đức và tất cả đều ăn chay theo giáo lý tốt lành của tôn giáo đó. Song dưới sự cai trị của Anh Quốc, những tư tưởng tân tiến Tây phương đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dần dần đánh bạt một số phong tục cổ truyền của nước Ấn.

Một số thanh niên thời bấy giờ đã chê bai việc ăn chay trường và thờ đạo bản xứ là hủ lậu nên họ học đòi theo lối sống Tây phương trong đó có việc ăn thịt được họ hăm hở chấp nhận hơn cả. Số người này còn khuyến dụ ông Gandhi theo trào lưu mới như bọn họ, nhưng đã bị ông từ chối. Do đó ông đã trở thành nạn nhân của sự chê bai gièm xiễm. Họ bảo rằng ăn thịt sẽ tăng cường sức khỏe, nghị lực và lòng can đảm. Nhưng ông Gandhi vẫn khăng khăng giữ vững lập trường của mình không hề xao xuyến. Không những thế ông còn viết tất cả 5 quyển sách chuyên về đề tài ăn chay và khuyên mọi người trì giới. Ông bảo: "Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa sai một số tư tưởng lầm lẫn cho rằng ăn chay sẽ làm cho tinh thần chúng ta bị bạc nhược, thụ động và nhụt chí phấn đấu. Dù trong tình huống nào, tôi vẫn không xem việc ăn thịt là cần thiết"

Hàng ngày ông Gandhi thường dùng giá lúa mạch, bột hạnh nhân, rau xanh, chanh và mật ong trong những bữa ăn thanh đạm. Chính ngài bảo đã tìm thấy những nguyên lý và giá trị đạo đức của sự ăn chay qua các tác phẩm của nhà văn Tolstoi. Trong quyển Moral Basis of Vegetarianism [Căn bản đạo đức của chủ thuyết ăn chay], ngài viết: "Tôi khẳng định rằng thịt không phải là thức ăn thích hợp với con người. Chúng ta không nên sai lầm chạy theo lối sống của các loài cầm thú, nếu chúng ta tự coi mình cao thượng hơn các loài cầm thú đó". Ngài cũng bảo chính lòng từ bi là nguyên động lực khiến người ta ăn chay và tránh sát sinh hơn là vì lý do sức khỏe Ngài bảo sự tiến bộ về tâm linh đến một mức nào đó, con người sẽ tự ý thức và thương hại mà không giết chóc những sinh vật bạn bè của chúng ta để thỏa mãn nhu cầu của khẩu vị.

12. Bernard Shaw

Kịch tác gia nổi tiếng Bernard Shaw [1856 - 1950] đã được giải thưởng về văn học nghệ thuật Nobel năm 1925. Ông cũng ăn chay trường từ năm 25 tuổi. Ông bảo chính những thi phẩm của Shelley đã làm cho ông thức tĩnh và thấy được sự đạo đức trong vấn đề chay lạt. Ông bảo có lần ông bị bịnh. Bác sĩ khuyến cáo ông hãy bỏ "cái tật xấu ăn chay" đó đi. Nếu không ông sẽ toi mạng vì kiệt sức. Nhưng ông vẫn bất chấp. Ông cũng mặc kệ trước những mỉa mai của bàng dân thiên hạ, vô công rổi nghề. Ông bảo chúng ta không nên quan tâm về sự dèm pha của số người chuyên ăn các thây ma của thú vật ấy. Ông thường trước tác những kịch bản và những văn phẩm liên hệ tới hành vi đạo đức của con người, tới sự sát sanh và những bạo động trên thế giới.

13. Albert Einstein

Albert Einstein [1879 - 1955], nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20. Người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Tuy ông chánh thức không theo tín ngưỡng nào nhưng là một người rất sùng đạo. Ông tin có Thượng Đế và vũ trụ này được điều khiển bởi một cơ Trời huyền diệu. Nếu không thì mọi sự vận hành trong vũ trụ sẽ loạn lên và không theo một quy luật nhất định. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: "Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".

14. Isaac Bashivis

Văn hào Isaac Bashivis Singer [sinh năm 1904], từng đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật Nobel năm 1978 đã thọ chay trường từ năm 1962. Lúc đó ông vừa đúng 58 tuổi. Ông bảo ông rất lấy làm hối tiếc vì đã kéo dài thời gian ăn mặn quá lâu. Nhưng thà muộn còn hơn chẳng bao giờ ăn chay cả. Ông nghĩ rằng thuyết ăn chay để tránh sát sanh cũng cùng hòa hợp với sự uyển chuyển huyền vi của Do Thái giáo. Ông bảo: "Chúng ta đều là con cái của Thượng Đế. Trong khi chúng ta cầu xin Thượng Đế tha tội cho chúng ta, thì ngược lại chúng ta cứ tiếp tục phạm tội sát hại sinh mạng của những động vật khác".

Đề cập tới tình trạng sức khỏe có thể bị ảnh hưởng bởi sự ăn chay, ông bảo rằng dó là hoàn toàn dựa trên ý thức của loài người. Ông cương quyết bảo: "Ngay cả việc ăn mặn có tốt cho cơ thể như thế nào chăng nữa, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận. Rất nhiều triết gia và các nhà truyền giáo trên thế giới đã rao giảng với tín đồ của họ rằng loài thú chẳng qua chỉ là những cái máy không linh hồn và không cảm giác. Những lời rao giảng như vậy là một sự nói láo, là sáng kiến và chủ trương của bọn ma vương và tà đạo mà thôi".

Page 11

Thích Giác Hoàng

Nguyên văn câu hỏi:

1] Tại sao một số kinh điển Đại Thừa lại không nằm trong Tam Tạng [Tripitaka], mặc dù chúng cũng là lời của Phật [như thị ngã văn], như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, v.v…?

2] Sự chia rẽ giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào? Sao bên nào cũng tự nhận là đi đúng đường và cao siêu hơn? Và tại sao Phật từng nói trong Kinh Pháp Hoa, Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là hàng thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Phật đã xếp hạng giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa vẫn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy?

Xin đa tạ quý Thầy và đạo hữu.

Trần Thanh.

*************

Phật tử Trần Thanh mến,

Trước nhất, HTPH chân thành gởi lời tán thán tinh thần học hỏi của Phật tử. Gíác Hoàng chân thành cảm ơn Phật tử đã đặt vấn đề, nhân đó mà vài quan điểm nhỏ của người viết được trình bày.

Bài viết phía dưới khá chi tiết, người viết xin tóm tắt lại vài ý chính:

1] Kinh điển Đại Thừa chắc chắn có mặt trong Tam Tạng [Tripiṭaka] dù ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên hoặc Tây Tạng.

2] Sự chia rẽ giữa Đại thừa và Tiểu thừa trên bình diện tư tuởng khá mạnh, thậm chí có một số Kinh được xếp vào lời Phật thuyết của Đại thừa hoặc trong sử của Nam truyền vẫn còn mang dấu tích chê bai, đả kích lẫn nhau. Nhưng trên bình diện sinh hoạt vào những giai đoạn sau, sự căng thẳng của hai truyền thống đã giảm lần, tiến tới có những điểm chung và tu học chung trong cùng một khu vực.

3] Truyền thống nào cũng đi đúng đường và cao siêu cả, nếu các vị thực hành đúng theo lời Phật dạy. Ngược lại, bên nào cũng đi không đúng đường vì không giữ giới và không thực hành những lời Phật dạy.

4] Căn cơ chúng sanh bất đồng. Trong truyền thống Đại thừa vẫn có người vô trí và trong Thượng Toạ Bộ vẫn có những bậc lợi căn, không thể nào nói Đại thừa là căn cơ cao, còn bên Thượng Toạ Bộ là hạng chúng sanh có căn cơ thấp kém.

Điều cốt yếu trong khi học hỏi giáo pháp là “y nghĩa bất y ngữ”, nghĩa là nên hiểu cốt tuỷ, tinh thần của giáo pháp mà tu tập, không nên chấp trước trên ngôn ngữ văn tự. Tu hành cao siêu hay thoái đọa không phải do tu theo Đại thừa hay Tiểu thừa, mà chính yếu là do gột rửa những cặn bã trong tâm hay không.

Chúc Phật tử Trần Thanh an vui và tinh tấn hơn nữa.

Sau đây là bài viết chi tiết:

1] Một số Kinh điển Đại Thừa không nằm trong Tam Tạng [Tipiṭaka]?

Sau Đức Phật nhập niết-bàn khoảng 100 năm, Phật giáo đã bắt đầu có sự phân phái rõ rệt. Đặc biệt, kỳ kiết tập Kinh điển lần thứ 2 đánh dấu sự ra đời của 2 bộ phái lớn, đó là: Theravāda [Thượng Toạ Bộ] và Mahāsaṅghika [Đại Chúng Bộ]. Hầu hết các học giả uyên bác trong lĩnh Phật học đều công nhận rằng, đến thế kỷ thứ nhất trước TL từ hai bộ phái chính này, đã phân hoá thành 18 mạc phái khác nữa, cuối cùng  thành 20 bộ phái. Vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ I TL, triều đại Kaniṣka [78-101 TL], Phật giáo Đại Thừa được hưng khởi là nhờ công của Ngài Par’sva [Hiếp Tôn Giả], A’svaghosa [Mã Minh], và Vasumitra [Thế Hữu] và một số vị khác. Câu chuyện Mahāyāna và Hīnayāna bắt đầu từ đây một cách rõ rệt. Cả hai hệ thống này đều có những kinh điển đặc thù riêng tuỳ theo tư tuởng của trường phái đó đặt nặng. Tam tạng của Mahāyāna được viết bằng chữ Sanskrit, được gọi là Tripiṭaka và Tam tạng của Theravāda được viết bằng văn hệ Pāli, gọi là Tipiṭaka.

Do đó, nếu ta tìm các Kinh điển thuộc hệ Đại Thừa trong Tam tạng của Phật giáo Theravāda thì không thể cóđược. Ví dụ, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Niết-bàn, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bửu Tích, v.v… thì không thể nào tìm thấy trong danh mục của hệ thống kinh điển Phật giáo Theravāda. Nhưng các Kinh này, chúng ta có thể rất dễ dàng tìm thấy trong các danh mục Kinh điển Đại Thừa nói chung hoặc trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh[1]  của Trung Quốc, Nhật Bản và Tam Tạng Kinh điển của Phật giáo Tây Tạng nói riêng.

Rất tiếc là hệ thống Kinh điển Sanskrit tại Ấn Độ ngày nay không còn giữ nguyên vẹn, chỉ còn lại rất ít, nói đúng hơn chỉ là những mảnh vụn của Tam Tạng, vì chính sách xoá sạch Phật giáo ra khỏi cái nôi của Ấn Độ của Hồi giáo cực đoan vào đầu thế kỷ thứ XIII dưới mọi hình thức. Nhưng cũng rất may mắn, các Kinh, Luật, Luận Sanskit này đã được dịch sang tiếng Hoa rất sớm, kéo dài từ hậu bán thế kỷ thứ II cho tới thế kỷ XIII. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong thư mục kinh điển Đại Thừa trong Hán tạng. Dựa vào cuốn A Catologue of the Buddhist Tripitaka của Bunyiu Nanjio, được Lokesh Chandra bổ sung và hiệu đính[2] chúng ta sẽ thấy rất rõ hệ thống Kinh điển Đại Thừa Phật giáo như thế nào, ngay cả hệ thống A-hàm và các luận sớ cũng như các tác phẩm gốc vốn bằng Hán văn do các học giả, các nhà nghiên cứu đời sau viết. Các Kinh Pháp Hoa, Niết-bàn, Bảo Tích, Bát-nhã, v.v… trong hệ thống Tripiṭaka của Đại Thừa không những có mặt mà còn có một vị trí đặc biệt trong hệ thống Phật giáo Đại thừa nữa.

Một điểm cần lưu ý ở đây, chúng ta rất khó xác định Kinh điển do chính Đức Phật thuyết hay không chỉ vì mở màn Kinh bằng câu rất quen thuộc “như thị ngã văn” [tôi nghe như vầy]. Vì việc biên tập kinh điển dưới dạng văn bản viết diễn ra rất muộn. Theo học giả rất nổi tiếng trong giới Phật học, giáo sư Sử học Étienne Lamotte đã trình bày trong tác phẩm nổi tiếng của ông,[3] Kinh điển của Thượng Toạ Bộ viết bằng ngôn ngữ Pāḷi đã được biên tập sau kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 3, dưới sự bảo trợcủa Đại Đế A‘soka tại Pāṭaliputra [nay là thủ phủ Patna thuộc bang Bihar].[4] Còn Kinh điển của Mahāyāna được viết bằng Sanskrit và một phần bằng tiếng Prakrit được biên tập 200 năm trước CN và  bắt đầu phát triển sau kỳ kiết tập kinh điển lần thứ IV, nghĩa là khoảng thế kỷ I TL. Như vậy, làm sao bảo đảm được tính chất nguyên thuỷ của lời dạy Đức Phật sau một thời gian quá dài dưới dạng truyền khẩu và qua ký ức của con người. Qua quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể phát hiện một số đoạn không được mạch lạc trong Kinh. Các học giả dựa trên phân tích văn bản học, họ cũng khám phá ra có một số đoạn nghi ngờ có thể là không phải cho chính Đức Phật thuyết và nó có thể phù hợp trong một số đoạn Kinh khác, chứ không thể trong đoạn kinh đó.[5]

Trong hệ thống luận thư của Phật giáo Theravāda, ngoại trừ bộ luận Kathāvatthu [Những Điểm Dị Biệt] của Ngài Moggaliputta Tissa, còn sáu bộ luận không có tác giả, cũng thường được nhiều vị Theravāda khăng khăng cho rằng các Luận này do chính Đức Phật thuyết. Nhưng trong thực tế các vấn đề phân tích, chia chẻ các trạng thái tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết-bàn chúng ta có thể đoan chắc rằng ngôn ngữ và bố cục của các luận phẩm đó không do chính Đức Phật trình bày. Thế nhưng vì để tạo niềm tin cho người đọc, các nhà viết luận còn cho rằng đây là giáo pháp cao siêu, vi diệu [Abhi] được Đức Phật nói cho thế giới chư thiên cõi trời Ðao-lợi [Tāvatiṃsa] suốt 3 tháng an cư mùa mưa thứ 7 sau khi Ngài giác ngộ. Mẫu hậu của Ngài là Māyā cũng từ cõi trời Đâu-suất [Tusita] đến đây học pháp, nên thông thường trong nhiều sách viết là Vi Diệu Pháp được nói cho mẫu hậu Māyā. Truyền thuyết nói rằng mỗi ngày Đức Phật xuống Bắc Câu-lô Châu [Uttarakuru] dưới gốc cây bên bờ hồ Anottara thọ thực, trong khi đó tôn giả Xá-lợi-phất [Sāriputta] đang chờ để dâng nước cho Đức Thế Tôn. Thế là Vi Diệu Pháp này được truyền lại cho tôn giả Xá-lợi-phất, rồi tôn giả Xá-lợi-phất truyền cho học trò của mình. Các vị còn đưa ra quan kiến của những nhà luận giải Tam Tạng nổi tiếng thời xưa như Ngài Buddhaghosa sống vào khoảng thế kỷ thứ IV-V TL chẳng hạn, để bảo vệ quan kiến của mình. Nhưng khi đi sâu văn bản, chúng ta có thể đi đến kết luận mà không sợ sai lầm là các luận phẩm này là do công của các nhàđa văn, tinh thông Kinh tạng đã sớ giải, chia chẻ vấn đề tỉ mỉ hơn và sắp xếp chúng dưới một dạng có hệ thống mà thôi.

Cũng theo mô típ trên, trong hệ thống 7 Luận thư của Hữu Bộ [Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, Sarvāstivāda] có một vài luận phẩm cũng cho rằng chính do tôn giả Xá-lợi-phất hoặc những đại đệ tử của Đức Phật biên tập, nhằm củng cố duy trì lời dạy cao minh của Đức Thế Tôn. Rõ ràng, quan điểm của Thervavāda và của Sarvāstivāda không phải ai cũng chấp nhận được. Vào thời kỳ nó ra đời, đã có nhiều Tăng Sư không đồng ý với ý trên, chủ trương lấy kinh Phật làm chỗ nương tựa, làm y cứ cho việc tu học của mình, nên mới tạo ra phái Kinh Lượng Bộ [Sautrāntika].

Còn phía bên Thượng Toạ Bộ lại thẳng thừng cho rằng Kinh điển của Phật giáo Đại Thừa là nguỵ tạo, không phải lời của Phật thuyết, đôi chỗ còn nặng nề cho rằng đó là tà ma ngoại đạo. Vấn đề này là một vấn đề cần lưu tâm khi nghiên cứu dòng văn học Phật giáo Mahāyāna, và các nhà nghiên cứu Phật học Theravāda đã thường gọi những loại kinh điển như vậy là “ngụy tác” [apocrypha]. Cách đây không lâu, một vài học giả ra sức nghiên cứu về những kinh điển có thể bị nghi ngờ là do đời sau thêm vào trong hệ thống văn học Phật giáo Trung Quốc và họ cho các Kinh này là Kinh nguỵ tác.[6] Do đó, câu “như thị ngã văn” trong Hán tạng hoặc câu “Evaṃ me sutaṃ” [tôi nghe như vầy] trong Pāḷi tạng không thể là tiêu chí xác định đó là kinh do chính Đức Phật thuyết.

Theo thiển ý của người viết, mặc dầu chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra một số kinh điển không phải do chính kim khẩu của Đức Phật tuyên thuyết, nhưng điều đó chỉ có giá trị cho việc khẳng định lại kinh điển nào ra đời sớm nhất vàđược tin là tư tưởng, ngôn ngữ và cách trình bày là của chính Đức Phật. Đứng trên phương diện tu tập, chúng ta có thể chấp nhận những gì theo lý trí của chúng ta cho là chân lý, có giá trị đến đời sống tu tập tâm linh thì chúng ta sẵn sàng mở rộng lòng để đón nhận, và những gì lý trí chúng ta nhận thấy là không hợp lý, không đem lại lợi ích cho mình, cho người thì chúng ta không vội tin và không nên chấp nhận. Thái độ này rất tương hợp với lời dạy rất nổi tiếng, có thểđược xem như kim chỉ nam để đọc kinh Phật, được ghi lại trong Tăng Chi Bộ  [Tập I, Phẩm Lớn, 65, ĐTKVN, tr.338], xin trích lại nguyên văn như sau:

Này các Kālāma, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được Kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình. Nhưng này các Kàlàma, khi nào tự mình biết rõ như sau: các pháp này là bất thiện, các pháp này có tội; các pháp này bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàma, hãy từ bỏ chúng!”

Kinh Thanh Tịnh [số 18] trong Trường Bộ ghi rằng: “Một thời, Thế Tôn trú giữa giòng tộc Sakya [Thích ca] trong vườn xoài của một gia đình Thích ca tên là Vedhannà.”

“Lúc bấy giờ, Nigantha Nāthaputta vừa mới tạ thếở Pàvà. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigantha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng – “Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này? Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Điều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Điều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được.” Hình như các đệ tử của Nigantha Nàthaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigantha Nàthaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các vị Nigantha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Đẳng Giác tuyên thuyết, pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.”

Thế ri vn đề đưa lên Đức Thế Tôn. Ngài đã dy rt k nên x s như thế nào. Có lẽ đây là bài kinh tiêu biu nht trong Tam Tng k c hai h thng Tam Tng Nam Truyn và Bc Truyn mà Đức Pht đã ân cn dy chư T-kheo phi nên x s thế nào trước tình trng mi người th trì giáo pháp mt kiu khi bc Đo Sư không có mt hoc đã t thế.

“Này Cunda, các Ngươi hãy hội họp với nhau trong tinh thần hòa đồng và tương kính, không có tranh luận nhau. Có vị đồng phạm hạnh nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng “Vị Đại đức này nắm nghĩa sai lạc hay hành văn sai lạc”, các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy:

“Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này hay cách hành văn kia, cách nào thích hợp hơn? Giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?” Nếu vị ấy trả lời: “Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này thích hợp hơn cách hành văn kia. Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia”, các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích cho vị ấy một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn.

Bài kinh Thanh Tịnh này trình bày vấn đề trên vô cùng chi tiết. Mỗi Tăng Ni và Phật tử có lẽ nên đọc bài kinh này ít nhất một lần trong đời để tự rút ra bài học cho chính mình.

2] Sự phân chia của Tiểu Thừa và Đại Thừa trầm trọng ở mức độ nào?

Phật giáo đã diễn ra khá mạnh tại Ấn Độ thời tiền bán thế kỷ thứ nhất trở về sau. Điều này dẫn đến các bộ phái co cụm lại và hưng thịnh ở những địa hạt khác nhau, không còn tinh thần hoà hợp thống nhất “như nước với sữa” như thời Phật còn tại thế, ví dụ như Theravāda thì giáo hoá tập trung ở khu Maghadha [Ma-kiệt đà], nay thuộc Bang Bihar và một số vùng lân cận. Mahāsaṁghika [Đại Chúng Bộ], bộ phái tổ tiên của Đại thừa thì trú tại phía Bắc Ấn, một trong những trung tâm học thuật thời bấy giờ, đó là các vùng thuộc Afghanistan và Parkistan ngày nay.[7] Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng các tư tuởng trong các bộ Kinh như Pháp Hoa, rõ nhất là Kinh Duy-ma-cật. Trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử của Phật là tôn giả Xá-lợi-phất mà còn thấp kém hơn cả một vị vua cõi trời. Cả thập đại đệ tử của Đức Phật đều phải chạy dài không dám đi thăm bịnh cư sĩ Bồ-tát Duy-ma !

Mặc dầu vậy, theo Phật Quốc Ký của Ngài Pháp Hiển để lại mà HT. Minh Châu đã tham khảo và viết tác phẩm: Fa-Hsien, the Unasssuming Pilgrim,[8] chúng ta có thể dựa vào một vài đoạn trong tài liệu này để đoán thêm tình trạng phân chia hay hoà hợp của Đại thừa và Tiểu thừa như thế nào. Ngài Pháp Hiển ghi rằng tại Ma-kiệt-đà trong thành Ba-liên-phất: “cạnh tháp Vua A-dục có một ngôi chùa Đại thừa rất tráng lệ. Lại còn có một ngôi chùa Tiểu thừa. Trong cả hai ngôi chùa có từ 600-700 tu sĩ….” [tr.75]. Đến thế kỷ thứ VII Tây Lịch, sau Ngài Pháp Hiển khoảng 200 năm, ngài Huyền Tráng đã du hành qua Ấn để tham học Kinh Luận và đặc biệt là Du-dà-sư-địa Luận và chiêm bái Phật tích, trong cuốn Đại Đường Tây Vức Ký của ngài có tường thuật lại tại Surath có khoảng 50 tu viện, trên 3000 tăng sĩ sống ở khu vực đó. Phần lớn là các vị theo Đại thừa…. các vị theo các bộ phái khác cũng sống chung với nhau.[9] Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, mặc dầu có những chủ trương dị biệt trong cách tiếp cận lời Phật dạy, nhưng các vị trong cả hai hệ thống Hīnayāna và Mahāyāna sống tương đối hoà hợp với nhau, chứ không có dùng thế loại trừ như một sự phân chia các tông phái ở một số nước Phật giáo sau này.

Chúng ta cũng nên lưu ý là từ “Tiểu Thừa” [Hīnayāna] và Đại Thừa [Mahāyāna] không hề tìm thấy trong năm bộ Nikāya của Thượng Toạ Bộ và trong các bộ[10] A-hàm [Āgama] theo trường phái  Sarvāstivāda [Nhất Thiết Hữu Bộ] hoặc của Dharmaguptaka [Pháp Tạng Bộ // Đàm-vô-đức Bộ]. Lại nữa, chúng ta có thể thấy rất rõ ràng, không thể có một bộ phái nào, dù chủ trương hay cổ xuý một học thuyết nào, giả như là “dỏm” đi nữa, cũng không tự nhận mình là “Tiểu Thừa”, là cỗ xe nhỏ bao giờ.[11] Chúng ta có thể thấy trong lịch sử các bộ phái, không có bộ phái nào có danh hiệu “Hīnayāna” trong 10 bộ phái chi nhánh của Theravāda hoặc 8 bộ phái của Đại Chúng Bộ cả.

Theo công trình nghiên cứu của HT. Piyadassi, thì “danh từ Đại Thừa và Tiểu Thừa được biết đến vào khoảng thế kỷ thứ I trước Công Nguyên, xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.”[12] Hoà Thuợng cũng nhấn mạnh đến khái niệm “thừa” không hề tìm thấy trong Tạng Pāḷi. Trong một bài trả lời ngắn trên diễn đàn alt.religion.buddhism.theravada, ông Kare A. Lie đã nói rằng từ “Hīnayāna” [tiểu thừa] để chỉ cho một trong những trường phái có ảnh hưởng mạnh nhất thời bấy giờ là Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ [Sarvāstivāda], vì Thượng Toạ Bộ đã “di trú” qua Tích Lan rồi.[13] Dĩ nhiên, theo thiển ý của người viết, không nhất thiết danh từ này để chỉ cho Thượng Toạ Bộ, mà để chỉ chung cho tất cả trường phái không theo Đại Thừa, ngay cả các bộ phái của nó. Và một điều không thể chối cãi, sau khi các bộ phái lần lần biến mất khỏi Ấn Độ, chỉ còn lại Thượng Toạ Bộ [Theravāda] ở một vài nước như Tích, Miến, Thái, Lào và Campuchia, đặc biệt mạnh nhất ở Tích Lan vào những thế kỷ thứ V-VIII, thì danh từ “Tiểu Thừa” vẫn còn được các nhà khảo cứu, các nhà chép sử tiếp tục sử dụng để gán vào. Cách dùng từ thiếu tế nhị này, nếu không muốn nói là không đúng, kéo dài trên dưới 2000 năm trong truyền thống Mahāyāna, nó ảnh hưởng sâu rộng đến cả giới học Phật tri thức và ngay cả quần chúng bình dân ngày nay. HT. Thích Minh Châu, ngay trong lời giới thiệu về dịch phẩm Đại Thừa và sự Liên Hệ với Tiểu Thừa[14] của mình, HT. đã nhấn mạnh đến sự nguy hiểm khi chúng ta tiếp tục dùng những từ “Tiểu Thừa” và “Đại Thừa” để chống báng lẫn nhau và không có tinh thần rộng mở để tiếp nhận những tinh hoa của cả hai hệ thống. Người viết xin trích lại nguyên văn như sau:

"Thái độ của một số Phật tử Ðại thừa ngược lại xem những gì Tiểu thừa là thiển cận, nhỏ hẹp, không đáng học hỏi cũng là một thái độ nguy hiểm, nông nổi, nếu không phải là ngây thơ, phản trí thức. Nguy hiểm vì tự nhiên phủ nhận ba tạng Pāli, bốn bộ A Hàm và các luật tạng, những tinh hoa tốt đẹp nhất và nguyên thủy nhất của lời Phật dạy. Và làm vậy chúng ta mắc mưu các nhà Bà-la-môn giáo đã khôn khéo loại bỏ ra ngoài Phật giáo những tinh ba của lời Phật dạy, bằng cách gán cho danh từ “Tiểu thừa.” Nông nổi và ngây thơ, vì thật sự danh từ Tiểu thừa và Ðại thừa không được tìm trong Tam tạng Pāḷi và bốn bộ A Hàm và chỉ là những danh từđược tạo ra về sau. Hơn nữa, tìm hiểu quá trình lịch sử tư tưởng Phật giáo, chúng ta chỉ có thể hiểu được tư tưởng Ðại thừa sau khi chúng ta tìm hiểu được tư tưởng nguyên thủy. Loại bỏ tư tưởng nguyên thủy để tìm hiểu tư tưởng Ðại thừa cũng như thả mồi bắt bóng, và bắt bóng ở đây là bắt bóng tà ma ngoại đạo, mới thật sự nguy hiểm hơn. Các nhà gọi là Ðại thừa cần phải xác nhận một sự thật lịch sử, là các nước Tiểu thừa chống giữ sự xâm nhập của ngoại đạo tà giáo kiên trì và hữu hiệu hơn các nước Ðại thừa. Lý do chính là tư tưởng Ðại thừa và tà giáo ngoại đạo nhiều khi cách xa chỉ có gang tấc, và nhiều nhà tự cho là Ðại thừa lại sẵn sàng bước qua biên giới ấy".

Theo người viết, đọc suốt tiến trình lịch sử từ thời Phật còn tại thế, cho đến những năm tháng về sau, thì sự phân phái và sự chia rẽ giữa hai truyền thống lớn của Phật giáo lúc đó gần như là một sự kiện tất yếu phải xảy ra, một sự kiện đáng tiếc, nhưng không thể nào tránh khỏi! Sự chia rẽ Tăng đoàn đã có mầm mống ngay từ khi Đức Phật còn tại thế qua sự kiện Devadatta [Đề-bà-đạt-đa] đòi thay Phật lãnh đạo Tăng đoàn và chế năm điều luật thái quá vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, cũng như kích động Tăng chúng đi theo đường hướng của ông. Tiếp theo là “thập sự phi pháp” của nhóm Tỳ-kheo tại Vajjī [Bạt-kỳ]. Lại nữa, một sự kiện “đóng góp” không nhỏ cho sự phân phái mãnh liệt đó là“ngũ sự” của Mahādeva, mà sách sử Hán ngữ thường mệnh danh là “ngũ sự Đại Thiên”, cộng thêm các vấn đề thuộc học thuyết phát sanh khác nhau của mỗi bộ phái tạo nên sự bất đồng càng ngày càng mạnh hơn.

Trở lại vấn đề “Tiểu Thừa” và “Đại Thừa”, cách đây trên 50 năm, ngày 25-5-1950, một sự kiện đáng ghi nhớ trong trang sử Phật giáo thế giới, 127 đại biểu đại diện cho Phật giáo của 29 nước đã tổ chức và thành lập hội “The World Fellowship of Buddhists” [Hội Thân Hữu Phật Giáo Thế Giới]. Một trong những sự kiện nổi bậc của Đại hội này là thống nhất không dùng chữ Hīnayāna [Tiểu Thừa] và bắt đầu sử dụng chữ Theravāda [Thượng Toạ Bộ].[15] Vậy, nếu ngày nay chúng ta tiếp tục sử dụng từ Hīnayāna cho các vị tu tập theo đường lối của các vị Theravāda chủ trương với dụng ý là để xem nhẹ các giá trị đặc thù của Theravāda thì không nên! Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng từ Hīnayāna này theo văn bản sử học của thời kỳ xa xưa, như một sự thật khách quan khi đánh giá lại vấn đề và từ ngữ của thời ấy sử dụng, thì lại đúng với tinh thần học thuật.

Ngày nay, nhiều học giả có khuynh hướng dùng từ “Bắc tông” hay “Bắc truyền Phật giáo” [Northern Buddhism] hoặc dùng từ  “Phật giáo thời kỳ sau” / “Hậu Kỳ Phật giáo” [Later Buddhism] để chỉ cho Đại Thừa. “Nam Tông” hoặc “Nam phương Phật giáo” [Southern Buddhism] hoặc “Phật giáo thời kỳ đầu” [Early Buddhism] để chỉ cho Phật giáo theo truyền thống Theravāda. Như vậy để tránh việc hiểu lầm do ngôn ngữ gây ra, mà cũng đúng với lộ trình truyền bá giáo pháp của cả hai hệ thống trên đến các nước khác thời bấy giờ.

3] Sao bên nào cũng tự nhận đi đúng đường và cao siêu hơn?

Vì để tôn vinh một lý tưởng nào mà mình bỏ cả cuộc đời theo đuổi, vàđể gây ấn tượng và niềm tin cho người đọc, nên trong một số Kinh Đại Thừa thường nói là “Kinh này là Vua trong các Kinh”, “là pháp tối thượng thừa”, “làđệ nhất nghĩa đế.” Dĩ nhiên, nếu giáo lý của Đức Phật được vận dụng một cách đúng đắn, dầu là hệ A-hàm, hệ Bát-nhã, Phương Quảng, Hoa Nghiêm, Niết-bàn chắc chắn sẽ đem lại lợi ích lớn cho mình và cho người, cho nhân quần xã hội thì kinh nào cũng tối thượng thừa cả. Xét về giáo nghĩa, chúng ta có thể thấy điểm dị biệt về tư tuởng và các cách lý giải lời Phật của các bộ phái tuy có, nhưng về pháp môn tu tập căn bản thì không khác. HT. Thích Minh Châu trong lời giới thiệu trong bản dịch vừa đề cập ở trên, nói rằng:

"Ðọc kỹ tiến trình tư tưởng Phật giáo, chúng ta sẽ thấy các luận sư không vị nào là không muốn diễn đạt cho thật sự trung thành giáo nghĩa nguyên thủy của đức Từ Phụ. Dầu cho sự diễn đạt đặt dưới nhiều quan điểm và khía cạnh sai khác, lồng vào những bối cảnh có thể nói là mâu thuẫn, nhưng chúng ta vẫn nhận thấy những sóng ngầm đồng nhất, thật sự nguyên thủy trong sự cố gắng trung thành của các nhà luận sư.

Chúng ta có thể lấy ngay ảnh dụ trong Kinh Pháp Hoa, phẩm “Dược Thảo Dụ”, Đức Phật đã ví giáo pháp của Ngài giống như một trận mưa rào tuỳ theo từng hạng cây cỏ mà hấp thụ khác nhau, chứ không hề phân biệt trận mưa rào này cốt để cho các loại cây cao, bóng cả hấp thụ; hay trận mưa rào này để cho các loài cỏ, bụi rậm thấp kém hấp thụ! Biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn; giáo Pháp cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát. Giáo pháp thì không có tiểu-đại, chỉ có người tiểu-đại mà thôi!

4] Đức Phật đã xếp hạng giữa hai phái: Đại Thừa và Tiểu Thừa qua Kinh Pháp Hoa?

Như Đạo Hữu đã trích ý rải rác từ các phẩm của Kinh Pháp Hoa, cho rằng Đại Thừa là hạt giống rắn chắc, khác với Tiểu Thừa là trình độ thấp thỏi, trình độ kém, như vậy Đức Phật đã xếp hạng trình độ giữa hai phái, vậy mà Tiểu Thừa còn tự nhận là Nguyên Thuỷ đúng lời Phật dạy? Người viết xin trình bày sau:

Mặc dù, Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh có lẽ phổ biến và được các nhà sớ giải, chú thích nhiều nhất, và đã từng trở thành một trào lưu tu học chính của Trung Quốc và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Triều Tiên, cũng như Việt Nam gần đây. Tuy nhiên, xét về phương diện ra đời của Kinh sớm nhất là vào thế kỷ thứ I Tây  Lịch, sau kỳ kiết tập kinh điển lần IV dưới sự ủng hộ của đại đế Ca-nị-sắc-ca [Kaniṣka].[16] Bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh được HT. Thích Trí Tịnh dịch sang Việt ngữ mà lâu nay chúng ta thường trì tụng xuất phát từ bản chữ Hán được ngài Kumārajīva [Cưu-ma-la-thập] dịch từ nguyên tác Sanskrit Saddharmapuṇḍarīka sūtra sang tiếng Hoa thuộc thời Diêu Tần [384- 417 TL]. Bản Sanskrit này là bản hoàn hảo nhất trong các bản mà các học giả sau này đã phát hiện vàđã được chọn làm Kinh tiêu chuẩn cho Thiên Thai Tông. Trước thời ngài Kumārajīva cũng có một dịch phẩm mang tựa đề Tát-đàm-phân-đà-lợi Kinh do phiên âm từ chữ Saddharmapuṇḍarīka sūtra, bản dịch này dịch không hoàn hảo hai phẩm “Hiện Bảo Tháp” và “Đề-bà-đạt-đa.” Đọc tiếp phần trình bày vắn tắt các ấn bản của Kinh Pháp Hoa trong A Catalogue of the Buddhist Tripitaka của Bunjiu Nanjio, chúng ta sẽ thấy tất cả là có tới 6 bản dịch Kinh Pháp Hoa, với các tựa đề khác nhau, và nội dung không nhất quán, không phải bản tiếng Hoa mà ngay cả bản Sanskrit. Cho tới ngày nay các bản dịch này cũng còn được lưu giữ nguyên vẹn trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh và được phổ biến rộng rãi dưới dạng CD ROM.[17] Một bản dịch khác của Saddharmapuṇḍarīka sūtra là Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh [Kinh Diệu Pháp Liên Hoa với phẩm phụ], chỉ có 27 phẩm, vì phẩm “Hiện Bảo Tháp” [số 11] và “Đề-bà-đạt-đa” [số 12] được gộp thành một. Về điểm này, thì bản dịch lại chính xác với bản Sanskrit mà mục lục các Kinh của Hodgson [Catalogue of Hodgson Manuscript] trình bày. Cũng theo tư liệu trên, có ít nhất 2 ấn bản Sanskrit được phát hiện, một bản thì giống với bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập. Bản thứ hai, thì tương đồng với bản dịch Chánh Pháp Hoa Kinh, nhưng trong bản này lại thiếu phẩm “Diệu Âm Bồ-tát.” Nhưng bản Sanskrit đầu, phẩm “Dược Thảo Dụ” lại thiếu cả nửa phẩm “Dược Thảo Dụ” trong ấn bản Sanskrit sau, và nhiều đoạn thiếu-dư trong cả hai ấn bản, chưa kể tới trật tự phẩm của cả hai bản Sanskrit và các bản dịch. Chuyện thiếu dư trong các bản tiếng Hoa và Sanskrit được các nhà nghiên cứu Kinh Pháp Hoa sẽ đi chuyên sâu hơn. Trong phần “Lịch Sử Thành Lập” của công trình nghiên cứu Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa của TT. Thích Chơn Thiện, theo Junjiro Takakusu, ông đã phát hiện bản dịch mà Ngài Cưu-ma-la-thập dịch sang Hoa văn lúc đầu cũng chỉ 27 phẩm, sau này đệ tử của Ngài là Pháp Hiền đưa thêm phẩm Đề-bà-đạt-đa, cũng như một số ý kiến cho rằng phẩm Tựa có thể do một nhà Sư Trung Hoa sáng tác với lối hành văn rất nhuyễn tóm tắt toàn bộ 27 phẩm kia. Đi sâu vấn đề này đòi hỏi kiến thức chuyên môn và mất nhiều thời giờ hơn.

Do đó, chúng ta không thể nào phủ nhận lịch sử, và có thể khẳng định lại một lần nữa, việc biên tập Kinh Pháp Hoa ra đời tương đối muộn và chắc chắn là do các nhà tư tưởng Đại Thừa thời bấy giờ biên tập. Về phần lợi ích của việc thọ trì Kinh Pháp Hoa hay giá trị thực tiễn của bộ Kinh, không phải mục đích nhắm đến bài viết này, nên người viết không trình bày.

Một vấn đề nữa, đó là vấn đề Niết-bàn [Nirvāṇa] cho rằng Tiểu thừa không có niết-bàn. HT. Thích Trí Quang, trong phần “Ghi Sau Khi Duyệt Pháp Hoa” của bản dịch Kinh Hoa Sen Chánh Pháp cũng cho rằng tư tưởng “Pháp Hoa công nhận tiểu thừa nhưng không công nhận tiểu thừa có Niết-bàn.” Trong khi đó, Đức Phật đã xác định và tán dương không biết bao nhiều lần trong hệ thống Nikāya và Āgama là các vị A-la-hán là các vị đã cắt đứt dòng chảy ái nhiễm của mọi cảnh giới [dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu], là vị “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc làm đã xong, không còn trở lui đời sống này nữa”, các vị này mới thật sự đạt đến mục tiêu của đời sống phạm hạnh.

Lại nữa, mặc dầu nhiều nơi trong Kinh Pháp Hoa không ca ngợi công hạnh của các vị A-la-hán, nhưng có lẽ cũng để hoà giải mối tranh chấp của các bộ phái, vì tư tuởng “Tam Thừa quy nhất”, đã xuất hiện. Giả nhưĐức Phật có nói Tam Thừa đi nữa cũng là phương tiện quyền giáo để dẫn dụ đến Nhất Phật thừa. Đó là điểm hay của Kinh Pháp Hoa, mà người viết thường tâm đắc.

Đến đây, quý vị lại có thể đặt vấn đề, như vậy câu “như thị ngã văn” trong Kinh điển Đại Thừa, cụ thể như Kinh Pháp Hoa, là ngoa mà lại cho là lời của Tôn giả Ānanda thuật lại, như vậy có trái với giới thứ tư của Đức Phật dạy cho hàng Phật tử không? Đây, xin đưa ra cách lý giải khác mang tính hoà giải khá hay của Thượng Toạ Chơn Thiện, cho người đọc sự thông cảm và thấy tinh thần vì mục đích truyền bá Phật Pháp của các bậc Tổ Sư hơn là vì tên tuổi của mình: “Do vì lời kinh phù hợp với giáo lý truyền thống nên có thể được xem là do Phật thuyết. Chư Tổ không dám nhận lãnh trách nhiệm chuyển bánh xe Pháp. Vả lại, bảo Kinh do Đức Phật dạy sẽ khơi dậy được niềm tin Pháp sâu xa trong tâm người học hỏi và tu tập kinh hơn. Do nhằm xây dựng niềm tin Pháp ấy cho đời, nên Kinh Đại Thừa được chư Tổ kiết tập dưới hình thức Phật thuyết” [Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa, Lời Tựa].

Trở lại vấn đề mà Phật tử đưa ra, sao mà các vị Theravāda lại tự nhận mình là Nguyên Thuỷ đúng với lời Phật dạy? Thật ra, chữ Nguyên Thuỷ vốn xuất phát từ chữ Theravāda, mà chữ này vốn có nghĩa là bộ phái của những vị trưởng lão [Thera: nghĩa là lớn, trưởng lão; vāda vốn có nghĩa là lời dạy, được dịch thoát là bộ phái, trường phái hoặc là học thuyết], như vậy, đúng ra chữ này nên được dịch là học thuyết của những vị Trưởng Lão, hoặc là chủ trương của những vị Trưởng Lão, và để cho gãy gọn, mang tính học thuyết thì ta nên dịch là bộ phái của các vị Trưởng Lão hoặc như cách dịch của các dịch giả Trung Quốc dịch là “Thượng Toạ Bộ.” Điều này có thể được kiểm chứng qua các nguyên tác bằng chữ Hán. Dựa vào các tiêu đề trong Hán tạng và các tác phẩm đã được đọc, chưa hề thấy tác phẩm nào có liên hệ đến chữ “Nguyên Thuỷ” cả, mà phần lớn được dịch là “Thượng Toạ”, cụ thể là Dị Bộ Tông Luân Luận [đã được HT. Thích Trí Quang dịch sang tiếng Việt]. Còn một số bản kinh luật, luận  khác của Theravāda hoặc của các bộ phái của Theravāda cũng như ngay cả các ký sự của các Ngài chiêm bái như Pháp Hiển, Huyền Tráng và Nghĩa Tịnh đều dùng chữ “Tiểu thừa” để chỉ cho các bộ phái thuộc Theravāda hoặc của Mahāsamghika.

Bộ phái Theravāda này cũng còn có cách viết khác là: Sthaviravāda [theo Sanskrit] hoặc tên khác là Vibhajavāda [theo Pāḷi], có nghĩa là Phân Tích Bộ [bộ phái chủ trương các học thuyết cần phải phân tích trên lý trí]. Nhưđã đề cập trên, các nhàĐại Thừa đã cho tất cả các học thuyết, chủ trương khác với đường lối chủ trương của mình là “tiểu thừa”, và điều này đã gây mâu thuẫn không ít trên dưới 2000 năm rồi. Thuật ngữ “Nguyên Thuỷ” bằng tiếng việt và tiếng Anh xuất hiện cũng không sớm. Vào cuối thế kỷ XIX, các dịch giả của hội “Pali Text Society” [Hội Kinh Điển Pāḷi] đã dịch chữ Theravāda thành chữ “Early Budddhism”, vốn có nghĩa là Phật giáo thời kỳ đầu, hoặc các nhà viết sử thường chép trường phái này là: “the most orthodox school of Buddhism” [trường phái Phật giáo chính thống nhất]. Các Kinh điển Pāḷi dịch thành “Early Buddhist Manuscripts / Texts / Canon” [Kinh điển Phật giáo thời kỳ đầu]. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp cá biệt, như Bà I. B. Horner, cũng là một dịch giả nổi tiếng, đóng góp rất lớn vào công trình dịch thuật kinh điển Pāli sang tiếng Anh, dịch chữ Theravāda thành “Primitive Buddhism”[18] [Phật giáo Nguyên Thuỷ], nhưng các học giả hầu như không sử dụng từ của Bà. Còn một số vị khác, thỉnh thoảng dịch chữ Theravāda thành “trường phái của những người bảo thủ” [conservative School], nhưng nghĩa này cũng không sát và không được các nhà nghiên cứu sử dụng.

Có lẽ cũng nên đề cập ởđây, ai là người sử dụng chữ “nguyên thuỷ” đầu tiên  trong quá trình dịch thuật hay trước tác trong giới học thuật Việt Nam, xin chờ một bài khảo cứu có giá trị của các nhà nghiên cứu khác. Tuy nhiên, ở mức độ sơ bộ, chúng ta không thể kể đến công của dịch phẩm của HT. Quảng Độ: Nguyên Thuỷ Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken [người Nhật], rất tiếc là bản dịch không đề rõ Kimura Taiken viết vào năm nào để truy nguyên ông đã sử dụng chữ “Nguyên Thuỷ” để chỉ cho Theravāda và Tiểu Thừa [Hīnayāna] để chỉ cho các bộ phái của Theravāda.

Theo thông tin của cư sĩ Bình Anson cung cấp, đến năm 1957 khi Giáo Hội Tăng-già Phật giáo Nguyên Thuỷ được thành lập, thì chữ “Nguyên Thuỷ” đã được ra đời, hoặc có thể sớm hơn nữa. Người viết nghĩ rằng, chính vì lý do này mà các học giả Việt Nam mạnh dạn sử dụng chữ “Nguyên Thuỷ” để chỉ cho bộ phái Theravāda, chứ trên thật tế, cuộc sống xã hội và môi trường tự nhiên thay đổi từng sát-na, làm sao con người hiện nay giữ đúng được cả nội dung và hình thức giáo pháp như thời Phật còn tại thế cách nay hơn 2500 năm. Nếu ai có cố gắng hết sức mình, cũng chỉ giữ được phần nào tinh hoa của giáo pháp mà thôi. Điều này chúng ta có thể phát hiện một cách dễ dàng qua cách hành trì và tiếp cận Kinh, Luật và Luận của 3 nước Phật giáo Theravāda mạnh nhất, đó là: Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan.

Một câu trả lời mang tính gợi ý cho các vấn đề mà quý Phật tử đã đặt ra, như vậy có lẽ đã quá dài, và hơi dư nữa là khác. Nên người viết ngưng tại đây. Trước khi kết thúc, người viết xin thưa là những gì được trình bày với mục đích khiêm tốn làđưa ra vài quan điểm nhỏ của mình, hy vọng nó sẽ bổ túc phần nào mà Phật tử có thể cần thiết, chứ không hề dụng tâm chê khen kinh điển hoặc các bộ phái và các bậc hữu công tiền bối đối với hai dòng văn học Phật giáo lớn. Và để trình bày quan điểm của người viết về thái độ khi tiếp cận giáo pháp như thế nào, xin trân trọng giới thiệu bài viết  “Thái Ðộ Cần Có Khi Ðọc Kinh Phật” của HT. Thiện Siêu, như là lời kết của người viết xin gởi đến độc giả. Kính mong các bậc thiện tri thức tường tri.

Để cung cấp thêm các bài viết có chủ để liên hệ về Tiểu Thừa và Đại Thừa, xin giới thiệu bài “Đạo Phật Nguyên Thuỷ và Đạo Phật Đại Thừa”, nguyên tác của HT. Walpola Rahula, được Sư Thiện Minh dịch; bài viết “Mahayana và Theravada: Cùng Một Cỗ Xe” của cư sĩ Binh Anson; hoặc Theravada and Mahayana với tiêu đề nhỏ là Basic Points Unifying the Theravada and the Mahayana [Các Điểm Căn Bản Đồng Nhất Giữa Theravāda và Mahāyāna] của HT. W. Rahula. Cả ba đều được đăng trong trang nhà Buddhasasana.

Thân chúc Phật tử thân tâm thường an lạc, đạo tâm bất thối đối với chánh pháp, và ngọn đèn chánh pháp mỗi ngày mỗi rực sáng trong lòng của quý Phật tử và của tất cả chúng sanh.

Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát.
Thích Giác Hoàng

GHI CHÚ:

[1] Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh [Taishō Shīnshū Daizōkyō] gọi tắt là “Đại Chánh Tạng”. Tạng  này dựa vào các tạng có trước  từ thời Tống,  Nguyên, Minh và các bản di thư, thạch thưở Đôn Hoàng. Ngoài ra các nhà biên tập tạng này còn tham khảo các tạng của Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng và những phần còn sót lại tại Ấn Độ. Như vậy, “Đại Chánh Tạng” cho tới ngày nay, nó có thể được xem như là Tạng tiêu chuẩn nhất của các nước Phật giáo vốn chịu ảnh hưởng của  văn hoá Trung Quốc được ấn hành tại Nhật khoảng năm 1924- 1929.

[2] Nguyên mục lục này được biên tập vào thời nhà Minh, Trung Hoa, nguyên thuỷ có tựa đề: Đại Minh Tam Tạng Thánh Giáo Mục Lục, được học giả đương đại Bunjiu Nanjio, Nhật Bản đối chiếu, bổ sung, cũng như học giả Lokesk Chandra ở New Delhi, Ấn Độ bổ sung và hiệu đính lại một lần nữa. [Delhi: Jayyed Press, 1980].

[3] Nguyên tác bằng tiếng Pháp Histoire du Bouddhisme Indien, des origines à l’ère ‘Saka[1958] được Sara Webb-Bon dịch sang Anh ngữ với tiêu đề  History of Indian Buddhism from the Origins to the ‘Saka Era, [Louvain-Paris: Peeters Press, 1988, pp.556-557].

[4] Có rất nhiều ý kiến bất đồng về việc biên tập Kinh điển Pàli bằng chữ viết, một số cho rằng chính Ngài Mahinda đã vận động biên tập bằng chữ viết tại Sri Lanka, nhưng theo thiển ý của người viết không thể nào một mình tôn giả Mahinda có trí nhớ siêu việt hết những lời dạy của Đức Phật. Lại nữa, văn hoá Sri Lanka lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ rất lớn, không lẽ nào các bậc Thánh giả và các đại tri thức của Ấn Độ không nghĩ ra cách biên tập chữ viết, mà sau này lại copy Kinh điển Pāḷi từ Tích Lan. Do đó, người viết ủng hộ quan điểm của Lamotte và một số vị khác cho rằng, Ngài Mahinda chỉ đem Kinh điển Pāḷi sang Tích Lan truyền bá và tại đó có thể biên tập lại một lần nữa.

[5] Xem thêm: G.C. Pande, A Studies in the Origins of Buddhism [Delhi: Moltilal Banasidass, 1999].Tác phẩm này là một trong những công trình nghiên cứu tuyệt vời giáo sư về Kinh Tạng Phật giáo Thượng Toạ Bộ, được xuất bản đầu tiên năm 1957 và được tái bản nhiều lần: 1974, 1983, 1995, 1999. Quý vị có thể tham khảo từ chương IV đến chương VII để xác định ý chúng tôi vừa trình bày trên.

[6] Xem tuyển tập Chinese Buddhist Apocrypha do Robert E. Buswell, Jr biên tập [Delhi: Sri Satguru Publications, 1992].

[7] Xem N. Dutt, Early History of the Spread of Buddhism and Buddhist Schools, [New Delhi: Rajest Publications, 1925, pp.132-134].

[8] Tác phẩm này được Ni Sư Trí hải dịch sang tiếng Việt: Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái [TP.HCM, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành, 1977].

[9] Thomas Watters, On Yuan Chwang’s Travels in India [1904-5] [ed. by T.W. Rhys Davids and S.B. Bushell], 2 vols, [Delhi: Munshiram Manoharlal Pulishers Pvt. Ltd., 1996, vol. 2, p. 248]

[10] Chỉ có 4 bộ A-hàm chính thức được sang tiếng Hoa. Còn bộ Tạp A-hàm được dịch hơi muộn, và cách phân chia không rõ ràng

[11] Vì chữ Hīnayāna được dịch sang Anh ngữ là “Small Vehicle”, chữ Hán là “Tiểu Thừa”, nhưng thực chất chữ Hīna, không những có nghĩa là nhỏ [small], mà còn có nghĩa là dỏm, tồi, thấp, kém, xấu xa, hạ liệt, đáng khinh bỉ. W. E. Soothhill and L. Honous [compiled] A Dictionary of Chinese Buddhist Terms [1837], [Delhi: Motilal Banasidass, 1997, p.54] cũng dịch chữ này là: below, lower, inferior, low, to decend, let down, put down. Tương tự, trong Pali-English Dictionary  do T.W. Rhys Davids và W.Stede biên tập thì cũng cho các nghĩa của từ  Hīnayāna như sau: inferior, low, poor, miserable, vile, base, contemptible, despicable [p. 732]. Còn nếu các nhà trước tác, biên tập muốn dùng chữ “nhỏ” [small] để đối lập với chữ “lớn” [great], thì có lẽ đã sử dụng từ “cūḷa” bằng tiếng Pāḷi hoặc Sanskrit thay cho chữ “Hīna” rồi.

[12] Piyadassi, The Spectrum of Buddhism, [Taiwan: The Corporate of the Buddha Educational Foundation, p. 427].

[13] Bài này tôi đã đọc được trên trang nhà Buddhasasana.

[14] Nguyên tác của N.Dutt, Aspects of Mahāyāna Buddhism and its Relations to Hīnayāna [London: Luzac, 1930]. Bản dịch được nhà Xuất Bản TP.HCM tái bản năm 1999.

[15] Cố Hoà Thuợng Thích Thanh Kiểm đã trình bày vấn đề này vắn tắt nhưng rất rõ trong cuốn Luợc Sử Phật Giáo Ấn Độ [Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh, 1989, tr. 144-147].

[16] Dựa theo biên niên sử Phật giáo khả tín của Charles S. Prebish, Historical Dictionary of Buddhism [Delhi: Sri Satguru Publiscations, 1993, p. xxix]. Kỳ kiết tập kinh điển lần thứ 4 này bao gồm cả Nguyên Thuỷ và Đại Thừa. Truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ không tính kỳ kiết tập này trong 6 kỳ kiết tập.

[17] Chúng tôi có đĩa CD ROM Đại Tạng Kinh Trung Hoa [đĩa 1] do Thầy Thích Minh Nhẫn viết phần giới thiệu và hướng dẫn sử dụng.

[18] Thông qua tiêu đề của tác phẩm Women under Primitive Buddhism [1930], [Delhi: Moltilah Banarsidass Publishers Private Limited, 1975, 1990, 1999].

Page 12

Thích Viên Giác

Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Đây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.

Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Đó là những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã… Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng, một đại hội được triệu tập để tụng đọc lại những lời Đức Phật dạy nhằm giữ gìn kho tàng Pháp bảo. Đây là lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

Sau khi Phật nhập diệt 100 năm, một đại hội khác được triệu tập để minh định lại những gì là đúng với lời Phật dạy và những gì đi lệch hướng; chủ yếu là một vài vấn đề tranh cãi về giới luật, có 10 điều mới phát sinh: Diêm tịnh, chỉ tịnh, tụ lạc gian tịnh, trụ xứ tịnh, tùy ý tịnh, cửu trụ tịnh, sinh hòa hiệp tịnh, bất ích lũ ni sưđàn tịnh, thủy tịnh, kim tiền tịnh. Những vị cho 10 điều trên là phi pháp đã tách riêng thành Thượng tọa bộ, những vị chủ trương thực hiện 10 điều cải cách thì tách riêng thành Đại chúng bộ – Sự phân chia đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Những kinh điển của cả hai bộ phái vẫn là kinh điển Nguyên thủy và vẫn duy trì bằng phương thức đọc tụng thuộc lòng chứ không viết thành văn. Đây là lần kiết tập kinh điển thứ hai.

Lần kiết tập kinh điển thứ ba vào khoảng năm 200 đến 234 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Hai bộ phái chính là Thượng tọa vàĐại chúng sản sinh ra nhiều bộ phái, gồm khoảng 20 bộ phái. Giáo lý được giải thích tùy theo khuynh hướng của bộ phái. Trong đó, Đại Thiên [Mahadeva], một học giả Phật tử khá nổi tiếng đã đưa ra 5 điều giới hạn của quả vị A-la-hán: Dư sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập vàđạo nhân thanh cố khởi. Điều đó làm mọi người hoang mang. Từảnh hưởng chủ trương của Đại Thiên và mặt khác – ảnh hưởng của giáo nghĩa Bà-la-môn lẫn lộn vào giáo lý Phật giáo, vua A-dục quyết định ủng hộ triệu tập đại hội Phật giáo dưới sự chủ tọa của ngài Moggalipputta Tissa, thầy của vua A-dục. Kỳ này gọi là lần kiết tập thứ ba, chấn chỉnh lại sự pha tạp trong giáo lý. Thượng tọa bộ lúc bấy giờ được gọi là Phân biệt thuyết bộ [Vibhajyavada], được vua A-dục đỡ đầu và ủng hộ mạnh mẽ. Phân biệt thuyết bộ là cha đẻ của Đồng diệp bộ, chính Đồng diệp bộ [Tamrasatiyah] đã kiết tập 5 bộ Nikàya rất đầy đủ. Năm bộ Nikàya này được hoàng tử Mahinda sau khi xuất gia đem khẩu truyền ở Tích Lan.

Một hệ phái khác khá mạnh cũng phát xuất từ Thượng tọa bộ là phái Thuyết nhất thiết hữu bộ [Sarvastivada] không được vua A-dục ủng hộ vì họ chủ trương luận lý hơn là kinh luật. Họ chuyển dần lên Đông bắc Ấn, đặt căn cứ địa tại Ca-thấp-di-la [Kasmira], dần dần họ truyền bá chánh pháp toàn cõi biên cương phía Bắc và sang các nước lân cận. Đến đời vua Ca-nị-sắc-ca [Kaniskha], nhà vua hết lòng ủng hộ và tổ chức đại hội kiết tập kinh điển. Đây được coi như lần kiết tập kinh điển thứ tư, vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau Tây Lịch. Truyền thống Phật giáo Bắc tông được truyền bá từ phái này qua 4 bộ A-hàm, Luật tạng và một số luận thư. Kỳ kiết tập này mới được chép thành văn.

Riêng 5 bộ Nikàya được Mahinda mang qua Tích Lan vẫn giữ phong cách truyền khẩu cho đến khi một đại hội kiết tập được tổ chức tại Tích Lan ở làng Aluvihata. Đây là lần đầu tiên 3 tạng Pàli được chép bằng chữ trên lá buông vào năm 83 trước TL. Lần này gọi là lần kiết tập kinh điển thứ tư [Kinh tạng Nikàya].

CÁC BỘ A-HÀM VÀ NIKÀYA

1. A-hàm [Agama] dịch là Pháp quy hay Vô tỷ pháp, gồm có 4 bộ:

a/. Trường A-hàm [Dirghagama] 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá [Buddhayasas] và Trúc Phật Niệm dịch [412 Tây Lịch, y cứ Pháp tạng bộ].

b/. Trung A-hàm [Madhyamagama] 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà [Sanghadeva] dịch vào khoảng năm 397 Tây Lịch. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.

c/. Tạp A-hàm [Samyukta-agama] 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la [Gunabhadra] dịch năm 435 Tây Lịch [y cứ của Hữu bộ].

d/. Tăng Nhất A-hàm [Ekottara-agama] 50 quyển.

2. Nikàya bộ gồm 5 quyển:

a/. Trường bộ kinh [Dìgha-Nikàya] 

b/. Trung bộ kinh [Majhima-Nikàya].

c/. Tương ưng bộ kinh [Samyutta-Nikàya].

d/. Tăng chi bộ kinh [Anguttara-Nikàya]. 

e/. Tiểu bộ kinh [Khuddaka-Nikàya].

TRƯỜNG A-HÀM tương đương với TRƯỜNG BỘ – chép những bài pháp dài.

TRUNG A-HÀM tương đương TRUNG BỘ chép những bài pháp bậc trung.

TƯƠNG ƯNG BỘ tương đương với TẠP A-HÀM – chép những lời kinh có nội dung tượng tự nhau.

TĂNG NHẤT tương đương TĂNG CHI– chép những bài sắp xếp theo con số.

Riêng TIỂU BỘ KINH thì Pàli tạng mới có – ghi chép những câu kệ vắn tắt.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY

1. Cả hai truyền thống A-hàm và Nikàya đều thuộc truyền thống Nguyên thủy, mặc dù con đường truyền bá có khác nhưng nội dung thì không khác nhau mấy. Tư tưởng của hai truyền thống đều giữ được phong cách và hương vị của thời Nguyên thủy Phật giáo.

2. Cả hai được giữ gìn bằng phương thức khẩu truyền suốt một thời gian khá dài khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt.

3. Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú nên rất dễ chán khi đọc. Tuy nhiên kinh phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo của xã hội đương thời.

4. Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.

5. Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội… rất dễ trích dẫn và dễ nhớ.

6. Tư tưởng Nguyên thủy chứa đựng tư tưởng gốc hay tư tưởng nền của tư tưởng Đại thừa.

Page 13

Phạm Thị Ngọc,  March 23, 2015 ·Edited· Repost on profile Ronald Truong

- Bài học Phật dạy 5 uẫn. SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC, Đức Trưỡng Lão Thông Lạc giảng dạy rằng: Bộ não con người do 5 thành phần cấu tạo thành:

Sắc uẫn: hữu hình, cấu tạo từ lửa, đất, gió, nước, bao gồm, tri thức, trí thức, ý thức [vô hình]

Thọ uẫn: Vô hình, Thọ lạc, thọ khổ, thọ không lạc, không khổ. Cảm giác buồn đau... có khuynh hướng thoả mãn tham dục

Tưởng uẫn: Vô hình, có 3: niệm thiện, ác, không. - Có khuynh hướng thoả mãn tưởng dục

Hành uẫn: Mọi hành động qua thân khẩu ý, do thọ thức và tưởng thức điều khiển - Tạo nên nghiệp lực.

Thức uẫn: Vô hình, khi nào tu hành có minh, thì minh đánh thức dậy, để thức uẫn làm việc

Muốn biết rõ về 5 uẫn thì nên về tu viện Chơn Như tra cứu. Vì trang web có hạn. Nói vắn tắt sẽ bị hiểu lầm. nguyenthuychonnhu.net

TÂM là cái biết, là niệm khởi, là muốn, chạy lung tung trong đầu [ví như ngựa bất kham] cho đến khi nào ý thức cột được tâm và điều khiển được tâm thì tâm mới về ở yên nơi sắc uẫn. Để tạm hiểu về tâm.Mẹ dặn bé thiện pháp hay ác pháp. Bé luôn tác ý nhắc tâm nhớ lời mẹ dạy, khi chuyện xảy đến bé thì hành đúng lời mẹ dạy. Đó là nhờ tâm ghi đậm lời thiện thì thi hành thiện pháp, nếu ghi nhận lời ác thì thi hành ác pháp. Hoặc là con người được một tôn giáo thần quyền nhắc vào tâm, huấn luyện tâm giết người vì tâm quen thuộc rồi thì thi hành y như vậy.Con người luôn luôn niệm khởi, muốn ăn, muốn đi tắm. Phật dạy rõ TÂM DẨN ĐẦU MỌI PHÁP. Phật dạy thêm rằng người huấn luyện tâm như Nài ngựahuấn luyện ngựa.

Từ trên, trả lời câu hỏi 2] Tâm là nhận lệnh thiện pháp hay ác pháp và ra lệnh hành uẫn làm việc theo thiện pháp hay ác pháp qua thân khẩu ý, tạo nên nghiệp lực.

Trả lời câu hỏi 1] Từ bài học 5 uẫn, ta biết rằng, tâm ra lệnh cho hành uẫn có hành động ác pháp, thì Thọ uẫn đón nhận cảm thọ đau đớn, ưu phiền, đưa về sắc uẫn tạo nên, ta cảm giác bất an. Vấn đề đặt ra cho rõ ràng hơn. Cái gì ngăn cản được tâm? Ý THỨC. Cái gì thúc dục tâm? TƯỠNG THỨC và phản ứng từ thọ thức. Tóm lại, thọ thức, cảm nhận đau buồn do ác pháp tạo nên, đưa về sắc uẫn, sắc thức cho ta cãm giác ưu phiên, phiền não.

Câu thứ 3] được trả lời đơn giản, vì Tâm là chàng nhận lệnh và ra lệnh. Nếu ai hiểu về computer thì cảm thông ngay.

Phản ứng từ thọ uẫn. Ví dụ, có người đánh ta, cảm thọ nhận đau, có phản ứng lại ngay: a] ý thức cho biết nên chịu thua vì dưới cơ, nhưng lòng ta hậm hực sẽ trả thù. b] đánh lại liền [ác pháp], c] "Chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không", nhờ tâm đã được tác ý từ trước, tâm không đưa lệnh đánh lại mà bảo hành thức, thương yêu tha thứ bỏ qua [Thiện pháp].

Vì thế, Ngài ALAHÁN Thích Thông Lạc dạy cho hành giả rằng:

* Tu hành theo Phật, bắt buộc phải độc cư. * Tất cả pháp Phật đều là thiện pháp. * Đưa thiện pháp vào tâm, chứ đừng đưa ác pháp vào tâm. * Thiện pháp là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. * Mọi pháp Phật đều dùng Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý, nhắc nhở tâm

Một khi TÂM đón nhận tràn ngập thiện pháp, xua đuổi ác pháp ra khỏi thân tâm thì thân tâm ta thanh thản, an lạc và vô sự. Dù cho ác pháp ào ạt tấn công ta... Lời diển giảng tuyệt vời rõ ràng về NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY, chưa từng có bất cứ nhà sư nào trên hoàn vũ dạy được. HÀNH GIẢ nhiệt liệt tri ân Ngài Alahán Thích Thông Lạc. Chỉ có Alahán mới hiểu rõ ràng pháp Phật. Đại để, chỉ có bác sĩ mới hiểu các bịnh tình.

Ronald Truơng GHI CHÉP, nên về tu viện Chơn Như tra cứu. Thầy Thông Lạc dạy chi li từng pháp hành.

Page 14

Người Vô Sự, March 24, 2015 ·Edited·repost on web Ronald Truong

Qua Đường về xứ Phật, Trưỡng lão Thích Thông Lạc, giảng giải rằng "Phật dạy không có thế giới siêu hình, siêu hình là cái bóng của hiện hữu. Khi hiện hữu mất thì bóng cũng biến luôn. Con người thường mơ tưởng thiên đường vì họ thường mơ ước, và lo sợ những tội lỗi mình gây ra sẽ bị đày xuống địa ngục, khi chết đi, mơ tưởng không còn, thiên đường và địa ngục cùng biến theo luôn".

Khi chứng quả Alahán, Ngài Thông Lạc cũng quả quyết cho hàng Phật tử biết rằng không có thế giới siêu hình. Loài người cảm thấy có siêu hình là do tưởng thức hoạt động mạnh hơn ý thức. Vì một người có tưởng thức hoạt động mạnh hơn ý thức cho nên thường đưa người đó sống trong ảo tưỏng, sống trong mộng mơ. Vì sống trong ảo tưởng cho nên thường là bất toại ý, vì vậy, họ mang tâm trạng càng nhiều khổ đau. Nếu một người huân tập cho ý thức mạnh hơn tưởng thức thì họ bớt ham muốn [ít dục], bớt sợ hãi, lúc bấy giờ đời sống của họ ít khổ hơn và một người muốn hết đau khổ hoàn toàn thì người đó phải buông xả hết dục vọng ác, vật chất, tình thâm đang dính mắc trên thân tâm và thường xuyên tu luyện ly dục ác, ly ác pháp, tăng trưởng thiện pháp, tiến đến tâm bất động, rồi, nhập Tứ thánh định và Tam minh thì làm chủ sinh lão bệnh tữ, giải thoát luân hồi.

Bộ óc điều khiển mọi hoạt động của con người, được gọi là não bộ. Trưỡng lão giảng rằng, não bộ là do 5 uẫn tạo thành gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

- sắc uẫn: Là hữu hình, nhìn thấy được, cấu tạo từ tứ đại: lửa, đất, gió, nước. Sự nhận biết của sắc gọi là sắc thức, vô hình. Khi 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý hướng ra ngoài, tiếp xúc, ghi nhận sự vật, cảnh vật, gọi là 6 trần. 6 trần từ bên ngoài đưa tín hiệu vào, sắc nhận qua sáu trần và phân biệt, sự phân biệt nầy gọi là sắc thức.

Đối với nhãn trần, sắc thức phân biệt hình dạng, màu sắc, tối sáng... đưa đến ham muốn hay ghét bỏ, gọi là nhãn thức. Đối với thinh trần, sắc thức phân biệt âm thanh trầm bỗng, to nhỏ... Đối với tỷ trần, sắc thức phân biệt mùi vị thơm, thúi...Đối với thiệc trần, sắc thức phân biệt hương vị ngon, ngọt, đắng, cay... Đối với thân trần khi tiếp xúc, sắc thức phân biệt cảm giác nóng lạnh, đau nhứt, bén nhọn...Và đối với pháp trần, sắc thức phân biệt tốt xấu, thiện ác... Từ đó, sắc thức truyền tín hiệu đến tâm. Tâm đón nhận tín hiệu và chọn lựa rồi truyền lệnh cho hành làm việc. Ví dụ tâm muốn đẹp thì hành đón nhận, tâm chê xấu thì hành bỏ đi...

- Thọ uẫn: vô hình, không nhìn thấy nhưng cảm nhận được.Thọ đón nhận tín hiệu đau đớn, buồn vui, lo sợ, nhớ nhung, mê đắm, ngứa ngáy, nhột nhạt, nóng lạnh, nhám trơn đưa tín hiệu qua tâm, tâm truyền lệnh cho hành uẫn làm việc.

- Tưởng uẫn: Không nhìn thấy nhưng cảm nhận được, khi chiêm bao, tâm linh, mộng tưởng, nhìn lầm người... gọi là tưởng thức. Tưởng thức vượt không gian và thời gian, tưởng thức truyền lịnh qua tâm cho hành uẫn làm việc trong mê tín, run sợ, quỵ lụy, hoang đường, đôi khi trùng hợp thực tế ngoài đời. Tưởng uẫn có bản chất dể dàng thoả mãn tham dục [nịnh thần]. Tưởng uẫn khai thác sự sợ hãi của cảm thọ mà phát triển.

- Hành uẫn: Hành động có được là do sắc, thọ và tưởng điều khiển.

- Thức uẫn: Không phải là ý thức. Phần nầy không hoạt động, cho đến khi người nào đó, ý thức đạt được Tam minh thì đánh "thức uẫn" dậy và điều khiển thức uẫn hoạt động, thức uẫn sẽ hoạt động vượt không gian và thời gian gọi là liễu tri. Đồng thời, thức uẫn điều khiển được tưởng uẫn cho những nhu cầu vượt không gian và thời gian.

Trong khi đề cập đến tưởng uẫn, vậy ý nằm ở đâu? Ý nằm trong sắc uẫn. Ý thức, sự hiểu biết hạn hẹp bởi không gian và thời gian, có 2 phần là tri thức và trí thức.

a] Tri thức: Không học mà biết, do học từ kiếp trước trôi lăn theo nghiệp lực

b] Trí thức: Có học mới biết, học sinh, sinh viên, học giả, chuyên nghiệp...

Tâm nằm ở đâu? Tâm chạy lung tung trong đầu, giống ngựa bất kham. Một khi hành giả tu luyện để ý thức kiểm soát được tâm thì đưa tâm về ở sắc uẫn, từ đó, tâm ngoan ngoản theo chỉ thị của ý thức mà tiến vào tâm bất động. Một khi tâm đã bất động việc làm của hành giả đã làm xong, không còn trở tới trở lui nữa.

Ý THỨC: Có khuynh hướng, hướng thượng thiện pháp nhưng bẫm tính yếu đuối và bị tưởng uẫn khiếp phục. Cho nên hành giả cần trui rèn ý thức kiên cường và anh dũng thiện chiến mới chiến thắng được ác pháp trên thân tâm. Ý thức mạnh mẽ mới điều khiển được tâm theo ý muốn. Hành giả muốn có đời sống an vui tự tại thì cần phải thường xuyên tôi luyện ý thức mới thắng được đam mê, cám dỗ, không lạc vào tà pháp do tưởng thức thúc dục. Điều quan trọng cần ghi nhớ là khi con người vừa thành hình thì tưởng thức đã hoạt động rồi, trong khi đó ý thức chập chững từng bước rất chậm. Càng chậm chạp hơn nữa khi trưởng thành mà tính làm biếng gia tăng thì ý thức phải đầu hàng tưởng thức và con người thường sống trong u mê mê tín dị đoan. Thường sợ hãi vu vơ... đây là lý do sợ ma, tin có siêu hình.

Tóm lại, thân ngũ uẩn, phải được hành giả tu luyện đúng pháp GIỚI-ĐỊNH-TUỆ thì mới đạt được thanh tịnh. Nếu tu sai pháp thì chính là nuôi dưỡng trong ác pháp, thuộc về tào giáo, thì đó là sự nguy cơ cho loài người. Bằng chứng là các tổ tu sai pháp cho nên, họ sống trong ác pháp và vô tình hay cố ý họ đã đưa đẫy Phật giáo vào tà đạo và xô đẫy hàng Phật tử vào rừng u mê mê tín dị đoan! Bằng chứng hùng hồn hơn nữa, vì sống trong ác pháp cho nên các tổ cổ xúy tụng niệm cầu xin Phật tưởng Adidà và họ không bao giờ đụng đến Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, là bởi vì Phật Thích Ca lên án 6 tà đạo và 62 đường tà u mê mê mê tín dị đoan. Nếu các tổ xiểng dương Phật Thích Ca thì làm sao họ lường gạt được hàng trí thức thông minh? Thì làm sao họ kiếm ăn dể dàng?

Ghi chú: Cần phân biệt:

- Trí tuệ thế gian, hay tri kiến thế gian, là sự học hành về đời sống hàng ngày. sự phát triển này chạy theo dục lạc thế gian. Học càng cao thì tham dục càng nhìều. Tưởng uẫn càng phát triển mạnh. Khiến con người trở nên đam mê, tham dục và sợ chết, cho nên, càng mê tín vào siêu hình.

- Tri tuệ giải thoát hay tri kiến giải thoát, sau khi tu luyện ly dục ly ác pháp tăng trưởng thiện pháp thì hết tham sân si mạn nghi, thì không còn sợ hãi, không còn ham muốn, không còn sợ chết, thì không còn thấy siêu hình.

THANH THIỆN ghi chép theo lời thầy Thông Lạc diễn giảng.

Page 15

Trích Thiền Kinh Tởm
Tác giả: Karma Drolma - Việt dịch Tạ Lê Cẩm Tú

1. Nghiệp

Nếu các bạn tin nghiệp đơn giản nghĩa là làm việc thiện sẽ được sung sướng đầu thai lại làm người và các tầng trên nữa, còn làm ác sẽ đọa súc sanh, địa ngục. Vậy tôi sẽ đưa các bạn trở về thời kỳ nguyên thủy của trái đất đến thời kỳ con khỉ, lúc đó làm gì có loài người xuất hiện mà để đầu thai làm người? Các con vật lành ăn cỏ không ăn thịt loại bò sát khác nhưng mà nó có được đầu thai làm người đâu mà tiếp tục làm súc vật cho tới khi con khỉ tiến hóa thành người, ma mút vẫn là ma mút mà khủng long vẫn là khủng long. Suy ra, nếu áp dụng lý thuyết nhân quả đang rao giảng vào thời kỳ nguyên thủy có lẽ cần suy nghĩ lại. Bất cứ một vật chuyển động nào đều cần năng lượng và năng lượng thúc đẩy sự chuyển động. Xét khía cạnh con người chúng ta đang chuyển động rất nhiều và hỗn loạn từ trong ra ngoài cơ thể và cả tâm.

Như vậy có thể định nghĩa lại nghiệp là chuyển động, di động, hành động – vì có chuyển động cho nên mới có tiến hóa, mới có quả tốt quả xấu.

2. Nhân quả

Nhiều anh bạn Tây không tin vào nhân quả và vặn tôi rằng thật vô lý nếu người mới sanh đã bị tật nguyền, những kẻ ích kỷ thì luôn luôn giàu có! Họ không tin vào truyền thuyết kiếp trước mà họ cho rằng cuộc sống là những dãy cơ hội. Xin thưa rằng, người giàu thì vẫn chưa giàu và người nghèo thì chưa hoàn toàn nghèo! Những cái bạn thấy nghịch lý trước mắt chỉ là trong thời gian ủ bệnh, và hiện tượng có được là kết quả của bệnh trước đó.

• Hãy lấy một số ví dụ về nhân quả nhé! Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Việt Nam lại là nước nghèo? Việt Nam bị mắc 4 thứ chính: ích kỷ, bản ngã, tà dâm và sát sinh!

1/ Ích kỷ: người Việt Nam tâm địa hẹp hòi và không biết cho đi, hậu quả là nghèo đói. Cái tâm ích kỷ còn thể hiện rõ kể cả những người Việt Nam sinh sống nước ngoài, ban đầu làm quen lợi dụng, khi mưu lợi thành công thì quay ngoắt. Kẻ biết chữ một chút không dám chia sẻ hết mình kiến thức mình có, ai cũng cất cho riêng mình để chứng tỏ ta đây thông minh hơn người, nhưng không ngờ đây chính là kết quả toàn Việt Nam phải chịu ngu tối và bị lợi dụng khai thác bởi các nước mạnh hơn cũng như bị dẫn dắt bằng các học thuyết mù quáng.

2/ Sát sinh: Việt Nam mang nghiệp sát khủng khiếp từ bao cuộc chiến tranh, những cái ác này đi đầu thai lại cho nên lớp tuổi trẻ bây giờ hầu hết là khó dạy, quậy phá, vô đạo đức. Không có cuộc chiến tranh nào gọi là chính nghĩa và phi nghĩa, kể cả chiến tranh chống giặc ngoại xâm, chính nghĩa và phi nghĩa là do con người bày ra, tất cả cuộc chiến tranh đều đem theo nghiệp sát và phải trả cái giá của nó. Người lính đi trận về không ai có một cuộc sống thanh bình, tất cả đều sống trong cái tâm đau khổ, day dứt. Cuộc sống của họ gặp rất nhiều thất bại và rủi ro về tất cả những chuyện họ làm hoặc dự tính làm đều thất bại. Họ không hiểu nguyên nhân là do nghiệp sát của họ trong chiến tranh. Thêm vào đó, người Việt Nam còn sát sinh làm kế sinh nhai rất nhiều như trang trại gia súc, heo, bò, gà, mò cua, bắt ốc, đánh cá chài lưới.

3/ Bản ngã: nhà trường sai lầm khi dạy chúng ta tính tự cao tự đại quá lớn – một dân tộc con rồng cháu tiên 4000 năm văn hiến, trong đời sống bình thường ai cũng cho mình giỏi hơn người khác điều này hiện rõ ở tầng lớp trí thức, cho nên tính cách làm việc nhóm, chia sẻ cộng đồng rất kém dẫn đến cả đất nước phải trả quả là luôn luôn thua kém những nước khác.

4/ Tà dâm: đây có thể gọi là tệ nạn, phân nửa số đàn ông Việt Nam đều tìm gái gú khi đã kết hôn, đương nhiên có cả phụ nữ hoặc những người tình thứ hai, thứ ba, đan xen phá vỡ và cướp giật hạnh phúc người khác. Những người này kiếp này và kiếp sau sẽ không bao giờ có gia đình đầm ấm, họ thường bị gãy gánh ngang đường, không tìm được người yêu chung thủy hoặc không có ai theo và sẽ bị hãm hiếp, cưỡng dâm, tâm của họ không bao giờ vui và luôn gặp xui xẻo.

Các bạn có thể phản đối tôi vì hiện nay có rất nhiều người Việt chuyên tâm làm từ thiện và họ đóng góp số tiền cực lớn cho các chương trình lợi ích xã hội và đặc biệt số tiền khổng lồ đều rót vào hết các chùa chiền, cho nên không thể nói người Việt Nam bỏn xỉn được. Thưa các bạn đúng là vậy, tuy tiền có cho ra nhưng cái tâm của các bạn chưa thực bố thí. Nói chung ai cũng ham tích đức và mong đổi lại một sự ấm no may mắn trong đời. Vâng, những thiện nghiệp của các bạn được trời phú nên đất nước ở gần biển, khúc eo giữa monh manh mà ít thiên tai bão lũ, động đất, đa số cơn bão khủng khiếp đều đánh qua Trung Quốc!

• Quán tiếp chuyện gì đang xảy ra Thái Lan, một đất nước lấy Phật Giáo là quốc giáo mà lại kinh doanh tình dục, là cái nôi cho đàn ông nước ngoài giải quyết nhu cầu sinh lý, đó là phạm giới cấm của nhà Phật, phá hoại hạnh phúc của người khác. Những người đàn ông phương Tây và các kỹ nữ này sẽ đọa địa ngục, địa ngục đó là họ sẽ không bao giờ có cuộc sống hạnh phúc, không có một tình yêu chân chính, lúc nào tâm của họ sẽ mãi lăn trôi đau khổ. Cả nước Thái Lan gánh nghiệp không được yên bình, chắc chắn các cuộc nổi loạn sẽ luôn luôn tiếp diễn!

• Quán tiếp chuyện gì đang xảy ra ở Phần Lan? Họ có ăn có mặc là do biết làm từ thiện và giúp đỡ nước khác, họ có hệ thống nhà nước làm từ thiện, chia tiền nhà cửa cho tất cả mọi người kể cả dân nhập cư. Do vậy, xác xuất thắng sổ xố toàn châu Âu rớt vào Phần Lan rất lớn! Ngược lại họ có lối sống buông thả đặc biệt là nạn ngoại tình vô lối và ít quan tâm đến cảm xúc của cha mẹ cho nên dẫn đến số lượng người bị tâm lý, trầm cảm và tự tử rất cao. Từ đó, có thể giải thích tại sao các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học lại nhiều hơn ở Việt Nam. Các bạn có thể hỏi thêm tại sao Phần Lan nằm sát ngách Liên Xô mà không phải chế độ cộng sản? Không có một người Phần Lan nào trả lời thỏa đáng câu hỏi này của tôi, thực ra cái chính do họ thông minh, cái thông minh này là kết quả của hệ thống đào tạo miễn phí. Họ cho giáo dục và họ được hưởng sự thông minh. Sự thông minh của họ còn thể hiện trong nhiều hệ thống làm việc và quản lý.

3. Nguyên tắc của tái sanh

Cái gì đi tái sanh? Đó chính là năng lượng của nghiệp khi đã tích tụ đủ. Ví dụ các bạn muốn làm bom hạt nhân thì phải làm giàu uranium, quá trình làm giàu uranium là hành động trong hiện tại, khi tích tụ đủ lượng sẽ chế tạo được bom hạt nhân. Khi bạn là uranium bạn không thấy bom hạt nhân và khi bạn đã là bom hạt nhân, bạn không hiểu sao mình lại được vậy. Như vậy, các bạn sẽ cho rằng các ví dụ của tôi có khác gì nhân quả? Ồ, thưa các bạn, tái sanh là bức tranh nhân quả phóng lớn và tái sanh không bao giờ tách khỏi nhân quả.

Mà thực chất của sự việc cũng có thể nói mỗi hành động của bạn gây đã đi tái sanh rồi! khái niệm này có vẻ khó hiểu phải không? Ví dụ, nếu tôi muốn có một nụ cười đẹp thì tôi ủng hộ tiền cho tổ chức phẫu thuật nụ cười, giúp đỡ các em bé bị sứt môi, thì hành động này ngay lập tức đặt chỗ ở đâu đó một người có nụ cười tươi trên khuôn mặt. Nếu tôi hay dùng gậy đánh đập hăm dọa người khác thì ngay lập tức hành động này sẽ đi tái sinh một người nào đó bị tật nguyền ở tay. Nếu tôi cúng dường tam bảo và tâm hướng về Phật, hành động này cũng ngay lập tức tái sinh một người có cảm tình với Phật giáo... Nếu theo hành động trên thì tôi đã đặt chỗ cho tương lai tái sinh của mình ở đâu đó dù châu Âu, châu Phi hay Châu Á là một người có nụ cười đẹp nhưng bị tật ở tay và thích đi lại cửa chùa!

4. Không có linh hồn, làm sao đi tái sanh?

Tôi tóm tắt mẫu nguyên tử Bohr để làm minh họa cho vấn đề được nêu, Bohr là nhà vật lý người Đan Mạch, ông đưa ra mẫu nguyên tử này từ đầu thập kỷ 20. Theo Bohr, hạt nhân nằm ở giữa, các Electron chạy xung quanh nhưng nằm theo lớp và phân lớp. Nếu Electron không nhận bất kỳ năng lượng kích thích nào thì nó vẫn nằm y nguyên vị trí lớp của nó, nếu Electron nhận thêm năng lượng kích thích sẽ nhảy lên lớp trên hoặc tự mình phóng ra năng lượng sẽ rớt xuống lớp dưới.

Quay lại cái gì dẫn chúng ta đi tái sanh? đó chính là năng lượng kích thích của nghiệp khi đã hội tụ đủ, nếu không có năng lượng kích thích của nghiệp thì sao chúng ta có thể đi tái sanh được?. Đó là trường hợp của người giác ngộ. Họ tiêu diệt hết các năng lượng của nghiệp thông qua con đường bát chánh đạo và bứt bỏ mọi gốc rễ của bám víu, tham ái và sân si...

Nếu các bạn hỏi không có linh hồn sao đi tái sanh, cũng giống như hỏi không có sợi dây nào kéo Electron di chuyển giữa các lớp thì sao nó di chuyển được?. Thực sự, không cần linh hồn và không cần sợi dây. Đó chính là năng lượng nghiệp đẩy bạn nhảy vào các kiếp sống khác.

5. Con cóc ngồi đáy giếng

Tôi nhận khá nhiều ý kiến của độc giả, tôi trình bày một lượt đây để khỏi phải viết đi viết lại nhiều lần. Các bạn có biết hình ảnh con cóc ngồi đáy giếng chỉ biết la om tỏi mà tưởng mình đang ngồi trên cung trời không? Vâng, đó chính là các bạn phản biện đấy ạ. Thời đại này là thời đại gì rồi? internet có đầy rẫy, các bạn có thể kiểm chứng lời tôi nói chỉ bằng một cách click chuột. Vậy tại sao không click? không động não tìm tòi mà mang cái u minh bản ngã quật ngang xương người khác, không một chút tính thuyết phục nào cả.

Tôi nói niệm Phật là pháp môn đạo Hindu, sao không tìm hiểu đọc thêm lịch sử đạo Hindu nhỉ? Tôi viết tên các giáo sư chuyên nghiên cứu kinh Vệ Đà, tại sao không tìm sách của họ mà đọc nhỉ?. Tôi nói Bồ Tát có nguồn gốc từ thần Hindu qua cách ăn mặc, vật dụng, tay cầm và tính chất... tôi đã post hình các vị thần Hindu có tên tuổi rõ ràng, sao không chịu tra lại google ấy. Nếu các bạn nói Bồ Tát không phải từ thần Hindu thì phải lập luận thật logic, chỗ nào và lý do nào?. Chứ đừng bắt đầu bằng câu " Bồ Tát là linh hiển, là vô lượng vô biên..." nhưng câu này nhàm chán lắm rồi và nó làm cho bộ não của bạn chết cứng ngắc, không chịu hoạt động nữa.

Tôi không dùng bất cứ một kinh sách nào trích dịch vì mốt này lỗi thời rồi, nếu các bậc tu hành đúng là thành tựu các quả, lời nói ra không cần trích theo "kinh này nói, kinh kia nói..." mà phải nói cái mình thật chứng, thật logic.

Trong hầu hết bài viết của tôi, tôi chỉ dùng những sự kiện xảy ra có thật trong lịch sử, trong khảo cổ học và trong ngành khoa học khác. Người bình thường có thể biết và nắm tới được. Vậy tại sao các vị không bắt đầu từ cách này để phản bác tôi thay vì nói những từ sáo rỗng dựa vào niềm tin và vin vào kinh sách như định luật trường tồn?. Mà kinh sách của quý vị không có nền tảng vững chắc, cái gì là khoa học có nghĩa là khó thay đổi vì nó là chân lý. Còn kinh của quý vị, người này thêm tí mắm, người kia thêm tí muối, không đủ cơ sở để đặt niềm tin, ấy thế hết thế hệ này đến thế hệ khác chỉ biết trích lục và trích lục mãi...

Page 16

Tiến sĩ Phật học Sures Chandra Banerji
T
ỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt

Một số quan điểm đặc trưng và khá phổ thông của Đại Thừa giáo là:

- Kêu gọi sự nhận thức về thế giới hiện tượng, đồng thời xác định tính KHÔNG của cái gọi là CON NGƯỜI. Quan điểm này đi ra từ giáo lý vô ngã của Phật giáo truyền thống nhưng bản thân nó thì có lắm điều phải xét lại.

- Niềm tin vào sự có mặt của vô lượng Chư Phật và Bồ-tát vẫn từng lúc hiện hữu trong khắp nơi.

- Chấp nhận thờ phụng các Thần Thánh, kể cả những quỷ thần vay mượn từ Bà-la-môn giáo.

- Phù chú, chân ngôn vẫn có thể là con đường đạt tới giải thoát.

- Xác nhận vai trò của TÂM với quan điểm "nhất thiết duy tâm tạo".

I. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO PHÁT TRIỂN

Phật Giáo và triết học Phật Giáo đã tồn tại và có một thứ tiếng nói riêng biệt qua chính dòng văn học Pàli. Cho nên, một chút khái niệm về dòng văn học này rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về cuộc đời và nhân cách của Đức Phật cũng như nền giáo lý mà Ngài đã để lại.

Trước khi có mặt của giống dân Aryan, kinh điển Veda đã có một vị trí độc tôn trong tầng lớp xã hội thượng lưu Ấn Độ. Tín ngưỡng Veda đã được người Aryan thờ phụng trong suốt nhiều thế kỷ. Họ là một dân tộc yêu đời nên vẫn xem lời cầu nguyện là một liều thuốc trường sinh. Chấp nhận chủ trương đa thần, họ cúng bái đủ thứ thần vật vốn chỉ là những cái thường thấy nhất trong thiên nhiên. Cái gì họ cũng coi là thần tượng rồi cứ vậy mà khấn nguyện, xưng tán.

Nguồn sống chủ yếu của người Aryan đương thời là nông nghiệp nên họ cũng nghĩ ra các thần linh thích ứng như thần Mưa, thần Gió,... Thần thánh của người Aryan được chia thành ba cảnh giới: trên thiên đường, trong không gian và dưới mặt đất. Các vị thần ấy cũng có đời sống tâm sinh lý giống như con người hạ giới. Người ta còn gán cho các vị thần những uy lực có thể trấn áp ma quỷ. Và bên cạnh những thần linh có vẻ cụ thể đó, người Aryan còn tạo thêm những thần linh trừu tượng hơn, nhưng cũng không kém phần phổ biến, chẳng hạn như Thần Tín Lý, Thần Cuồng Nộ... Điều đáng lưu ý là trong tín ngưỡng Veda, chúng ta không hề bắt gặp một dấu vết nào về chuyện tạo thờ ngẫu tượng.

Từ quan niệm Đa Thần, người Aryan dần dần chuyển tới quan niệm Chiết Tôn Thần [Henotheism], tức là xác định rõ ràng vị trí cao nhất cho vị thần nào đó trong các thần. Chính tín ngưỡng Chiết Tôn Thần này về sau đã đưa tới quan niệm Nhất Thần [Monotheism].

Còn về bốn giai cấp xã hội thì ngay từ buổi đầu trong tập thứ mười của bộ Veda đầu tiên [Rịgveda] đã có nói đến, theo trật tự Bà-la-môn là cao nhất và Thủ-đà-la [giới tiện dân lao động] là thấp nhất. Từ chổ lý thuyết trong kinh văn, theo thời gian, quan niệm phân chia giai tầng xã hội đã được đem ra ứng dụng ngoài thực tế và nếp sống của ba tầng lớp cao cấp cũng được phân định theo hệ thống đạo đức nhân sinh rõ ràng hơn. Đó là bốn giai đoạn trong đời sống bắt đầu từ tuổi trẻ: thưở niên thiếu sống giữ mình theo các tín điều nghi lễ [Brahmacarya], tuổi thanh niên lập gia đình và tạo dựng sản nghiệp [gàrhasthya], tuổi trung niên tập sự sống ẩn dật giấu mình [vanaprastha] và tuổi già thì đi xuất gia để thúc chế bản thân [samyàsa].

Nói chung lại, người Aryan thời khai sinh tín ngưỡng Veda đã vì khiếp hãi trước cái kỳ vĩ của thiên nhiên mà tạo ra các thần tượng tôn giáo. Họ xưng tụng oai linh chư thần và chính từ đây đã hình thành một lý tưởng tôn giáo. Nhưng rồi chuyện tưởng tượng cùng các lời cầu nguyện đã không đáp ứng nổi nhu cầu tôn giáo sâu sắc của thiên hạ nữa. Người ta cần tới cái gì điển hình và hệ thống hơn. Thế là thứ đức tin mộng mị đã nhường chổ cho các nghi thức cụ thể, cách mặc tưởng sơ sài đã được thay thế bằng hàng đạo rõ ràng.

Kết quả của cuộc chuyển đổi này là sự ra đời của tầng lớp giáo sĩ cùng các Kinh Điển [với tên gọi buổi đầu là Bàn Môn Chư Kinh – Brahmanas] mà nội dung là đề nghị chuyện cúng bái hiến tế. Nói rõ hơn, chính các Bà-la-môn đương thời đã nghĩ ra một tổ chức tôn giáo với các lễ tiết nhằm mục đích xác định vai trò thần thánh của mình. Càng về sau, các nghi lễ hiến tế được bày vẽ ngày một rườm rà hơn và đến một ngày kia, việc sát sinh hiến tế đã trở nên một lễ tiết quan trọng nhất.

Cái gọi là tôn giáo lúc này đã thành ra phản tôn giáo, một thứ tôn giáo hắc ám, trái thiên lý, phản tác dụng. Sự tình tồi tệ đến mức đông đảo thiên hạ vốn chỉ biết tuân phục các giáo sĩ nay quay sang chống đối những nghi thức phiền toái, hao tốn và lắm lúc quá đỗi tàn bạo này. Vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ là đại chúng đang rất cần tới một điểm tựa tinh thần, một cứu tinh có đủ năng lực giải phóng nỗi bức xúc của họ. Và con người trác việt ấy chính là Đức Phật Cồ Đàm, Bậc Đại Giác toàn thiện đã đem lại cho cuộc đời những lời dạy vô giá. Các đệ tử của Ngài đã ngang nhiên tháo bỏ ngai vàng độc tôn ngàn đời của tín ngưỡng Veda khốc liệt, từ chối nỗi ám ảnh của các Bà-la-môn ham hố, phá nát tất cả tế đàn luôn đẫm máu các loài thú hiến sinh...

Về niên đại ra đời của đức Phật đến nay vẫn chưa được xác định thống nhất dù thời điểm giả định tương đối phổ thông vẫn thường được chọn là năm 563 trước Tây lịch.

II. ĐỨC PHẬT VÀ ĐẠO PHẬT

Bất cứ khi nào nhắc đến Đạo Phật thì trước tiên các Phật tử phải nhắc tới Tam Bảo: Đức Bổn Sư, Giáo Pháp và Tăng Chúng của Ngài.

Trước khi thành đạo, Đức Phật là một Hoàng Tử, Ngài chào đời tại rừng Lum-bi-ni, biên giới xứ Nepal bây giờ. Phụ vương của Ngài là vua Suddhodana, hoàng tộc Sakya, kinh đô của Vương quốc là hoàng thành Kapilavatthu. Mẹ của Ngài là Hoàng Hậu Màyà. Bà từ trần ngay sau khi sinh hạ hoàng tử được bảy hôm. Hoàng tử được giao lại cho dì ruột là Hoàng hậu Gotamì chăm sóc. Hoàng tử Gotama có một tuổi trẻ cực kỳ hạnh phúc. Vợ Ngài là công nương Yasodharà và nàng đã có với Ngài một hoàng nam tên là Ràhula.

Theo kinh điển truyền thống thì ý tưởng xuất gia tu hành của Hoàng tử Gotama được bắt đầu khi một lần nhìn thấy các cung nữ nằm ngủ ở tẩm cung trong tư thế rã rời mệt mỏi và tiếp theo đó là những cảnh tượng già yếu, chết chóc, bệnh hoạn mà Ngài đã tận mắt nhìn thấy trong một chuyến du ngoạn ngoại thành. Sau cùng, hoàng tử đã ra đi xuất gia. Năm ấy, Ngài vừa đúng 29 tuổi đời.

Hành trình tìm đạo đã đưa Hoàng tử tới Vesàli. Tại đây, Ngài học đạo với Alàra Kàlàma. Alàra Kàlàma vốn là một môn đồ của tông phái Sankhya [số luận], một dòng triết học thời danh nổi tiếng đến tận hôm nay. Nhưng rồi những gì tông phái này có được vẫn không sao thỏa lòng cầu Pháp giải thoát của hoàng tử.

Ngài lại ra đi và lần này Ngài tìm đến nhập môn với đạo sĩ Uddaka Ràmaputta ở Ràjagaha. Cũng chẳng tìm thấy cứu cánh giải thoát thật sự nơi vị thầy thứ hai này, hoàng tử tiếp tục lặng lẽ từ biệt sư môn thêm lần nữa.

Với một ý chí mãnh liệt, hoàng tử kết bạn với năm vị ẩn sĩ Bà-la-môn gặp được trên đường và quyết định chọn lấy pháp môn khổ hạnh ép xác. Ngài đã kinh qua tất cả những đau đớn thể xác một cách trọn vẹn. Nhưng rồi một hôm, trên đỉnh điểm tận cùng của sự suy nhược, Ngài bắt đầu ăn uống và sinh hoạt bình thường như mọi người. Thái độ này khiến năm người bạn đồng đạo thất vọng về Ngài. Họ rủ nhau bỏ rơi hoàng tử.

Còn lại một mình, hoàng tử đắm mình thiền định dưới một gốc cây trong rừng Uruvela. Chính tại đây, Ngài đã chứng đạt quả vị tu chứng cao nhất của đời sống phạm hạnh là trở thành một bậc Chánh Đẳng Giác, một Đấng Phật-đà. Ngài muốn chia sẻ trí tuệ giác ngộ ấy đến những người Thầy cũ nhưng lúc này, cả hai vị đạo sư khả kính đều đã qua đời mấy ngày trước đó...

Đức Phật tìm đến Isipatana [nay là Sarnath] và thuyết giảng thời pháp đầu tiên cho năm vị ẩn sĩ Bà-la-môn. Các vị đã quay về với Đức Phật và thầy trò cùng đi về Ràjagaha, xứ Magadha. Tại đây, Đức Phật đã chính thức xác lập hệ thống giáo lý của mình trước các dòng giáo lý khác và từ đó tế độ thêm rất nhiều môn đệ Tăng-Tục trong thời gian tạm thời lưu trú để chuẩn bị tiếp tục lên đường du hóa. Trong số các đệ tử gặp ở Ràjagaha, đáng kể nhất là hai vị cao đồ Xá-lợi-phất [Sariputta] và Mục-kiền-liên [Moggallana]. Cũng chính tại thành phố, các nhân vật danh tiếng như triệu phú Cấp-cô-độc, vua Bình-sa-vương, vua A-xà-thế đã lần lượt quy ngưỡng Đức Phật. Sau Ràjagaha, Đức Phật đã tuần tự ngự đến Gàya, Nàlandà, Pàỉaliputta.

Hai năm sau ngày thành đạo, Đức Phật đã trở về thăm lại kinh đô Kapilavatthu. Ở đây, Ngài đã tế độ hoàng tử Ràhula và Di mẫu Gotami cùng nhiều thân quyến trong Hoàng tộc Thích Ca.

Vào thời điểm này, vương quốc Kosala [kinh đô mang tên Sàvatthi] đang là địa bàn quan trọng của Bà-la-môn giáo. Triệu phú Cấp-cô-độc đã hiến cúng đến Đức Phật ngôi đại tự Jetavana [Kỳ Viên] tại kinh đô Sàvatthi.

Trong suốt một thời gian dài lưu trú ở ngôi đại tự này, Đức Phật đã thuyết giảng rất nhiều Pháp thoại và ban hành không ít các học giới cho Luật Tạng. Chính tại kinh đô Sàvatthi, vua Pasenadi đã quy y với đức Phật và đại tín nữ Visàkhà đã kiến tạo đại tự Pubbàràma, đồng thời đặt cơ sở hộ độ Ni chúng. Ơ Vesàli, Đức Phật cũng từng sống qua một thời gian. Tại đây một danh kỹ nữ tên Ambapàli đã trở thành Phật tử và cúng dường đến chúng Tăng khu vười xoài của mình.

Cũng tại Vesàli này, Đức Phật bất đắc dĩ theo lời yêu cầu của Trưởng lão Ananda và Di mẫu Gotami mà chấp nhận cho nữ giới được xuất gia, thành lập giáo hội Ni chúng.

Dân chúng thuộc bộ tộc Malla vốn không mấy biệt tình với Đức Phật nhưng cũng có khá nhiều cá nhân trong số đó đã trở thành Phật tử.

Bên cạnh đó, Đức Phật còn du hoá đến tận Kosambì và Mathurà.

Vào những ngày cuối đời, Đức Phật đã tìm về Pàvà và tiện đường Ngài ghé vào khu vườn xoài của thợ rèn Cunda. Ông này đã làm cơm cúng dường đến Ngài cùng chư Tăng tùy tùng. Tương truyền rằng Đức Phật đã bị ngộ độc bởi thức ăn và viên tịch. Triều đình và dân chúng Malla đã cùng nhau lo việc tống táng Thế Tôn. Di cốt của Ngài đã được vua chúa các nước rước về lập tháp phụng thờ.

Nội dung chính yếu trong lời dạy của Đức Phật là xác định bản chất đau khổ của đời sống, rằng sự có mặt của chúng sinh trong đời chỉ là để bị đày đọa triền miên. Cứu cánh Niết-bàn là sự đình chỉ tham ái và chính sự đình chỉ này dẫn tới việc chấm dứt tái sinh. Lý tưởng chứng đạt Niết-bàn có ý nghĩa là hoàn thiện bản thân, hoàn tất những gì Phải Hoàn Tất và bao dung vạn hữu. Đức Phật khẳng định rằng sự giải thoát không thể có được từ những nghi thức...

Qua Kinh Tạng [một trong ba Tạng Kinh điển Phật môn], chúng ta luôn có thể học được những gì Đức Phật dạy. Tuy nhiên, để xác định đâu là những Phật ngôn thật sự nguyên thủy thì không dễ dàng tí nào, bởi qua thời gian, đã có không ít những gia cố từ các lần san định.

Và chúng ta cũng phải nhận rằng điểm tương đồng giữa các lời dạy của Đức Phật cùng các phụ gia của chư môn đồ quả là quá lớn, khít khao và chặt chẽ trong từng chỗ một. Tuy vậy, điều cần ghi nhận là hầu hết tinh hoa của Phật Giáo nguyên thủy đều được dàn trải khắp Kinh tạng như sau này chúng ta sẽ có dịp thấy rõ hơn. Đức Phật đã không ngừng nhấn mạnh với đệ tử của mình rằng việc ngồi yên đó mà nghĩ tưởng về các vấn đề siêu hình viễn vông là một thái độ tiêu cực. Ngài liên tục đề nghị ở các môn đệ khả năng nhận thức sâu thẳm chín chắn về bốn Thánh Đế:

- Khổ đế: Mọi sinh hữu đều là khổ nạn. Đó là một sự thật.

- Tập đế: Tham ái [lòng ham muốn, dù ở cấp độ nào] là con đường đưa đến sự sinh hữu. Đó là một sự thật.

- Diệt đế: Quả thật có một cứu cánh chấm dứt sự sinh hữu qua việc đình chỉ tham ái. Đó là một sự thật. - Đạo đế: Quả thật có một con đường để thực hiện sự đình chỉ tham ái. Đó là một sự thật.

- Đạo đế: chính là Bát Thánh Đạo. Trong đó, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, được gọi chung là Giới học. Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm gọi chung là Định học. Chánh Định được gọi là Tuệ Học. Bát Thánh Đạo [tức Ba Vô Lậu Học] còn được gọi là con đường Trung Đạo, nằm độc lập với hai con đường sinh phong cực đoan: Khổ Hạnh [lý tưởng giải thoát đặt trên cơ sở pháp môn hành đạo ép xác khắc khổ quá đáng] và Lợi Dưỡng [lý tưởng giải thoát được thực hiện bằng cách hưởng thụ khoái lạc]. Với trí tuệ thực nghiệm có được từ con đường Trung Đạo, các đệ tử của Đức Phật sẽ luôn nhận thức được bản chất Vô Ngã của mọi hiện tượng tồn tại thay vì không có chánh tri kiến thì người ta luôn ngộ nhận và tìm cái Tôi hư vọng, tách rời hải triều với đại dương. Trong khi đó, vạn hữu luôn có mặt thông qua sự tương tác giữa các nhân duyên [điều kiện] khác nhau theo một quy luật mà Đức Phật gọi là nguyên tắc Y Tương Sinh và nay ta còn gọi là Giáo Lý Duyên Khởi [Paticcasamuppàda]. Không thực hiện được công phu phát triển trí tuệ này thì việc chứng ngộ Bốn Thánh Đạo là điều không thể có được.

Về cái gọi là con người, theo Phật giáo bao gồm 5 thành tố:

Sắc uẩn: thể xác sinh lý;

Thọ uẩn: mọi cảm giác của thân tâm;

Tưởng uẩn: kinh nghiệm không có ý thức;

Hành uẩn: khuynh hướng hoạt động của ba thức trên.

Thức uẩn: khả năng nhận biết đơn thuần của ý thức.

Các thành tố này luôn là vô ngã, vô thường và khổ nạn, phiền phức.

Theo Phật giáo, con người có thể nâng cao nhân cách và sinh thú [chổ tái sinh] bằng cách tu tập thiền định, đặc biệt là bốn pháp Phạm trú: Từ, Bi, Hỷ, Xả [hiểu theo nghĩa chuyên môn của Phật học nguyên thủy].

Dựa vào những nét đại lược trên đây về Phật giáo, trên cái nhìn tổng quan, ta có thể thấy là Phật giáo phủ nhận tín ngưỡng Phệ Đà [Veda] Phật giáo có nhiều điểm khác với giáo lý Áo Nghĩa Thư [Upanishad] cũng của Bà-la-môn giáo, như một số điểm về vấn đề luân hồi, nghiệp báo, thiên giới, địa ngục, bản chất đau khổ của sinh hữu và cứu cánh chấm dứt tái sanh.

III.- CÁC HỆ PHÁI PHẬT GIÁO

Dòng giáo lý Thượng Toạ Bộ [Theravàda] tức hệ thống Phật Giáo Nguyên Thủy được truyền thừa từ các Trưởng Lão buổi đầu, còn có tên gọi theo hậu sử là Hìnàyana [Tiểu Thừa].

Theo thời gian, một tôn phái hùng hậu ra đời, có quan điểm kình chống với Phật giáo truyền thống và thường được biết tới qua tên gọi Đại Thừa hay Đại Thặng [Mahàyana]. Thời điểm khai sinh đích xác của Đại Thừa Giáo vẫn còn mơ hồ. Theo các di liệu lịch sử tương đối cụ thể thì chắc là vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.

Trước hết, hệ phái này xuất hiện ở Andhara, địa bàn của hệ phái Đại Chúng Bộ [Mahàsanghika], một nhánh Phật giáo biến chất đi ra từ Phật Giáo Nguyên Thủy. Đại Thừa Giáo lớn mạnh từ từ và chính thức nên hình nên dạng dưới triều vua Kanishka. Vào giữa thế kỷ thứ hai sau Tây lịch thì Đại Thừa Giáo đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Bắc Ấn và qua tay các truyền nhân kiệt xuất như Long Thọ [Nàgarjuna], Thánh Thiên [Aryadeva], Vô Trước [Asanga], Thế Thân [Vasubhandhu]. Hệ phái này đã thật sự khẳng định được vị trí của mình.

Về nội dung giáo lý, Tiểu Thừa và Đại Thừa có những dị biệt cơ bản. Theo Đại Thừa Giáo thì thật ra Đức Phật có những ý chỉ mà Ngài cố tình trao truyền riêng tư cho một số đệ tử, mà trong dòng giáo lý mật truyền này, có không ít những quan điểm đối lập với giáo lý nguyên thủy.

Nói khách quan thì mỗi dòng giáo lý đều có cái hay riêng, nhưng ta phải nhận rằng một số chủ trương của Đại Thừa Giáo đã ra mặt chà đạp các tác phẩm kinh điển của Phật giáo truyền thống. Đã thế, tính cách thực tế, giản đơn và quá nghiêm túc của giáo lý Tiểu thừa xem ra không có vẻ hấp dẫn đối với đại chúng. Từ đó, Đại thừa giáo càng có cơ hội lớn tiếng lấn lướt.

Theo quan điểm của Đại Thừa Giáo thì Đức Phật không phải là một con người bình thường. Ngài là một siêu nhân, một Thánh thể. Và quả vị La-hán chỉ là một công đoạn tu chứng sơ cơ sau khi người ta bỏ ra chút công phu tự chế. Người của Đại Thừa Giáo đặt Bồ tát [thực ra vẫn còn là phàm nhân] lên vị trí cao hơn La-hán [Bậc đã thực sự đoạn trừ tất cả phiền não]. Theo họ, lòng bi mẫn hướng ngoại quan trọng hơn trí tuệ giác ngộ tự thân, thay vì theo tinh thần Phật giáo truyền thống thì ngược lại. Một số nhà Tiểu thừa [theo cách gọi của các Sử gia] đã chấp nhận quan điểm Pháp thân [Tôn giáo vũ trụ] của Đại Thừa Giáo. Tân phái này có ý thiết lập một thứ siêu hình học mù mờ đặt cơ sở trên tín lý xa vời của Đại Thừa Giáo mà họ từ đó thoát thai. Họ còn đưa ra quan điểm sát-na Vĩnh Cửu để cho mọi thứ đều là KHÔNG, trong khi theo Đại Thừa Giáo buổi đầu thì mọi thứ đều là CÓ. Đời sống, trong cách nhìn của các tín đồ Đại Thừa Giáo, chẳng có gì đáng để nhàm chán. Họ sống trong niềm tin mãnh liệt vào một cõi Phật nào đó tràn đầy hạnh phúc và luôn sẵn sàng chào đón họ.

Các nhà Tiểu Thừa luôn coi rẻ Đại Thừa giáo. Họ xem Đại Thừa giáo là một phiên bản tật nguyền của Phật Giáo truyền thống. Còn Đại Thừa giáo thì tự xem các quan điểm mới mẻ của mình là những bổ khuyết cho Tiểu Thừa, dòng Phật Giáo mới được phôi dựng và chưa được hoàn chỉnh, vốn chỉ thích hợp cho những người hạ căn thiểu trí.

Sau đây là một số quan điểm đặc trưng và khá phổ thông của Đại Thừa giáo:

- Kêu gọi sự nhận thức về thế giới hiện tượng, đồng thời xác định tính KHÔNG của cái gọi là CON NGƯỜI. Quan điểm này đi ra từ giáo lý vô ngã của Phật giáo truyền thống nhưng bản thân nó thì có lắm điều phải xét lại.

- Niềm tin vào sự có mặt của vô lượng Chư Phật và Bồ-tát vẫn từng lúc hiện hữu trong khắp nơi.

- Chấp nhận thờ phụng các Thần Thánh, kể cả những quỷ thần vay mượn từ Bà-la-môn giáo.

- Phù chú, chân ngôn vẫn có thể là con đường đạt tới giải thoát.

- Xác nhận vai trò của TÂM với quan điểm "nhất thiết duy tâm tạo".

[trích từ tác phẩm: Giới Thiệu Văn Học Kinh Điển Pàli, nguyên tác Anh ngữ: "An Introduction to Pàli Literature", Dr. S. C. Banerji, Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt]

Page 17

Quán Như
[Phật giáo dưới góc độ hiện đại và hậu hiện đại]

Tất cả các tông phái lớn đều đồng ý với nhau về việc phân loại kinh điển: Kinh [Sanskrit-Sutra; Pali-Sutta], Luật [Vinaya] và Luận [Sastra- Abhidharma]. Luật là giới cấm nhằm bảo đảm hành vi đạo đức và bảo đảm hòa hợp trong sinh hoạt của tăng đoàn.

Trong lịch trình phát triển, giới cấm đã được thay đổi cho hợp với hoàn cảnh văn hóa và xã hội địa phương. Khi Đức Phật sắp sữa nhập niết bàn, Phật có dặn hai điều quan trọng:

Một là chư Tăng cứ nương theo Pháp mà tu tập, không cần gì phải nương dựa vào Phật cũng như bất cứ một ai, vì mỗi người đềucó khả năng giác ngộ. Tự mình thắp đuốc lên mà đi.

Hai là nếu thấy cần, tăng đoàn có thể thay đổi các giới nhỏ. Có lẽ vì quá xúc động khi thấy Phật sắp sữa nhập diệt, thị giả Ananda quên không hỏi Đức Phật ‘giới nhỏ’ là những giới nào. Trong kỳ kiết tập lần thứ nhất, tăng đoàn cứ trách Ananda mãi về chuyện này. Giới do đó chỉ là một loại khế ước xã hội và tâm linh, không phải là những gì cố định vượt không gian và thời gian! [điểm thứ hai này bị Trưởng lão Thích Thông Lạc cho là ngụy tạo].

Biên giới giữa Kinh và Luận thường không rõ ràng, nhất là khi Phật Giáo được truyền thừa sang Trung Quốc. Hiện nay chỉ có truyền thống Theravada còn lưu giữ trọn Ngũ Bộ Kinh Nikayas trong hệ Pali, được lưu giữ tại Miến Điện, Sri Lanka, Thái Lan và Cam Bốt. Phần lớn kinh điển của truyền thống Đại Thừa ghi lại bằng Sanskrit bị thiêu hủy dưới ngọn lửa hay chôn vùi dưới đống gạch vụn khi đạo quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng Ấn vào thế kỷ thứ 12-13, hoặc chỉ còn sống sót ở Tây Tạng, Trung Á và Trung Quốc. Chỉ có một ít còn tồn tại dưới hình thức nguyên bản, phần lớn là các bản dịch Hán Tạng. Điều nghịch lý là kinh điển Sanskrit hiện chỉ được lưu trữ trong Đại Tạng Trung Quốc và Nhật Bản dưới hình thức các bản dịch.

Tại Ấn Độ, nơi Đức Phật sinh trưởng và giảng Pháp, không những kinh điển bị lưu tán mà đạo Phật hầu như bị mất tích, chỉ còn là hình ảnh mờ nhạt trong văn hóa Ấn hay các tháp cổ hoang tàn. Mưa vẫn mưa bay. Ấn Giáo đã tìm cách đồng hóa đức Phật với hình tượng thần Vishnu. Không còn một Tăng Ni nào hành đạo ở Ấn Độ cho đến thời kỳ chấn hưng hiện đại. Vấn đề thêm rắc rối là các kinh Sanskrit Đại Thừa dịch ra tiếng Trung Quốc, mức độ khả tín về tài liệu và chính xác về ngôn ngữ đáng đặt một dấu hỏi lớn.

Từ ngữ Sutra [Sutta- Pali] trước đó đã được dùng trong Bà La Môn giáo [Brahmanism] và Bái Hỏa giáo [Jainism] và trong nhiều trường phái triết học Ấn Độ. Sutra có nghĩa là sợi chỉ nối liền các hột chuỗi hay nối kết tràng hoa. [Mizuno, 1982, tr.14]. Kinh Phật tập hợp các bài giảng của Đức Phật, thường là các cuộc đối thoại, vấn đáp giữa thầy và trò. Có lúc Đức Phật bật ra những bài giảng đột phát như trong kinh Tự Thuyết. Theo ‘tương truyền’, Phật nói tới tám vạn bốn ngàn bài kinh, được tập hợp theo từng loại tuỳ theo hình thức và nội dung. Dĩ nhiên con số này chỉ có tính cách tượng trưng, như từ ngữ hằng hà sa số. Hệ Ngũ Bộ Kinh ghi lại lời giảng trực tiếp của Đức Phật qua trí nhớ của thị giả Ananda, thường mở đầu bằng cụm từ Như Thị Ngã Văn [Tôi nghe như vầy, một thời, tại…] cuối cùng là lời tán thán xưng tụng của người nghe kinh.

Tương đương với Ngũ Bộ Kinh [Nikayas] trong hệ Pali là Kinh A Hàm. Kinh A Hàm bằng tiếng Phạn đã lạc mất hay đã lưu tán ở Trung Á, hoặc chỉ còn tồn tại qua các bản dịch trong Hán Tạng. Các kinh điển Đại Thừa được kết tập hơn 5 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, rất lâu sau kinh Agama. Các phần tử bảo thủ Theravada phủ nhận tính chính thống kinh điển Đại Thừa, xem đây là những tác phẩm ‘tưởng tượng’, một loại fiction, của triết gia Long Thọ [Nagarjuna] . Đối với tín đồ Đại Thừa, Nagarjuna là vị Phật lịch sử thứ hai -The Second Buddha. Đối với Theravada Nagrajuna chỉ là người lạc đạo -heretic- như Martin Luther trong lịch sử Ky Tô giáo! Sự phân biệt giữa kinh và luận trong hệ Hán Tạng Đại thừa rất mờ nhạt. Các kinh do các tổ Trung Quốc biên tập hay các kinh ngụy tác đều được gọi là Kinh, như Pháp Bảo Đàn Kinh của lục tổ Huệ Năng. Tương tự như thế, những công trình biên tập của các tổ sư các tông phái Nhật Bản cũng được liệt vào Đại Tạng Kinh Nhật [Mizuno, sđd, tr 16].

Các Kinh Pali thường mở đầu bằng văn phong giống nhau: “Như vầy tôi nghe.. tại” và kết thúc bao giờ cũng bằng lời tán thán của đại chúng vui mừng tiếp nhận lời giảng của Đức Phật. Tôi đây tức là tôn giả Ananda, người anh em họ cũng là thị giả theo hầu Đức Phật trong vòng 25 năm cuối đời. Tương truyền rằng Ananda giao kết với Đức Phật là chỉ nhận làm thị giả với điều kiện là nếu có lần thuyết giảng nào mà Ananda không dự được, Đức Phật phải giảng lại hay nhờ một trong 10 đại đệ tử giảng lại. Tương truyền Ananda có trí nhớ tuyệt vời và học rộng [đa văn], Ananda. [sđd, tr 17].

Các kỳ kiết tập được tổ chức vì có một số ‘loạn tăng’ hay có nhóm trong tăng đoàn bất đồng ý kiến về cách hành trì, giới luật hay các điểm thuộc về giáo lý. Kỳ kiết tập lần thứ nhất được tổ chức vì Maha-Kassapa tình cờ nghe một ‘loạn tăng’ tuyên bố là y vui mừng vì Đức Phật nhập dịệt, và từ nay y có thể hành trì tuỳ thích không còn lo sợ bị trách mắng nữa. Maha-Kassapa triệu tập 500 vị đã đạt quả Arhat trong kỳ kiết tập thứ nhất vào mùa hạ tại chân núi Vibhara, gần thành phố Rajagriha, thủ đô Magadha, quê hương của Đức Phật. Tuy là người đa văn và có trí nhớ tuyệt vời, Ananda lúc đó chưa chứng quả Arhat. Maha-Kassapa biết rằng việc tu chỉnh kinh điển không thể nào tiến hành được nếu thiếu người đệ tử tài hoa nhưng bay bướm này. Theo truyền thuyết ngay trong đêm trước ngày kiết tập, Anada vẫn chưa đạt quả Arhat. Khi lên giường ngủ, hai chân của Ananda không chịu hạ xuống và đầu bay bỗng khỏi mặt gối, và ngay trong chính lúc đó, Ananda giác ngộ. Đây chỉ là chuyện huyền thoại nhưng cho thấy Ananda đã cố gắng hết sức mình để đạt quả Arhat để có thể tham dự kỳ kiết tập. Dưới sự chủ toạ của Maha-Kassapa, Ananda đọc lại cho tăng đoàn nghe các bài kinh mà Phật đã giảng trong 25 năm thuyết pháp. Sau đó một đại đệ tử thân cận khác, Upali, đọc và xác nhận lại giới luật. Khi đọc xong toàn thể tăng chúng cùng đọc lại kinh tán thán như là ấn chứng cho các lời xác nhận của Ananda và Upali.

Theravada không phải là không có lý do khi tuyên bố là những bài thuyết pháp trong Ngũ bộ [Nikayas] phản ảnh trung thực lời Đức Phật giảng và trong hơn 2000 năm truyền bá, kinh điển Pali đã là suối nguồn cho các nền văn học Phật giáo về sau. Tuy nhiên có một vấn đề là các bài kinh này được lữu giữ bằng tiếng nói, truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, dựa vào trí nhớ của các đệ tử có bổn phận nhớ và tàng trữ kinh. Nhờ có trí nhờ phi thường và là đệ tử thân cận với Đức Phật như bóng với hình, ngũ bộ kinh do Ananda kể lại trong kỳ kết tập thứ nhất có mức độ khả tín cao. Nhưng hệ Nikayas hiện nay là kết quả của bốn lần kiết tập, sự lầm lẫn và thêm thắt về văn từ và tinh thần kinh điển và giới luật không phải là không thể xảy ra.

Không có bằng chứng cho thấy là thời Đức Phật còn tại thế đã có chữ viết hay chưa, ngay cả kinh Vệ Đà [Vedas] cũng được truyền miệng qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên kinh Vedas được truyền miệng vì chủ đích khác. Tế tự là độc quyền của giai cấp Bà La Môn [Brahman] và chỉ có giai cấp thượng lưu mới được phép nghe giảng kinh, còn các giai cấp hạ tiện trong xã hội Ấn không được quyền nghe kinh Veda. Tương truyền rằng nếu có một dân hạ tiện nào bắt gặp là nghe trộm kinh, người này có thể bị chọc thủng màng nhĩ, dù không biết trong thực tế có bản án nào được thi hành chưa. Đức Phật muốn mọi người thuộc bất cứ giai tầng xã hội nào, nam hay nữ, đều có thể nghe được lời Phật dạy và thường khuyến khích đệ tử truyền bá chánh pháp bằng ngôn ngữ địa phương. Khi có hai đệ tử gốc Brahman đề nghị tăng đoàn giảng pháp bằng bằng ngôn ngữ Vedic Sanskrit để thu hút thêm giai cấp thượng lưu, Đức Phật không đồng ý và khuyến cáo là nếu có đệ tử nào giảng pháp bằng Vedic Sansktit sẽ bị trừng phạt [Mizuno, sđd, tr. 28].

Kinh điển Pali được truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt, Theravada cho Pali là ngôn ngữ Đức Phật dùng hàng ngày. Điều này không đúng và đây chỉ là một nổ lực dành ‘chính thống’ của các thành phần bảo thủ của bộ phái này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngôn ngữ Đức Phật dùng để giảng pháp và Pali là hai ngôn ngữ khác nhau. Trong số hàng trăm phương ngữ thuộc nhóm Ấn Indic hiện đại, hiến pháp Ấn chỉ công nhận 15 ngôn ngữ, trong đó có Sanskrit, Urdu, Hindi, Bengali, Punjabi, vân vân… Pali không phải là ngôn ngữ thuộc nhóm Indic mà chỉ là một loại lingua franca của vùng Trung Ấn -Aryan vào khoảng thế kỷ thứ Ba trước Tây lịch, nghĩa là hai trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Giới thống trị và thượng lưu nói tiếng Sanskrit, các thành phần dân chúng khác nói tiếng Magadhi, ngôn ngữ gốc của Đức Phật và phần lớn dân hạ tiện nói tiếng Paishachi! Ngôn ngữ vua A Dục [Asoka] dùng để khắc trên các trụ đá là bốn hay năm phương ngữ trong vùng, trong đó có Magadhi. Pali có thể chỉ là lingua franca của vùng Trung Ấn. Đức Phật giảng pháp bằng phương ngữ Magadhi và từ vựng và ngữ pháp của Magadhi có thể chuyến sang các phương ngữ khác để nhiều người có thể hiểu được. [Bodhi, 1999, tr. 2]

Việc tuyên bố Nikayas phản ảnh ‘trung thực’ lời giảng ‘trực tiếp’ của Đức Phật còn gặp phải một vấn đề khác: Kinh điển được truyền miệng ít nhất là 400 năm sau khi Đức Phật nhập diệt và dựa vào trí nhớ của người đọc kinh [Bhanaka]. Để trợ giúp trí nhớ tối đa của những người ‘đọc kinh’ [chính ra là những người giữ vai trò ‘tàng kinh’ sau này]. Hình thức các kinh được tiêu chuẩn hóa theo một hình thức ‘dễ nhớ’ nhất là nhiều đoạn được lập đi lập lại. Thứ hai là một nhóm tăng có bổn phận ‘giữ kinh’ chỉ phụ trách một phần nào đó của giáo lý, những ‘chuyên gia’ về một bộ phận nào đó của chánh pháp.

Mỗi lần có xung đột về cách giải thích giới luật và hành trì giáo pháp, một hội nghị của tăng đoàn lại được tổ chức. Chỉ hơn một thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, hai nhóm tăng Vesali và Pava tranh cãi về giới luật. Nhóm tăng ở miền Đông muốn uyển chuyển hơn trong việc áp dụng giới luật trong khi nhóm tăng miền Tây có thái độ khắt khe hơn. Lần kiết tập lần thứ hai với 700 vị tăng đã đạt quả Arhat được tổ chức ở Vesali khoảng năm 380 trước tây lịch. Tăng chúng chấp nhận lối giải thích khắt khe về giáo luật của nhóm tăng bảo thủ và nhóm tăng có bổn phận tàng kinh lại được triệu tập chuẩn hóa kinh điển. Tuy nhiên nhóm tăng cấp tiến Mahasanghita sau đó cũng triệu tập cuộc họp nội bộ và san định kinh theo ý của họ. Có thể lần này có nhiều bản kinh mới không có trong lần kiết tập thứ nhất. [Bodhi, sđd, tr. 4]

Sự hoà hợp của các nhóm tăng chỉ có trên bề mặt nhưng mối bất đồng vẫn âm ĩ cho đến khi sự khác biệt giữa hai phái bảo thủ, Sthaviravadins, tiền thân của Theravada và nhóm cấp tiến, Mahasangikas, lại bùng nổ. Trong vòng một thế kỷ tiếp đó, 18 bộ phái đua nhau nở, mỗi bộ phái thành một loại sứ quân, hành trì một số giới luật và kinh điển riêng và có môt số kinh điển mới được lặng lẽ đưa vào bộ Nikayas. Triều đại Asoka [ca 274- 236 trước Tây Lịch] là triều đại thịnh vượng nhất của Phật Giáo ở Ấn. Tương truyền Asoka đã ra lệnh xây 8 vạn 4 ngàn ngôi tháp tượng trưng cho con số pháp môn. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. Một số tăng xuất gia không phải vì lòng tin vào chánh pháp nhưng chỉ xem đó như một nghề để kiếm ăn. Có lẽ vì thế Asoka đã ngấm ngầm ra lệnh triệu tập lần Kiết Tập thứ Ba dưới quyền điều khiển của Tăng Thống Moggaliputta Tissa, tại Patna, chừng 230 năm sau khi Đức Phật nhập diệt. Lần này có 1000 vị tăng đã đạt quả Arhat tham dự. Mục đích lần kiết tập này, ngoài việc chuẩn định giới luật và kinh điển, còn một mục đích khác là thanh lọc các loạn tăng và chuẩn bị gởi các phái bộ truyền giáo truyền bá chánh pháp tại ‘hải ngoại’. Tại Sri Lanka, con trai của Asoka, Mihinda, lập được một giáo hội Phật Giáo vững mạnh và người chị, Ni sư Sangamitta, đã lập một Ni Bộ đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Kinh Luật vẫn còn được tiếp tục truyền miệng và chỉ được ghi lại bằng chữ viết năm thế kỷ sau ngày Phật nhập diệt.

Vào thế kỷ thứ Nhất trước dương lịch, hình thức truyền miệng không còn hữu hiệu và đáng tin cậy nữa vì có nhiều biến động quân sự xầy ra, sư tranh chấp giữa các bộ phái càng gay gắt và bệnh dịch làm tổn hại đến nhóm tăng ‘đọc kinh’. Các vị sư trưởng trung tâm Mahavira thuộc Theravada đề nghị chuyển kinh điển qua hình thức chữ viết. Cũng giống như truyền thống của lần kiết tập lần thứ Nhất, 500 vị sư niên trưởng đáng tin cậy được mời tới tham dự lần kiết tập thứ tư tại Mahavira ở Matale để tiêu chuẩn hóa kinh và tìm cách chuyển sang chữ viết. Lần hội chư tăng này được xem như là kỳ Kết Tập lần thứ Tư [Bodhi, sđd, tr. 5].

Trong khi Phật giáo tại Ấn Độ sắp sữa điêu tàn vì các cuộc xăm lăng liên tiếp của quân Hồi giáo Thổ, Phật giáo Sri Lanka phát triển mạnh mẽ và truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt và Lào từ thế kỷ thứ 11 đến 15. Các nước theo Tiều Thừa này tiếp tục dùng kinh điển Pali từ Sri Lanka.

Khi các doanh thương và thực dân Tây Phương đến Á Châu, kinh điển Pali được nghiên cứu, dịch thuật và đem về Tây Phương để nghiên cứu trong các đại học. Trước khi Anh chính thức áp đặt chế độ thực dân, các Buddhologists Anh hữu tâm sợ văn hóa Phật Giáo bị hủy hoại nên đã hợp tác với tăng già Miến Điện ở Mandalay để triệu tập kỳ kiết tập [hiện đại] lần thứ Năm. Cộng đồng các quốc gia Phật giáo công nhận kỳ kiết tập này hay không là một chuyện khác, nhưng kỳ ‘kiết tập’ này kéo dài 4 năm và nhiều bản kinh Pali được khắc vào các phiến đá và có hơn 150 chùa chiền được xây lên làm tàng kinh các ở Miến Điện.

Lần ‘kiết tập’ lần thứ sáu được tổ chức vào năm 1956, nhân dịp lễ kỷ niệm 2500 ngày Phật nhập niết bàn kéo dài 3 năm tại Rangoon lần này có sự tham dự của nhiều tăng già thuộc truyền thống Theravada. Kinh điển được chuyển sang chữ Miến Điện.

Kinh thật – Kinh giả

Nguyên Thủy xem kinh tạng Pali là chính thống còn các kinh Đại Thừa chỉ là công trình chế tác của Nagarjuna, Thế Thân và Vô Trước. Vấn đề phức tạp về ngôn ngữ, chánh pháp được trao truyền bằng miệng trong 5 thế kỷ trước khi được ghi bằng chữ viết và cần đến 4 lần kiết tập [cổ điển] phản ảnh cho sự phân hóa về giáo điển và phương pháp hành trì, không biết ngũ bộ Nikayas hiện còn phản ảnh bao nhiêu phần trăm bộ kinh được trao truyền từ Ananda?

Kinh điển Đại thừa còn có nhiều vấn đề hơn. Trong khi chỉ tạng Pali còn đủ ngũ bộ Nikayas, kinh Sanskrit ghi lại trực tiếp lời Phật dạy là bộ A-Hàm [Agama] thất tán ở Nepal, Tây Tạng và các nước Trung Á như Afghanistan và chỉ tồn tại trong các bản dịch Trung Quốc. Không những thất tán mà còn thất bản, vì không còn tiếng Sanskrit để đối chiếu và đã bị các… luận sư và người dịch thêm bớt. Luận án Tiến Sĩ của Thầy Minh Châu là công trình sưu tập và so sánh giữa Nikayas và Agamas là một công trình quý giá trong việc nối cầu giữa kinh điển tạng Sanskrit và Hán.
Kinh điển Đại thừa ghi lại bằng ngôn ngữ Indic-Aryan được kết tập nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, không như tạng Pali ghi lại lời giảng dạy của Đức Phật qua trí nhớ của Ananda và các người tàng kinh ở các thế hệ sau. Đến khi chuyển qua tạng Hán, vấn đề còn trầm trọng hơn vì tăng già Trung Quốc không có truyền thống phân biệt giữa kinh và luận, tất cả đều được đưa vào Đại Tạng Kinh. Chưa hết, các công trình do các tổ Trung Hoa biên tập cũng được xem là kinh, thay vì luận.

Lúc Phật giáo bắt đầu được truyền vào Trung Quốc, tư tưởng đạo Phật còn xa lạ và một số các kinh được biên tập để quần chúng dễ chấp nhận. Nếu các kinh này dung chứa tinh thần ‘Tam Pháp Ấn’ [Vô Thường, Khổ và Vô Ngã], tiêu chuẩn căn bản để cứu xét cốt tủy Phật giáo, các ‘kinh’ này cũng đáng được trang trọng trong hệ Pali. Dù đặt nghi vấn đối với Kinh Phạm Võng, kinh Bồ Tát Địa, Kinh A Di Đà của Tịnh Độ, kinh mở đầu Pháp Hoa, các kinh liên hệ đến Thiền Tông, nhiều luận gia cho rằng dù các kinh này được biên tập từ Trung Quốc, hoặc không phải là bản dịch từ các kinh Phạn ngữ, nhưng vẫn phản ảnh ‘tinh thần’ Phật giáo và không phủ nhận giá trị của các kinh này.

Ngoài các kinh biên tập tại Trung Quốc còn có kinh điển ngụy tác vì những mục đích và động cơ cá nhân, trong đó có cả ‘kiêu tăng’, ngã mạn xem mình ngang hàng với Phật Tổ. Những hiện tượng tương tự như thế đến ngày nay vẫn còn nhan nhãn, những giáo phái kiểu ‘Thiền nước lã’, ‘nhân điện’, ‘vô thượng sư’ để lừa phỉnh những thành phần Phật tử mê tín. Đây những ‘kinh’ không những không phản ảnh chút lời dạy của Đức Phật cũng như tinh thần Phật giáo [letter & spirit]. Điều đáng ngại là không phải ai cũng thấy được tình trạng hỗn tạp này.

Một sư cô tên Tăng Pháp [Seng-fa] sinh khoảng vào năm 489, tương truyền rằng từ lúc thơ ấu đã ‘ngồi thiền’ và thỉnh thoảng có lúc ‘xuất thần’, cô đã có thể đọc vanh vách nhiều bộ kinh, như thể cô đã tụng niệm từ lâu. Khi được yêu cầu lập lại, cô đọc lại không sai một chữ! Tiếng đồn đến tai Lương Vũ Đế [502-49], cô được mời lên chùa đọc kinh cho vua nghe. Các kinh của cô đọc là loại kinh ngụy tác, không phải kinh dịch thuật từ các kinh Sanskrit, mà do chính cô hay những người nào khác, đặt ra. Các kinh như Kinh Bảo Đỉnh [Pao Ting Ching], kinh Tịnh Độ, Kinh Chân Đỉnh [Cheng Ting Ching], bài tựa kinh Pháp Hoa [Fa-Hua Ching], kinh Dược Thảo [Yao-ts’ao ching]. Một vài kinh dùng cùng tên với các kinh thứ thiệt, nhưng nội dung bị ngụy tạo, làm loạn tâm tín đồ. Sư cô Tăng Pháp lừa được cả vua, lúc 16 tuổi đã được mời đọc kinh cho vua nghe. Thảo nào mà khi gặp Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã giáng cho một gậy “Quách Nhiên Vô Thánh’. Gặp người tu mà chỉ muốn cầu công đức, ‘kiếp này’ đã làm vua và ‘kiếp sau’ còn muốn lên cõi trời, nên Bồ Đề Đạt Ma đã phải bỏ vào núi ngó vách Bích Nham 9 năm! Theo các cuộc nghiên cứu, Ni cô Tăng Pháp này đã biên tập 21 bộ kinh gồm 35 phẩm [Mizuno, sđd, tr 118-19]

Khai Nguyên Lục là bản mục lục ghi tổng số các kinh dịch từ các nguyên bản tiếng Phạn là 1,076 kinh, có tất cả 392 kinh giả, 14 kinh khác có nguồn gốc đáng nghi ngờ. Số kinh bị nghi ngờ là giả mạo lên tới con số một phần ba, đã làm méo mó tinh thần đạo Phật. [Mizuno, sđd, tr 120] Nếu con số này chính xác, không biết nổ lực dịch đại tạng kinh Hán có cần thiết hay không?

Khi Đạo Nguyên, người khởi nguyên dòng Thiền Tào Động, sang du học Trung Quốc dưới sự chỉ dạy của Như Thanh [1163-1228]. Trong khi nghiên cứu kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Viên Giác, Đạo Nguyên khám phá các kinh này có lai lịch đáng nghi ngờ và nội dung khác và thấp kém hơn các kinh Đại thừa khác. Làm sãi sợ Lăng Nghiêm! Nội dung của các kinh này tương tự như tư tưởng sáu phái triết học đương thời [lục sư ngoại đạo] khi Đức Phật còn tại thế hơn là ‘tinh túy’ của Đạo Phật. Sư phụ của Đạo Nguyên đồng ý. Kinh Viên giác đã nhiều cao tăng đời Đường như Tông Mật [780-841], tổ thứ năm của phái Hoa Nghiêm và đời Tống trích dẫn nhiều lần. Thái độ của Đạo Nguyên phản ảnh lời Đức Phật trong kinh Kalama: “Đừng dựa vào truyền thống”. Tuy nhiên thái độ đối với kinh điển của Đạo Nguyên rất phóng khoáng. Bất cứ kinh hay luận nếu phản ảnh ‘tinh hoa’ của Đạo Phật đều là kinh. Không những thế, thiên hà đại địa, trăng sao, cây cỏ đất đá giúp con người ‘giác ngộ’ đều được xem là kinh. [Mizuno, sđd, tr 121] Ngọn lá nào, hòn sỏi nào cũng thuyết lá hoa kinh [Nhất Hạnh]. Các định nghĩa thiếu tiêu chuẩn như thế có thể xuất hiện trong thiền ngữ và thơ văn, nhưng vẫn chưa trả lời được câu hỏi rốt ráo: Đức Phật dạy những gì? Đâu là cốt tuỷ của đạo Phật?

Ai chính thống hơn ai?

Kinh A Hàm [Agamas] là kinh nguyên thủy ghi lại bằng Sanskit chỉ được biên tập 5 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập niết bàn, và các kinh Đại Thừa được biên tập còn trễ hơn kinh Agamas và trên nguyên tắc phân chia giữa kinh và luận, các kinh Đại thừa phải được gọi là luận, như các nhân vật mở đầu đại thừa: Đại Thừa Khởi Tín Luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận, Trung Quán luận...

Phái Nguyên Thủy công kích kinh điển Đại thừa là công trình ’sáng tác’ của Nagarjuna. Để phản công, các kinh Đại thừa thường đưa hình ảnh ma vương ‘đội lốt’ nhà sư [Nguyên thủy] ‘công kích’ Đại thừa. Như trong Kinh Bát Nhã [25 ngàn câu], một kinh điển Đại thừa do Kumarajiva dịch sang Hán tạng, trích lời ‘Ma vương’ nói với một Bồ tát: ” Những gì ông nghe không phải là lời dạy của Đức Thế Tôn những đã bị thêm thắt và ngụy tạo”. Kinh Bát Nhã tương truyền là do Nagarjuna ‘chế biến’ từ thế kỷ thứ Hai sau dương lịch, lên án những người chống đối Đại thừa là những ‘Ma tuần’ [Mizuno, sđd, tr 123]. Sự tranh chấp giữa hai phe cực đoan gay gắt ở Ấn hơn là ở Trung Quốc vì phần lớn tăng già Trung Quốc đều chấp nhận kinh điển Đại thừa như phản ảnh lời dạy chân thực của đức Phật.

Kinh điển được truyền miệng qua nhiều thế kỷ, thay đổi thêm bớt qua 4 kỳ kiết tập cổ điển, ghi lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và khi qua Trung Quốc còn bị tùy tiện thay đổi hay ngụy tác, làm sao chắc kinh nào là cốt tuỷ của đạo Phật? Phần căn yếu nào được mọi tông phái, trong nhiều quốc gia và qua nhiều thời đại chấp nhận? Phần nào là khế lý và phần nào là khế cơ? Phần nào là tinh túy, phần nào là văn hóa tín ngưỡng địa phương?

Để tránh rối loạn trong cách dùng từ ngữ, chúng tôi dùng Dharma [P-Dhamma] là phần khế lý và Phật giáo là phần khế cơ. Chúng tôi mượn hình ảnh lột võ hành khi theo học môn Ngữ Pháp Chức Năng [Functional Grammar] của Halliday, tuy là một hình ảnh bình dân nhưng nói theo triết học Tây Phương, đó là công tác De-Structurism? Re-Construction/ De-construction trong phong trào Hậu-hiện-đại. Dùng phương pháp phân tích nội dung [Content analysis] chúng tôi cố gắng tìm mẫu số chung của các tông phái và phật giáo tại mỗi quốc gia khác nhau để xác định Dharma- những nguyên tắc giáo lý và hành trì từ bài giảng đầu tiên của Đức Phật cho 5 anh em Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển. Mục đích chính là đi tìm phần spirit của Dharma, loại bớt phần hoa lá cành của văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng địa phương.

Chỉ có hệ Pali là có đủ ngũ bộ kinh, gồm 5 Nikayas.

1- Trường Bộ Kinh [Digha Nikaya], gồm 34 phẩm trong 3 phần.

2- Trung Bộ Kinh [Majjhima] gồm 153 phẩm.


3- Tương Ưng Bộ Kinh [Samyutta Nikaya] gồm 56 chương, xếp loại theo từng chủ đề.

4- Tăng Chi Bộ Kinh [Anguttara], các phẩm đánh số theo thứ tự các con số.

5- Tiểu bộ Kinh [Khuddaka Nikaya] gồm 15 kinh không được xem là quan trọng như Pháp Cú, các bài kệ của tăng ni đã đạt quả Arhat. Các kinh này có nguồn gốc từ nhiều bộ phái trước khi Nguyên Thủy bị phân hóa, dù phần lớn vẫn là kinh Nguyên Thủy.

Ngũ bộ tương đương được ghi bằng tiếng Phạn có tên là Agamas [A Hàm] được dịch sang chữ Hán. Agama có nghĩa là truyền thừa, thỉnh thoảng cũng được dùng trong hệ Pali, nhưng phần lớn hệ này dùng từ Nikayas. Nguyên bản tiếng Phạn đã mất dấu vì biến động xâm lăng của đạo quân Hồi-Thổ Nhĩ Kỳ và thỉnh thoảng tìm thấy vài nguyên bản Sanskrit, như Kinh Pháp Cú được hai học giả, một Pháp một Nga tìm thấy.

Ngũ bộ theo hệ Hán tạng:

1- Trường A Hàm [Dirgha-agama [30 kinh], tương đương với Trường Bộ Kinh.

2- Trung A Hàm [Madhyamagama ] gồm 222 kinh, tương đương với Trung Bộ Kinh.

3- Tạp A Hàm [Samyuktagama] gồm 1,361 kinh, tương đương với Tương Ưng Bộ Kinh.

4- Tăng Nhất A Hàm [Ekottarragama] gồm 481 kinh tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh.

5- Ksudraka- Agama tương đương với Tiểu Bộ.

Các kinh điển Đại Thừa

Có năm dòng trong kinh đìển đại thừa:

1- Bát Nhã [Prajnaparamita-Perfection of Wisdom], có ít nhất 30 bản dài ngắn khác nhau, từ vài dòng cho đến cả ngàn trang. Chủ đề chính về Không [Sunyata- Voidness], tự xem là dòng tâm linh thâm sâu nhất. Gần đây các nhà học giả-dịch giả Tây Phương gọi Bát Nhã là The Mother of All Mothers. Kinh Kim Cương là bản rút gọn của dòng này.

2- Kinh Hoa Nghiêm [Avatamsaka- Flower Ornament] có 3 kinh lớn, một bản có tên là Gandavyuha [World Array Sutra].

3- Thập Địa Luận [Dasabhumika- Bodhisattva stages] nói về các giai đoạn đạt quả vị Bồ Tát.

4- Duy Ma Cật [Vimalakirti] nhấn đến vai trò của cư sĩ bồ tát Duy Ma Cật.

5- Kinh Đại Niết Bàn [Nirvana-Parinirvana] ghi lại những ngày cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập nát bàn.

6- Pháp Hoa [Sadharma pundarila- The Lotus Sutra] Kinh Lăng Già [Lankavatara] và Kinh A Di Đà hay Vô Lượng Thọ [Sukhavati-vyuha].

Trong khi mức độ khả tín của Ngũ Bộ khá cao dù trong quá trình từ truyền miệng đến giai đoạn ghi lại kinh bằng chữ viết thế nào cũng có chuyện tam sao thất bản, mức độ khả tín của kinh điển Đại thừa trầm trọng hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy các Kinh Đại thừa biên tập hay lưu truyền ở Ấn. Ngay cả giới luật cũng nhiều sai khác vì lúc khởi nguyên, đoàn thể tăng già Đại thừa chưa được thành lập nên giới luật chưa cần thiết. Chỉ sau này khi các đoàn thể tăng già được thành lập như ở đại học Nalanda, giới luật mới được đặt ra.

Các kinh điển Đại thừa không biết là do ai biên tập và dĩ nhiên là bị thêm bớt qua nhiều thế kỷ và nội dung thường rất khác nhau. Có nhiều điểm khác biệt giữa kinh Bát Nhã [Perfection of Wisdom] 25 ngàn câu và Bát Nhã 6 ngàn câu và kinh Kim Cương. Các kinh Pháp Hoa [The Lotus Sutra], Hoa Nghiêm [Flower Garland Sutra] và Kinh Vô Thọ Lượng Quang [The Sutra of Infinite Light] khác nhau về tư tưởng và phong cách diễn đạt.

Giữa Yogacara và Trung Quán cũng thế: không như trong Ngũ Bộ Kinh. Đâu là mối nhất thống của tư tưởng Đại thừa? Trong hệ Hán Tạng, sự phân biệt giữa kinh và luận rất lộn xộn. Tác phẩm của các nhân vật khởi xướng Đại thừa ở Ấn thì được xếp vào luận như Đại Thừa Khởi Tín Luận, Trung Quán Luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận. Tác phẩm của sơ tổ Thiền Tông, Đạt Ma thì gọi là Tuyệt Quán luận trong khi Lục tổ, người Trung Quốc, thì gọi là Pháp Bảo Đàn kinh! Các nhà  Buddhologists Trung Quốc coi bộ cũng kỳ thị dữ! Các giới luật của Đại Thừa Trung Quốc không dựa trên giới luật Nguyên Thủy mà dựa vào Kinh Phạm Võng, một kinh xem là kinh biên tập ở Trung Quốc. Một số tăng Trung Quốc như Huệ Tạo, T’an Le, and Seng Yuan chi trích các kinh Bát Nhã 2,500 câu, Kinh Pháp Hoa và Kinh Đại Niết Bàn nhưng các vị sư này bị bịt miệng ngay. Một học giả Nhật, Tominaga Nakamoto [1715-1746] chịu hảnh hưởng của triết gia Vương Dương Minh, nghiên cứu Phật Giáo nguyên thủy trong kinh Agamas và các kinh Đại Thừa, cho rằng các kinh này được biên tập ít nhất trong một thời gian 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt và không phản ảnh lời dạy trực tiếp và chân thực của Đức Phật [Mizuno, sđd, tr 127].

Nội dung kinh hệ Pali và Đại Thừa cũng rất khác nhau.

Trong hệ Pali người ta chứng kiến Đức Phật lịch sử giảng pháp trong hoàn cảnh xã hội, văn hóa, lịch sử và cả thiên nhiên của miền đông-bắc quốc gia Ấn vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Trong kinh Đức Phật đề cập đến tình hình chánh trị và kinh tế của một vài tiểu quốc. Một vài bài pháp thoại phản ảnh phong tục, tập quán, tư tưởng các tôn giáo và triết lý cùng thời. Người ta cũng nhận ra trang phục, thực phẩm, mùa màng, nhà cửa, kiến trúc, nghề nghiệp của dân chúng vân vân… Thiên nhiên cũng được vẽ lại một cách trung thực, rừng núi hùng vĩ, mùa khô, mùa mưa, cây cỏ thực vật, chim chóc và ngay cả…côn trùng.

Không có thành phần nào trong xã hội mà Phật không thu nhận làm đệ tử: khất sĩ, nhà tu khổ hạnh, vua, hoàng tử, quan chức triều đình, thương gia, nông dân, triết gia, côn đồ ăn cướp, gái giang hồ và cả dân hạ tiện Untouchables. Đọc kinh hệ Pali chúng ta thấy được bức tranh sống động của xã hội Ấn lúc bấy giờ.

Trong các kinh Đại Thừa, hoàn cảnh xã hội văn hóa Ấn chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt. Phật không còn thuyết pháp cho những đệ tử bình thường trong xã hội Ấn hay trên địa cầu này, mà ở các thế giới khác, các cung trời mỹ lệ, nhã nhạc réo rắt, mùi hương diễm tuyệt, như ở những nơi ngàn lẻ một đêm mà chúng ta không còn biết đó là đâu. Có thể đó là tam thiên đại thiên thế giới - thế giới ba ngàn - ở một vũ trụ khác - hay nói theo các nhà Vật lý hiện đại - một vũ trụ song song, trong đó có nhiều đức Phật và Bồ Tát khác cũng đang thuyết pháp. Đức Phật không còn là một người hành khất, mặc y bằng vải bó thây ma, cầm bình bát đi khất thực, mà một Đức Phật uy nghi ngồi trên toà sen, hào quang chiếu rọi đến bao nhiêu thế giới, chung quanh có bao nhiêu Bồ tát đứng hầu. Trong khi Đức Phật thuyết pháp, có bao hiện tượng mầu nhiệm xảy ra: trái đất rung chuyển, mưa hoa từ trời rơi xuống. Đó là thế giới đầy ánh sáng rực rỡ - vô lượng thọ quang - đầy mầu sắc, một thế giới tuyệt đẹp không bút mực nào tả xiết. Đó là thế giới mầu nhiệm, bí mật, vượt ngoài cái tâm bình thường, như những chuyện chỉ xảy ra trong các phim khoa học giả tưởng - Đẹp như trong cơn mơ - những cơn mơ không thực. [Sangharakshita, 1995, tr 22-23]

Có thể vì cơn ‘pháp nạn’ do quân Hồi Giáo - Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có 10 ngàn tăng già bị giết, phần lớn kinh sách bị đốt, lưu tán qua Nepal, Tây Tạng, các quốc Trung Á như Afghanistan, theo con đường lụa qua Trung Quốc, không còn dấu tích các bản kinh Đại thừa nào còn ở Ấn. Một vài bộ kinh được Nagarjuna nhắc đến, là bằng chứng sót lại cho thấy các kinh này có lưu truyền ở Ấn trước thời Nagarjuna. Muốn nghiên cứu Đại thừa phải qua ngã Hán tạng, nhưng kinh điển nào thực sự dịch từ Sanskrit, kinh nào biên tập ở Trung Quốc và kinh nào do các tăng ni ngã mạn như sư cô Tăng Pháp ngụy tác?

Page 18

Nguyễn Đức Tiến [Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 65]

Bối cảnh đó đã được ghi chép trong vô số kinh điển Phật giáo và ngoài Phật giáo. Vậy vị trí của Phật giáo trong bối cảnh ấy như thế nào, đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài phải giữ thái độ như thế nào trước những tranh biện phức tạp và thuần lý mang ít nhiều màu sắc tín ngưỡng ấy?

Các kinh sách, đặc biệt là kinh sách Nam tông, ghi chép rằng vào thời kỳ của đức Phật không phải chỉ có một trào lưu duy nhất là Phật giáo, trái lại đức Phật đã sống trong một thời kỳ vô cùng phong phú gồm nhiều truyền thống triết học và tín ngưỡng khác. Có rất nhiều vị thầy lớn tuổi và nổi tiếng hơn cả Phật, chẳng hạn như vị thầy Bà-la-môn Jina Mahavira mà kinh sách Phật giáo thường nói đến dưới danh hiệu là Nigantha Nathaputta.

Trong bối cảnh đặc biệt của sự phát triển cao độ các trào lưu tinh thần của nước Ấn vào thời bấy giờ, sự tranh biện giữa những nhà lãnh đạo và các người chủ trương các học thuyết cũng hết sức cởi mở, rộng rải và tự nhiên một cách lạ thường.

Bối cảnh đó đã được ghi chép trong vô số kinh điển Phật giáo và ngoài Phật giáo. Vậy vị trí của Phật giáo trong bối cảnh ấy như thế nào, đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài phải giữ thái độ như thế nào trước những tranh biện phức tạp và thuần lý mang ít nhiều màu sắc tín ngưỡng ấy ?

1. Các học phái và trào lưu ngoài Phật giáo

Kinh sách [trong số này có kinh Samannaphala-sutta] thường nói đến sáu vị Thầy quan trọng hơn hết, các vị thầy ấy không nhất thiết chủ trương một tôn giáo theo định nghĩa thông thường, nhưng đại diện cho nhiều trào lưu triết học dựa vào sự biện luận duy lý hoặc dựa vào vài sắc thái tín ngưỡng. Những trào lưu ấy được phân loại như sau:

- Trào lưu thứ nhất: do vị Thầy Purana Kassapa chủ trương. Trào lưu này tin rằng không có sự thưởng phạt nào cả đối với các hành vi thực thi, tức không có một hậu quả nào trong các hành vi duy ý. Vì vậy trào lưu hay chủ thuyết này chủ trương tính cách ngẫu nhiên của vạn vật, có nghĩa là mọi sự vật và biến cố xảy ra một cách tình cờ, ngẫu nhiên và ngẫu biến, không lệ thuộc vào điều kiện. Kinh sách Phật giáo gọi chủ thuyết này là addhiccasamuppanna-vada, [theo Trường Bộ Kinh – Digha-Nikaya].

- Trào lưu thứ hai do vị Thầy Makkhali Gosala, sống cùng thời đại với đức Phật, chủ trương thuyết định mệnh, tiền định hay số mệnh, và cho rằng những hành vi đạo hạnh hay độc ác không có ảnh hưởng gì đến việc giải thoát con người. Sự cố gắng và hành vi của con người chẳng có hiệu quả gì trong chuỗi dài hiện hữu của họ. Họ chỉ cần chịu đựng hết cái chuỗi dài đó cho đến khi nào nó chấm dứt một cách tự động, khi ấy con người sẽ đạt được sự giải thoát cuối cùng. Chuỗi dài hiện hữu của mỗi cá thể đã được quyết định từ trước, không thay đổi được. Tuy nhiên trào lưu này lại chủ trương có sự biến cải và thăng tiến tuần tự cho mỗi lần tái sinh, từ dạng thể thấp đến dạng thể cao hơn, cho đến khi nào chấm dứt, [theo Trường Bộ Kinh – Digha-nikaya].

- Trào lưu thứ ba do vị Thầy Ajita Kesakambali chủ xướng, dựa vào thuyết tự hủy, tức là mọi thứ, mọi vật thể tự tiêu tan hay tan biến hết chẳng còn gì cả [Tây phương gọi là annihilism]. Kinh sách Phật giáo gọi chủ thuyết này là ucceda-vada. Chủ thuyết hư không hay hư vô trên đây được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ đức Phật còn tại thế và chia ra nhiều chi phái, nhưng tất cả đều cho rằng sự tu tập chẳng có ích lợi gì, sự hiểu biết và đạo hạnh chẳng giữ một tầm quan trọng nào nơi mỗi cá thể. Theo các chủ thuyết này, con người gồm tứ đại: đất, nước, lửa và khí. Khi chết, mỗi thành phần vừa kể sẽ quay về bản thể chung, tương ứng với chúng trong thiên nhiên: đất với đất, nước với nước, v.v., các chức năng giác cảm thì hội nhập với không gian. Mỗi cá thể sẽ bị xoá bỏ bằng cái chết, và sau cái chết sẽ chẳng còn gì cả.

- Trào lưu thứ tư chủ trương thuyết bất diệt gọi là sassata-vata, do nhiều vị thầy khác nhau chủ xướng, trong số đó vị nổi tiếng nhất là Pakhuda Kaccayana. Theo chủ thuyết này con người được cấu hợp bởi bảy thành phần: đất, nước, lửa, khí, thích thú, đau đớn và sức sống [jiva]. Bảy thành phần riêng rẽ đó không sinh cũng không diệt, không khởi thủy cũng không chấm dứt, chúng trường tồn một cách độc lập, không tác động lẫn nhau, không thay đổi, không biến hoá cũng không thăng tiến, cứ giữ nguyên như thế đến vô tận, [theo Trường Bộ Kinh – Digha-nikaya].

- Trào lưu thứ năm thật ra bao gồm nhiều trường phái khác nhau và chủ trương một hệ thống giáo lý theo đó thế giới này là sự sáng tạo của một đấng tối thượng, kinh sách Phật giáo gọi đấng tối thượng này là issara-nimmana-vada. Các trường phái khác nhau đưa ra các định nghĩa ít nhiều khác nhau về đấng Sáng tạo này và gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau: Maha-Brama, vị Chiến thắng, vị Chủ thế giới, Tác giả, vị Sáng tạo, vị Tác tạo định mệnh, vị Tự quản, người Cha của những kẻ đã được sinh ra và sẽ được sinh ra… Các vị thầy chủ trương các hệ phái này là các vị: Acchariyas, Tittiriyas, Chandokas, Chandavas, Brahmacariyas…, đồng thời tên của các vị thầy cũng được đem ra dùng để gọi các hệ phái do các vị ấy chủ xướng.

- Trào lưu thứ sáu là một trào lưu khá lạ lùng, cũng được truyền bá trong thời kỳ của đức Phật. Vị Thầy được biết đến nhiều nhất trong trào lưu này là Sanjaya Bellatthiputta, ông không bao giờ trả lời những câu hỏi được nêu lên mà luôn luôn tránh né, dùng luận cứ bất khả tri [không thể hiểu được sự tuyệt đối] để tránh đối đầu, chẳng những với các câu hỏi về các chủ đề liên quan đến đạo đức và siêu hình, mà còn tránh né cả các câu hỏi mang tính cách đại cương. Theo Sanja Bellatthiputta, những câu hỏi và những câu trả lời rốt ráo và đích thực đều liên quan đến những gì không thể xác định được, không thể diễn tả được và không thể giải thích được. Người ta thường ví ông như một cái kim luồn qua hai mép vải.

2. Thái độ của Phật

Không biết các kinh sách Nam tông có ghi chép và diễn tả đầy đủ tất cả các chủ thuyết thời bấy giờ hay không, nhưng đều cho biết một cách minh bạch rằng đức Phật không chủ trương ngẫu biến, định mệnh, hư vô, bất diệt, sáng tạo, bất khả tri. Điều đáng chú ý hơn hết là ngay trong tập đầu tiên của Kinh tạng [tức kinh Brahmajala-sutta] đã nêu lên sự kiện Phật bác bỏ 62 chủ thuyết của các vị thầy đương thời. Trong số 62 chủ thuyết ấy có 23 chủ thuyết chủ trương cái ngã [atman], còn gọi là cái tôi, cái ta, và trong số các chủ thuyết còn lại có nhiều chủ thuyết chủ trương sự bất diệt hay trường tồn.

Phật nói rằng: “Bất cứ một quan điểm nào trong số 62 quan điểm [đã đề cập] đều có thể hiển hiện trong đầu của bất cứ ai mang ý niệm sai lầm về cá tính con người [sakkaya-ditthi], nhưng khi nào khái niệm sai lầm này không có, sẽ không còn có sự bám víu vào các quan điểm ấy nữa” [kinh Sammyutta-nikaya]. Câu nói trên đây của Phật có nghĩa là gì? Có nghĩa là Phật muốn ám chỉ đến cái vô minh trong mỗi cá thể con người, cái vô minh về sự hiện hữu của cái ta, cái tôi, cái ngã. Con người diễn đạt những thứ ấy qua cái vô minh của mình và gán cho cá thể con người đủ mọi loại đặc tính như trường tồn, hư vô, an bài, định mệnh, hậu quả hay tác phẩm của sự sáng tạo thiêng liêng, v.v… Những diễn đạt ấy sẽ làm phát sinh những quan điểm khác nhau. Tệ hơn nữa là mỗi cá thể chẳng những tự diễn đạt những quan điểm ấy cho riêng mình, mà còn tìm cách áp đặt cho kẻ khác. Sự áp đặt cho kẻ khác những diễn đạt về cái tôi, cái ta, cái ngã theo quan điểm của mình chính là nguồn gốc của mọi sự tranh biện.

Phật cảnh giác chúng ta phải tránh sự tranh biện ấy vì ba lý do như sau:

- Lý do thứ nhất: các quan điểm khác nhau, sự cả tin hay đức tin của mỗi người và sự biện luận thuần lý sẽ không có ích lợi gì cả, không thiết thực và không giúp ta nhìn thẳng vào vấn đề, do đó Phật dạy không nên quan tâm đến những thứ như thế .

Trong Trung Bộ Kinh [kinh Culamalunkyaputta-sutta], có kể chuyện về một đệ tử của Phật tên mà Malunkyaputta như sau. Malunkyaputta đang ngồi thiền định một mình bổng nhiên những thắc mắc sau đây vụt hiện ra trong đầu: “Vũ trụ trường tồn vô hạn hay không trường tồn vô hạn? Vũ trụ có giới hạn hay không có giới hạn? Nguyên lý của sự sống thuộc chung một thứ với thân xác hay là nguyên lý sự sống là một thứ riêng biệt và thân xác là một thứ gì khác? v.v.”

Malunkyaputta liền đến tìm đức Phật để hỏi. Đức Phật giảng cho Malunkyaputta như sau: “Này Malunkyaputta, mặc dù có một quan điểm theo đó vũ trụ vô tận và có một quan điểm [khác] theo đó vũ trụ không vô tận, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có than khóc, có đớn đau, xót xa và tuyệt vọng. [Đối với] Ta, Ta [chỉ] giảng [cho con] về sự chấm dứt những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkuyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng…”. Phật trả lời cho Malunkyaputta từng chủ đề một, nhưng chỉ trích ra đây một câu tiêu biểu liên quan đến vũ trụ. Vì tính cách lập đi lập lại triền miên của kinh sách, nếu trích ra hết sẽ làm cho bài viết quá dài.

-Lý do thứ hai: Phật giúp ta tránh khỏi những biện luận duy lý hay thuần lý đưa đến những quan điểm đối nghịch làm phát sinh ra những tranh luận bất tận. Các chủ thuyết siêu hình thông thường đưa đến những giáo điều gò bó, cần phải có sự cả tin để chấp nhận, hoặc đưa đến việc tìm tòi những luận cứ đủ loại có tính cách chống đỡ hay bài bác. Các luận cứ ấy không phải là những kinh nghiệm thực tiễn do mỗi người thực hiện được, vì thế không thể giúp cho ta đánh giá luận cứ này đúng hơn một luận cứ khác.

Khoa học tiến triển dựa trên giả thuyết, khi một giả thuyết còn đứng vững chưa bị đã phá thì những hiểu biết do giả thuyết ấy mang đến vẫn còn có giá trị, khi một giả thuyết bị xụp đổ thì những hiểu biết dựa trên giả thuyết ấy cũng mất giá trị theo. Trên phương diện biện luận thuần lý, một quan điểm do một cá nhân đưa ra cũng chỉ là một quan điểm như những quan điểm khác. Nếu ta bám víu vào một quan điểm nào đó sẽ đưa đến sự tranh luận hay biện luận bất tận. Nếu như sự bám víu ấy trở nên quá mạnh sẽ có thể đưa đến sự phân biệt và kỳ thị, cố chấp và thiếu khoan dung, hậu quả đưa đến là sự xung đột và chiến tranh tôn giáo như đã từng xảy ra trong lịch sử Phương Tây.

-Lý do thứ ba: Phật dạy ta giữ một thái độ «trung hoà» hay đúng hơn «đứng ra ngoài mọi quan điểm», không để cho bất cứ một quan điểm nào gây trở ngại cho sự thăng tiến nội tâm của ta. Không phải chính các quan điểm «đứng ra» gây trở ngại, mà chính sự bám víu của ta vào quan điểm này hay quan điểm khác đã trực tiếp cản trở ta trên đường thăng tiến tâm linh. Sự kiện bám víu sẽ tạo ra vô minh làm cho tâm thức u mê.

Bám víu vào bất cứ một quan điểm nào [dhamma tanha] là một điều Phật cấm đoán. Vượt thoát mọi quan điểm là sự Giải thoát. Một trong những thể dạng của kỹ thuật ngồi thiền là không tìm cách “giải thích” mọi sự vật và biến cố, đồng thời cũng không diễn đạt những nhận biết của giác cảm trên thân xác và những tư duy hiển hiện trong tâm thức, và đó cũng là cách ứng dụng vào thực tế lời giảng của Phật trên đây: đứng ra ngoài mọi diễn đạt và mọi quan điểm. Giác cảm là giác cảm, không có sự khác biệt giữa một giác cảm thích thú và một giác cảm khổ nhọc hay bấn loạn. Không có sự khác biệt giữa một quan điểm gọi là “đúng” và một quan điểm gọi là “sai”, một quan điểm chỉ là một quan điểm.

Sau đây là một thí dụ cụ thể hơn. Qua sự lý luận thông thường, ta cho rằng quan điểm chủ trương “có sự hiện hữu của cái ngã”, tức tôi có cái ngã của tôi, là một quan điểm sai [miccha ditthi], quan điểm trái ngược lại tức là vô ngã, có nghĩa là không có cái tôi [anatta vada] sẽ phải là một quan điểm “đúng”. Nhưng thật ra nên hiểu như thế này: tin rằng không có sự hiện hữu của cái ngã, hay tin là đúng quan điểm không có cái ngã đều “không đúng”, giản dị chỉ cần tránh đừng tin là có cái ngã. Sự tế nhị là ở chỗ phái tránh sự cả tin là có cái ngã. Tin hay không tin là hai thái cực của nhị nguyên, hai thái cực ấy sẽ được diễn đạt thành hai quan điểm đối nghịch, tránh là đứng ra ngoài hay lên trên cả hai quan điểm. Đấy là ý nghĩa và mục đích của việc tránh sự tranh biện trong Phật giáo.

3. Những kinh nghiệm thực hiện trong Phật giáo

Phật giáo tránh những quan điểm dựa vào sự biện luận thuần lý và những diễn đạt không phát xuất từ kinh nghiệm bản thân, nhất là những biện luận “siêu hình”, nhưng không phải vì thế mà Phật giáo không đạt được những hiểu biết siêu việt. Kinh nghiệm do bản thân đối với Phật giáo không phải chỉ dựa trên sự cảm nhận của giác cảm và tâm thức mà còn dựa trên sự hiểu biết “siêu giác cảm”, “siêu tâm thức”, một sự hiểu biết trực giác và tối thượng, nhờ vào sự tu tập lâu dài, chẳng hạn như sự nhận biết về các kiếp trước, về sự tái sinh sau khi chết, sự nhận biết bản thể đích thực của thế giới này, về bản chất của mọi vật thể và biến cố. Những kinh nghiệm trực giác và tối thượng đó chính là mục đích của việc tu tập Phật giáo.

Trong kinh Sangarava-sutta, thuộc Trung Bộ Kinh, đức Phật phân biệt ba loại thầy chủ xướng ba xu hướng tâm linh khác nhau, liệt kê như sau: xu hướng thứ nhất có tính cách thần khải [tiết lộ bằng thần cảm] [anussavika], sự hiểu biết thần khải dựa trên kinh sách thiêng liêng gọi là thánh kinh, chẳng hạn như trường hợp các vị thầy Bà-la-môn, nhất là thuộc trường phái Phệ đà [Veda]. Các vị thầy thuộc xu hướng thứ hai dựa vào những khái niệm siêu hình căn cứ trên sự biện luận duy lý [takki vimansi] và các vị thầy này tự cho rằng họ có thể đạt được những hiểu biết căn cứ trên sự biện luận và những luận cứ thuần lý. Xu hướng thứ ba gồm các vị thầy đạt được sự hiểu biết bằng kinh nghiệm trực tiếp xuyên qua sự luyện tập tâm thức. Đức Phật là một vị Thầy thuộc vào nhóm thứ ba.

Đối với Phật giáo, không có chỗ nào dành cho các quan điểm thuần lý cũng như những quan điểm có tính cách thần khải. Trong rất nhiều kinh sách, chẳng hạn các kinh Kalama-sutta [trong Tăng Nhất Bộ Kinh], Canki-sutta [trong Trung Bộ Kinh], Phật luôn luôn cảnh giác các đệ tử của Ngài phải xem xét, kiểm tra thật cẩn thận bằng sự hiểu biết kinh nghiệm bất cứ một điều gì trước khi chấp nhận hay phủ nhận. Sự hiểu biết bằng kinh nghiệm trực tiếp hay trí tuệ do sự tu tập đem đến khác với sự kiện có một quan điểm hay có một đức tin, hai thể dạng hoàn toàn khác nhau.

4. Kết luận

Sự lý luận, phân giải, tranh biện rất cần thiết cho khoa học, giúp khoa học thiết lập những giả thuyết, trên những giả thuyết ấy sẽ xây dựng sự hiểu biết. Những giả thuyết đánh đổ lẫn nhau để thúc đẩy sự tiến bộ và hiểu biết. Nhưng theo Phật giáo, những hiểu biết ấy vẫn là những hiểu biết chủ quan, công thức và quy ước, mang tính cách nhị nguyên, không thể dùng để diễn tả sự thực thực tuyệt đối của hiện thực.

Tránh sự biện luận trong Phật giáo là tránh những đối nghịch và bế tắc do sư hiểu biết nhị nguyên, quy ước và sự biện luận thuần lý gây ra. Tránh sự đối nghịch không phải là một thái độ sợ sự hiểu biết mà là phương cách vượt lên trên sự hiểu biết để đạt được sự quán nhận trực tiếp, rốt ráo và tối thượng về bản chất đích thực của hiện thực. Sự hiểu biết rốt ráo và tối thượng ấy gọi là sự quán nhận siêu nhiên [panna]. Đối với Phật giáo Nam tông, sự hiểu biết ấy tượng trưng cho cấp bậc thứ ba trong việc tu tập. Cấp bậc thứ nhất là tu giới, cấp bậc thứ hai là tu định [samadhi], cấp bậc thứ ba là tu tuệ, tức sự thấy bằng trí tuệ.

Theo Nam tông trí tuệ ấy giúp người tu tập nhận biết chính xác và trực tiếp tứ diệu đế và vô ngã của con người, kết quả đưa đến là thể dạng giải thoát của bậc A-la-hán. Bắc tông gọi cấp bậc thứ ba trên đây là tu tuệ và định nghĩa khác hơn một chút. Bắc tông gọi trí tuệ đạt được trong cấp bậc tu tập thứ ba là Trí tuệ siêu nhiên còn gọi là Trí tuệ Ba-la-mật [prajnaparamita], tức là sự quán nhận trực tiếp hay sự thực hiện trực tiếp Tánh không của cá thể con người và của tất cả mọi hiện tượng từ tâm thức đến ngoại cảnh, sự quán nhận hay thực hiện Tánh không ấy sẽ đưa đến sự Giải thoát cuối cùng.

Page 19

Trích từ sách: "Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện-The Spectrum of Buddhism", Phạm Kim Khánh dịch Việt.

Trong Phật Giáo không có sự cưỡng bách hay bắt buộc và không đòi hỏi nơi tín đồ một đức tin mù quáng. Từ ngoài nhìn vào, người có tánh hoài nghi sẽ lấy làm hoan hỷ lắng nghe lời kêu gọi nên khảo sát tận tường. Từ đầu đến cuối Phật Giáo được mở rộng cho tất cả những ai có mắt để thấy và có tâm để hiểu biết.

Tự Do Khảo Sát

Ðức Phật hướng dẫn các môn đệ Ngài theo đường lối phân biện và nghiên cứu tìm hiểu. Ðặt niềm tin vào bất cứ gì không phải là tinh thần Phật Giáo. Sau đây là cuộc đàm thoại giữa Ðức Bổn Sư và các đệ tử Ngài:

“Nếu bây giờ, hiểu biết và bảo tồn điều này, các con nói chăng rằng: ‘Chúng ta tôn vinh Ðức Bổn Sư, và vì tôn kính Ngài ta phải quý trọng những gì Ngài dạy?’”

“Bạch Ngài, không.”

“Ðiều gì các con xác nhận, này chư đệ tử, có phải chăng chỉ là những gì các con nhận thức, trông thấy và nắm vững?”

“Bạch Ngài, đúng vậy.”

Và cũng tương hợp với thái độ hoàn toàn chân chánh để khảo sát chân lý, trong khái luận Phật Giáo bằng tiếng Sanskrit [Bắc Phạn] về phương thức luận lý, Jnànasàra-samuccaya, 31, có đoạn:

“Cũng như người khôn ngoan sáng suốt thử vàng bằng cách đốt, cắt và cọ chà [trên đá thử vàng], cùng thế ấy, các con phải làm như vậy trước khi chấp nhận lời của Như Lai, khi đã thận trọng khảo sát chớ không phải chỉ vì tôn kính Như Lai.”

Một lần nọ, dân chúng Kàlàma của xứ Kesaputta đến gần Ðức Phật và bạch: “Bạch Ðức Thế Tôn, có những đạo sĩ ẩn dật và những vị bà la môn đến tại Kesaputta. Về quan kiến của chính họ, họ tuyên ngôn và giải thích dong dài đầy đủ; nhưng về quan điểm của người khác thì họ phỉ báng, khinh rẻ, chê bai và bóp méo. Vã lại, Bạch Ðức Thế Tôn, những vị đạo sĩ và bà la môn khác cũng vậy, đến Kesaputta và cũng làm y như vậy. Khi lắng tai nghe họ, Bạch Ðức Thế Tôn, chúng con hoài nghi và hoang mang, không biết đàng nào nói đúng và đàng nào sai.”

Ðức Bổn Sư mở lời khuyên dạy:

“Ðúng vậy, này người Kàlàma, hoài nghi như vậy là đúng, nêu lên những câu hỏi về những gì mình còn nghi ngờ và những gì chưa được sáng tỏ là đúng. Còn ngờ vực trong một vấn đề ắt có hoang mang lưỡng lự.”

“Không nên để tập tục cổ truyền, những lời đồn đãi, những luận thuyết suông, hay những kết luận hấp tấp dẫn đi sai lạc, hoặc sau khi vội vã suy tư và chấp nhận một lý thuyết nào, hoặc vì lòng tôn kính một vị đạo sĩ. Nhưng này người Kàlàma, khi các con tự mình hiểu biết rằng: “Những điều này bất lợi, đáng bị khiển trách, bị những bậc thiện trí chỉ trích chê bai; những điều này khi được thực hiện và đảm nhận, dẫn đến mất mát và phiền lụy - chừng ấy dĩ nhiên, hởi người Kàlàma, các con hãy bác bỏ.”

“Giờ đây, người Kàlàma, các con nghĩ thế nào? Khi tham ái, sân hận và si mê khởi sanh trong tâm một người, sự khởi sanh ấy tạo lợi ích hay gây mất mát cho người ấy?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, điều ấy gây mất mát.”

“Giờ đây, hởi người Kàlàma, bị tham ái, sân hận và si mê ức chế thấm nhuần, người ấy có gây tội ác và sai lầm dẫn dắt kẻ khác đến mất mát và sầu muộn lâu dài không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, có.”

“Ðúng vậy, này người Kàlàma, các con nghĩ thế nào? Những điều ấy tạo lợi ích hay gây bất lợi?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, gây bất lợi.”

“Những điều ấy có đáng bị khiển trách không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, đáng bị khiển trách.” “Những điều ấy có bị bậc thiện trí chỉ trích không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, có bị chỉ trích.”

“Nếu thực hiện và đảm nhận, những điều ấy có dẫn đến mất mát và sầu muộn không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, những điều ấy dẫn đến mất mát và sầu muộn.”

“Như vậy, này người Kàlàma, đây là lời của Như Lai khuyên nhủ các con hôm nay: 'Không nên để dẫn dắt đi sai lạc, nhưng khi tự các con hiểu biết rằng: Những điều ấy gây bất lợi và dẫn đến mất mát và sầu muộn ... các con hãy bác bỏ,' đó là lý do tại sao Như Lai tuyên ngôn những lời trên.”

“Hởi người Kàlàma, không nên để ... dẫn dắt đi sai lạc như vậy. Nhưng khi tự các con hiểu biết: Những điều này tạo lợi ích, không bị khiển trách, được bậc thiện trí tán duơng: Khi được thực hiện và đảm nhận những điều này đưa đến hạnh phúc và lợi ích - chừng đó, này người Kàlàma, sau khi đã đảm nhận, hãy ẩn náu trong ấy.”

“Giờ đây, này người Kàlàma, các con nghĩ thế nào? Khi tâm không-tham-ái, không-sân-hận và không-si-mê khởi sanh đến một người, sự khởi sanh ấy tạo lợi ích hay gây mất mát cho người ấy?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, tạo lợi ích.”

“Người ấy không bị tham ái, sân hận và si mê ức chế thấm nhuần, có xa tránh lỗi lầm và dẫn dắt kẻ khác đến hạnh phúc không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, có.”

“Ðúng vậy, này người Kàlàma, các con nghĩ thế nào? Những điều ấy tạo lợi ích hay gây bất lợi?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, tạo lợi ích”

“Những điều ấy có đáng bị khiển trách không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, không đáng bị khiển trách.”

“Những điều ấy đáng bị chỉ trích chê bai hay đáng được tán dương?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, đáng được tán dương.”

“Khi được thực hiện và đảm nhận, những điều ấy có dẫn đến hạnh phúc không?”

“Bạch Ðức Thế Tôn, có dẫn đến hạnh phúc.”

“Như vậy, đây là lời Như Lai khuyên nhủ các con hôm nay: ‘Không nên để dẫn dắt đi sai lạc ... nhưng khi tự các con hiểu biết: Những điều này tạo lợi ích ... và dẫn đến hạnh phúc ... hãy đảm nhận và ẩn náu trong những điều ấy’ đó là lý do tại sao Như Lai tuyên ngôn như vậy.” [Ðoạn trên đây được trích từ Anguttara Nikàya, Kinh Tương Ưng, i, 188 Bài kinh số 65; cũng xin xem Anguttara Nikàya, i, 66; và Anguttara Nikàya ii, Kinh Bhadiya Sutta 193.]

Người đọc sẽ ghi nhận rằng bài kinh Kàlàma Sutta này mạnh mẻ bác bỏ tín điều và đức tin mù quáng và khuyến khích tự do khảo sát. Tuy nhiên, không nên vội vã kết luận rằng Ðức Phật dạy chỉ nên dựa trên kinh nghiệm bản thân để thực hành, rằng Ngài bác bỏ tất cả giáo lý và đức tin, và Giáo Pháp [Dhamma] của Ngài truyền dạy chỉ giản dị là một hệ thống giáo thuyết tự do, mời mọc mỗi người chấp nhận và tôn trọng bất luận gì mình thích. Người đọc nên thận trọng chú tâm đọc phần cuối cùng của bài kinh trong đó Ðức Phật nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ba nguyên nhân căn cội của những gì bất thiện [ba căn bất thiện]: tham, sân, si và những đối nghịch với nó, ba căn nguyên từ đó xuất phát tất cả những gì là thiện [ba thiện căn]: buông xả, thiện ý và trí tuệ. “Như vậy bài kinh này, thuyết giảng cho người Kàlàma, cung ứng một trắc nghiệm chu đáo, tận tường, để tăng cường niềm tin nơi Giáo Pháp, xem như một giáo lý đáng tin cậy, một lối sống dẫn đến giải thoát.”

Ðể cho công trình thảo luận về bài kinh này được đầy đủ hơn, xin mời người đọc tham khảo bài viết rất sáng tỏ tựa đề “A Look at the Kàlàma Sutta” của tác giả Bhikkhu Bodhi, đăng trong bản tin Buddhist Publication Society Newsletter, số 9, vào mùa Xuân 1988.

Trong Phật Giáo không có sự cưỡng bách hay bắt buộc và không đòi hỏi nơi tín đồ một đức tin mù quáng. Từ ngoài nhìn vào, người có tánh hoài nghi sẽ lấy làm hoan hỷ lắng nghe lời kêu gọi nên khảo sát tận tường. Từ đầu đến cuối Phật Giáo được mở rộng cho tất cả những ai có mắt để thấy và có tâm để hiểu biết.

Một lần nọ, khi Ðức Thế Tôn ngự trong một vườn xoài tại Nàlandà, có Upàli, một tín đồ nhiệt thành của phái Nigantha Nàtaputta [Jaina Mahàvira], vâng theo lời dạy của Mahàvìra, vị giáo chủ, đến gần Ðức Phật với ý định duy nhất là tranh luận và thắng Ngài. Ðề tài là lý nghiệp báo mà cả hai vị, Ðức Phật và Mahàvìra, đều đã giáo truyền, mặc dầu quan điểm vẫn khác nhau. Sau cuộc thảo luận rất thân thiện, Upàli minh xác rằng lý lẽ của Ðức Phật là đúng hơn, chấp thuận quan điểm của Ngài và sẵn sàng trở thành một tín đồ Phật Giáo [upàsaka]. Nhưng Ðức Phật nhắc nhở ông:

“Này Upàli, về vấn đề chân lý Ông phải khảo sát tận tường và cặn kẻ. Ðối với người danh tiếng như Ông, tốt hơn là phải khảo sát tận tường.”

Tuy nhiên, nghe vậy Upàli càng hoan hỷ thỏa thích hơn và xin quy y, trở về nương tựa nơi Phật, Pháp, Tăng. Mặc dầu Upàli vững chắc đặt niềm tin nơi Ngài và muốn trở thành Phật tử, Ðức Phật khuyên ông nên tiếp tục tôn trọng và hỗ trợ các vị thầy cũ như xưa. [Upàli Sutta, Majjhima Nikàya, Trung Bộ Kinh, 56]

Như vậy, Ðức Phật khuyên dạy tầm quan trọng của tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và đức khoan hồng đại độ, không vì khác tôn giáo mà chia rẽ nhau.

Bước theo dấu chân của Ðức Bổn Sư, Hoàng Ðế Asoka [A Dục], người Phật tử, trị vì xứ Ấn vào thế kỷ thứ Ba trước Dương Lịch, tuyên bố những lời được ghi tạc vào đá [Rock Edict XII] như sau:

“Ta không nên chỉ tôn thờ tôn giáo của mình và chê bai chỉ trích tôn giáo của kẻ khác, mà phải thành kính quý trọng tôn giáo của những người khác vì lý do này hay lý do khác. Hành động như thế ta giúp cho chính tôn giáo của ta trưởng thành và cũng hỗ trợ tôn giáo của người khác. Hành động trái ngược, ta đào mồ chôn chính tôn giáo mình và cũng gây tổn thương cho các tôn giáo khác. Bất cứ ai tôn thờ tôn giáo mình và chê bai chỉ trích tôn giáo khác cũng làm theo lòng nhiệt thành đối với tôn giáo mình, quả thật vậy, nghĩ rằng: ‘Ta sẽ tôn vinh chính tôn giáo của ta.’ Nhưng ngược lại, làm như vậy họ gây tổn thương trầm trọng cho tôn giáo họ. Do đó ta phải đoàn kết. Tất cả hãy lắng nghe và hoan hỷ lắng nghe giáo lý được dạy trong các tôn giáo khác.”

Trong Phật Giáo không ai bị bắt buộc phải tin điều gì mà mình không biết trước. Giáo lý có tánh cách phân tách của Ðức Phật [vibhajjavàda] không chấp nhận đức tin mù quáng. Bằng nhiều phương cách, bản chất tuyệt đối triết lý-phân tách của Ngài đã minh bạch sáng tỏ.

Ngoại trừ Ðức Phật, không vị giáo chủ nào xuất hiện trên thế gian mà có đức tánh này một cách trọn vẹn và đầy đủ như thế. Ngài là vị triết gia phân giải tối thượng. Nơi đây “triết gia phân giải” có nghĩa là tuyên ngôn điều gì sau khi thấu triệt điều ấy trong nhiều đặc tánh khác nhau, sắp xếp những đặc tánh theo một thứ tự thích nghi, mỗi mỗi đều rõ ràng minh bạch. Sách Vimati Vinodani, một bình chú của Bản Chú Giải Tạng Luật nói rằng triết gia phân giải có đặc tánh của người tuyên ngôn điều gì sau khi đã đi sâu vào chi tiết; người ấy không nhìn sự vật một cách hợp nhất như một toàn thể, tức nhìn tất cả sự vật cùng chung trong một khối, mà sau khi phân chia theo đặc tướng nổi bật của nó, tất cả, một cách rõ ràng, riêng biệt, như thế mọi ý kiến sai sự thật và mọi hoài nghi đều tan biến, chân lý quy ước và chân lý tuyệt đỉnh [sammuti paramattha-sacca, tục đế và chân đế] có thể được thông suốt. Trong quyển Sàrattha-dìpani, một bình chú khác của Bản Chú Giải Tạng Luật, ta thấy như sau: “Một người binh vực và khuyến khích phương pháp phân giải là Ðức Bổn Sư, bởi vì Ngài xa lánh hai cực đoan thường kiến và tuyệt diệt, mà dạy pháp tùy-thuộc-phát-sanh [thập nhị nhân duyên], con đường ở giữa [Trung Ðạo].”

Cũng như nhà cơ thể học sành nghề phân giải một cánh tay hay một cái chân thành tế bào và các tế bào thành nguyên tử và điện tử, Ðức Phật phân tách tất cả những pháp hữu vi đến từng nguyên tố cơ bản. Do đó Ngài được tôn là Vibhajjavàdi, vị Thầy của Thuyết Phân Giải.

Chân lý của Giáo Pháp [Dhamma] chỉ có thể được nắm vững bằng trí tuệ minh sát, không bao giờ bằng đức tin mù quáng. Người tìm chân lý không thể thỏa mãn với sự hiểu biết trên bề mặt, mà lặn sâu để khám phá những gì tiềm ẩn phía dưới. Ðó là loại khảo sát mà Phật Giáo khuyến khích. Loại khảo sát này dưỡng nuôi chánh kiến.

Cũng như tin tưởng mù quáng là trái ngược với tinh thần của lời Phật dạy, van vái nguyện cầu một đấng thần linh ngoại lai tưởng tượng là đối nghịch với lối sống của người Phật tử. Ðức Phật, minh mẫn sáng suốt và trong sạch nhất giữa chúng sanh, quán chiếu tìm hiểu toàn thể vũ trụ, nhận thức rằng khái niệm về một thần linh tối thượng trị vì thế gian chỉ giản dị là một ảo mộng. Chính nổi niềm kinh sợ của con người gieo mầm cho vô minh tạo một nguyên lý ngoại lai toàn tri và có mặt cùng khắp. Và khi ý niệm được tạo ra, con người mãi sống trong nổi kinh hoàng của trẻ con, trong sự kinh sợ mà chính mình tạo, và tự gây cho mình những tổn thương không xiết kể.

Tôn sùng cao thượng nhất là kính bái con người cao cả nhất của nhân loại, những tâm hồn lớn mạnh và hùng dũng đã nắm vững chân lý thâm sâu, quét sạch vô minh, phiền não tai hại nhất, vị chúa tể ô nhiễm, đã gây tất cả mọi cuồng điên của chúng ta, và diệt tận cội rễ của tất cả mọi hình thức ái dục. Những người tận tường thông suốt chân lý mới thật sự có thể hỗ trợ ta, nhưng người Phật tử không van vái nguyện cầu các Ngài. Người Phật tử chỉ kính bái người đã khám phá chân lý và vạch tỏ cho mình con đường hạnh phúc. Hạnh phúc là cái gì ta phải chính mình thành tựu; không ai có thể làm cho mình tốt hơn hay xấu hơn.

Con người phải được tự do tìm hiểu mình và những quyền năng ngủ ngầm bên trong mình. Hãy để cho con người tập đứng vững một mình. Ý niệm chủ trương rằng cần phải có ai khác nâng đỡ từ thấp lên một tầng lớp cao hơn và cứu rỗi ta, có chiều hướng làm cho con người ươn hèn và yếu kém. Suy tư như vậy hạ thấp phẩm giá con người. “Tùy thuộc nơi một quyền năng ngoại lai thông thường có nghĩa là quy hàng, đem nỗ lực của mình ra đầu phục.” Do đó, Ðức Phật kêu gọi hàng tín đồ nên tự mình nương tựa nơi mình. Ngoại trừ chính ta, không ai ban cho ta trạng thái thanh bình an lạc thật sự; người khác có thể gián tiếp giúp đỡ, nhưng giải thoát vượt ra khỏi mọi khổ đau, mỗi người phải cố gắng gia công cho chính mình.

Ngành tâm lý học khám phá những khả năng tiềm tàng ngủ ngầm bên trong con người, và chính con người phải nỗ lực trau giồi và khai triển những tiềm năng ấy. Mỗi cá nhân phải tận lực để tự giải thoát. Không ai trên quả địa cầu hay trên cảnh Trời nào có thể ban cho người khác đặc ân giải thoát chỉ vì người này van vái cầu lụy điều ấy. Khả năng uốn nắn đời sống mình nằm trong tay của chính mình.

“Chớ nên van vái!
Bóng tối sẽ không sáng hơn!
Ðừng hỏi Im Lặng, vì nó không biết nói!
Chớ nên phiền nhiễu cái tâm ưu phiền của bạn
Với những đau buồn ngụy tín!
Hởi các Anh, các Chị!
Không nên nguyện cầu cúng tế những thần linh bất lực
Với những quà biếu và nhạc thiều!
Không nên dùng máu huyết để hối lộ,
Hoặc dâng cúng bánh trái;
Mỗi người tự tạo ngục tù cho mình,
Phải tìm giải thoát từ bên trong các bạn.”
-- Light of Asia, Sir Edwin Arnold

“Cái gì thúc đẩy người ta tin tưởng nơi Thượng Ðế không phải là luận lý có tánh cách trí thức chút nào. Phần đông người ta tin nơi Thượng Ðế bởi vì từ thủa bé thơ họ được dạy như vậy, và đó là lý do chánh. Như vậy tôi nghĩ rằng lý do hùng mạnh hơn tất cả là lòng mong mỏi muốn được an toàn, một loại cảm nghĩ như có được người anh cả trông nom. Ðiều này có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng sâu đậm, làm cho con người muốn có niềm tin nơi Thượng Ðế.” [Bertrand Russel].

Nguyên Nhân Ðạo Ðức

Tôn giáo là cái gì người ta phải đến gần bằng lý luận và suy tư. Nếu, sau khi nghiên cứu tận tường, lời dạy nào cảm xúc thuận chiều với tâm và trí ta, hãy chấp nhận những nguyên tắc của nó vào lối sống mình. Cố gắng theo một tín ngưỡng khi không có lý do để mình thỏa mãn với tín ngưỡng ấy thì quả thật là điên rồ. Ta phải ngay thẳng. Phải thành thật với mình và với kẻ khác. Tự phỉnh gạt mình sẽ dẫn đến xung đột tâm lý và bất hạnh. Trong sự lựa chọn tôn giáo, không ai có quyền dẩm chân lên tự do của kẻ khác. Tự do tư tưởng là quyền của mỗi người từ lúc vào đời. Ép buộc người khác đi lệch ra ngoài lối sống vốn thích hợp với tâm tánh và quan niệm họ, khuynh hướng và chiều hiểu biết của họ, quả thật là sai lầm. Cưỡng bách, dầu với hình thức nào, vẫn là tệ hại. Cưỡng bách một người phải theo tín ngưỡng mà người ấy không thích là loại cưỡng bách đen tối nhất. Cáng họng, bắt buộc người ta phải nuốt như vậy không thể là tốt đẹp cho bất cứ ai, bất cứ ở đâu.

Con người phải được phép trưởng thành theo đường lối nào sẽ đem lại cho họ sự mở mang tốt đẹp nhất. Mọi ép buộc nhằm khép tư tưởng vào một khuôn khổ nhất định là trực tiếp xen vào sự rộng mở tâm trí ấy. Người Phật tử xem sự dẩm chân như thế ấy là loại hẹp hòi tồi tệ nhất.

Tự thanh lọc, làm cho mình trở nên trong sạch, không phải do một nguyên lý ngoại lai nào mà chỉ đến với người tự do suy gẫm những vấn đề của chính mình mà không bị trắc trở hay chướng ngại. Những người khác có thể hỗ trợ nếu ta sẵn sàng nhận lãnh hay mong tìm được giúp đỡ. Hạnh phúc cao thượng nhất chỉ có thể đến do tự mình hiểu biết, tự mình chứng ngộ, tự mình thức tỉnh và lãnh hội chân lý. Ta phải gia công cố gắng thích nghi, phá vỡ những xiềng xích đã trói chặt chúng ta từ thủa nào và thoát đến tự do, vượt ra khỏi mọi sầu muộn bằng cách kiên trì tận lực chuyên cần, chớ không phải do nhờ trung gian của ai khác. Chư Tăng Phật Giáo không phải là những vị tu sĩ trung gian để hành lễ và cử hành những nghi thức cúng tế, không ban hành phép lành và rửa sạch tội lỗi. Một vị tỳ khưu lý tưởng không đứng ra làm trung gian giữa con người và một quyền lực siêu nhiên, bởi vì Phật Giáo dạy rằng mỗi cá nhân, dầu tăng sĩ hay thiện tín, chỉ đơn độc đảm nhận trách nhiệm thành đạt giải thoát cho mình. Do đó, không cần cầu cạnh ân huệ của một tu sĩ trung gian.

“Hành ác do ta,
Do chính ta, ta phải chịu đau khổ,
Ngưng hành động sai lầm do ta,
Trở nên trong sạch do chính ta.
Không ai cứu ta, ngoài chính ta,
Không ai có thể, và không ai có quyền năng;
Chính chúng ta phải tiến bước trên Con Ðường,
Chư Phật chỉ rọi sáng con đường.”

Chính Ðức Phật, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, dạy rằng có thể giải thoát mà không cần thiết phải có một đấng cứu thế. Bằng những lời dạy và gương lành trong sạch Ngài giáo huấn lối sống chuyên cần, “Hãy gia công thành tựu giải thoát với chánh niệm” [appamàdena sampàdetha] là di huấn tối hậu của Ðức Bổn Sư.

Mỗi chúng sanh là tạo hóa của mình; ngoài hành động của chính ta không thấy có tạo hóa nào khác trong thế gian. Bằng hành động ta tạo tâm tánh, cá thể, và tư cách cá nhân của mình. Tất cả chúng ta đều do mình tự tạo. Do đó Ðức Phật dạy rằng “Chúng ta là thừa kế của chính hành động của ta, là người mang theo với mình hành động của mình, hành động của chúng ta là thai bào từ đó chúng ta được sanh ra đời.” [Majjhima Nikàya, Trung bộ kinh, 135] và chúng ta phải trở nên tốt hơn, chỉ bằng cách sửa đổi hành động, tự tạo trở lại và thành đạt giải thoát, vượt ra khỏi mọi khổ đau. Có thể có phương cách nào khác chăng? Nếu xuyên qua vô minh và ái dục chúng ta mãi lạc bước, thênh thang trong đêm tối dài dẳng của vòng luân hồi mà không tự uốn nắn mình, thì làm sao có sự khác biệt lớn lao và những điểm dị đồng như thế giữa những chúng sanh mà ngày nay ta nhận thấy trong thế giới.

Giáo lý nghiệp báo [kamma], vốn là giải đáp duy nhất hợp lý nhằm giải thích toàn thể khối đau khổ gọi là thế gian, không thể bị loại bỏ. Ngoài lý nghiệp báo, tất cả những lối giải thích về kiếp sinh tồn luôn luôn biến đổi này hoàn toàn không thỏa đáng, bởi vì không chú trọng đến chức năng thật sự của phần tâm linh [nàma, danh], tuy vô hình, không thể sờ đụng, nhưng là yếu tố quyết định trong tiến trình trở thành [bhava, hữu]. Nhưng khi chúng ta nhìn kiếp sống vô thường không ngừng biến chuyển này, mà phần chánh được uốn nắn do định luật nhân quả trong sắc thái tiềm ẩn của tiến trình tâm, ta hiểu biết chắc chắn rằng cái khuôn đúc tạo hình cho đời sống là vô minh, và vô số hình thức biến đổi vô thường là biểu hiện của nhiều loại ái dục đủ màu sắc, thúc giục và lôi cuốn tất cả, từ kiếp này sang kiếp khác, khởi sanh rồi hoại diệt, như bong bóng nước trong đại dương mênh mông của vòng luân hồi.

Chừng đó, ta nhận thức ý nghĩa của định luật nhân quả xuyên qua những hiện tượng trở-thành-trở-lại, tức tái sanh: chúng ta đang gặt hái những gì chính mình đã gieo trong quá khứ; đôi khi ta cũng thâu hoạch, ta biết vậy, những gì đã gieo trong kiếp sống hiện tiền. Cũng dường thế ấy, những hành động của chúng ta tại đây sẽ đúc khuôn cho kiếp sống vị lai và như vậy, chúng ta bắt đầu hiểu biết vị trí của mình trong vũ trụ huyền bí này.

Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng theo Phật Giáo, không phải tất cả mọi sự việc đều xảy diễn do nghiệp quá khứ. Như vậy chúng ta không nên vội vã khiển trách hay tán dương một vị Trời [Deva] hay một nhân vật tốt phước nào khi phải chịu đau khổ hay khi được thọ hưởng phước lành. Không, chí đến Ðức Phật cũng không thể cứu vớt chúng ta ra khỏi dây trói buộc của vòng luân hồi [samsàra]. Mỗi cá nhân phải tự mình gia công nỗ lực cần thiết để tự giải thoát. Trong đôi tay phàm tục của chúng ta có sẵn quyền năng uốn nắn cuộc sống của ta. Một cách gián tiếp, người khác có thể giúp ta một tay, nhưng để giải thoát ra khỏi mọi đau khổ, mỗi người phải tự đặt mình trên hòn đe rồi tự mình ra công đập, uốn, giũa mài.

Chúng ta tin rằng:

“Bất luận gì con người làm,
Ðiều ấy, chính con người sẽ gặp;
Người tốt gặp điều lành; và điều xấu đến với kẻ xấu;
Và như thế, tất cả hành động đều như hột giống,
Giống nào trổ quả nấy.”

Chúng ta thấy một triều đại của định luật thiên nhiên nhân và quả vô cùng tận, và không có chi khác thống trị vũ trụ. Toàn thể thế gian đều do luật nhân quả chi phối. Trọn thế giới nằm vỏn vẹn dưới quyền điều khiển và kiểm soát của luật nhân quả vô cùng tận này, hay nói cách khác, hành động và phản ứng của hành động.

Trau Giồi Nội Tâm

Con người là một tiến trình danh và sắc luôn luôn biến chuyển, và yếu tố quan trọng nhất nằm trong tiến trình tâm. Kiểm soát tâm là trung tâm điểm, là phần nòng cốt của Giáo Pháp, những lời dạy của Ðức Phật. Hạnh phúc phải được tìm ra và phải được gia công làm cho nó trở nên tốt đẹp, toàn hảo, qua những yếu tố tinh thần bên trong, tâm thức của ta. Nhưng khi mà tâm bị nhơ bẩn, thì không thể thành tựu điều chi đáng giá trong đó. Vì lẽ ấy, Ðức Phật rất chú trọng đến trạng thái trong sạch của tâm, xem đó là điều kiện thiết yếu để tạo hạnh phúc thật sự và đưa đến giải thoát ra khỏi khổ đau. Ðức Bổn Sư thường nhắc nhở chư vị đệ tử:

“Hãy tự tìm các con,”    
“Hãy thuần hóa cái tâm của các con.”
[Dìgha Nikàya, Trường bộ kinh, 16]

“Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn gỗ.
Bậc trí tự nhiếp tâm.”
[Kinh Pháp Cú, câu 80]

Giữ mình, tránh những hành động tham ái và tự rèn luyện để có những hành động không-tham-ái, tức vị tha, là con đường an lạc và thật sự hạnh phúc trong giáo thuyết của Ðức Phật. Hai bài kinh do Ðức Phật thuyết giảng -Trường bộ kinh, số 25 và Trung bộ kinh, số 22 - nói lên rõ ràng tại sao Ðức Phật ban truyền Giáo Pháp, Dhamma, giáo huấn của đạo Phật.

1. Ðức Thế Tôn đã giác ngộ. Ngài dạy Giáo Pháp để kẻ khác giác ngộ.

2. Ngài đã tự kiểm soát. Ngài dạy Giáo Pháp để người khác tự kiểm soát.

3. Ðã thành đạt trạng thái tĩnh lặng, Ngài dạy Giáo Pháp để người khác thành đạt tĩnh lặng.

4. Ðã vượt qua bờ bên kia [ogha, dòng nước ô nhiễm], Ngài dạy Giáo Pháp để giúp người khác vượt qua [đáo bĩ ngạn].

5. Ðã chứng ngộ Niết Bàn [bằng cách dập tắt ngọn lửa của ô nhiễm, parinibbuto], Ngài dạy người khác để cho họ thành tựu Niết Bàn.

Giáo Pháp, Ðạo Giáo do Ðức Phật ban truyền, không phải để học hỏi suông hay chỉ để giữ làm của riêng. Ðức Phật rõ ràng dạy rằng Giáo Pháp là phương tiện đưa chúng sanh vượt thoát qua khỏi biển trầm luân đau khổ, đại dương mênh mông của vòng luân hồi [samsàra], những kiếp sống triền miên tiếp diễn, và đến tận bờ bên kia, chắc chắn và an toàn, của trạng thái Vô Sanh Bất Diệt, Niết Bàn. Giáo Pháp như chiếc bè để đưa khách lữ hành vượt qua vùng nước lũ.

Chỉ khi nào thuần thục, không còn được phép cưỡng kháng, và đi theo đúng con đường tiến bộ trật tự chân chánh, tâm mới trở nên hữu dụng, cho cá nhân người làm chủ nó và cho xã hội. Do bản chất thiên nhiên của nó, tâm vô trật tự là một món nợ cho cả hai, người làm chủ nó và cho kẻ khác. Tất cả mọi tàn phá trên thế gian đều do những người không biết đường lối kiểm soát tâm và không biết làm thế nào để giữ thân quân bình và trầm tĩnh. Do đó Ðức Phật dạy:

“Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng ta, 
Gây ác cho tự thân."
 
[Kinh Pháp Cú, câu 42]

Ðối với thế gian, địa vị xã hội, giai cấp, màu da, tài sản và quyền thế, không thể là phẩm giá của một người. Chỉ có tâm tánh mới làm cho con người là vĩ đại hay xứng đáng được tôn kính. “Tâm tánh là cái gì sẽ phát lộ khi ta sống cuộc sống mạnh bạo hướng về lý tưởng và sinh hoạt khéo léo. Cũng như kim cương là chất thán tố [carbon] dưới sức ép thật cao, cùng thế ấy, cuộc đời mà được sống dưới áp lực của tình trạng tinh thần tận lực và liên tục cố gắng cũng tạo nên châu báu của nó, tâm tánh.” Chính tâm tánh làm sáng chói trí tuệ [apadàna sobhinì pannà].

Con người trong hiện tại là kết quả của nhiều triệu tư tưởng và hành động liên tục tiếp diễn. Không phải tự mình đã sẵn là vậy và không còn biến đổi, con người đang luôn luôn trở thành và sẽ còn luôn luôn trở thành. Tâm tánh của con người do chính mình đã chọn và đã quyết định trước. Tư tưởng, hành động mà mình đã chọn, thói quen lặp đi lặp lại ấy, sẽ là số phận mà con người trở thành.

“Tâm sáng chói lúc ra đời, chỉ những ô nhiễm bất cẩn làm bợn nhơ [pabhassaramidam bhikkhave cittam, tam ca kho àgantukehi upallilesehi upakkilittham]”, Ðức Phật dạy như vậy. Và những người khác, cùng một ý nghĩ với Phật ngôn trên, nói lên điều ấy với những danh từ khác: “Do bẩm tánh thiên nhiên chúng sanh vốn dịu hiền, nhưng vì bất cẩn ta để cho các ác pháp làm hoen ố.”

Bằng cách chú tâm và suy tư chân chánh về những gì ta gặp phải trong cuộc sống hằng ngày, kiểm soát những khuynh hướng xấu và kềm chế những quyến rũ, ta có thể giữ tâm khỏi bị ô nhiễm. Khó mà từ bỏ những gì phỉnh gạt và nắm giữ ta trong vòng nô lệ; và khó mà trừ khử những tà ma quỷ quái thường vãng lai khuấy phá tâm con người dưới hình thức tư tưởng bất thiện. Những ma quái ấy là biểu hiện của tham, sân, si - lobha, dosa và moha, đạo binh gồm ba đơn vị của Ma Vương [Màra]. Chí đến khi vượt đến tuyệt đỉnh cao của trạng thái hoàn toàn trong sạch bằng cách liên tục rèn luyện tâm, ta không thể trọn vẹn đánh đuổi những người chủ nhà này.

Chỉ từ bỏ suông những hình thức bề ngoài như nhịn ăn, v.v..., không có chiều hướng thanh lọc con ngưòi, những điều ấy không làm cho con người trở nên thánh thiện và tránh khỏi mọi tổn hại. Pháp hành khổ hạnh ép xác là một cực đoan mà Ðức Bổn Sư bác bỏ trong Bài Pháp Ðầu Tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, cũng như Ngài đã loại bỏ lối sống lợi dưỡng, gọi đó là thấp hèn. Tránh xa hai cực đoan ấy Ðức Phật vạch tỏ cho thế gian con đường ở giữa - Majjhimà Patipadà, Trung Ðạo - dắt dẫn con người đến thanh bình an lạc, giác ngộ và Niết Bàn [upasamàya, sambodhàya nibbànàya]. Spinoza viết: “Những gì thường xảy ra trong đời sống và được con người quý chuộng, xem là tốt đẹp nhất, có thể thâu gọn làm ba điều, giàu sang, danh thơm tiếng tốt, và tham vọng. Ba điều này làm cho tâm vọng động đến độ khó lòng có thể nghĩ đến gì tốt đẹp khác.”

Khát vọng của con người quả thật là phiền nhiễu. Tham vọng của những chúng sanh mù quáng đã gây nên sân hận và tất cả những đau khổ khác. Kẻ thù của toàn thể thế gian là tham ái, do đó tất cả mọi điều xấu đến với chúng sanh. Khi bị trở ngại vì một nguyên nhân nào, tham ái này biến đổi thành sân hận. Và con người sa vào màn lưới mà chính mình đã giăng bằng khát vọng mong tìm khoái lạc, dường như nhện, trong màn lưới của nó. Nhưng khi được rèn luyện trong giới luật, phát triển trong thiền vắng lặng, và được rọi tỏ trong ánh sáng chân lý, bậc thiện trí liên tục cắt đứt trói buộc, phá tan màn lưới. Bậc thiện trí thức xem người tự chinh phục chính mình bằng cách diệt tận khát vọng là cao cả hơn người đã chinh phục hằng muôn ngàn quân nơi trận địa.

Tiết chế không dùng chất say, và gia công chuyên cần, vững vàng củng cố hạnh nhẫn nhục và đức tánh trong sạch, bậc thiện trí rèn luyện tâm mình. Thái độ lúc nào cũng trầm tĩnh cho thấy là con người thấm nhuần văn hóa. Giữ thái độ trầm tĩnh khi tất cả mọi sự việc quanh mình đều thuận lợi thì không phải là khó lắm. Nhưng nghiêm chỉnh điềm nhiên giữa những hoàn cảnh không thuận lợi thì quả thật là khó, và chính điều khó ấy đáng cho ta cố gắng thực hành; bởi vì do công phu tự kiểm soát chặt chẽ như vậy ta xây đắp tâm tánh dũng mãnh. Tự kiểm soát là chìa khóa mở cửa đến hạnh phúc. Ðó là chúa tể của giới luật, là năng lực nằm phía sau tất cả mọi thành tựu thật sự. Hành động của người không tự kiểm soát ắt không có mục tiêu, không nhất quyết vững chắc. Và người lợi dưỡng trong nhục dục ngũ trần như vậy cũng giống như chim gõ kiến thèm khát, ăn cây mã đề hoang dại đến lâm trọng bịnh. Người xưa có lời dạy:

“Nếu mãi nghĩ ngợi về nhục dục ngũ trần,
Ðiều này làm khởi sanh sức quyến rũ;
Từ năng lực quyến rũ tăng trưởng tham vọng;
Tham vọng bật cháy lòng khát khao mãnh liệt;
Khát vọng sanh buông lung, không thận trọng;
Rồi từ đó quên tất cả
Ðể cho mục tiêu cao cả ra đi
Và ngấm ngầm phá hoại tâm,
Cho đến khi mục tiêu, tâm và con người,
Tất cả đều hư hoại.”

Vì thiếu kiểm soát mà trong tâm phát sanh đủ loại xung đột lẫn nhau. Muốn loại trừ xung đột ấy, ta phải kềm hãm lòng khát khao thèm muốn và nỗ lực sống cuộc đời tự chế và trong sạch.

“Thông thường chúng ta mãi bị trói buộc quá nhiều vào giác quan và trần cảnh, chúng ta chỉ sống trong thế gian vật chất mà lãng quên tiếp xúc với năng lực bên trong. Tuy nhiên, phải tập ẩn rút vào những thực tại bên trong. Bằng cách ẩn rút vào im lặng ta có thể học hỏi phương thức nhằm chế ngự những nhược điểm và những thiếu sót của kinh nghiệm bình thường. Không làm vậy cuộc sống của chúng ta thiếu ý nghĩa, không mục tiêu, thiếu hướng đi và không nguồn cảm hứng.”

Không phải bao nhiêu luận lý và tranh biện về phương cách hoàn bị cải thiện đời sống mà dẫn chúng ta đến mục tiêu mong mỏi. Không phải bao nhiêu suy cứu hay khảo sát mà đem ta một tấc đàng đến gần đích hơn. Nhưng mỗi hành động thật sự buông bỏ và tách rời, xa lìa những đối tượng đã kích thích lòng khát khao, vốn dẫn dắt ta đi sâu vào đêm tối của vô minh và lừa phỉnh, đưa chúng ta vào tròng nô lệ của chúng, sẽ đưa chúng ta đến đích, đến hạnh phúc, đến thanh bình an lạc.

Không có gì mơ hồ trong giáo huấn của Ðức Phật. Ðã hiểu biết điều gì xấu là xấu, và điều gì tốt là tốt, tại sao cần do dự, không nhất quyết tránh điều xấu và mạnh dạn tiến bước trên con đường tốt? Theo trí minh mẫn sáng suốt của người Phật tử, họ không thể làm gì khác hơn là trau giồi điều tốt và lánh xa điều xấu. Ðối với người Phật tử, hành thiện là điều không thể không làm, nếu họ thông hiểu lời dạy của Ðức Bổn Sư:

Sabbapàpassa akaranam
Kussalassa upasampadà
Sacittapariyodapanam
Etam Buddhànasàsanam.
[Dhammapada, 183]

“Không làm mọi điều ác.
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý tự trong sạch,
Chính lời chư Phật dạy"
[Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 183]

Dầu sao, mỗi người có thể chiến thắng nếu họ muốn. Tất cả chúng ta không thể là chánh khách, nghệ sĩ hay triết gia vĩ đại, nhưng quan trọng hơn, nếu muốn vậy, chúng ta có thể là người tốt.

Lắm khi những cố gắng của chúng ta để thành đạt trạng thái toàn hảo không thành công viên mãn. Nhưng thất bại không quan trọng, ngày nào mà ta còn thành thật quyết tâm nỗ lực. Không ai bỗng nhiên nhảy vọt đến tận tuyệt đỉnh núi cao. Chúng ta leo từng bậc. Như người thợ bạc thiện xảo, từng chút, từng chút, thổi đi bợn nhơ của vàng, con người phải kiên trì, gia công thanh lọc đời sống mình, gạn lọc những ác pháp. Một em bé tập đứng và dần dần bước đi một cách khó nhọc. Cùng thế ấy, trong cuộc diễn hành đến trạng thái tuyệt hảo, tất cả những người lớn cũng di chuyển từng giai đoạn đến thành công cuối cùng, xuyên qua những thất bại lặp đi và lặp lại.

Con đường mà Ðức Phật chỉ vạch để chúng ta trau giồi tâm và làm cho tâm lớn mạnh là pháp hành thiền. Ðó là phương cách thận trọng phát triển tâm, nhằm thâu hoạch thành quả tuyển chọn, hạnh phúc tuyệt đối và an nghỉ tối thượng, không còn mảy may vương víu tới những phiền nhiễu của cuộc sống. Ðó là con đường luôn luôn giữ chánh niệm, không ngừng ghi nhận tất cả những hành động của mình. Trông chừng và hay biết đầy đủ, đó là yếu tố đưa pháp hành thiền đến viên mãn. Người mà lúc nào cũng giữ chánh niệm và tự hay biết mình, người ấy đã ở ngưỡng cửa của trạng thái Vô Sanh Bất Diệt - Niết Bàn.

Page 20

Thích Minh Hạnh
[Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Liễu Quán - Huế]

Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.

Thầy cúng mượn nhiều hình thức để thu hút sự chú ý và mở rộng dịch vụ tín ngưỡng thờ cúng và phương thức sinh nhai của mình một cách hiệu quả hơn, nên đã bỏ quên và bất chấp sự suy thoái đạo đức và tinh thần xuất gia giải thoát của một tu sĩ. Trong đó có nhiều hạng thầy cúng mang hình thức một tín ngưỡng địa phưong, hay của một tôn giáo khác, trong đó điển hình là của Phật giáo và Đạo giáo.

Trong nhiều thời kì đen tối của Phật giáo thì cũng do thầy cúng gây ra, khi họ đã đưa hình thức cúng vái vào công việc tâm linh để vận hành thế giới của họ thì sự đảo lộn xã hội là một điều chắc chắn, đạo đức cũng từ đó suy đồi, vì bản thân của sự cúng vái không giải quyết một sự thật nào cả, mặt dù có khi được xem là một hình thức nghi lễ tôn giáo hay an ủi người sống, tất cả điều bị lầm lẫn, lầm lẫn ở đây là vô tình đẩy xã hội rơi vào tay của tà giáo. Mà như chúng ta biết, ngày xưa khi xã hộị và trật tự xã hội bị rơi vào tà giáo thì kết quả xã hội ấy đầy thảm hại, mà con người trong xã hội ấy muốn vựt dậy cũng khó.

Hiện nay, thầy cúng hầu hết họ đều tập trung ở đô thị mà chẳng thèm đến vùng nông thôn nghèo khó, vì ở đó không có ai mời cúng. Đồng thời khi xã hội được bày biện bởi sự cúng cấp thì cũng sinh ra nhu cầu của nó, vì thế xã hội cũng chỉ cần thầy cúng là đủ. Vì vậy vai trò của chánh giáo dễ bị đánh tráo, hiểu nhầm và dễ bị kẻ lợi dụng gây tai hại cho xã hội và cho Phật giáo. Hãy nhìn vào Phật giáo Hàn quốc là một ví dụ điển hình, Phật giáo chính thống không đủ sức mạnh để đẩy lùi lực lượng thầy cúng ở đây, đã có gia đình và mọc rễ trong cảnh chùa chiền.

Hơn thế nữa, hầu hết những chức sắc tôn giáo đều do họ nắm giữ, bởi những lí do rất đơn giản mà xã hội đã tạo nên, đó là giàu có về tiền bạc, sở hữu về vật chất, truyền bá mê tín và những trang phục đắt tiền. Ngoài ra cũng hơn 90% chùa chiền đều do họ nắm giữ cương vị trú trì, để dễ dàng hoạt động phục vụ tín ngưỡng cúng vái.

Ở trong chùa, một tu sĩ mới nhập môn cần phải trải qua các thời kì đi cúng, đến nỗi không cần học cũng biết nghề, vì sự lập đi lập lại quá nhiều, đến nỗi không còn thời gian để tu học và thực hành. Rồi từ đó họ nghĩ rằng đi cúng cũng là một cách hành trì. Thật nguy hại hết sức.

Thế rồi Giáo hội khi cần đến cơ sở hạ tầng để phục vụ cho giáo dục thì hỡi ôi không còn cơ sở nữa, mà muốn có cơ sở mới thì không đơn giản tí nào. Một cơ sở Giáo hội do bởi một lí do khách quan tạo thành một ngôi chùa, thì từ đó không còn cơ hội để trở lại mục đích ban đầu mà trở thành một trung tâm phục vụ việc cúng vái, chánh điện làm nơi thờ các loại hình tín ngưỡng dân gian, nhà linh nhà cốt ngênh ngang, suốt ngày pháp hội, chẳng thấy một từ giáo lí, mặt dù đọc trong bài cúng thì ngôn từ bằng chữ tàu dù có ngụ ý Phật pháp cũng chỉ là bài ca bài thán sơ sài.

Lại nữa, khi xã hội được vận hành bởi mục đích vật chất thì sức mạnh của nó là tiền bạc, những thứ này vốn tự con người tạo ra chứ không có tội gì cả, là phương tiện trao đổi, thể hiện tính văn minh của con người, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng vật chất và tiền bạc, con người sẽ trở thành kẻ nô lệ. Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong tôn giáo, khi thầy cúng đã nắm toàn bộ cơ sở vật chất, có sức mạnh về tiền bạc, có chức có quyền thì dĩ nhiên sự điều hành của họ cũng theo thiên hướng cúng tế.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các lễ hội trong Phật giáo đều một hình thức như nhau, thí dụ, một hội thảo khoa học cho Phật giáo hình thức chẳng khác mấy một đám tang của tu sĩ, hoặc một buổi lễ hội tín ngưỡng cũng chẳng khác mấy một lễ chẫn tế. Nội dung không có gì nêu bật ý nghĩa của tổ chức, ngược lại vai trò của “thầy cúng lên ngôi”. Vì trong chương trình của những buổi lễ này toàn là nghi với lễ, đón với rước, lọng che kèn trống om xòm. Mở đầu cho một buổi lễ như vậy bằng một lễ “hưng tác thượng đại tràng phan”, thì thật còn gì là một buổi hội thảo khoa học. Kết thúc chương trình là “đăng đàn chẩn tế”. Thử hỏi có ai đặt vấn đề này với Giáo hội với các chức sắc mà đã được gọi là “tôn sư”, nhưng thực tế họ là những “pháp sư” cúng dạo.

Một sự thật cay đắng là khi đi tham dự lễ thì cho dù là vị đó ở địa vị nào cũng phải đến tham dự, hoặc bằng phương tiện tự túc, hoặc tập trung để cùng đi bằng phương tiện số đông, thế nhưng thầy cúng thì Giáo hội phải đón rước bằng xe hơi, đến từng chùa, lo tiếp đón long trọng. Chờ cho những bậc thầy cúng này xong phần tiếp đón, vớ tất giày hia, mũ mão đường bệ, y áo gấm lụa, thừ thừ theo kèn trống rinh rang “quang lâm” thì cũng đã quá trưa, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa không có lợi gì cho việc tu tập giải thoát.

Trong thực tế, khi phát tâm xuất gia người tu sĩ Phật giáo mong muốn có được một cơ hội học hỏi và tu học cho mục đích giải thoát, thế nhưng do nhu cầu xã hội và hình thức cúng vái đã biến chuyển phẩm chất của họ, rồi họ bỏ học sang đi cúng, thấy lợi trước mắt chứ không thấy được giá trị của con đường giải thoát mà Đức Phật đã dạy. Có lúc không cần tu học mà bước vào con đường đi cúng lấy tiền, có lúc bỏ học để đi cúng, hoặc chuyển hẳn sang nghề đi cúng, nhưng họ không hề hay biết, hoặc không may mắn vào xuất gia với thấy cúng hoặc trong chùa chuyên đi cúng, vì vậy mục đích của họ dần dần bị biến tướng và quên hẳn lí tưởng giải thoát. Nhưng tệ hại nhất là hình thành một ý thức hệ đi cúng, có vai vế và có địa vị trong giáo hội tại địa phương. Đây là một trong những tai hại của Phật giáo, thậm chí làm cho vai trò tôn quí của sự giải thoát bị lu mờ, Phật giáo lâm vào cảnh thế tục hoá.

Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự, đi cúng được cho là phương pháp hành, rồi từ đó chê bai hiềm khích tu sĩ biết học, biết tu và biết cố gắng bằng những ngôn từ miệt thị như “tiến sĩ” không bằng “tiến linh”, “đi tu không bằng đi cúng”… Còn trao đổi và nói chuyện thì ngôn ngữ của họ khỏi phải bàn…

Về từ ngữ “thầy cúng”, Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Hiện nay thì số thầy cúng chiếm được chùa, cuộc sống hưởng thụ vật chất, trong lúc đó tu sĩ quan tâm đến đạo Pháp thì bị chèn ép, lại thiếu cơ sở để làm Phật sự. Thời gian dành cho việc tụng đọc kinh điển Phât giáo của những thầy cúng rất ít, họ toàn lợi dụng kinh điển của Đức Phật là “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm.

Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ ..., rất trễ, thời xưa ở Ấn Độ chẳng có, sau khi truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có, nhưng sau đó do ảnh hưởng Lão giáo mà phát triển và thịnh hành, rồi lan rộng sang Việt Nam.

Chúng ta cần nhận định rõ vấn đề này, bởi vì đây là một vai trò của Phật giáo, quyết không để mê tín tràn lan, vừa hại cho đạo mà cũng vừa hại cho đời. Một tu sĩ Phật giáo đã cạo bỏ râu tóc, mình mặc áo cà sa, là quyết định cuộc đời vì mục đích giải thoát và cứu độ chúng sinh, áo cà sa hoại sắc thô bố chứ không có hình thức mang hia đội mão, không phải gấm tía hài son. Đừng ham danh lợi mà phải mượn nón này mũ nọ, mượn hài son y tía, để thu hút hoặc tô thêm uy nghi. Đức Phật dạy uy nghi có được là nhờ vào sự giữ gìn Giới luật, đức hạnh là nhờ vào sự trang nghiêm của hành vi đạo đức, chứ không có cái gì tô vẽ nên được.

Thiết nghĩ, Phật giáo vốn chẳng có những việc mê tín như thế, nhưng vì Đạo Phật là đạo từ bi, mà phương tiện để độ chúng sanh từ mê sang ngộ, mà Phật giáo từ buổi đầu đã chấp nhận những hình thức tín ngưỡng dân gian địa phương mà truyền bá chánh Pháp. Nhờ những hoạt động uyển chuyển như vậy mà Phật giáo dần dần dạy cho người dân biết được nhân quả, làm lành tránh dữ, ngõ hầu đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc cho người dân. Do đó, dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin, nhưng khi tới điạ phương nào thì cũng tùy thuận chúng sinh mà làm lễ bái cho dân chúng, rồi sẽ nhân đó mà giảng giáo lý nhà Phật, rất minh bạch rõ ràng, rồi còn chỉ cho họ con đường đi đến giác ngộ giải thoát, và chứng đắt đồng với quả vị của Đức Phật.

Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải được xem xét, đề nghị Giáo hội cần phải rõ ràng trong vấn đề tu sĩ và thầy cúng, chớ có lẫn lộn mà hại cho Phật giáo. Việc nghi lễ cũng là việc cần làm tuy nhiên đừng để bị lạm dụng không những tai hại cho Phật giáo mà xã hội cũng bị ảnh hưởng lây. Cần phải đặt vai trò giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng tài, nâng cao vai trò ý thức việc đi cúng hoặc cấp phát chứng chỉ mới được đi cúng. Những cơ sở xưa là cơ sở của Giáo hội mà nay do các thầy cúng trú trì thì phải cần cử tu sĩ đến thay đổi hoặc làm các cơ sở phục vụ cho mục đích số đông.

Việc làm cần thiết hơn nữa là cải cách nghi lễ, những yếu tố có thiên hướng đi xa với ý nghĩa thực tế thì bỏ, đưa vào các hình thức cầu nguyện đúng đắn.

Page 21

Nguồn: //thaithuan.forumvi.com/t257-topic

Bước chân vào đạo Phật, ai ai cũng mong muốn và quyết tâm tìm cho mình con đường giải thoát trong kiếp làm người này. Nhưng tại sao tu hoài mà chưa giải thoát? Từ thời đức Phật đến nay mấy ai đã hoàn toàn giải thoát. Có bao nhiêu nguyên nhân?

Chúng ta hãy cùng xem có phải do những nguyên nhân chính sau đây hay không?
* Chưa buông xuống sạch ngoài đời.
* Còn dính mắc vào pháp tu hành.
* Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập.
* Dính mắc vào trạng thái tâm thanh tịnh.

Chúng ta hãy đi sâu vào phân tích 4 vấn đề này:

1. Chưa buông xuống sạch ngoài đời.

Người đến với đạo Phật đều hiểu câu nói này, nhưng mấy ai buông xuống được, vì còn vướng bận gia đình, tài sản lớn nhỏ, nghề nghiệp, tình cảm, tiền bạc của cải, sự hiểu biết, tư tưởng, những dục lạc thế gian, những việc làm từ thiện ngoài xã hội… Đó là xả phần thô, xả phần vi tế là xả khi sống đời sống độc cư.

Chỉ cần buông xuống hết là đã gần như giải thoát rồi còn gì. Bạn có tin không. Đến cuối bài này bạn sẽ hiểu.

2. Còn dính mắc vào pháp tu hành.

Tại sao lại nói như vậy? Đạo Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy chỉ có buông xuống sạch thì giải thoát. Vậy việc chính là buông xuống sạch, việc phụ là các pháp tu hành. Nhưng khi mọi người đến với đạo Phật thì “coi việc phụ làm việc chính”. Họ thường ôm pháp tu hành từ ngày đến đêm, từ lúc vào chùa đến lúc chết. Ví dụ như: ngồi thiền, gỏ mõ tụng kinh, niệm Phật, tham công án, đọc thần chú, ôm pháp Thân Hành Niệm đi kinh hành suốt ngày, tu Định Niệm Hơi Thở gom tâm, nhiếp tâm vào đề mục nào đó, theo dõi hơi thở hay bụng phình xẹp, ngồi gò bó thân tâm khiến thân tâm bị ức chế dẫn đến tẩu hỏa nhập ma rơi vào các loại tưởng ma.

3. Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập

Khi buông xả những phần thô ngoài đời, vào chùa chúng ta thường lại bị dính mắc pháp tu hành và những thứ linh tinh khác làm cho tâm càng chướng ngại thêm đó là: danh lợi trong chùa, tiền bạc, hơn thua, chuyện người khác, chuyện tu hành của người khác, chuyện đúng sai phải trái, chuyện tổ chức quản lý trong chùa, chuyện xây dựng, chuyện sữa chữa tu bổ chùa, làm công quả, chuyện giảng đạo [tu xong rồi tính sau], chuyện của phật tử, chuyện làm từ thiện, chuyện ăn uống, nấu nướng, v.v…

Chỉ cần chúng ta hiểu rõ chùa cũng là một nơi thử thách khác, cũng không khác gì ngoài đời, đó chỉ là một không gian thu nhỏ lại của ngoài đời thôi, cuộc sống sinh hoạt cũng giống ngoài đời chứ không phải thiên đường gì cả, cũng đầy người có tham sân si như ta cả. Việc của ta là xả tâm. Tất cả mọi cảnh vật, chuyện xảy ra trong chùa cũng là những thử thách, là những đối tượng để ta tu tập xả tâm cho sạch. Nếu ta xác định vào đó tìm đường giải thoát thì không nên dính mắc vào bất kỳ chuyện gì cả, còn những chuyện khác có ban đời sống lo. Ai làm gì mặc kệ, “chuyện ta ta tu, chuyện họ họ lo”. Tu theo đạo Phật chỉ cần buông xuống sạch tất cả, sau đó tìm một chỗ thanh tịnh, yên tĩnh để sống:

• Đời sống độc cư: là đời sống một mình trong một cái nhà nhỏ, không nói chuyện với ai để từ đó có thời gian nhìn lại tâm xả tiếp những niệm vi tế. Chỉ cần “ngồi chơi tự nhiên” như người nhàn hạ, không làm gì hết, nghĩa là không cần ngồi thiền, xếp bằng, kiết già gì cả, ngồi sao cho thoải mái là được, nằm cũng được chứ sao, miễn tỉnh táo là được.

• Giữ gìn giới luật đức hạnh đến suốt đời: đó là hạnh ăn một ngày một cử, không ăn uống phi thời, ngủ ít, ngủ không phi thời, sống 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng vui vẻ, sống thiểu dục tri túc 3 y một bát, giữ gìn các giới luật như 10 giới thánh đức sa di.

Do vậy, sau khi các bạn xả bỏ phần thô, hãy tìm một nơi yên tĩnh để sống đời sống độc cư, ở đâu cung cấp cho bạn một chổ như vậy thì quá là lý tưởng, vì chỉ có sống như vậy mới giải thoát hoàn toàn. Bài kinh “Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu” đức Phật đã khuyên chúng ta rất rõ ràng. Chính độc cư là bí quyết của xả tâm và thiền định. Thiền viện Trúc Lâm hay chùa nào cũng được, miễn sao ở đó cung cấp cho bạn một căn nhà nhỏ để sống đời sống độc cư, một ngày một bữa ăn.

Riêng tôi biết có một tu viện tại Trảng Bàng, gọi là Tu viện Chơn Như, khi đến đó các thầy sẽ cho bạn một căn nhà nhỏ, và đầy đủ mọi thứ cần thiết tối thiểu, kể cả quần áo, bát. Bạn không cần mang theo gì cả. Xả sạch ngoài đời tất cả, chỉ mang cái thân vào thôi. Không cần mang tiền vào, vì vào đó là phải giữ gìn giới luật thứ 10 trong giới sa di “không nên cất giữ tiền bạc”. Vào đó các bạn chỉ cần sống với 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng, giữ gìn 3 hạnh là ăn, ngủ và độc cư.

Vào đó các thầy sẽ dạy cho chúng ta những cách đi kinh hành để phá hôn trầm thùy miên, buồn ngủ, cách tu “Định niệm hơi thở” cho người mới để biết nhìn rõ quan sát từng tâm niệm. Sau khi thực hành thành thạo rồi thì chúng ta không cần ôm những pháp tu đó nữa, vì “chúng chỉ là vũ khí diệt giặc thôi, có giặc hôn trầm thùy miên buổn ngủ thì đem ra sử dụng, còn không thì thôi, ngồi chơi cho sướng.”

Khi sống một mình thì chúng ta đừng ôm pháp nào tu hết, sống đời sống bình thường như một người bình thường trong một căn nhà nhỏ, như đi “an dưỡng” vậy đó, đến giờ thì ăn, đến giờ thì ngủ, ngoài ra thì chỉ cần ngồi chơi xả tâm. Tâm khởi niệm nào dục hay ác pháp thì đuổi đi, niệm thiện thì làm cho sanh và tăng trưởng, niệm không thiện không ác thì kệ nó. Đuổi bằng phương pháp "Như Lý Tác Ý." Một trong những câu tác ý hữu hiệu nhất là "Tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự". Ngồi chơi tự nhiên như vậy, dần dần tâm sẽ ly  ục ly ác pháp và trở nên bất động thanh thản an lạc và vô sự .[xin bấm vào nguyenthuychonnhu.net đọc để hiểu rõ về tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự]

4. Dính mắc vào trạng thái tâm thanh tịnh.

Chính ngay khi tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự bắt đầu xuất hiện, người tu hành dễ dàng dính mắc vào các trạng thái thanh tịnh, thích nó, sợ mất, bám tâm vào nó, ngồi nhìn tâm bất động, rồi bị nó dẫn đi sai đường luôn. Do vậy chúng ta phải cẩn thận, dù là trạng thái gì, lân lân, không có niệm hay hỷ lạc nào người tu hành đều buông bỏ, không bám vào, không cố giữ lấy nó, vẫn ngồi chơi tự nhiên, vẫn quan sát tâm như trước. Càng xả tâm nhiều thì trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự sẽ kéo dài. Kéo dài cho đến khi suốt 7 ngày 7 đêm vẫn bất động thanh thản an lạc và vô sự thì tu xong.

Đó gọi là buông xả sạch không còn dính mắc vào bất kỳ cái gì hay pháp tu nào.

“Thường người ta đến đạo Phật nghĩ rằng phải tu hành mới được giải thoát, phải ôm pháp nào đó tu để được giải thoát, phải tu để có thần thông, phải nhập thiền định để có Tam Minh Lục Thông, phải niệm Phật giữ tâm không niệm để tiếp tục sang một thế giới khác tu tiếp, phải thông suốt các công án, phải có thần thông, phải ngồi thiền, phải tu pháp Thân Hành Niệm, tu pháp Định Niệm Hơi Thở, phải theo dõi hơi thở nơi bụng phình xẹp, hay chú tâm vào đề mục nào đó, phải học những cái gì đó cao siêu, những tư tưởng cao siêu thoát tục để ra giảng dạy,... chính những tư tưởng như vậy là đã làm mất sự giải thoát rồi.”

Đức Phật đã nói: “Đạo ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Nghĩa là khi bước chân vào đạo Phật tu đúng, buông xả sạch thì giải thoát ngay rồi chứ đâu cần phải dụng công từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày khác, từ ngày đầu tiên vào chùa đến ngày chết, từ kiếp này sang kiếp khác, từ thế giới này đến thế giới khác.

Các bạn xem lại thử có giải thoát không?

• Ngồi thiền, gom tâm, nhiếp tâm, chú tâm vào đề mục, vào cơ thể, vào hơi thở, gò bó thân ngồi thiền làm cho thân tâm bị ức chế đau nhức lưng, chân, nhức đầu,… thì sao gọi là buông xả, sao gọi là giải thoát.

• Tụng kinh gỏ mỏ, niệm Phật thì mỏi miệng, mỏi tay, mõi chân, mõi lưng, đầu phải nhớ kinh, phải học kinh, làm ồn hàng xóm và những nhà xung quanh, v.v…

• Luyện đọc thần chú mỏi miệng, ùm òm ồn ào.

• v.v…

Chắc các bạn đã từng nghe những câu chuyện thời đức Phật. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, liền có nhiều người chứng đạo. Tại sao vậy? vì pháp Phật rất cụ thể đơn giản. Họ hiểu được chỉ cần buông xả tất cả là tâm đã giải thoát, khi họ hiểu được rồi, họ quyết đi theo Phật, sống đời sống đức hạnh như Phật thì họ đã giải thoát rồi. Họ đâu có ngồi thiền, tụng kinh, gỏ mõ, đọc thần chú để được giải thoát. Chỉ cần hiểu phải buông xả sạch là tâm đã giải thoát.

Do vậy, kính thưa các bạn, tu theo đạo Phật dễ dàng và đơn giản vậy thôi, không có cao siêu, trừu tượng, khó hiểu hay khó làm đâu. Ai tu cũng được, người già đến 80, 90 tuổi vẫn tu được. Chỉ cần có “tri kiến nhân quả” , buông xuống hết là giải thoát.

“Buông xuống đi, buông xuống đi
Vạn Pháp vô thường, buông xuống đi”

Sau khi đọc bài này chúng ta đã thấy rõ con đường giải thoát không khó, nó nằm trong tầm tay của chúng ta, chúng ta hãy buông xuống hết.

Có câu hỏi làm sao biết được ngồi chơi như vậy là giải thoát?

Bạn đã buông xả hết rồi, bạn thử hỏi bạn có còn tham sân si không? Bạn đang sống với tâm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Bạn đã chặt bỏ tất cả kiết sử rồi. Tâm bạn lúc này đã dần dần từ từ bất động, thanh thản an lạc và vô sự. Đó là trạng thái của tâm niết bàn rồi còn gì, bạn đang sống với tâm niết bàn thì có chết sẽ tương ưng với Niết bàn.

Khi các bạn đọc Tứ Diệu Đế: Khổ Tập Diệt Đạo. Chân lý thứ 3 là Diệt, đức Phật đã xác định khi diệt hết tham sân si mạn nghi là Niết bàn, nghĩa là trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là niết bàn rồi. Đức Phật đâu có nói phải nhập định, phải có tam minh, phải có thần thông mới gọi là niết bàn.

Định, Tam Minh là kết quả của đời sống đức hạnh giới luật. Giới luật đức hạnh là đối tượng để cho chúng ta tu tập, còn Định và Tam Minh là kết quả của sự buông xả sạch không còn hạt bụi nào. Chứ Định và Tam Minh không phải là đối tượng để ta tu tập.

Mọi người sai lầm, thường nhắm vào Định và Tam Minh Lục Thông mà tu tập, bỏ qua Giới Luật đức hạnh cho nên tu hoài không thấy giải thoát. Tu không biết lúc nào giải thoát, cứ nghĩ phải tu nhiều đời nhiều kiếp, phải qua thế giới của các chư Phật mà tu tiếp. Những tư tưởng đó đã hại chúng ta không tìm thấy sự giải thoát trong hiện tại.

Tu mà không cần giới luật đức hạnh là tu rơi vào tưởng định, phát sinh tưởng tuệ, tưởng mình đã chứng đạo, tuệ đó chỉ có ngủ thông nhưng vẫn còn tái sinh luân hồi như các vị Lạt Ma Tây Tạng, bởi vì dục và tham sân si vẫn còn. Còn thì tự nhiên phải tương ưng với thế giới tham sân si của chúng ta thôi. Còn đối với đức Phật đã diệt hết tham sân si thì có muốn luân hồi cũng không được, vì có còn tham sân si đâu mà tương ưng với thế giới của chúng ta. Đức Phật chỉ có thể tương ưng với Niết bàn thôi.

Tóm lại, sự giải thoát ở ngay trước mắt các bạn, muốn giải thoát hay không là tùy ở mỗi người. Không ai ép hay khuến dụ bạn đi con đường nào. Tự mỗi người chúng ta biết phải chọn con đường nào là sáng suốt cho cuộc đời của mình.

Kính chúc tất cả các bạn buông xả sạch trong đời sống hiện tại, để được sự giải thoát ngay đúng như lời đức Phật dạy: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy".

Page 22

Giác Đẳng [sưu tầm và chuyển ngữ]

1. Nhân cách vĩ đại của Ðức Phật

[Giáo sư Max Miller, Học giả người Ðức] Ðức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.

[Tiến Sĩ S. Radhakrishnan] Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi Đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi Đức Phật kể cả trong lúc tình cờ.

[Moni Bagghee, "Ðức Phật Của Chúng Ta"] Ðiều đáng chú ý nhất nơi Đức Phật là sự kết hợp gần như độc nhất của một đầu óc khoa học trầm tĩnh và thiện cảm sâu xa của lòng từ tâm. Thế giới ngày nay ngày càng hướng về Đức Phật, vì Ngài là người duy nhất tiêu biểu cho lương tâm của nhân loại. 

[H.G. Wells] Các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, đơn độc, một mình tự lực phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải là thần kỳ, tôi cảm thấy có một Người, đó là Ngài. Ngài đã gửi bức thông điệp cho nhân loại hoàn vũ. Có nhiều tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài, tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy: là do lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ có ba dạng: - Một là tham vọng thỏa mãn cảm giác; - Hai là tham vọng muốn bất tử; - Ba là tham vọng thành công và trần tục. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó phải ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình. Rồi con người đó mới trở thành một bậc đại nhân. Ðức Phật, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau, năm trăm năm trước Chúa Christ, đã dạy con người đức tính vị tha. Trong một số chiều hướng Ngài rất gần gũi với chúng ta hơn, và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta. Ðức Phật cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụ con người và ít mơ hồ đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh.

[Giám mục Milman] Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Ðường lối, là Chân lý và là Lẽ sống.

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật

[Giáo Sư Eliot, "Phật giáo và Ấn Ðộ giáo"] Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được.

[George Grimm, "Giáo Lý của Đức Phật"] Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người". Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, Đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức.

[Giáo Sư Rhys Dadis] Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh [sanh mạng] cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.

[Tiến Sĩ Oldenburg, Một học giả Ðức] Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.

[Anatole France] Dường như người thanh niên bất diệt, hiền lành, ngồi khoanh chân trên hoa sen thanh tịnh với bàn tay phải dơ lên như khuyên nhủ như trả lời: "Nếu con muốn thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi".

[Một Văn Hào] Sự khác biệt giữa Đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí.

[J.Robert Oppenheimer] Nếu chúng ta hỏi, chẳng hạn, có phải vị trí một hạt nhân điện tử lúc nào cũng giữ nguyên không thay đổi, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải vị trí của một hạt nhân điện tử thay đổi theo thời gian, chúng ta phải trả lời "không"; nếu chúng ta hỏi có phải hạt nhân đó đang di động, chúng ta phải trả lời "không". Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi tình trạng bản ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời như trên không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học ở thế kỷ 17 và 18.

[Tổng thống Nehru] Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của Đức Phật.

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại

[Tổng thống Nehru] Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của Đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng [Chánh tư duy] và hành động đúng [Chánh nghiệp].

[Albert Schweizer, một nhà lãnh đạo triết học Tây Phương] Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cửu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.

[Tiến Sĩ Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"] Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả sinh vật đã được dạy dỗ bởi Đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi mà chỉ nói đến vô minh và điên cuồng có thể chữa khỏi bởi giác ngộ và lòng thiện cảm.

[Một học giả Hồi Giáo] Ðức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài..

[Tiến Sĩ S.Radhakrisnan, "Ðức Phật Cồ Ðàm"] Khi chúng ta đọc những bài thuyết giảng của Đức Phật, chúng ta cảm kích bởi tinh thần hợp lý của Ngài. Con đường đạo đức của Ngài ngay trong quan điểm đầu tiên là một quan điểm thuần lý. Ngài cố gắng quét sạch tất cả những màng nhện giăng mắc làm ảnh hưởng đến cái nhìn và định mệnh của nhân loại.

[Giáo sư Lakshimi Narasu, "Tinh Hoa Của Phật giáo"] Ðức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn.

4. Giáo pháp của Đức Phật

[Tiến Sĩ Graham Howe] Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật tử đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.

[Tiến sĩ G. P. Malasekara] Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào - hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa.

[Giáo Sư Lakshmi Nasaru, "Tinh Hoa của Phật giáo"] Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.

[Gertrude Garatt] Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi.

[Tiến Sĩ Edward Conze, Một học Giả Phật giáo Tây Phương] Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này thông qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác.

[Tiến sĩ W.F.Jayasuriya, "Tâm lý và Triết lý Phật giáo"] Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy.

[Giáo sư Rhys Davids] Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.

[H.G.Well] Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại.

[Francis Story, "Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới"] Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp [Dhamma] cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng.

[Một Văn Hào Tây Phương"] Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe.

[Albert Einstein] "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"…. "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó".

Nguồn: //www.daophatngaynay.com/vn/

Page 23

Hồng Nguyễn hỏi

Hỏi: HỘ NIỆM

Thầy cho con hỏi vài điều. Con trước đây có từng đi hộ niệm cũng như từng tu tịnh độ tức niệm Phật Adida.

Khi hộ niệm thì rõ ràng khi người vừa tắt hơi được khai thị và được mọi người niệm Phật thì lúc nào sắc mặt sau 8 giờ đều tốt và tay chân mềm mại. Điều này thì con dám khẳng định vì con là người trực tiếp khám và trực tiếp khai thị.

Nếu như bên hệ phái nguyên thủy khẳng định là không có Phật Adida, vậy thì Thầy có thể nói cho con rõ về trường hợp hộ niệm này không. Con thắc mắc hoài nhưng có hỏi vài vị thầy bên nam tông nhưng họ trả lời cũng chưa thuyết phục vì trong kinh bên hệ phái nam tông nói rằng người chết sau khi tắt hơi 5 phút là đi tái sanh ngay, và không có thân trung ấm, cũng không có 49 ngày, vậy thì mình giải thích sao về việc hộ niệm này, vì trong 8 giờ ngồi khai thị và niệm Phật thì xác chết có thay đổi sắc mặt tươi dần lên, nhưng người nào không được hộ niệm và khai thị thì sắc mặt xấu vô cùng. Xin Thầy chỉ rõ dùm con, cám ơn Thầy.

TRẢ LỜI

1] Tại sao con người thích nguyện cầu? Tại vì con người là động vật yếu đuối nhứt thế gian. Một con muỗi, con kiến cũng có thế đưa người về chín suối! Vì vậy loài người rất sợ hãi khi nhìn mọi vật khổng lồ, mọi con vật lạ đều rất khiếp sợ! Từ khiếp sợ, do tưởng nghĩ lung tung, tiến đến nguyện cầu cho qua chuyện! Cho an lòng! Người trước nguyện cầu truyền kinh nghiệm cho người sau nguyện cầu, lần lần nguyện cầu nhập tâm, chuyện không đâu đã trờ thành sự thật!

Phật giả, Chúa giả, thần linh giả cũng thành SỰ THẬT cả! Trong xã hội, có vài người láu cá lưu manh, biết lợi dụng sự sợ hãi của loài người, họ bịa ra thờ cúng là để họ có phần được ăn do khổ chủ tạo ra. Bởi vì thờ cúng giúp khổ chủ tin tưởng, được an lòng. Càng an lòng thì bày ra nhiều món ăn, nhiều rượu để mọi người vui lòng hơn! Giống như mẹ muốn con nít khóc phải im thường lấy những ông kẹ, khổng lồ tưởng tượng để hù doạ con, thì con sợ là hết khóc! Từ sự gạt gẫm có ăn, trở thành tôn giáo quy tụ được bá tánh kiếm ăn thành công.

Trong tôn giáo họ cũng áp dụng khai thác triệt để sợ hãi để uy hiếp người ngây thơ sợ hãi bằng những hình tượng Chuá, Phật khổng lồ trong giáo đường hay Phật đường là vậy đó! Chung quanh họ tạo ra nhiều màu sắc sặc sỡ khiến người vui tin thành sự thật! Có nhiều tôn giáo còn đưa ra hình thù quái đãng kỳ lạ khiếp sợ hơn để uy hiếp tín hữu! Do từ thói quen sợ hãi của loài người khiến có người thông minh hơn biết khai thác lợi dụng kiếm ăn thành thói quen không bỏ được!

2] Con thắc mắc rằng tại sao người vừa chết, có nhiều người đến hộ niệm thì người chết 8 tiếng vẫn giữ sắc mặt hồng hào và tay chân mềm mại? Con người vưà chết, máu vẫn còn nóng suốt thời gian 8 tiếng thì nguội dần dần và biến sắc. Tay chân mềm mại là vì các cơ và hệ thần kinh không còn hoạt động nữa, tức không còn phản ứng đàn hồi.

Tại sao có người đến hộ niệm thì người chết vẫn giữ sắc mặt lâu hơn? Tại vì đông người đến, thì đem hơi nóng đến giúp người chết còn ấm lâu hơn! Thêm vào đó, mỗi người đều có nguồn nhân điện riêng, bỡi vì theo nguyên lý điện học, có động cơ hoạt động thì tạo ra nguồn điện. Động cơ tim của con người hoạt động, tạo ra nguồn nhân điện. Chính nhờ nguồn nhân điện nầy, tạo ra phản ứng hoá học năng lượng trong không khí ta thở mà tạo ra nhiều chất bổ dưỡng tốt cho cơ thể và trí óc đó vậy. Những người có điều kiện du ngoạn sông hồ, núi non, biển cả khoẻ mạnh là vậy đó!

Cho nên người ăn mỗi ngày một bữa, ở độc cư, nhờ phản ứng hoá học nầy nuôi trí tuệ minh mẫn hơn và ít bịnh hơn, có thể vượt qua bịnh si khờ người già tuyệt vời đấy ạ. Để kiểm chứng, hãy vaò tu viện Chơn như thăm qúy vị lớn tuổi từ 65 trở lên. Nếu vị đó tu đúng pháp Phật, họ rất minh mẫm, ai hỏi pháp, họ giải thích rõ ràng, còn tuyệt vời hơn những nhà sư tự hào là uyên thâm Phật pháp đấy ạ!! là vậy đó.

Tóm lại nhờ có nhiều người đến, đem theo nguồn điện, tạo ra từ trường tổng hợp ấm hơn vô tình giúp cho người chết được ấm mà sắc mặt biến thể chậm hơn, khiến các thầy chùa lợi dụng tuyên truyền rỉ tai là nhờ có hộ niệm người chết mới được như vậy!

Thực ra người chết xác thân đều từ từ biến dạng và tan cả. Tuy nhiên, nhà tu hành thì chậm hơn nhiều, bởi vì khi tu tập, họ đã tạo ra nguồn định lực bảo vệ cơ thể, cho nên lúc chết, nguồn định lực ra đi chập hơn. Thêm vào đối với người tu hành đúng pháp Phật, nhưng chưa đắc đạo, đặc biệt TƯỞNG THỨC họ còn làm việc đến 6 hoặc 7 ngày thì biến luôn. Tại sao tưởng thức họ còn hoạt động chứ? Tại vì lúc đó tưởng thức vẫn tiếp tu tu tập đấy ạ!

3] Tại sao có việc hộ niệm vậy? Hộ niệm không phải giúp cho người chết đâu nhé. KHAI THỊ là giúp cho người sống sáng mắt, sáng trí, không còn mê muội u mê mê tín dị đoan. Ví như thầy Thông Lạc khai thị cho chúng ta để chúng ta sáng trí nhìn được CHÁNH PHÁP. Chứ làm gì có chuyện khai thị cho người chết chứ? Chết rồi còn biết gì mà tiếp nhận khai thị phải không nào?

Vậy tại sao hộ niệm được duy trì vậy? Tại vì hộ niệm là để AN LÒNG CHO NGƯỜI SỐNG! Ngườì sống do tưởng thức ám ảnh sợ hãi. Cho nên các pháp sư biết khai thác hộ niệm để NGƯỜI SỐNG ĐƯỢC AN LÒNG mà vui vẻ chi nhiều tiền cho họ xài là vậy đó! Những nhà nghèo không có tiền, thì họ có gởi ban hộ niệm đến không? Người giàu chi nhiều tiền, thì ban hộ niệm càng đông và càng lâu ngày hơn để an ủi người sống được an lòng nhiều hơn! Là vậy đó. Thích thú cho ban hộ niệm, là người hộ niệm vì mê tín nên đến tụng kinh giúp không công. Còn người đứng ra tổ chức thì ôm trọn tiền thưởng của khổ chủ! SƯỚNG THẬT!

4] Phật dạy rằng vì sợ hãi mà ta tưởng nghĩ lung tung. Nếu ta biết tu tập đúng pháp Phật, như dùng pháp như lý tác ý tu tập tà tà 6 pháp căn bản, khi quen rồi thì tự động hết sợ hãi. Hết sợ hãi, thì không còn bị TƯỞNG THỨC hù doạ, thế là ta sống trong hạnh phúc bình an rồi. Đúng vậy đó, khi hết sợ hãi thì nhìn rõ mọi sự việc mà thôi! Trước khi thầy gặp đức Trưởng Lão, thầy cũng như mọi người, thầy rất sợ người chết, sợ bóng đêm, sợ cô đơn khủng khiếp. Từ khi thầy đến gò mả ở qua đêm, về hết còn sợ. thầy gặp người chết quan sát khám nghiệm xác chết bình an vô sự. Hết sợ hãi rồi, thì chuyện ma, chuyện siêu hình tan biến mà thôi nhé!

Tỳ kheo Thích Thanh Thiện

Page 24

Bài viết của Quang Pháp

B- SỰ TƯƠNG ĐỒNG:

* Ngoài những điểm khác biệt, thì giữa 2 giáo phái:
Đại Thừa-Bắc Tông và Phật Giáo Nguyên Thủy-Nam Tông vẫn có một số điểm tương đồng.

* Tuy nhiên, chỉ giống nhau về hình thức nội dung nhưng hoàn toàn khác xa nhau về tinh thần và mục đích.

1- Về Bổn Sư:

* Cả 2 phái đều chấp nhận và tôn thờ Bổn Sư của mình là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

* Dù vậy, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy tôn thờ Đức Phật vì sùng kính Đức Hạnh, Trí Tuệ và Giải Thoát của Ngài. Còn Tu Sĩ phái Đại Thừa thì chỉ tôn thờ Người trên danh nghĩa mà thôi.

* Bởi vì, họ cho rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật; mỗi người trong số họ đều là Phật sẽ thành, xem như họ có thể ngang bằng với Đức Phật rồi!

* Hơn thế nữa, họ còn tự dựng nên những biểu tượng trên cả Đức Thích Ca Như Lai để tôn thờ, như biểu tượng của "Phật Bà" Quán Thế Âm chẳng hạn. Họ cho rằng, Quán Âm này chỉ tùy sở cầu của chúng sinh mà thị hiện thân "Bồ Tát", chứ "Bồ Tát" đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước. Hóa ra, bà ta đã là "thầy" của cả Đức Phật Đạo Sư rồi!

* Cũng tương tự như vậy, là các thần tượng hư cấu khác như: A Di Đà, Địa Tạng, Dược Sư...

2- Về Kinh Tạng:

* Trong tàng "kinh" của Đại Thừa, có bộ Kinh A Hàm được dịch từ bản tiếng Hoa là có nội dung tương đương với bộ Đại Tạng Kinh Nikaya của Phật Giáo Nguyên Thủy, dù tối nghĩa hơn và có thêm vào một vài bài kinh tự chế ở cuối Kinh Trường Bộ.

* Tuy nhiên, phái nầy dịch bộ Kinh trên cũng chỉ để cho kho tàng kinh sách của mình thêm phần đồ sộ; cho ra vẻ phái mình cũng uyên bác, cũng am tường Giáo Tạng chứ không phải vì tôn trọng Chánh Pháp.

* Bởi lẽ, nếu Tu Sĩ phái Đại Thừa chấp nhận nội dung trong bộ Kinh ấy là Chánh Giáo; thì tất cả những loại kinh, luật, luận tự chế đều phải loại bỏ hết.

* Thế nhưng, họ chỉ xem đó là "pháp tiểu nhược"; còn giáo lý "Đại Thừa" mới là rốt ráo, là tối thượng.

* Ngược lại, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy chỉ chấp nhận và tôn thờ Chánh Kinh; vì một số người đã thấy được mức thâm sâu, mầu nhiệm, vi diệu trong Giáo Tạng và đã từng phần nếm được vị Giải Thoát.

3- Về Luật Tạng:

* Cốt lõi của Tạng Luật là Tỳ Khưu Giới Bổn một phần là các Pháp Yết Ma.

* Hai bộ Luật kể trên ở 2 hệ phái xem như tương đương nhau về nội dung. Dù Giới Bổn Tỳ Khưu theo Bắc Tông có 250 Giới điều, còn Giới Bổn Nguyên Thủy chỉ có 227 Giới điều, nhưng chỉ khác nhau về một số giới nhỏ nhặt thuộc về oai nghi.

* Tuy vậy, Tu Sĩ phái Nguyên Thủy thì tôn thủ theo Giới Bổn, dù có nhiều điều họ không thực hành được; vì họ hiểu rõ rằng, Giới Luật là nền tảng của mọi sự thành tựu. Còn Tu Sĩ phái Đại Thừa thì với tư tưởng thực hành Bồ Tát Hạnh là tự tại, không chấp Giới cũng như không chấp bất kỳ một Pháp môn nào. Vì vậy, hầu như họ không giữ giới; kể cả các Giới điều căn bản của một người hướng thiện, tương đương như 5 Giới của người Cư Sĩ - Phật Tử tại gia.

4- Về Luận Tạng:

* Đồ sộ, phong phú với những hý luận và tưởng giải; được viết ra bởi các "Tổ", là kho tàng tạng luận của phái Đại Thừa; mà thời nay, môn đồ của họ xem đó như là giáo lý "đốn ngộ".

* Phật Giáo Nguyên Thủy thì chỉ chấp nhận bộ Vi Diệu Pháp là Luận Tạng. Một số quyển được viết về sau cũng dựa theo Tạng Luận nầy. Trong số đó, những cuốn như: Vi Diệu Pháp Nhập Môn, hay Vi Diệu Pháp Toát Yếu...; được xem là sự tóm lược phần căn bản, cốt lõi, đại cương về Tạng Luận.

* Phái Đại Thừa cũng có sự kết lọc thành cuốn Duy Thức Học dựa theo Vi Diệu Pháp, mang nội dung tương đương các quyển tóm lược kể trên, dù tối nghĩa và có phần thiếu sót hơn.

5- Về Tạp Sự:

* Dù là môn phái nào, thì lối sống của những Tu Sĩ cũng ngày càng thiên về dục lạc, lợi dưỡng; ưa thích các danh vị hư huyễn và vướng vào rất nhiều những việc tạp nhạp, quen nói và viết nhiều hơn thực hành, xem trọng tài sản và sắc đẹp hơn trí tuệ và nhân cách!

Giáo lý đại thừa sinh ra từ tà kiến. Chúng hết sức tinh vi gây dựng nên một giáo lý từ hàng ngàn năm nay. Thấy và biết sự sai trái của nó không dễ, lại càng khó khi tín đồ đi theo đại thừa không cần trí tuệ chỉ cần có lòng tin đi tới mù quáng.

Một trong những sai lầm về giáo lý đại thừa là khái niệm Bồ tát.

Thứ nhất,

Đại thừa phân chia 5 thừa: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa Duyên giác thừa và Bồ tát thừa. Thay cho 4 thánh quả của Phật là Tu đà hoàn, Tu đà hàm, A na Hàm và A la hán.

Sự chia 5 thừa này lại là một phỉ báng đạo Phật, vì nhân thừa, không cần quy y, ngoài thế gian đã có rất nhiều người đạt nhân thừa.

Đây là một bước kéo đạo Phật đi xuống, tầm thường hóa sự tu hành. Thiên thừa là khoác áo bà la môn, cúng dường để hưởng phước, phước nhiều, lên trời càng được hưởng nhiều - Trái hẳn với giá trị giác ngộ là diệt trừ tham ái. Đây còn khuyến khích cho hưởng thụ còn cao hơn.

Thứ hai,

Còn bồ tát thừa, bắc tông nói là cao hơn A La hán. Đây cũng là lời phỉ báng Phật. Đạo giải thoát bình đẳng, Phật nói A La hán có chứng ngộ ngang bằng Phật, nay đại thừa nói bồ tát cao hơn A la hán. Vậy tam đoạn luận suy ra Bồ tát cao hơn Phật? Vậy đây là một tà kiến vô cùng hủy hại đạo pháp chân chính.

Thứ ba,

Bồ tát còn ở lại Ta bà chung thân cho đến khi không còn một chúng sinh nào ở ngoài Niết bàn thì bồ tát mới vào Niết bàn sau cùng.

Luận cứ này sai ở đâu?

1- Làm sao Bồ tát ở lại chung thân ở ta bà? Sống vĩnh viễn ư ? Phật còn chưa sống vĩnh viễn nữa là bồ tát! Đầu thai ư? Vậy bồ tát cái gì?

2- Thực ra, đây là một ngụy biện giúp cho tăng sĩ đại thừa nhởn nhơ sống trong ta bà “Hãy đợi đó, chừng nào chúng sanh không còn ai vào Niết bàn thì ta cứ ở lại ta bà mà hưởng cúng dường và các loại phước khác”.

Với tà giáo đại thừa, chẳng bao giờ bồ tát nào độ một chúng sinh chứ chưa nói là độ hết chúng sinh vào niết bàn. Bản thân mình còn ở chung thân ngoài này hưởng phước. Làm sao mà độ ai vào Niết bàn trước nhỉ? Đó chỉ là một tà kiến, tà giáo trong nhiều luận điểm của đại thừa bắc tông. Khi có điều kiện, chúng ta sẽ vạch trần ra hết, để chúng sanh dần dần mà xa lánh tà giáo này.

Kinh đại thừa phần lớn là kinh ngụy tạo. Như đã nói, họ có chép Kinh Phật vào chỉ là làm ngụy trang phông màn, còn không bao giờ dùng đến. Bởi thật sự dùng đến để cho 99% kia bỏ đi à?. Chia ra các loại thì chúng gồm có ngoài chép lại kinh Phật, là luận chứ không phải là kinh. Lạm dụng viết câu "Tôi nghe như vầy..." để đánh lừa thiên hạ đó là của Phật. Các kinh như Duy Ma cật, v.v... chỉ là luận, nhắc lại tính vô ngã các pháp. Nhắc lại những điều cơ bản đơn giản của Phật, nhưng tuyệt đối khác hẳn kinh Phật là không có phần thuận giáo chỉ dạy hành giả thực hành tu tập tam pháp ấn.

Thậm chí như kinh bát nhã, là bửu bối của đại thừa cũng chỉ là sự nhắc lại về tính vô ngã. Nhưng nó cũng rơi vào tình trạng hô khẩu hiệu suông, không có chỉ dạy cách tu tập để đi tới ngũ uẩn giai không. Khẩu hiệu rất to rất kêu, giải thoát giải thoát đã hoàn toàn giải thoát, mà trong kinh tạng nguyên thủy đã có đầy đủ.

Phần còn lại là cầu xin van vái như kinh dược sư, kinh phổ môn, kinh A Di đà, v.v...

Như các bậc tiền bối đã nhận xét, giáo hội PGVN 99% tu Tịnh Độ, không ai tu thiền. Bởi họ tu phước, tu hành vi bên ngoài, tu thế gian. Gọi là pháp môn nhập thế. Thực chất là giáo lý dễ dãi, dung túng cho sư tăng và đệ tử sinh hoạt như thế tục, đó gọi là nhập thế.

Họ không tu thiền, nên không có pháp môn quán chiếu tất cả các pháp quy về ba chân lý khổ vô thường vô ngã. Bởi giáo lý của họ là giáo lý bà la môn trá hình.
Việc xây dựng 5 thừa, nhân thừa, thiên thừa, bồ tát thừa, v.v... chính là lót đường cho lối tu và lối sống thế tục, chỉ cầu tu phước, là nhân thừa, cho hàng đệ tử tại gia, và thiên thừa là cho hàng xuất gia tu.

Tất cả phước báu là hưởng sự cúng dường, hoàn toàn như giai cấp bà la môn ngày trước. Còn bày ra phóng chim thả cá, cứu lũ lụt, làm từ thiện, việc gì của thế gian cũng dám làm, không cần biết điều đó có trái với lời Phật dạy không. Miễn thu được cúng dường.

Bởi có giáo lý hưởng phước, cúng nhiều hưởng nhiều cho cả tín thí, cho cả sư tăng. Quanh năm lễ hội, chén úp chưa khô thì lật lên làm cúng bái tiếp. Thời gian quanh năm chỉ cúng và kiếng [thì mới có nhiều phước báu!], còn lại chẳng còn thời gian mà học giáo lý Phật. Có học đi chăng nữa là tụng kinh cầu xin van vái hay tiếng tàu tiếng Phạn gì đó, không cần hiểu, chỉ biết là có phước báu là được rồi.

Vì sao người tu đại thừa sa đọa? Là chính vì dựa vào kinh kệ tà ngụy, đi về cầu xin hay về phước báu. Có nói đến giải thoát hay tính không hay khổ hay vô ngã chỉ là nói từ cuống họng trở lên, không hiểu, và cũng không có quán chiếu, sao có công năng?

Cái hại của đại thừa là vậy, không những nó chẳng giúp gì cho hành giả đi tới giải thoát chân chính, mà nó còn làm cho giáo pháp chân chính của Như Lai càng ngày càng lu mờ thêm.

Họ ghi khắp nơi nơi "Phước huệ song tu", thực chất tu phước là cơ bản, tu huệ là tu từ cuống họng trở lên. Có nghĩa ghi "phước huệ song tu" để làm vì mà thôi.

Tuy nhiên, dù là tu phước cũng không xứng đáng. Vì khi đồng bào thiếu sự hiểu biết về Chánh Pháp, nên đã bố thí, cúng dường, tạo phước một cách mù quáng; thì may chăng họ chỉ thu được quả báo ở cõi Người; còn lại, vì nhân duyên Tà Kiến, cánh cửa vào cõi Trời, vào các cõi cao đẹp với nhiều phúc lạc sẽ bị đóng chặt.

Thật khôi hài, khi chúng chê bai hàng "Thanh Văn Thừa", mà tự thân chúng, thì ngay cả "Thiên Thừa" vẫn không thể nào đến được. Đó là chưa kể đến loại Tà kiến Bồ-Tát, thì Nhân Thừa e chưa đạt, tức chưa chắc được tái sanh trở lại làm Người phàm, còn nói chi đến "Thừa" nào khác.

Xin nói lại cho rõ là tu hưởng phước, chứ không phải là tu phước, là mức còn thấp hơn tu phước. Tu phước đức, chỉ dành cho nhân thừa, chúng sanh, Phật tử. Đó là cách gần gũi Tam bảo.

Tăng sĩ tu phước cũng sai, chứ chưa nói là tu hưởng phước [bà la môn]. Người tu hành là phải qua ba cách cửa giải thoát là: không, vô tướng, vô tác, mới đạt chứng ngộ. Mà tu vô tướng vô tác làm gì còn phước hay không phước, làm gì còn thiện hay không thiện, tu qua vô lậu học là quán tất cả pháp quay vế vô pháp, thì không còn tu gì, chứ đừng nói đến tu phước.

Cho nên bắc tông tu phước và tu hưởng phước, đều sai lầm. Khi đề ra phước huệ song tu càng sai lầm hơn.

Bởi vậy, khi đề ra Phước Huệ song tu càng sai lầm, hay chính xác hơn, là một cụm từ hoa mỹ, lòe loẹt, không có thực nghĩa; mà chỉ có giá trị như một khẩu hiệu để phô trương và trang trí.

Các vị bắc tông sống chết biện giải họ không phải là bà la môn giáo. Họ không chấp nhận có thượng đế, một đại ngã, không có tiểu ngã, họ vẫn chấp nhận giáo lý Phật, thuyết duyên khởi là vô ngã.

Tất cả lý lẽ của họ là nghịch lý, ngụy lý. Ở chỗ, họ cho dù không phải là bà la môn giáo, nhưng nội dung cách hành trì và cách sử dụng giáo lý cúa họ dẫn tới một chân lý là hoàn toàn giống như một bà la môn giáo.

1- Họ chấp nhận Phật, nhưng không phải là một nhân cách giải thoát, mà là một đấng giáo chủ thần thánh. Không những thần thánh hóa Phật, mà chế ra hàng trăm ngàn Phật khác, các đệ tử các cư sĩ, v.v... đều là thần thánh hết. Ngoài miệng họ coi Phật không phải là một nhân cách như chúng sanh, là một nhân cách đã giải thóat và hoàn toàn viên mãn, thực tế họ thờ cúng Phật như Chúa trời, như thần ban phước giáng họa, đón rước về thiên đường [cực lạc]. Như vậy, họ coi Phật là chúa trời. Vậy hoàn toàn phù hợp với bà la môn giáo.

Nghịch lý chỉ ở chỗ bên ngoài là che đậy cao cả theo Phật cho một bên trong thực hành một thực tế hủ bại.

2- Tu phước và tu hưởng phước. Tu phước mà với tinh thần không vụ lợi thì đó là tu theo tinh thần diệt khổ. Ở đây, bắc tông tu phước và tu hưởng phước theo tinh thần vụ lợi. Nếu không, tại sao phóng sinh? Khi tu tâm từ, là dùng tâm không có ba độc trải khắp thiên hạ. Thực tế của phóng sanh chỉ là hình thức che đậy tà kiến. Rồi đây, chúng ta còn chờ xem đại thừa nghĩ ra được bao nhiêu hành động biểu kiến gì nữa để tiếp thị, để đề cao giáo lý bắc tông nữa đây? Tạo sao không tới nhà tù phóng sanh kẻ tù tội, hơn là đi mua mấy con chim do kẻ thế nhân nó biết lợi dụng sư để làm tiền, bắt đi bắt lại cho đến chim không còn bay nổi, bán cho sư phóng sinh làm phước. Phước này là phước gì, cho ai?

Trong chùa, hòm thu tiền là quan trọng nhất. Nơi đó, viết bản đăng ký cầu siêu kèm tiền. Đó là sinh hoạt quan trọng nhất của bắc tông. Quy kết là chi bao nhiêu, vì con chi cho các chư Phật ít quá nên năm nay con ít phước, vì tiền là lòng tin vào Phật tổ và các chư Phật khác, ít tiền là ít lòng tin, thì làm sao các con có phước nhiều được.

Bà la môn giáo tồn tại duy nhất vào hưởng phước cúng dường của chúng sanh. Như vậy bắc tông, về điểm này hoàn toàn giống như bà la môn giáo vậy. Nếu bắc tông dùng tiền đó mà hoằng hóa giáo lý chân chính, tổ chức học Phật pháp, thì là một chuyện. Đây chỉ thấy suốt ngày cúng bái hội hè lễ lạt. Có tổ chúc nói pháp chỉ kể ba chuyện lâm li bi đát cười khóc thút thít cả buổi, hay in bán băng đĩa dạy đạo đức thông thường khắp bến chợ thị thành, không hề có một giá trị gì về đạo Phật chân chính. Hay chỉ kêu gọi chung chung.

3- Đây cũng là một đặc điểm không sai vào đâu của một giáo lý cúng lễ của bà la môn. Cúng lễ là thường xuyên tạo dây nối với thần thánh để tỏ lòng mang ơn và cám ơn vì may mắn, v.v...

Trái lại với họat động thường xuyên của giáo đoàn thanh tịnh thời Đức Phật là tu học. Người có bài kinh "Kinh cúng thí người mất" để đả phá vào hủ lậu cầu siêu cúng bái. Thế nhưng tập đoàn bắc tông vẫn lễ lạt còn nhiều hơn xưa.

4- Một đặc điểm của bắc tông gần gũi với giáo lý bà la môn là câu kết với thế quyền, lợi dụng và cùng nhau đồng hành để duy trì cách thức cúng bái cầu siêu lễ lạt, chia chát lợi nhuận cùng chính quyền. Chính quyền có quyền tổ chức và trật tự xã hội, nên hai bên cộng tác để duy trì phước và cùng nhau hưởng phước của chúng sanh.

5- Một yếu tố nữa là bà la môn giáo phân chia giai cấp, thì bắc tông phân chia cấp bậc trong giáo đoàn. Trái với thời Phật còn tại thế chỉ có trưởng lão và tân học. Giáo lý bắc tông đề cao tứ ân, đề cao những gía trị ơn nghĩa thế gian. Trong khi đó, pháp tu của giáo lý Phật chân chính là xa gia đình, từ bỏ gia đình, ý là từ bỏ mọi ràng buộc tình cảm tầm thường của chúng sanh, thay vào đó bằng một tâm từ bi rộng lớn hơn trải khắp bốn phương mười hướng.

Quay lại với tình cảm tầm thường của thế gian là dung túng cho cách sống buông thả tùy tiện của chúng tăng bắc tông. Đó cũng là một đặc điểm của tập đòan theo bà la môn giáo.

Tóm lại là về sự chúng lảng tránh cho là mình là đi theo vết xe đổ, một giáo lý hủ lậu, một giáo lý bị Phật đánh đổ từ hơn 2500 năm trước đây. Giờ thì chúng lại phục hồi để làm lu mờ đạo Phật chân chính. Ngoài mặt thì dùng chùa và tượng Phật làm bình phong, bên trong là thực hành một giáo lý bà la môn trá hình. Thật là trớ trêu, lịch sử đã quay ngược lại vòng bánh xe chăng ?

"Bắc Tông-Đại Thừa giáo có phải là đạo Bà La Môn không?

Đúng vậy, dù không phải là Bà La Môn giáo, nhưng Giáo lý và cách hành trì của họ quá giống với Bà La Môn.

1- Về hình tướng, rõ ràng nếp sống của họ ngày càng thiên về lợi dưỡng và làm tất cả mọi việc như người thế tục. Y phục của họ cũng ngày càng đời hóa - thế tục hóa, thầy cúng hóa, tức Bà La Môn hóa.

2- Song song với tạng hý luận đồ sộ, mơ hồ, thì cạnh đó, phần nhiều là pháp tu Tụng đọc, Trì chú và Cúng kiếng, rất phổ biến trong giáo điển Bà La Môn.

3- Phật, với tranh-tượng và mượn một đôi điều giáo lý của Ngài, chỉ là cái bình phong để đánh lừa người, chứ bên trong, chúng xem Ngài còn thấp hơn các thần tượng hư cấu khác, đặc biệt là biểu tượng tự chế về A Di Đà và "Phật Bà-Mẹ" Quán Âm...

4- Đa số kẻ trong tập đoàn của chúng đều cho mình tu pháp cao thượng, tối thắng: là "thầy" của chúng sanh. Vì vậy, chúng quen nói lời cao vọng, trong khi lối sống và uế hạnh về Tham-Sân-Si thì vẫn không hơn gì người thế tục, như các tu sĩ Bà La Môn thời trước.

...Và còn quá nhiều, một lần không thể kể ra cho hết.

Câu hỏi: Lịch sử đã quay ngược lại vòng bánh xe chăng?

Thưa không! Lịch sử vẫn quay thuận vòng bánh xe đó chứ. Bởi khi thế giới chuyển vòng thành-hoại, thì con người cũng trở lại thời tiền sử. Cho nên, nay đa số người dân mê tín trên nhiều quốc độ theo chân chúng để quay về với Bà La Môn giáo vốn thịnh hành từ đất Ấn Độ thời tiền sử thì cũng không là chuyện lạ.

Page 25

Nguồn: DIỄN ĐÀN DÂN TỘC – Ngày 07-9-2013

Ăn nhiều thịt cả về số lượng và chất lượng có thể mắc một số bệnh rất nguy hiểm.

Cách ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do ăn không đúng theo khoa học.

Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.

Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc, nên dẫn đến bệnh tật.

Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

ĂN NHIỀU THỊT DỄ MẮC BỆNH NGUY HIỂM

Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.

Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.

Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.

Như vậy, ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.

Một vài nghiên cứu cho thấy : trong số các bệnh nhân ung thư thì 30% liên quan đến thuốc lá, 3% liên quan đến những phụ gia thực phẩm như chất màu, chất bảo quản, 35% liên quan đến ăn uống... Nói cách khác, nếu ăn uống hợp lý, thì 35% bệnh nhân sẽ thoát khỏi ung thư thay vì bị mắc bệnh. Tác dụng của ăn uống người ta thấy: dân vùng Bắc Mỹ và Tây Âu ăn nhiều thịt, bị ung thư đại tràng, ung thư dạ dày cao hơn dân ăn chay ở Ấn Độ; ở những nước ăn nhiều thịt, số phụ nữ bị ung thư vú cũng cao gấp 10 lần ở những nước có thói quen ăn chay.

KHÔNG NÊN ĂN NHIỀU 6 LOẠI THỊT

Thịt chế biến

Thịt là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều đạm cho cơ thể nhưng ngày nay có nhiều loại thịt hoặc do chế biến có thể mang tới bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, bạn nên lưu ý khi ăn các loại thịt chế biến sau. Thịt chế biến có thể kể là hot dogs, xúc xích, thịt bò khô, thịt heo xông khói và một số loại thịt được sử dụng trong các sản phẩm súp đóng hộp... Hầu như tất cả đều được chế biến có sodium nitrit, như là một chất bảo quản. Một nghiên cứu của Đại học Hawaii cho thấy, sodium nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất đẩy nhanh sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Thịt chiên

Thực phẩm chiên trong dầu thường rất nóng và một phần đã bị oxy hóa dầu. Những thực phẩm dạng này từng được y học chứng minh là góp phần gây ung thư, tăng cân và các nguy cơ sức khỏe khác nếu tiêu thụ thường xuyên.

Thịt tái chín

Từ lâu, trong thực đơn của bạn không thể thiếu các món tái, nào là bò tái chanh, bò tái nhúng giấm đến thịt dê tái... Nếu các loại thực phẩm này mang mầm bệnh dịch tả hay thương hàn, chúng sẽ dễ dàng truyền qua con người. Bạn nên hạn chế và thận trọng khi ăn các món tái, sống. Muốn ăn thịt tái, phải ngâm thịt vào giấm đậm đặc ít nhất là năm tiếng rưỡi trở lên. Đồng thời, bạn cần tẩy sán lãi 6 tháng/lần nếu thường xuyên ăn rau sống và thịt chín tái.

Thịt xay

Thịt xay nếu bạn tự làm thì rất an toàn, nhưng nếu bạn mua từ những nguồn không đáng tin cậy thì thường là thịt kém chất lượng. Nguy cơ chứa các mầm bệnh như E.coli rất cao. Đặc biệt là khi bạn không thể quan sát bề mặt của thịt để phát hiện bệnh. Một phần thịt xay không được bảo quản trong chân không hay vô trùng, thường phơi ngoài chợ nên rất mất vệ sinh.

Thịt nướng

Nướng thịt ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra rất nhiều độc tố, thịt nướng càng cháy thì hàm lượng độc tố trong thịt cao. Nếu ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.

Thịt do nuôi tăng trọng

Ngày nay khi nuôi bò heo thì người ta thường trộn các chất tăng trọng, tăng tỷ lệ nạc cho heo bò. Việc tồn dư hormone và dư lượng kháng sinh đang là vấn đề. Vì hormone tăng trưởng và dư lượng kháng sinh gây ra những hậu quả lâu dài cho sức khỏe. Ví dụ, tồn dư hormone khi vào cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết tố trong người, tim mạch, gây mọc nhiều lông ở phụ nữ…

***

Page 26

Người viết Minh Thông Nguyễn Hoàng Giang

Cùng các bạn đồng tu, quý sư thầy, sư cô, các vị thiện tri thức.

Tôi là một cư sĩ tại gia, thọ tam quy ngũ giới với pháp danh Minh Thông.

Qua bao năm miệt mài cùng Phật pháp, với sự cung kính, thờ lạy chư vị Phật; tụng kinh cầu an, cầu siêu, sám hối… nhất là chuyên trì niệm A Di Đà Phật, với những khóa tu học tai chùa huằng pháp – T.p Hồ chí minh. với sự hướng dẫn của các sư thầy và chỉ giải của kinh sách, ngày đêm đi đứng nằm ngồi tôi đều niệm A Di Đà Phật hầu mong ngày cuối của cuộc đời được chết một cách nhẹ nhàng, thanh thản; nhất là được Phật A Di Đà tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc để không còn luân hồi sinh tử.

Thế nhưng vào dịp đầu xuân canh dần này – 2010, tôi được một người bạn đồng tu trao cho những cuốn sách kinh mà tôi chưa bao giờ đọc tới nói về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Quý vị biết không? Càng đọc con người của tôi như mất thần hồn, bàng hoàng, sửng sốt, ngơ ngáo tưởng rằng mình đang bị rơi từ Thượng Phẩm Thượng Sanh xuống A Tỳ Địa Ngục. Mất hết niềm tin, không biết thưa hỏi cùng ai! Tin vào Phật nào đây, cõi nào đây?

Nên tôi mạo muội viết ra những lời tâm sự này gởi đến các vị để có ai đó hiểu biết rõ ràng, ai đó đã ở cõi Tây Phương trở về chỉ cho chúng tôi rõ đâu là sự thật; cư sĩ chúng tôi đã mất biết bao nhiêu thời gian, tiền của cho việc cúng dường chùa chiền, Sư Thầy để niệm Phật, cầu siêu, cầu an, dương sao giải hạn, xây dựng…

Tôi muốn tâm sự và tâm sự rất nhiều nhưng thôi, để tôi xin trích lại những đoạn trong các kinh sách mà tôi đã đọc, gởi đến quý vị để nghiên cứu.

PHẦN TRÍCH KINH SÁCH

1/ Sách Khai Thị của H.T Tịnh Không, PL 2547 [DL 2003], trang 35-36:

… “Tây Phương Cực Lạc là nơi câu hội của chư thượng thiện nhân [chỗ của những người thiện lành bậc nhất] cho dù quý vị niệm Phật siêng năng đến đâu, hoặc một ngày quý vị niệm đến trăm ngàn lần, nhưng tâm của quý vị không thiện làm sao có thể lên Tây Phương ở cùng chỗ của các bậc Thượng thiện nhân, do đó phát bồ đề tâm quan trọng hơn cả việc nhất hướng chuyên niệm… Nếu quý vị không phát bồ đề tâm, chỉ nương vào nhất hướng chuyên niệm, kết quả không thể vãng sanh, xin quý vị nên thận trọng”…

Lời người viết:

Kính thưa quý vị, phát bồ đề tâm là gì? Có phải đúng ý nghĩa nhất là từ bỏ tham, sân, si không?

2/ Sách Cuối Hàng Dương, tác giả: Thích Chơn Quang, trang 18-24:

CÕI MƠ HỒ.

Thầy [Thích Chơn Quang] trích kinh Pottatpàda trong Trường Bộ Kinh giảng đối chiếu với Kinh Bố Tra Bà Lâu trong “Trường A Hàm” đến đoạn:

- “Này Bố Tra! Có những Sa Môn hoặc Bà La Môn chỉ định một cõi thế gian và cho ở đó hoàn toàn vui. Ta [Phật] liền hỏi họ:

- Ngươi nói có một cõi thế gian hoàn toàn vui phải không?

- Phải.

- Ngươi đã thấy cõi đó chưa?

- Không thấy.

- Ngươi có thấy Chư Thiên trong đó chưa?

- Chưa!

- Ngươi đã từng sinh hoạt, tu hành chung với hàng Chư Thiên cõi đó chưa?

- Chưa.

- Có vị trời nào từ cõi đó đến nói với ngươi theo pháp tu đó sẽ sinh về cõi đó cùng họ hưởng vui không?

- Không.

- Ngươi có hiện thân đến cõi đó không?

- Không.

- Này Bố Tra nghĩ sao? Các người Sa Môn và Bà La Môn kia nói có cõi trời hoàn toàn vui là nói thật chăng?

Bố Tra thưa:

- Thưa họ không nói thật.

- Này Bố Tra! Ví như có người nói rằng, “tôi thường thông giao với một người con gái đoan chính” và cứ khen ngợi người con gái đó. Bất chợt có ai hỏi “ngươi có biết mặt người con gái đó không? Hiện nàng đang ở đâu?”, người kia đáp: “tôi không biết”. Họ lại hỏi xóm làng, quốc độ, cha mẹ, tên họ, dung mạo của người con gái đó, vẫn câu trả lời không biết.

Này BTra nghĩ sao? Thế thì người kia nói tôi thường thông giao với người con gái đó là lời nói chân thật chăng?

BTra thưa:

- Không đúng.

- Này BTra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng như thế, họ nói không chân thật gì cả. Lại ví như có người bắc thang giữa chỗ đất trống, gặp người ta hỏi: anh bắc thang làm gì? Y trả lời bắc thang lên nhà. Người ta lại hỏi nhà ở đâu, y liền trả lời: Không biết. BTra nghĩ sao? Người bắc thang đó có phải đã làm một việc hư ngụy không?

- Hư ngụy.

- Này BTra, các Sa Môn và Bà La Môn cũng thường nói những điều hư ngụy như thế”…

Thầy [Thích Chơn Quang] bảo:

 - Đức phật luôn luôn dạy những điều thực tế, không viễn vông xa xôi. Ai làm theo lời dạy của Ngài liền tận mắt thấy được an vui giải thoát, như khi có người nói câu gì xúc phạm đến mình, mình cứ ôm nỗi bực tức thì ngay đó có khổ không?

- Dạ khổ.

- Nếu ngay đó mình buông được nỗi bực tức thì có thấy yên vui không?

- Dạ vui.

- Vậy đó, giáo lý của Phật dạy mình rất xác thực, làm theo là thấy rõ bình an, không hứa hẹn một cõi nước nào, một thời gian nào.

Có vị Tăng thưa:

- Bạch Thầy sao lại có Tịnh Độ Tông?

Thầy [Thích Chơn Quang] bảo:

- Tịnh độ tông có là dựa vào các kinh A di đà, quán vô lượng thọ… Mà các kinh nầy xuất hiện sau Phật 600 năm, khoảng đời Ngài Long Thọ.

Trong kinh quán vô lượng thọ nói nhân duyên Phật giảng kinh này là do khi vua A Xà Thế bắt nhốt cả cha là Bình Sa Vương, mẹ là Vi Đề Hy. Trong ngục bà Vi Đề Hy niệm Phật, được Phật phóng hào quang đến giảng kinh, giới thiệu cảnh giới Tây Phương Tịnh Độ cho bà thụ hưởng. Nhưng trong lịch sử ghi rõ thì bà Vi Đề Hy không bị bắt nhốt, chỉ có vua Bình Sa Vương thôi. Chợt nhớ đến cha mình, vua A Xà Thế tìm đến hỏi bà Vi Đề Hy: Cha con có thương con không? Bà đáp: Cha con thương con vô cùng. Khi nhỏ con bị một cái mụt nhọt nơi tay, cha con đã vì con mà mút cả máu mủ cho con lành bệnh. Thế nên duyên khởi của kinh trái với sử liệu, và điều dạy trong kinh khác với căn bản của đạo Phật.

Phật đã lý luận như vậy để phá lầm chấp của Sa Môn và Bà La Môn chủ trương cầu về Thiên Giới. Không lẽ Phật lại chủ trương tương tự [cầu về Thiên Giới] để các đệ tử của Ngài đả kích lại sao?

- Tịnh độ tông bảo niệm Phật tới đâu thì được Phật rước?

- Dạ đến nhất tâm bất loạn.

- Mấy người niệm Phật tới chỗ đó để được Phật rước?

- Dạ, rất ít.

- Còn những người niệm chưa tới thì chết đi về đâu? Phật không rước thì tự sức họ tìm tới cõi Cực Lạc được chăng? Thế nên lời hẹn chết sẽ sinh về Cực Lạc giống như lời hứa ngày mai ăn khỏi trả tiền.

Chết rồi sinh hay không sinh ai biết? Ai hỏi tôi về Tịnh độ tôi chỉ nói tới nhất tâm bất loạn. Còn vãng sanh thì tôi không nói tới. Trong kinh A di đà có nói nhân dân ở cõi Cực Lạc mỗi ngày đem hoa đi cúng dường Thập phương quốc độ chư Phật rồi trở về chỉ trong khoảng bữa ăn. Tại sao không ai ghé qua đây báo cho người thân biết?

- Thưa Thầy: Theo truyền thuyết, hội niệm Phật của Ngài Huệ Viễn có những người được vãng sanh trở về báo mộng cho huynh đệ?

- Thì cũng giống như vua Hiếu Minh Đế nói: giở tháp tổ Đạt Ma thấy còn một chiếc giầy vậy mà. Đạo Phật nói chuyện thực tế, không nói chuyện mộng.

Ngay hiện tại mình buông được tham, sân, si thấy đúng lẽ thật là giải thoát. Còn nói niệm Phật để hẹn về một cõi mà mình không hề biết, không tiếp xúc với ai trong cõi đó trở về, giống như người bắc thang giữa chỗ đất trống để đi lên ngôi nhà mà họ không biết ở đâu! Có phải là chuyện mơ hồ không?

Đại Thừa khai triển của Nguyên Thủy là phải phù hợp với căn bản ban đầu xác thực, hiện tại, không viễn vông xa xôi; chứ không thể đánh mất căn bản được. Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ rất trái với căn bản ban đầu của đức Phật dạy. Kinh Tịnh Độ lại xuất hiện sau này. Một pháp môn như vậy mà nhận là lối tu chánh của Phật giáo có phải đau lòng không? Bây giờ đa số chùa nào cũng chủ trương niệm Phật, rồi theo lối ỷ lại đó mà lập ra cúng kiến đủ thứ. Mấy chú biết việc cúng kiến cầu an, cầu siêu là do đâu mà có không? Là do đạo Phật đến Trung Hoa, một đất nước Nho giáo, lễ nghi rườm rà. Người dân bỏ Nho theo Phật, có ai mất, họ cần một lễ nghi theo tập quán. Nếu chùa không đáp ứng, không lẽ họ trở lại mời mấy ông Nho làm lễ?

Thôi thì mấy thầy tùy thuận vớ đại bài kinh nào đó tụng gọi là cầu siêu cho họ vui. Đó là đạo Phật tùy tục chớ không phải bản chất của đạo Phật là như vậy, nhưng tùy tục riết rồi minh chìm luôn trong đó, cho việc cúng kiến cầu an, cầu siêu là Phật sự. Không thấy việc quan yếu của đạo Phật là phải thực hành giải thoát.

Tôi rầu nhất là mấy thầy mình, cầu an cho người được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ, mà chính mình lại nhờ bác sĩ chữa bệnh. Sao không cầu an cho mình trước? Chính bản thân mình không lợi ích gì trong việc cầu xin đó, mà cứ lo cầu xin cho người, có phải là đã làm một chuyện dường như lừa gạt rồi không?.

Kinh Di Đà đâu phải để cầu siêu, cũng như kinh Phổ Môn đâu phải để cầu an… mà mình gán cho đó là cầu an, cầu siêu… Đạo Phật đã tùy tục mà lập ra các nghi lễ đó cho vui lòng người để làm phương tiện giáo hóa họ những điều chánh đáng hơn. Cũng như trong đạo Phật đâu có làm lễ cưới, mà bây giờ cũng có chỗ làm lễ cưới cho Phật tử, là do ảnh hưởng nào?

- Dạ, do ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo.

- Vậy đó, chỉ vì tạm phù hợp theo nhân tình đòi hỏi nhất thời thôi, chứ mình trong đạo Phật không có các chuyện đó. Chúng ta hôm nay đứng vào chỗ giao lưu của Đại Thừa và Nguyên Thủy, nên phải sáng suốt thấy rõ những điều đúng sai, khuyết điểm của mình phải biết mà sửa đổi”…

3/ Sách Đường Về Xứ Phật, tập 7, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2551 – DL: 2007, viết:

“Người đại ác nhờ hộ niệm mà được tiêu tội, tiêu nghiệp và được đức Phật A Di Đà đón về Cực Lạc Tây Phương thì ông Phật Di Đà chắc ông là người điên, sao dám rước người ác về nước mình, rồi biến hoa sen thành tù ngục để nhốt họ trong đó… Đất nước Phật Di Đà nghe nói hai chữ Cực Lạc có nghĩa là rất vui, thế mà còn có kẻ bị nhốt trong hoa sen thì có vui gì? Đó là hình thức một cái nhà tù ở cõi ấy… Đã ở Tây Phương cực lạc, nơi đầy đủ, sung sướng, nhưng còn xài tiền giả, tiền âm phủ, mặc quần áo đồ giấy… thì quý vị nghĩ thế nào?...”

4/ Sách Đường Về Xứ Phật, tập 4, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2550 – DL: 2006, trang 316, 317, viết:

 “Tu theo đạo Phật là cả một đời tu, với bao tâm huyết, mới diệt được lòng tham sân si, cho nên nhiều người không ý chí, không gan dạ, nghị lực… bỏ cuộc tu hành. Vì thế, Phật giáo phát triển [Đại Thừa] biết rõ tâm lý những người nầy nên sinh ra pháp môn Tịnh Độ để lôi họ vào mê hồn trận ảo tưởng thế giới siêu hình tưởng tri… Do đó, Phật giáo trở thành Thần giáo mê tín, lạc hậu làm mất chánh pháp của Phật giáo… pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn phi đạo đức. Hãy lắng nghe lời đức Phật A Di Đà dạy:

Thiện nam tín nữ các người,

Chí thánh tưởng Phật niệm mười tiếng ra.

Ta không rước ở nước ta,

Thề không làm Phật chắc đà không sai”.

Trên đây là một lời nguyện trong 48 lời nguyện của đức Phật A Di Đà…

Tâm tham sân si còn một bụng mà chỉ niệm có 10 câu Phật được rước về cõi Cực Lạc Tây Phương thì sự việc đó không bao giờ có. Lời nguyền này của Phật Di Đà là lời lường gạt người, là lời nói láo, không thật… Nếu đức Phật A Di Đà mà rước những người ác này về nước của mình thì đất nước này sẽ là một đất nước trộm cắp. Một người còn tham sân si mà tụng kinh Di Đà sẽ được siêu sanh tịnh độ. Thật là lừa đảo vô đạo đức. Làm sao niệm Phật mà hết tham sân si, cho nên pháp môn Tịnh Độ là pháp môn phi đạo đức, lừa đảo người khác. Khi nào những pháp môn mê tín này được quét sạch ra khỏi Phật giáo thì nền đạo đức nhân bản – nhân quả mới được phổ biến rộng khắp nơi.

5/ Sách Pháp Môn Niệm Phật, Trưởng Lão Thích Thông Lạc, NXB Tôn Giáo, PL: 2553 – DL: 2009, viết:

 “Sau khi đọc xong tạng kinh Nikaya do H.T Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali sang tiếng Việt, chúng tôi không thấy có bài kinh nào đức Phật dạy niệm danh hiệu của ngài, nhất là lại còn không thấy đức Phật dạy niệm Lục Tự Di Đà để cầu về cõi Cực Lạc Tây Phương… Kết quả pháp môn niệm Lục Tự Di Đà là cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương, đó là cầu về một thế giới ảo tưởng, thế giới không thật có… Muốn làm chủ bệnh tật, tai nạn thì chỉ có lấy giới luật và đức hạnh mới chuyển quả khổ của mọi người thành sự sống an vui… Từ các pháp môn niệm Phật của Bắc tông đến niệm Phật của Nam tông đều không phải Phật thuyết mà của người sau sản xuất, xin quý Phật tử lưu ý để tránh tu tập sai pháp của Phật mà phí công sức và uổng một đời tu tập”…

Lời Bình:

Kính thưa các quý vị!

Nghiệp chướng Tham Sân Si đã có sẵn trong mỗi cá nhân và môi trường sống: Sanh, lão, bệnh, tử. Nó đã hấp dẫn con người từ ngàn xưa cho đến tận bao giờ? Con người vẫn tiếp tục sai lầm, tàn phá môi trường, tranh danh đoạt lợi vì bát cơm manh áo, ăn uống và dâm dật!

Có hay không thế giới Tây Phương Cực Lạc? nước Chúa? nước Trời? Nào trả lời đi các nhà lãnh đạo đa dạng thể loại tôn giáo, trả lời đi các nhà khoa học phương Tây, phương Đông! Sau khi chết đi đâu, về đâu, thành gì? - Không biết.

Đức Phật dạy: cầu bất đắc khổ. Toàn nhân loại hãy trở về với nguyên lý của Vũ trụ: Đạo đức Nhân Bản – Nhân Quả, sống không làm khổ mình, khổ người và làm khổ chúng sinh. Với nguyên lý này: Khổ, Tập, Diệt, Đạo [Bát Chánh Đạo] sẽ đem lại cho toàn nhân loại một gương mặt hạnh phúc mới, tươi đẹp hơn, hạnh phúc và an lạc ngay giữa cuộc đời, ngay tại thế gian này là Cực Lạc Tây Phương, là nước Chúa, nước Trời.

Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả, nguyên lý này có sức mạnh tổng hợp hơn cả trăm ngàn lần cầu cúng, giải hạn, đốt vàng mã,…

Tôn giáo và khoa học cần chú ý: đức Phật dạy hãy tự mình ăn thiện, nói thiện và hành Thập Thiện, hãy tự bản thân mỗi cá nhân cất bước, đồng hành với Chánh Pháp Nguyên Thủy của đức Như Lai.

Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả, nguyên lý này sẽ giải quyết căn bản phiền não và khổ đau: co giật trên giường bệnh, tai nạn giao thông, dịch bệnh tai xanh, tai đỏ, bệnh viện quá tải, biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, tham ô, tham nhũng…

Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo sẽ giải quyết triệt để. Tha lực và “linh hồn”, cầu cúng không giải quyết được!

Kính ghi!

Nguyễn Hoàng Giang, số 74, đường 8B, phường Vinh Tân, T.p Vinh, Nghệ An. Đt. 016.8236.0749  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.">This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Video liên quan

Chủ Đề