Uống nhiều nước đi vệ sinh nhiều có tốt không

Tôi là nam, 45 tuổi, dạo gần đây thấy người thường xuyên khát nước và phải uống nước liên tục nhưng không hết cơn khát, số lần đi tiểu cũng nhiều hơn so với trước kia. Liệu uống nước nhiều, tiểu nhiều có phải mắc bệnh tiểu đường rồi không?

Chào bạn,

Gần 70% cơ thể là nước, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày [ngoài lượng nước có trong thực phẩm]. Bình thường, lượng nước sẽ bị mất qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Khi uống quá nhiều nước, cơ thể phải tăng đào thải qua đường tiểu là chủ yếu, lượng nước tiểu bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính, nhưng nhìn chung với người trưởng thành khoảng 2 lít mỗi ngày.

Tình trạng khát nước sẽ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như khi bạn vận động, làm việc, chơi thể thao, thời tiết nóng bức, người bị cảm sốt, hoặc do uống nhiều đồ uống chứa caffein… Nếu không có sự tác động của những yếu tố trên thì việc bỗng nhiên uống nhiều, tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị “bệnh”.

Đúng là khi bị tiểu đường, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng đào thải đường qua nước tiểu, kéo theo mất một lượng nước lớn trong tế bào, ngay lập tức não bộ sẽ kích thích làm người bệnh cảm thấy khát nước để uống bổ sung nhằm bù lại phần nước bị mất. Nhưng ở người bệnh tiểu đường, do đường từ máu không vào được tế bào nên cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ năng lượng để làm việc. Ngoài ra còn xuất hiện thêm khá nhiều các triệu chứng khác, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 11 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường type 2

Bên cạnh đó, tiểu nhiều, uống nhiều cũng là dấu hiệu khi mắc bệnh suy thận giai đoạn đầu, rối loạn tâm thần gây khát nước quá mức, bệnh đái tháo nhạt, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng bàng quang… Do đó, để có kết luận chính xác từ bác sĩ, cũng như có các biện pháp điều trị kịp thời, bạn cần đến bệnh viện để tiến hành thăm khám cẩn thận.

Nếu sau khi đi khám, bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể gọi cho chúng tôi qua số: 04.3775.9865 – 08.3977.8085 [trong giờ hành chính] để được tư vấn chi tiết.

Vậy đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Theo đó, tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày nếu không sớm được khắc phục có thể gây ra rất nhiều phiền toái, làm cản trở trong công việc và cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti, mặc cảm, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, ảnh hưởng chức năng sinh lý và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiết niệu, huyết áp, tim mạch...

Hiện tượng đi tiểu nhiều cả ngày và đêm được xác định là do 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần trong ngày do bệnh lý:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI]: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập bàng quang qua niệu đạo.
  • Suy thận mạn tính: Giai đoạn đầu của suy thận mạn có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây nên triệu chứng tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu nhiều bọt, phù, tiểu ít, da xanh xao, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sỏi thận và các dị vật đường tiết niệu: Sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần. Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm đi kèm là tiểu khó, nước tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng và có thể có máu trong nước tiểu... những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không chữa trị sớm và kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị suy thận.
  • Bệnh đái tháo đường: Theo đó, dấu hiệu sớm của đái tháo đường týp 1 và type 2 là đi tiểu nhiều; tiểu nhiều cũng xảy ra khi bệnh đái tháo đường đã biến chứng trên thần kinh kiểm soát bàng quang.
  • Đột quỵ và bệnh thần kinh: tổn thương thần kinh chi phối bàng quang có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu nhiều và tiểu đột ngột.
  • Ung thư bàng quang: khối u phát triển sẽ gây chèn ép hoặc gây chảy máu bàng quang dẫn đến đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ, ... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu nhiều.

Nguyên nhân không do bệnh lý:

  • Bàng quang tăng hoạt [OAB]: được biết đến là thủ phạm chính gây tiểu nhiều lần ở mọi lứa tuổi và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang hoạt động quá mức, gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên, nhiều lần trong ngày, mà không có cảm giác đau rát. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sinh con nhiều lần bị yếu cơ sàn chậu, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố.
  • Phụ nữ mang thai: Các nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung to lên để phù hợp với trọng lượng thai nhi gây chèn ép lên bàng quang nên thai phụ đi tiểu nhiều.
  • Độ tuổi: Chức năng thận sẽ bị suy giảm theo độ tuổi.
  • Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe... gây nên chứng đi tiểu nhiều vào ban đêm.
  • Dùng thuốc lợi tiểu: Các thuốc lợi tiểu dùng để chữa bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan là nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Yếu tố tâm lý: Tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

Để cải thiện chứng đi tiểu nhiều lần, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Bạn cần hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm, thay vào đó nên chia lượng nước uống nhiều ở ban ngày.

Tránh các loại đồ uống có cồn [rượu, bia] vì nó làm lợi tiểu, như vậy sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn;

Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê vì nó có tác dụng như một chất lợi tiểu. Mặt khác, tránh dùng các loại này sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát;

Hạn chế các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua vì chúng có thể gây kích ứng bàng quang làm cho bạn phải đi tiểu nhiều lần trong ngày;

Tránh dùng các loại nước uống có gas vì những đồ uống có gas cũng rất dễ kích thích bàng quang gây đi tiểu nhiều;

Các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt bạn cũng không nên dùng nhiều vì chúng gây lợi tiểu. Mỗi khi phải dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó, bạn cần nói cho bác sĩ biết để bác sĩ tránh cho bạn dùng các thuốc gây lợi tiểu. Điều quan trọng nhất là bạn cần khám để phát hiện và điều trị sớm các bệnh là nguyên nhân gây đi tiểu nhiều nói trên;

Cuối cùng, nếu đi tiểu nhiều lần là do bệnh lý, bạn cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Như sử dụng các loại thuốc kháng cholinergic giúp giảm co thắt cơ trong bàng quang, nhờ đó giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, hoặc mất kiểm soát bàng quang .

Bác sĩ Võ Thiện Ngôn đã có trên 7 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị, phẫu thuật Ngoại Niệu tại các Bệnh viện: Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng.

Bác sĩ Ngôn với khả năng điều trị chuyên sâu về lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về hệ Tiết niệu và Nam khoa, phẫu thuật hệ Tiết niệu, phẫu thuật nội soi tiết niệu, phẫu thuật Laparo đường niệu, nội soi đường tiết niệu. Phẫu thuật điều trị các bệnh lý Nam khoa

Hiện nay, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn là bác sĩ Ngoại Tiết Niệu – Nam học, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Uống báo nhiêu nước thì đi tiểu?

Thông thường, tổng khối lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ là khoảng 1500ml, mỗi lần khoảng 300ml, vì vậy trung bình mỗi người đi tiểu khoảng 5 lần. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta nên uống ít nhất 2 lít nước, do đó số lần đi tiểu nhiều hơn, khoảng 6 – 8 lần trong đó 7 lần ban ngày và 1 lần ban đêm.

Uống 2 lít nước thì đi tiểu báo nhiêu lần?

Khi cũng cấp đủ lượng nước đúng cách khoảng 2 lít nước, mỗi chúng ta sẽ đi tiểu khoảng 5 -6 lần mỗi ngày, mỗi lần đi khoảng 300 ml, nước tiểu hơi vàng.

Chủ Đề