Uống thuốc tay sau khi uống rượu

          1. Không uống quá nhiều cà phê, trà đặc, đồ uống có ga

         Sau khi uống rượu, bia xong cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và có cảm giác rất khát nước, nhiều người tìm đến những loại đồ uống như cà phê, nước uống có ga... Tuy nhiên khi cơ thể đang có chất cồn trong người thì không nên uống nhiều cà phê, vì những thức uống này sẽ khiến cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể trầm trọng hơn.

         Uống trà đặc có thể làm tim quá hưng phấn, khiến tim đập nhanh hơn không có lợi cho thận, khi thận đang phải đào thải cồn từ bia, rượu.

         Nhiều người có thói quen uống cả rượu và nước ngọt hoặc pha rượu và nước ngọt để uống, điều này rất nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường có chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể, sẽ làm cho lượng cồn nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, đồng thời sản sinh ra lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nếu sau khi uống rượu, uống cùng nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu..

         2. Không uống thuốc

         Sau khi uống rượu mà thấy trong người có triệu chứng sốt, khi đó tốt nhất bạn không nên uống thuốc hạ sốt ngay. Vì trong thuốc hạ sốt có chứa chất tylenol, khi chất này gặp cồn trong rượu, bia sẽ phản ứng hóa học, sinh ra chất độc hại dẫn đến viêm gan, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài thuốc hạ sốt thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ đường huyết…khi đang có chất cồn trong người không được uống, đây là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày…

         Cách tốt nhất để giúp giải rượu đó là nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là những loại nước bổ sung chất điện giải cho cơ thể, hoặc những loại nước bổ sung vitamin C như nước cam pha loãng giúp duy trì lượng máu ở mức ổn định trong cơ thể.

         3. Không nên tắm

         Khi có chất cồn trong cơ thể khiến bạn thấy nóng trong người và muốn được đi tắm, nhưng khi uống rượu, bia không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

         Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

         4. Không đi ngủ ngay

         Khi uống rượu xong bạn rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan.

         Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.

         Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà không ai biết. Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn         

         5. Không đi ra lạnh

         Do cồn kích thích cho mạnh máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mần đỏ, thâm nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia

         Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió./.

Điều này phụ thuộc vào thứ thuốc bạn dùng và những yếu tố khác như tiền sử bệnh của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung có thể nhận định rằng ngay cả một chút rượu cũng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và hiệu quả của thuốc.

Rượu được chuyển hóa ở gan, và rất nhiều thuốc cũng được chuyển hóa qua con đường này. Vì vậy, nó có khả năng tương tác với tất cả các thuốc, bao gồm cả những thứ mà bạn nghĩ chả có liên quan gì.Tất nhiên, một số tương tác có thể đáng lo ngại hơn.

Dưới đây là lời khuyên về rượu bia khi bạn đang sử dụng 7 loại thuốc phổ biến nhất

Thuốc chống viêm không steroid [NSAID]

Sử dụng dài ngày các thuốc chống viêm không steroid, các thuốc giảm đau không cần đơn như ibuprofen [Advil] và naproxen [Aleve], có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày; rượu có thể làm cho những tác dụng phụ này dễ xảy ra hơn thậm chí có khả năng hơn. Và tiếp đó là acetaminophen [Tylenol] có ảnh hưởng trực tiếp đến gan - một cơ quan thậm chí còn gặp nguy cơ nhiều hơn từ việc uống rượu quá mức.

Nếu đó chỉ là một sự cố đơn lẻ - bạn uống 2 viên Tylenol trong ngày để trị cơn đau đầu và sau đó đến cuộc vui, thì nó có lẽ sẽ không làm tăng nguy cơ [tổn thương gan] nhiều. Nhưng nếu bạn uống thuốc giảm đau hằng ngày, vì dụ để điều trị viêm khớp, và bạn cũng hay uống nhiều bia rượu, thì nó thực sự có thể gây ra vấn đề.

Tóm lại: Nếu bạn không bị bệnh gì khác thì uống một hoặc hai ly trước khi hoặc sau khi uống NSAID sẽ không phải là sự tận thế. Nhưng đừng biến nó trở thành một thói quen, và cẩn thận không để quá liều.

Thuốc ngủ

Rượu làm cho tác dụng của thuốc ngủ - cả không và có kê đơn - mạnh hơn. Và đó không phải là một điều tốt: Ngay cả một ly rượu cũng có thể gây lơ mơ, chóng mặt, và thở chậm khi uống cùng với thuốc an thần. Cả hai đều tác động đến não, làm trì trệ trung khu hô hấp. Thêm vào đó, rượu có thể làm suy giảm khả năng phán đoán, làm cho bạn dễ uống thêm rượu hoặc uống thêm thuốc.

Tóm lại: Đừng mạo hiểm - thậm chí chỉ một hoặc hai ly. Đã có những trường hợp quá liều và tử vong do sự kết hợp này, vì vậy an toàn chắc chắn là tốt hơn hối hận. [Cũng vậy với các thuốc chống lo âu, như Xanax, có cả tác dụng an thần].

Thuốc huyết áp và cholesterol

Những người dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch nên thận trọng với bia rượu. Các thuốc huyết áp làm giảm huyết áp, nhưng rượu có thể phụ thêm và làm cho huyết áp tụt xuống quá thấp, gây chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Còn thuốc giảm cholesterol, được chuyển hóa ở gan, có thể dẫn đến tổn thương gan và xuất huyết nếu bạn uống rượu bia thường xuyên hoặc quá nhiều.

Tóm lại: Nói chuyện với bác sĩ về những nguy cơ mà bia rượu có thể gây ra dựa vào loại thuốc cụ thể mà bạn đang dùng. Và cho dù phác đồ điều trị là gì thì cũng đừng bao giờ uống rượu bia nhiều hơn một lượng vừa phải.

Thuốc chống trầm cảm

Giống như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra lơ mơ và chóng mặt, và tình trạng này càng tồi tệ hơn với rượu; nó có thể làm tăng nguy cơ té ngã và tai nạn giao thông. Rượu cũng ngăn không cho thuốc chống trầm cảm phát huy hết tác dụng, và có thể làm trầm cảm tiềm ẩn nặng thêm.

Một nhóm thuốc chống trầm cảm gọi là các chất ức chế monoamine oxidase[MAOI]-có thể gây ra những vấn đề về tim và huyết áp cao nguy hiểm khi kết hợp với rượu". MAOI có một enzym tương tác với sản phẩm phụ của bia và rượu và có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Tóm lại: Nếu bệnh trầm cảm được quản lý tốt, thì bạn có thể thỉnh thoảng uống một li trong khi đang dùng thuốc. Nhưng nếu bạn đang uống thuốc nhóm MAIO thì nên kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn.

Kháng sinh

Bác sĩ có thể sẽ cảnh báo bạn về việc sử dụng bia rượu khi đang được kê đơn kháng sinh, và vì lý do tốt. Rượu có thể làm cho một số tác dụng phụ khó chịu của những thuốc này, như kích ứng dạ dày và chóng mặt, trở nên tồi tệ hơn so với bình thường.

Và sự phối hợp của một số kháng sinh với rượu - đặc biệt là metronidazole, tinidazole, và trimethoprim-sulfamethoxazole - có thể hết sức nguy hiểm. Những loại thuốc này có chứa các enzym phản ứng với rượu và có thể gây đau đầu, bốc hỏa, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn. Một nhóm kháng sinh khác là cephalosporin, cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.

Tóm lại: Không uống rượu nếu bạn đang dùng một trong các thuốc kháng sinh được liệt kê ở trên, hoặc trong 72 tiếng sau liều cuối cùng. Tương tác thuốc không dễ xảy ra với các kháng sinh khác, nhưng nếu khôn ngoan thì vẫn nên tránh trong vài ngày. Nếu bạn đang dùng kháng sinh, nghĩa là bạn đang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Đó là lý do đủ để hạn chế bia rượu trong khi cơ thể đang chữa bệnh.

Thuốc tránh thai

Hiệu quả của thuốc tránh thai [và các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác] không bị ảnh hưởng bởi rượu, vì vậy không có lý do gì để không thưởng thức một vài li chỉ vì bạn đang uống thuốc tránh thai.

Trong thực tế, gần đây CDC đã khuyên những phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai vì đang muốn có thai nên tránh xa đồ uống có cồn do sự nguy hiểm của rượu bia trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Tóm lại: Bạn có thể nâng ly và thưởng thức một cách điều độ. [Nghĩa là không quá một phần rượu mỗi ngày đối với phụ nữ]. Hãy thận trọng đối với việc uống nhiều - nó không chỉ làm bạn mất khả năng phán đoán, mà còn có thể khiến bạn nôn mất viên thuốc mới uống.

Thuốc dị ứng và cảm lạnh

Các thuốc dị ứng không cần đơn như Benadryl và Zyrtec chứa kháng histamin, một nhóm thuốc có thể gây buồn ngủ và khiến bạn gặp nguy hiểm nếu đang lái xe hay vận hành máy móc - thậm chí nhiều hơn thế nếu bạn cũng đã uống một vài ly. Ngay cả các thuốc kháng histamin được quảng cáo là không gây buồn ngủ [như Claritin và Allegra] cũng có tác dụng này này ở một số người, đặc biệt là khi kết hợp với rượu.

Các chất kháng histamin cũng được sử dụng trong một số thuốc cảm lạnh và cúm, như Nyquil, và trong một số thuốc hỗ trợ giấc ngủ ban đêm như ZzzQuil. Một số thuốc cảm lạnh và cúm cũng chứa acetaminophen – càng có thêm lý do khác không để không phối hợp chúng với bia , rượu vang, hay rượu.

Cẩm Tú

Theo MSN

Video liên quan

Chủ Đề