Văn hóa học đường giao tiếp với thầy cô

LTS: Bàn về văn hóa ứng xử học đường, thầy giáo Tạ Như Việt - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn [Mỹ Đình, Hà Nội] cho rằng đây là vấn đề quan trọng nhất và phải được coi là trọng tâm trong môi trường giáo dục.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Văn hoá ứng xử học đường là hệ thống các giá trị, chuẩn mực điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, cá nhân với cộng đồng trong môi trường giáo dục.

Đặc biệt là cách ứng xử của thầy cô đối với học trò, đối với đồng nghiệp, đối với phụ huynh học sinh.

Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh.

Vì vậy, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từng môi trường giáo dục.

Nếu môi trường giáo dục thiếu đi nét đẹp của văn hoá ứng xử thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ.

Vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử học đường có vai trò quyết định sự sống còn đối với từng nhà trường.

Xây dựng văn hóa ứng xử học đường là tạo ra những nét đẹp trong hành vi của thầy cô và của học sinh đối với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè và môi trường xung quanh.

Văn hóa ứng xử học đường góp phần quyết định sự sống còn đối với mỗi nhà trường. [Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn]

Người thầy phải mô phạm, đức độ, mẫu mực trong hành vi, đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết, nhân ái, đối với học trò phải hết lòng thương yêu, chỉ bảo, đối với người khác phải giản dị, mẫu mực, đối với công việc phải tận tụy, có kỷ luật, sáng tạo, phải giữ gìn sự trong sạch của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Học sinh phải trung thực, cầu tiến, giản dị, khiêm tốn, đối với thầy cô giáo phải kính trọng, biết ơn, đối với bạn bè phải đoàn kết, thân ái, phải biết kính trên, nhường dưới. Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội.

Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài đức vẹn toàn.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hoá giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

Đây là hoạt động giáo dục mang tính hệ thống và được bộc lộ qua các mối quan hệ cơ bản sau:

1. Ứng xử giữa thầy với thầy


Yêu cầu 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc văn hóa ứng xử

Người làm công tác giảng dạy trong các trường học hiện nay khá áp lực với những yêu cầu cao của xã hội, của cha mẹ học sinh, vì vậy xung đột chắc chắn sẽ nảy sinh.

Khi đó, năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm còn hạn chế của người giáo viên sẽ khiến họ dễ rơi vào trạng thái bị động về mặt tâm lý và phản ứng theo những cách thức không phù hợp, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Theo tác giả, điều cần thiết nhất hiện nay là cải thiện mối quan hệ giữa thầy giáo cùng với các đồng nghiệp thông qua các giải pháp giúp giáo viên nâng cao văn hóa ứng xử học đường hay chính năng lực giao tiếp và ứng xử sư phạm của thầy cô đối với mọi người xung quanh.

2. Ứng xử giữa thầy với trò

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò. Quan hệ thầy trò xưa nay là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng. Nhưng ngày nay nhiều học trò đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học.

Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học, với tương lai.

Thậm chí, nhiều vụ bạo hành học đường xảy ra gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức thầy-trò.

Có một số thầy cô giáo chưa đáp ứng năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của học sinh, cá biệt còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa chia sẻ với học sinh. Những lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử đang làm dư luận “nóng” mỗi ngày.

Vậy trước tình hình thực tế thì người thầy cần có cách ứng xử đúng mực, cách ứng xử của thầy với trò phải nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, chuẩn mực và vẫn độ lượng, bao dung.

Như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả người học và người dạy, đồng thời hiệu quả giáo dục vẫn tốt mà nghĩa thầy trò không bị mất đi.

3. Ứng xử giữa thầy cô với cha mẹ học sinh


Các tiêu chí văn hóa ứng xử trong trường học ở An Giang

Hầu hết những mâu thuẫn giữa giáo viên và cha mẹ học sinh trong suốt những năm học vừa qua khiến dư luận bức xúc có nguyên nhân xuất phát từ khả năng giao tiếp và ứng xử chưa tốt của các thầy cô giáo.

Theo tác giả thì nguyên nhân của hiện tượng này đến từ quan hệ ngày một lỏng lẻo giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.

Các thầy cô giáo mắc lỗi thường không tạo dựng được sự liên kết tích cực với cha mẹ học sinh của mình và khiến phụ huynh hiểu sai về thầy cô, dẫn đến các sự việc đáng tiếc.

Để giải quyết triệt để vấn đề này trong tương lai, không cách gì tốt hơn là phải nhanh chóng nâng cao năng lực ứng xử sư phạm cho giáo viên hay chính là nâng cao văn hóa ứng xử học đường cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường bằng những giải pháp căn cơ.

Mỗi nhà trường cần một bộ quy tắc ứng xử học đường là cần thiết để định hướng đi đúng cho mối quan hệ nhà trường, thầy cô với học sinh và cha mẹ học sinh.

Để mỗi nhà trường đều có một không gian văn hóa học đường vừa thân thiện, cởi mở, vui vẻ mà vẫn nghiêm túc, đòi hỏi người thầy phải thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, luôn luôn giữ đúng chuẩn mực sư phạm từ trang phục đến lời nói, từ dáng điệu đi đứng đến cử chỉ diễn đạt.

Vì sự ảnh hưởng của người thầy đến các thế hệ học sinh là vô cùng đậm nét. Đạo đức, chuẩn mực, cốt cách của người thầy là nguồn sức sống vô tận truyền bá cho các em học sinh.

Tạ Như Việt

Trong nhiều năm gần đây, nhiều người tự đặt ra câu hỏi liệu cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo có đang dần bị thay đổi và có chiều hướng lệch lạc. Điều này là vấn đề rất đáng lo ngại và cần được người lớn, bậc phụ huynh quan tâm, chỉ bảo con em mình. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Từ xưa đến nay, chúng ta đều biết rằng người phương Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng rất coi trọng văn hóa ứng xử. Kính trên nhường dưới, tôn trọng người lớn thầy cô giáo luôn là những yếu tố hàng đầu mà các bậc cha mẹ luôn ghi nhớ và dạy dỗ con cái của mình.

Tuy nhiên, bởi rất nhiều lý do từ môi trường sống, sự phát triển của xã hội cùng những phương tiện đại chúng với các nội dung lệch lạc chuẩn mực đạo đức… Tất cả dường như đang tạo nên một rào cản, vô hình khiến những đứa trẻ ngày nay thay đổi về cách ứng xử. Chúng ta không khỏi giật mình và lo lắng khi đọc những thông tin, bài báo về những hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trong thời gian gần đây.

Xuất hiện nhiều tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên

>>> Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền cho học sinh, sinh viên

Không những thế, mọi thứ lại càng trở nên tệ hơn với những trường hợp học sinh còn cãi lại thậm chí là hành hung giáo viên của mình – những người đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức giúp chúng trường thành từng ngày. Tôn sư trọng đạo, yêu thương quý mến thầy cô giáo vẫn luôn là nét văn hóa được lưu giữ suốt bao đời này. Tuy nhiên, giờ đây người ta vẫn đang lo ngại rằng đến một lúc nào đó, liệu thế hệ trẻ có còn lưu giữ được nét đẹp ấy hay không?

Không thể phủ nhận rằng học sinh Việt Nam vẫn đang giữ được nét văn hóa ứng xử vô cùng đáng quý. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ nào đó đã vô tình đánh mất đi điều này. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng vì đâu mà dần dần chúng lại quên đi cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo của mình?

Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Từ gia đình, nhà trường và ngay cả bản thân của học sinh đó. Gia đình ít quan tâm và dạy dỗ cách cư xử, giao tiếp của trẻ nhỏ đối với người lớn. Họ mặc định rằng khi đến trường, giáo viên sẽ là người phải chịu trách nhiệm chỉ bảo những điều trên. Một bộ phận cha mẹ vì quá bận bịu và vô tâm với con cái của mình nên đã dẫn đến tình trạng này.

Ngoài ra, một giáo viên với cách ứng xử chưa thực sự đúng chuẩn mực đã vô tình để lại hình ảnh xấu cho học sinh. Điều này vô tình tạo nên những thói quen xấu cho những đứa trẻ. Dẫn đến việc chúng học theo và nghĩ rằng đó là đúng, là hợp lý.

Đồng thời, cũng sẽ có những đứa trẻ vốn dĩ đã ngỗ ngược, cộng thêm việc tiếp xúc với những nội dung lệch lạc về suy nghĩ, hành động trên các trang mạng xã hội. Điều này xây dựng lên những nét tính cách mạnh, cư xử theo chiều hướng tiêu cực thậm chí là bạo lực. 

Là học sinh, sinh viên, khi đến trường lớp cần phải có thái độ học tập và cư xử đúng đắn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng tự mình ý thức được điều đó mà cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ sát sao từ cha mẹ, thầy cô, mọi người xung quanh bằng những phương pháp hiệu quả. 

Trước hết, mỗi người cha, người mẹ cần phải xác định đúng nhiệm vụ và vai trò của mình đối với cuộc đời của con cái. Họ phải có trách nhiệm dạy bảo, hướng dẫn và bước đi cùng chúng trên mọi chặng đường. 

Ngay từ nhỏ, hãy ở cạnh con, chỉ bảo con những cách cư xử xã hội, với người lớn thế nào là đúng, là chuẩn mực. Điều này phải được thực hiện ngay từ khi con còn nhỏ. Với cách trò chuyện, trao đổi này thì đứa trẻ không những được hình thành tính cách tốt mà còn giúp tăng mối gắn kết giữa cha mẹ và con cái. 

Cha mẹ trò chuyện và hướng dẫn cách cư xử đúng mực với thầy cô giáo

Cha mẹ cần phải giải thích rõ tại sao chúng cần phải tôn trọng thầy cô giáo của mình. Nói cho chúng những hành động nào là nên và không nên với giáo viên. Ngoài ra, hãy dành thời gian lắng nghe những câu chuyện của con khi ở trường để kịp thời nhận ra những vấn đề.

Tiêu chí của giáo dục hiện nay không phải là thầy cô phải luôn dạy dỗ, chỉ bảo học trò. Họ cũng không thể ép những đứa trẻ răm rắp nghe theo những ý kiến của mình. Ngược lại, thầy cô hãy trở thành những người bạn đồng hành, người hỗ trợ để những đứa trẻ lớn lên và trường thành. Chính vì vậy, họ cũng phải có cách ứng xử đúng đắn. 

Thầy cô nên là người bạn đồng hành

>>> Xem thêm: Những kỹ năng mềm ở sinh viên giúp thành công

Giữa thầy cô và học trò không nhất thiết phải có một ranh giới quá rõ ràng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng chuẩn mực. Điều này thực chất khá khó khăn và cũng có thể xem là một áp lực đối với các thầy cô giáo. 

Bởi lẽ nếu quá rạch ròi thì vô tình tạo nên khoảng cách đối với học sinh của mình. Nhưng nếu quá thân thiết lại vô tình khiến chúng trở nên không có quy tắc, xưng hô và hành động không đúng với cương vị là học trò. 

Một trong những hình thức giáo dục mang hiệu quả cao và cách thức rất tự nhiên chính là tổ chức các chương trình về văn hóa ứng xử. Đó có thể là các cuộc tọa đàm, các cuộc thi, hội thảo, chuyên đề hoặc thậm chí chỉ là một talk show nhỏ về chủ đề cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo. 

Tại đây, nhà trường có thể lồng ghép các tấm gương tiêu biểu về cư xử đúng mực, những câu chuyện gần gũi với đời sống… Nhằm mục đích lồng ghép các bài học để học sinh có thể hiểu rõ và từ đó nhận thức được mình nên làm những gì. 

Tổ chức các chương trình với chủ đề cách cư xử đúng mực với thầy cô

Ngoài ra, các cuộc thi hay chương trình này còn mang lại những kiến thức bổ ích cùng cơ hội để học sinh và thầy cô gần gũi, hiểu nhau hơn. Từ đó có thể dễ dàng trò chuyện, trao đổi, lắng nghe những tâm sự và giúp đỡ chúng vượt qua những vấn đề khó khăn. 

Với cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo đúng chuẩn mực sẽ xây dựng nên mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn. Điều này cũng chính là văn hóa và lối sống của con người phương Đông. Vì vậy, người lớn, cha mẹ hãy quan tâm và kịp thời can thiệp để con em mình không mắc phải những sai lầm trong cách ứng xử không những với thầy cô mà còn với tất cả mọi người nhé! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. 

Video liên quan

Chủ Đề