Ví dụ về bản vẽ cơ khí

Ví dụ về bản vẽ cơ khí

Biết Tuốt

- Những lĩnh vực kỉ thuật có sử dụng bản vẽ kĩ thuật:

+ Cơ khí, Y tế, Nông nghiệp, An ninh quốc phòng, Xây dựng, Ngư nghiệp, Bưu điện, Giao thông, Điện lực, ....

Chúc em học tốt

0 Trả lời 23:11 10/09

  • Nhân Mã

    - các lĩnh vực kĩ thuật có sử dụng bản vẽ kĩ thuật là :

    + Kỹ thuật cơ khí: Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện...

    + Kỹ thuật hóa học: Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromét, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.

    + Kỹ thuật xây dựng: Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v...), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.

    + Kỹ thuật điện: Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết vị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển...

    +Kỹ thuật hệ thống: Phân tích, Thiết kế và Điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.

    0 Trả lời 23:12 10/09

    • Bon

      Các lĩnh vực kĩ thuật có sử dụng bản vẻ kĩ thuật :

      - Bản vẻ cơ khí

      - Bản vẽ nông nghiệp

      - Bản vẽ điện lực

      - Bản vẽ xây dựng

      - Bản vẽ giao thông

      - Bản vẽ kiến trúc

      - Bản vẽ quân sự

      0 Trả lời 23:12 10/09

      • Ví dụ về bản vẽ cơ khí:

        Ví dụ về bản vẽ xây dựng:

        2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:

        Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế

        và chế tạo sản phẩm. Trong quá trình thhiết kế, từ khi hình

        thành ý tưởng đến việc lập hồ sơ kĩ thuật, người thiết kế

        thường xuyên sử dụng "ngôn ngữ" của kĩ thuật đó là các bản

        vẽ kĩ thuật để làm việc như:

        - Đọc bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.

        - Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế

        để thể hiện ý tưởng thiết kế.

        - Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.

        - Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để

        chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Vẽ các sơ đổ, bản vẽ để hướng

        dẫn vận hành và sử dụng sản phẩm.

        Các bản vẽ của sản phẩm là tài liệu chính của hồ sơ kĩ thuật,

        kết quả cuối cùng của công việc thiết kế.

        XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC THẦY

        CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !

        Bài Làm:

        1. Ví dụ các đồ vật, chi tiết, kết cấu có trong thực tế sử dụng các loại vật liệu cơ khí đã được liệt kê ở trên:

        • Kim loại đen có: xích xe đạp, nồi gang, hàng rào bằng gang, chi tiết xe máy bằng thép...
        • Kim loại màu có: ấm nhôm, nồi nhôm, nhẫn bạc, dây chuyền vàng...
        • Chất dẻo: ghế nhựa, khay nhựa, bàn nhựa, rổ nhựa, tủ nhựa, chai can nhựa, đồ chơi nhựa, bát nhựa, bàn nhựa...
        • Cao su: đệm giường, bóng bay, lốp xe máy, lốp xe ô tô, ủng cao su, găng tay cao su, dép cao su....

        2. Các đồ vật, chi tiết, kết cấu đó lại sử dụng loại vật liệu như vậy vì mỗi loại vật liệu có những đặc tính riêng và ưu điểm riêng. Người sản xuất căn cứ vào ưu điểm của mỗi loại vật liệu để chế tạo ra những sản phẩm tối ưu nhất để đưa vào phục vụ đời sống con người.

         Trong gia công cơ khí, để gia công một sản phẩm bất kì thì bản vẽ cơ khí là yếu tố quan trọng nhất. Nó đóng vai trò  quyết định đến hình dáng, kích thước chuẩn, độ chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tạo ra. Vậy bản vẽ cơ khí là gì?

        Mục lục bài viết

        • 1 Bản vẽ cơ khí là gì?
          • 1.1 Khái niệm bản vẽ cơ khí
          • 1.2 Phân loại
        • 2 Vai trò của bản vẽ cơ khí
        • 3 Yêu cầu cần thiết với bản vẽ cơ khí là gì?
        • 4 Tiêu chuẩn cần có đối với bản vẽ gia công cơ khí
        • 5 Đọc bản vẽ cơ khí có khó không?

        Bản vẽ cơ khí là gì?

        Khái niệm bản vẽ cơ khí

        Còn được biết đến với một tên gọi khác là bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ cơ khí là một sản phẩm của ngành kỹ thuật. Chúng là ngôn ngữ để các kỹ sư cơ khí mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật… của các vật thể, chi tiết.
        Bản vẽ cơ khí là
        sản phẩm của trí tuệ. Đây là kết quả của một quá trình tìm hiểu, tính toán, phác thảo kỹ lưỡng của các kỹ sư thiết kế khi họ xây dựng, chế tạo một sản phẩm cơ khí.

         Về cấu tạo, bản vẽ cơ khí bao gồm các hình biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật của một chi tiết hay một bộ phận. Tất cả đều được vẽ theo một quy tắc thống nhất và một tỷ lệ nhất định. Mà nhìn vào đó, người ta có thể biết được hình dạng, kết cấu, độ lớn, màu sắc… của chi tiết đó. 

        Ví dụ về bản vẽ cơ khí
        Việc xây dựng bản vẽ cơ khí vốn không hề dễ dàng

        Có hai cách biểu diễn bản vẽ kỹ thuật là bản vẽ dạng 2D và bản vẽ dạng 3D. Những năm trước đây bản vẽ 2D được xem như là ngôn ngữ chính trong sản xuất cơ khí. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của ngành khoa học máy tính, sự phát triển và hiện đại hóa của ngành máy công cụ mà giờ đây bản vẽ 3D đã khẳng định được vị thế và dần thay thế các bản vẽ 2D.

        Phân loại

        Có nhiều cách phân loại bản vẽ cơ khí: theo hình chiếu, theo ứng dụng và theo chức năng. Trong đó, phổ biến và dễ hiểu nhất là cách phân loại theo chức năng. Bao gồm  4 loại chính:

        • Bản vẽ chi tiết: Là bản vẽ riêng từng chi tiết thường đi kèm với một bản vẽ tổng thể. Bản vẽ chi tiết giúp người đọc hình dung cách sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo ra chi tiết đó. Nó được dùng trong chế tạo, kiểm tra, lắp giáp và vận hành các chi tiết máy.
        • Bản vẽ lắp giáp: Gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Bản vẽ lắp giáp được dùng chủ yếu trong thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm.
        • Bản vẽ tháo rời:  Được vẽ theo kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp giáp. Nó dùng để giải thích, quảng cáo, trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật.
        • Bản vẽ sơ đồ: Là bản vẽ phẳng gồm những ký hiệu đơn giản quy ước nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động của máy móc. Một số bản vẽ sơ đồphổ biến: Sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ điều khiển PLC…

         Xem thêm: 10 loại dụng cụ cơ khí phổ biến nhất.

        Vai trò của bản vẽ cơ khí

        Ví dụ về bản vẽ cơ khí
        Bản vẽ cơ khí có ý nghĩa quan trọng với quy trình sản xuất, gia công cơ khí

        Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm nhiều công đoạn riêng biệt khác nhau. Mỗi công đoạn cần đạt những tiêu chí, yêu cầu nhất định. Để hoàn tất quá trình này, bản vẽ cơ khí là kim chỉ nam không thể thiếu. Chúng góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng với độ chính xác cao. Và làm cho quá trình gia công, lắp giáp trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Có bản vẽ cơ khí, việc kiểm tra đánh giá sản phẩm sau khi hoàn thành cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Song song với đó, chúng còn giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm một cách anh toàn và hiệu quả.

        Yêu cầu cần thiết với bản vẽ cơ khí là gì?

         Một bản vẽ thiết kế trong lĩnh vực cơ khí cần phải thể hiện được đầy đủ hình dáng, kích thước và vật liệu sử dụng trong chế tạo sản phẩm. Sai số cho phép được gọi là dung sai sẽ áp dụng cụ thể cho từng chi tiết.

         Bản vẽ cơ khí cũng phải đảm bảo cho người đọc khi nhìn vào đó có thể hình dung ra cấu tạo, chức năng, vật liệu tạo thành và cách thức vận hành của sản phẩm, máy móc hay chi tiết đó. Đây chắc chắn là yêu cầu tối thiểu đối với mọi bản vẽ cơ khí.

        Tiêu chuẩn cần có đối với bản vẽ gia công cơ khí

         Có rất nhiều tiêu chuẩn cần thiết đối với bản vẽ cơ khí. Nhưng bất kỳ bản vẽ nào cũng cần đảm bảo các yếu tố sau:

        Ví dụ về bản vẽ cơ khí
        Bản vẽ cần đạt được những yêu cầu nhất định
        • Phải có độ chính xác cao. Điều này có nhờ sự tính toán kỹ lưỡng về quy trình cũng như thiết kế sản phẩm.
        • Cần thể hiện được tỷ mỉ từng chi tiết đồng nhất trên máy móc. Đồng thời, chúng cũng phải được thành lập dựa trên những chỉ tiêu, tiêu chuẩn thống nhất. Tất cả phải được xây dựng theo một quy ước chung.
        • Thể hiện rõ ràng hình dáng, đặc điểm của chi tiết thể hiện bên trong bản thiết kế.
        • Có sai số.
        • Giúp người dùng hình dung ra được sản phẩm có đặc điểm gì. Đồng thời biết quy trình, gia công sản phẩm cơ khí đó một cách hiệu quả nhất.

         Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên, nó mới có thể đáp ứng được là bản vẽ kỹ thuật. Từ đó, cho ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao và dễ dàng sử dụng theo đúng nhu cầu thiết kế.

         Người kỹ sư phụ trách chính trong việc thiết kế thường có nhiều năm kinh nghiệm. Thêm nữa là phải sáng tạo và am hiểu về các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực cơ khí.

        Đọc bản vẽ cơ khí có khó không?

        Đối với bả n vẽ lắp và tách chi tiết, quá trình đọc trải qua 4 bước:

        • B1: Tìm hiểu khái quát về bản vẽ
        • B2: Phân tích các hình vẽ trên bản vẽ
        • B3: Nghiên cứu kỹ chi tiết cần vẽ tách
        • B4: Kiểm tra toàn bộ chi tiết
        Ví dụ về bản vẽ cơ khí
        Việc đọc và chế tạo, gia công cơ khí theo bản vẽ không hề đơn giản

         Đối với bản vẽ chế tạo việc đọc sẽ phức tạp hơn. Nhưng cũng có thể tóm tắt thành 6 bước cơ bản:

        • B1: Đọc khung tên bản vẽ
        • B2: Đọc và phân tích các hình biểu diễn
        • B3: Đọc và phân tích các thông số kích thước
        • B4: Xác định độ nhám bề mặt
        • B5: Đọc các yêu cầu kỹ thuật
        • B6: Hình dung hình dáng chi tiết, các bước chế tạo và biện pháp công nghệ, phương pháp gia công. Đây là bước cuối cùng và quan trọng xác định chúng ta có thực sự hiểu hết các yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.

        Tóm lại để đọc được bản vẽ cơ khí ngoài việc trang bị cho mình kiến thức cơ bản. Bạn cần có sự tìm hiểu và học hỏi thêm ở những chuyên gia giỏi. Và càng tuyệt vời hơn nếu chúng ta phải có những trải nghiệm thực tế tại các xưởng gia công kim loại tấm

        Còn nếu như bạn đang lo lắng về việc đọc bản vẽ hay gia công cơ khí theo bản vẽ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm gia công cơ khí cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, Cơ khí Alpha Tech sẽ giúp bạn có được những sản phẩm chất lượng nhất.

        Thông tin liên hệ Alpha Tech – Gia công cơ khí chính xác:

        • Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
        • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
        • Email:   –