Ví dụ về hợp nhất doanh nghiệp ở Việt Nam

Hợp nhất doanh nghiệp là thuật ngữ không quá xa lạ với những người làm kinh doanh. Hợp nhất doanh nghiệp diễn ra phổ biến trên thị trường. Vậy bạn có biết hợp nhất doanh nghiệp cần đảm bảo điều kiện gì? Thủ tục ra sao không? Hãy cùng với TaxPlus tìm hiểu để nắm rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Hợp nhất doanh nghiệp là gì? Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Để bạn nắm rõ hơn về các vấn đề hợp nhất doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng điểm danh qua khái niệm hợp nhất này và xem điều kiện, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp là như thế nào nhé.

Hợp nhất doanh nghiệp là gì?

Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu theo định nghĩa quy định tại điều 194 Luật doanh nghiệp 2014 như sau: “Hai hoặc một số công ty [sau đây gọi là công ty bị hợp nhất] có thể hợp nhất thành một công ty mới [sau đây gọi là công ty hợp nhất], đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.

Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu theo định nghĩa quy định tại điều 194 Luật doanh nghiệp 2014

Qua đó chúng ta có thể hiểu đơn giản là hợp nhất doanh nghiệp chỉ là 1 trong 2 công ty sẽ chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền & nghĩa vụ của bên bị hợp nhất để tạo thành 1 công ty mới, người ta gọi đó là công ty hợp nhất. Đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất trên thương trường.

Ví dụ: Công ty A chuyển hết toàn bộ tài sản cho công ty B và tạo thành công ty C. Sau khi đã hợp nhất, công ty A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại cũ.

Điều kiện hợp nhất doanh nghiệp

Điều kiện để hợp nhất doanh nghiệp chỉ đơn giản là 2 công ty thỏa thuận với nhau dựa trên sự tự nguyện để có thể chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình cho công ty còn lại. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty đã bị hợp nhất.

Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp

Để thực hiện hợp nhất doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo thủ tục đầy đủ theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hợp nhất

  • Thực hiện lên kế hoạch và phê duyệt phương án kinh doanh tiền khả thi.
  • Thực hiện tìm kiểm, kiểm tra & phân tích về mức độ hợp pháp đối với trụ sở của doanh nghiệp.
  • Cần lên kế hoạch cho ý tưởng sau đó thực hiện kiểm tra mức độ hợp pháp đối với tên doanh nghiệp.
  • Cần phải xây dựng ngành nghề cho công ty được hợp nhất đảm bảo sự phù hợp với ngành nghề đã đăng ký trước đó.
  • Nghiên cứu và kiểm tra về quy định của pháp luật đối với người đại diện cho công ty được hợp nhất.
  • Xem xét và phân tích các quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề hợp nhất các doanh nghiệp để tránh vi phạm.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp

  • Cần đảm bảo chuẩn bị hồ sơ và tài liệu có liên quan đến thủ tục hợp nhất doanh nghiệp.
  • Xây dựng vấn đề về quy chế hoạt động công ty được hợp nhất.
  • Thực hiện xây dựng mô hình cũng như cơ cấu tổ chức của công ty được hợp nhất.

Để thực hiện hợp nhất doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo thủ tục đầy đủ

Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở kế hoạch & Đầu tư

  • Nếu như hồ sơ tiến hành hợp nhất đã chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ, cần tiến hành nộp cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ra phiếu nhận. Sau đó sẽ hẹn ngày trả kết quả.
  • Nếu hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đủ cần bổ sung, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả yêu cầu bổ sung cho doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh

  • Đến Sở kế hoạch & Đầu tư bạn cần xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.
  • Tiến hành nộp lệ phí Đăng ký kinh doanh đầy đủ theo luật.
  • Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh từ bộ phận trả kết quả.
  • Thực hiện thủ tục khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mới được thành lập.

–>Tìm hiểu Tại sao công ty phải khắc con dấu

Sáp nhập doanh nghiệp

Sát nhập doanh nghiệp là một trong những nhu cầu cần thiết trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay. Việc sát nhập doanh nghiệp là việc 2 hay nhiều công ty cùng thỏa thuận chia sử tài sản, thị trường, thị phần và thương hiệu với nhau để cùng hình thành doanh nghiệp mới với tên gọi khác hoặc gộp tên của 2 doanh nghiệp trước đó. Việc sát nhập doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới, cụ thể:

Những lợi ích khi sát nhập doanh nghiệp

  • Sát nhập giúp mở rộng quy mô của doanh nghiệp: Khi 2 hay nhiều doanh nghiệp sát nhập lại với nhau cũng đồng nghĩa với việc vốn, lao động, thị trường, thương hiệu… sẽ được tăng thêm. Từ đó mở rộng hơn về quy mô vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn, khả năng chia sẻ lại các rủi ro hay tăng cường được tính minh bạch về tài chính của công ty đã sát nhập.
  • Mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho cả 2 bên khi dựa vào quy mô đã được mở rộng đó để thâm nhập vào thị trường của nhau mà 2 công ty thực hiện sát nhập đã có và phát triển trước đó. Doanh nghiệp sẽ có thêm 1 dây chuyền mới, có thêm phạm vi để phân phối sản phẩm, mở rộng thêm các chi nhánh, dự án hay văn phòng giao dịch… Ngoài ra thì việc mở rộng được quy mô cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí trong kinh doanh và giảm thiểu được sự trùng lặp trong mạng lưới phân phối giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí về quản lý…
  • Sau khi thực hiện sát nhập, do 2 công ty trước đó đã có những lợi thế sẵn và được tận dụng, khai thác cho việc kinh doanh. Nhờ đó thị phần của doanh nghiệp cũng sẽ tăng, các mối quan hệ khách hàng, đối tác cũng sẽ được tận dụng, khả năng bán chéo sản phẩm cho các thị trường cũng sẽ được tăng cao và đem lại hiệu quả khi kinh doanh.

Sát nhập doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích

Hợp đồng sát nhập doanh nghiệp

Để đảm bảo hợp đồng sát nhập được thực thi trọn vẹn thì cần có những nội dung cơ bản sau:

  • Có nội dung về tên gọi công ty, địa chỉ trụ sở chính của CTNSN và CTBSN.
  • Có nội dung về thủ tục và điều kiện sáp nhập.
  • Có nội dung về phương án sử dụng lao động.
  • Có nội dung về thời hạn thực hiện sáp nhập.
  • Có nội dung về thủ tục, cách thức, thời hạn & điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, trái phiếu và cổ phần của CTBSN thành phần vốn góp, trái phiếu, cổ phần của CTNSN.

Chia tách doanh nghiệp

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về chia tách doanh nghiệp dưới đây cùng với TaxPlus để nắm rõ hơn.

Chia doanh nghiệp

Hình thức chia doanh nghiệp được áp dụng dành cho những công ty thuộc loại hình công ty TNHH & công ty cổ phần. Theo quy định thì với công ty TNHH, công ty Cổ phần có thể chia cổ đông, tài sản và thành viên công ty để tiến hành thành lập 2 hay nhiều doanh nghiệp khác.

Hình thức chia doanh nghiệp được áp dụng dành cho những công ty thuộc loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần

Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp được hiểu là việc tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó việc tách doanh nghiệp cũng có thể áp dụng dành cho công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thông qua việc chuyển 1 phần trong tài sản, quyền & nghĩa vụ của công ty hiện có để tiến hành thành lập 1 số những công ty TNHH khác hay công ty CP mới mà vẫn giữ nguyên sự tồn tại của công ty bị tách.

Lời kết

Qua những gì chúng tôi chia sẻ bạn đã hiểu về các vấn đề hợp nhất, sát nhập và chia tách doanh nghiệp rồi chứ? Nếu bạn đang cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào, có thể liên hệ với TaxPlus để được tư vấn kỹ hơn qua liên hệ sau:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: //taxplus.vn/

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Bài viết liên quan

  • Rate this post Công ty đối nhân và công ty đối vốn là một trong những loại hình doanh nghiệp được rất...

  • Phân biệt ưu & nhược điểm giữa trách nhiệm vô hạn - trách nhiệm hữu hạn của loại hình doanh nghiệp Việt...

  • Rate this post Hóa đơn điện tử là một trong những loại hóa đơn được ứng dụng rất nhiều trong các doanh...

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

Chọn đánh giá

Thật tuyệt, cảm ơn bạn đã đánh giá, nếu cần bổ sung điều gì hãy viết vào ô đánh giá bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe bạn.

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Video liên quan

Chủ Đề