Ví dụ về kinh tế tư nhân

Ảnh minh họa [Nguồn:TTXVN]

Ngày 19/10, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam [Aus4Reform], Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [CIEM] tổ chức Hội thảo công bố báo cáo “Nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong giai đoạn mới.”

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến, Phó Trưởng ban, Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM cho biết, trong 5 năm qua, số lượng doanh nghiệp tư nhân lọt vào trong danh sách top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ngày càng nhiều. Thậm chí, đã có 6 đơn vị lọt vào danh sách những doanh nghiệp lớn của châu Á và thế giới.

“Bên cạnh đó, kinh tế tư nhân đóng góp tới 40% GDP, hỗ trợ hàng triệu người lao động có việc làm với mức lương bình quân 8,3 triệu đồng/tháng vào năm 2020. Điều này cho thấy, khối kinh tế tư nhân ngày càng có vị thế quan trọng trong nền kinh tế,” Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến nhấn mạnh.

Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2011, cho tới nay, khối kinh tế tư nhân đã tăng trưởng về cả số lượng và chất lượng. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng đều mỗi năm, nếu như trong giai đoạn 2006 - 2014, mỗi năm có khoảng 70.900 doanh nghiệp thành lập mới, thì trong giai đoạn 2015 - 2020, con số này tăng lên 122.500 doanh nghiệp/năm.

Số lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động cũng tăng lên đáng kể. Ví dụ, năm 2011 có khoảng 325.000 doanh nghiệp tư nhân hoạt động, thì sang năm 2019 đã tăng lên 647.000 doanh nghiệp. Cùng với đó, quy mô vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, từ 6.875 nghìn tỷ đồng năm 2011, lên 24.024 nghìn tỷ đồng vào 2019, tăng gấp gần 3,5 lần.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến, năng lực của khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế. Năng lực cạnh tranh thấp với năng lực nội tại yếu, chậm được cải thiện.

Khu vực kinh tế tư nhân đông về số lượng nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, siêu nhỏ, thiếu vắng doanh nghiệp quy mô lớn và vừa; trình độ công nghệ, trình độ quản trị không cao, khả năng liên kết, hợp tác kinh doanh hạn chế, năng lực tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn yếu; hiệu quả hoạt động còn thấp và chưa đồng đều.

[Bản lĩnh doanh nhân Việt trước khó khăn, thách thức từ đại dịch]

Không những thế, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự tương ứng với số lượng, quy mô và chưa phản ánh đúng tiềm năng. Đặc biệt, năng lực chống chịu trước “cú sốc” đại dịch COVID-19 còn hạn chế. Tình trạng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh trở nên phổ biến.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định bao gồm cả nguyên nhân nội tại và nguyên nhân từ cơ chế, chính sách của Nhà nước. Thực tế, những yếu kém trong nội tại vừa là hạn chế vừa là nguyên nhân cản trở quá trình nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, có những chính sách hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả hoặc chậm thực hiện, doanh nghiệp khó tiếp cận.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến cho biết, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, điều hành thiếu nhất quán, đặc biệt ở địa phương trong giai đoạn dịch COVID-19, môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, tình trạng phân biệt đối xử vẫn diễn ra

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho biết, mặc dù, kinh tế tư nhân của Việt Nam đang từng bước trưởng thành và ghi đậm dấu ấn trên trường thế giới, song vẫn chưa thể vượt qua cái “bóng” khổng lồ của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FDI]. Điều này đã dẫn đến hiện tượng, các doanh nghiệp “nội” đang thua ngay chính sân nhà.

Phó Giám sư Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, khối kinh tế tư nhân đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, cùng các bộ, ngành, địa phương.

Thế nhưng, có rất nhiều chính sách rất mạnh hỗ trợ khối các doanh nghiệp FDI, thì doanh nghiệp tư nhân lại không có. Vì vậy, Phó Giám sư Tiến sỹ Trần Đình Thiên nhấn mạnh, các chính sách hỗ trợ cần phải có công bằng, không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp FDI.

Ông Thiên cũng nhấn mạnh, ngay cả trước đây, khi chưa có nhiều chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp tư nhân, nhất là khối doanh nghiệp từ Đông Âu trở về đều đã vượt qua nghịch cảnh rất tốt. Do đó, nếu có thêm chính sách hỗ trợ, chắc chắn sẽ là một xung lực cho khối kinh tế tư nhân phát triển.

Để nâng cao năng lực của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Thị Luyến cho rằng, trước mắt, Chính phủ cần tập trung vào các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Đối với bản thân các chủ thể khu vực kinh tế tư nhân, để tận dụng được cơ hội cũng như khắc phục những hạn chế, cần chú trọng nâng cao chất lượng, quy mô để đảm đủ lớn về quy mô, đáp ứng yêu cầu chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng Việt.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần phối hợp với nhau, tập hợp các doanh nghiệp cùng ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng chia sẻ cơ hội, khó khăn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với những bất định như thiên tai, dịch bệnh…/.

Thúy Hiền [TTXVN/Vietnam+]

Tin tức / Thông tin Kinh tế – Xã hội

A+ | A | A-

Chỉ khi kinh tế tư nhân phát triển mới có dân giàu, nước mạnh

Người đăng: Administrator Account Ngày đăng: 9:11 | 22/05 Lượt xem: 72880

Ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Khi đánh giá về khát vọng làm giàu của các nhà tư bản, nhà kinh tế học người Anh T.J.Dunning [1799 - 1873] có câu nói nổi tiếng: “Với một lợi nhuận thích đáng tư bản trở nên can đảm. Được đảm bảo 10% lợi nhuận, người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% là hoạt bát hẳn lên; được 50% trở nên thật sự táo bạo …”.

Câu nói được hiểu dưới góc độ lòng tham của các nhà tư bản làm giàu bằng mọi giá ở giai đoạn Chủ nghĩa Tư bản bản hoang dã. Cách hiểu đó không sai trong của hoàn cảnh lịch sử giai đoạn đó, không những vậy ngày nay ở đâu đó vẫn đúng.

Tuy nhiên nếu có cái nhìn khách quan và thực tế, sẽ thấy khát vọng làm giàu chân chính của con người đã sản sinh ra kinh tế thị trường và cũng là động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và nền văn minh nhân loại.

Nếu con người không có khát vọng làm giàu thì làm sao thế giới có những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh với những thương hiệu và đẳng cấp danh tiếng toàn cầu như: Ford Motor, Microsoft; Mercedes-Benz; Peugeot; Toyota, Sony; Samsung, Kia Motor…

Những tập đoàn, công ty tư nhân hàng đầu ở các nước công nghiệp phát triển luôn đóng vai trò đầu tàu đưa quốc gia trở thành những cường quốc kinh tế. Đó cũng là những thương hiệu mang lại niềm kiêu hãnh cho người dân của các quốc gia đó.

Ngày nay, ở các nước phát triển, thành phần kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, l
à nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Ảnh: Lê Anh Dũng

Không ai khác, chính những tập đoàn và công ty đó cùng với các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tư nhân ở các nước phát triển đã mang lại công ăn việc làm cùng khối lượng của cải khổng lồ không chỉ cho riêng các chủ doanh nghiệp mà cho toàn xã hội, đáp ứng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của con người.

Ngày nay, ở các nước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 85% GDP, là nền tảng và là trụ cột đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, vững mạnh.

Đồng thời bằng chính sách điều tiết thu nhập các giai tầng trong xã hội, khát vọng làm giàu của con người ở các quốc gia phát triển là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất tạo tiềm lực tài chính để thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội tiến bộ. Điển hình là quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan…

Ở Việt Nam, từ năm 1954 [với miền Bắc] và từ năm 1975 [trên phạm vi cả nước] đến trước thời kỳ đổi mới cả nước năm 1986, do ảnh hưởng của mô hình CNXH Xô viết, kinh tế thị trường bị kỳ thị, tẩy chay do vậy trừ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, còn lại kinh tế tư nhân, trước hết là các doanh nghiệp tư nhân bị xóa sổ.

Vì vậy năng lực và động lực sáng tạo của con người trong sản xuất kinh doanh vươn lên làm giàu cho bản thân và cho đất nước gần như bị triệt tiêu; sức sản xuất bị kìm hãm, đình đốn; đời sống nhân dân cả nước lâm vào đói nghèo, thiếu ăn.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI [năm 1986], đã đề ra đường lối Đổi mới, với chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần từ mô hình kinh tế đơn thành phần là nhà nước.

Đảng thừa nhận kinh tế thị trường là phương thức phát triển kinh tế năng động nhất mà nhân loại đã tìm ra, là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chứ không phải chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Đây là bước ngoặt về đổi mới tư duy của Đảng, mở đường cho đất nước phát triển, để người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Tuy nhiên, từ chỗ kỳ thị kinh tế thị trường chuyển sang thừa nhận và phát triển kinh tế thị trường, Việt Nam không tránh khỏi tình trạng “rón rén”, “dò đá qua sông” khi phát triển kinh tế tư nhân trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân.

Sau hơn 30 năm Đổi mới, đến tháng 6/2017, lần đầu tiên Ban chấp hành Trung ương [khóa XII] ban hành Nghị quyết “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Mặt khác, quán tính của mô hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung cùng với tư tưởng giáo điều, cửa quyền, hệ thống xin-cho còn phủ đầy, nguồn lực vẫn tập trung phần lớn trong tay nhà nước vẫn lực cản lớn đối với sự hồi sinh kinh tế tư nhân, đặc biệt là với doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong hơn ba thập kỷ vừa qua.

Lực cản đó được thể hiện bằng hàng nghìn giấy phép con. Đây là “cái gậy” để các ngành, các cấp hành các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân mà trong vô vàn trường hợp là để trục lợi, tư lợi.

Trong khi các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI được trải thảm đỏ, được ưu đãi mọi mặt từ đất đai, vay vốn, thuế…thì doanh nghiệp tư nhân trong nước không những không được ưu đãi gì lại phải lo lót đủ các loại phí bôi trơn. Đến mức, ông Nguyễn Sinh Hùng khi đang là Chủ tịch Quốc hội phải thốt lên: “Thủ tục để được cấp chứng chỉ hành nghề bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm! Vì sao? Vì phải có tiền người ta mới cấp”.

Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Doanh nghiệp muốn tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần phải trả 0,7-1 đồng tiền chi phí không chính thức”.

Những lực cản trên đây khiến kinh tế tư nhân của Việt Nam èo uột, không lớn nổi. Hàng năm, một số lượng rất lớn doanh nghiệp tư nhân phải ngừng hoạt động hoặc bị giải thể. Trong hai năm 2017 - 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động so với số doanh nghiệp thành lập mới lần lượt là 47,73% và 69,05%; gần 50% doanh nghiệp của tư nhân kinh doanh thua lỗ.

Trong những năm gần đây, tỉ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP có xu hướng giảm, từ 43% [1995], 39% [2010] và 38% [2017]. Tỉ trọng của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong GDP chỉ 8,64% [2017], theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đều xác định kinh tế tư nhân là động lực, là xương sống của nền kinh tế. Từ đó nhà nước tạo mọi điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển. Nhờ vậy, giai đoạn đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đều đạt hai con số, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…

Còn Việt Nam, trong khoảng hai thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 6,8%. Thu nhập GDP theo đầu người của Việt Nam năm 2018 chỉ đứng thứ 136/168 nước tham gia xếp hạng của thế giới, theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Mặc dù kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, nhưng xét theo số tuyệt đối, GDP bình quân đầu người của thế giới ngày một doãng xa so với Việt Nam. Cách đây 30 năm, GDP bình quân đầu người của thế giới hơn của Việt Nam 3.900 USD, nhưng nay đã vọt lên hơn 7.500 USD, gần gấp đôi, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái.

Không chỉ vậy, nền kinh tế Việt Nam, lệ thuộc quá lớn vào khu vực FDI, khi thành phần kinh tế này chiếm trên 70% giá trị sản xuất công nghiệp và trên 70% giá trị xuất khẩu.

Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu và quá lệ thuộc vào khu vực FDI, trước hết phải đặt kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước đúng vị thế vốn có của nó trong nền kinh tế thị trường.

Trân trọng khát vọng làm giàu chính đáng của người dân, coi đó là động lực phát triển của quốc gia. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh cải cách thể chế, để người dân được làm những gì pháp luật không cấm, cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Từ thực tiễn phát triển mấy trăm năm của kinh tế thị trường trên thế giới cùng những thành công và chưa thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế, cho thấy chỉ khi kinh tế tư nhân được phát triển theo đúng các quy luật của kinh tế thị trường thì mới có dân giàu, nước mạnh. Tuy nhiên, điều kiện đủ của mục tiêu cao cả này là sự vận hành khoa học của thể chế nhà nước.

Tác giả: Nguyễn Huy Viện [Theo báo việt nam net]

Nguồn tin: //vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/chi-khi-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-moi-co-dan-giau-nuoc-manh-533536.html

[Trở về]

Các tin mới:

12345678910...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam [Ngày đăng: 16:05 | 27/07 ]
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước [Ngày đăng: 8:20 | 27/07 ]
Quảng Nam cam kết giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 [Ngày đăng: 10:36 | 26/07 ]
Tháo gỡ điểm nghẽn giải phóng mặt bằng và giải ngân [Ngày đăng: 7:56 | 21/07 ]
Phân tích các điểm nghẽn làm chỉ số PCI của Quảng Nam tụt hạng [Ngày đăng: 16:42 | 19/07 ]
Thẩm tra về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2022: Chỉ rõ hạn chế, bổ sung giải pháp [Ngày đăng: 11:21 | 18/07 ]
Bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV [Ngày đăng: 9:52 | 17/06 ]

Các tin khác:

12345678910...

Dễ hình thức, nếu giảm đại biểu chuyên trách các Ban [Ngày đăng: 7:17 | 13/05 ]
Đưa nghị quyết vào cuộc sống [Ngày đăng: 10:31 | 04/05 ]
Sơ kết vụ sản xuất Đông Xuân 2018 - 2019 [Ngày đăng: 10:14 | 16/04 ]
“Chậm lớn” vì khó tiếp cận vốn vay [Ngày đăng: 19:55 | 25/03 ]
"Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi phải trở thành cực tăng trưởng mới, có sức lan tỏa trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên" [Ngày đăng: 19:47 | 25/03 ]
Chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp [Ngày đăng: 8:16 | 13/03 ]
Thủ tướng: Miền Trung cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy phát triển [Ngày đăng: 14:34 | 18/02 ]

Video liên quan

Chủ Đề