Vị dự về tiềm lực khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ảnh: BGP/Trâm Anh

Mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Kết luận số 50-KL/TW của Ban Bí thư. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về vai trò, vị trí của KHCN. Phát triển KHCN gắn với nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh phù hợp với từng giai đoạn.

Theo kế hoạch, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và tổ chức triển khai nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về KHCN nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí quan trọng của KHCN trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Rà soát chuyên đề văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong 5 năm [2015 - 2020] về KHCN; tập trung vào các lĩnh vực có liên quan như: đầu tư, tài chính, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ. Qua đó, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế, ban hành mới cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình KT-XH ở địa phương.

Tăng cường tiềm lực KHCN. Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước về KHCN. Quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trọng dụng cán bộ KHCN. Củng cố hệ thống hội đồng KHCN các cấp. Các trường đại học, cao đẳng chú trọng gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống.

Thực hiện lộ trình giao tự chủ đối với các tổ chức KHCN công lập. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức KHCN công lập theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối.

Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích nghiên cứu, xây dựng đề án, thành lập Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao.

Đầu tư tiềm lực cho Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ thành tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá, chuyển giao công nghệ. Tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển cho KHCN, xây dựng các vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho hoạt động KHCN. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN. Cùng với ngân sách tỉnh, các địa phương cần chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu ngân sách địa phương cho hoạt động KHCN trên địa bàn.

Cùng đó, cơ cấu lại các nhiệm vụ KHCN phục vụ phát triển KT-XH. Tập trung nguồn lực triển khai các định hướng nghiên cứu ứng dụng KHCN chủ yếu theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh các phong trào về sáng kiến, sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Thúc đẩy phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp KHCN và Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh hợp tác công - tư trong việc thực hiện nhiệm vụ KHCN. Tăng cường liên kết giữa tổ chức KHCN với doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh.

Trâm Anh


Dây chuyền sản xuất chè xuất khẩu ứng dụng công nghệ mới ở Nhà máy chè Thanh niên, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn.

PTĐT - Khoa học và công nghệ [KH&CN] là một trong những cơ sở đảm bảo cho việc xây dựng các định hướng chiến lược cũng như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm, chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực KH&CN và đạt được kết quả tích cực trên một số lĩnh vực. 

Công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực KH&CN được tỉnh quan tâm chú trọng, tạo cơ sở, hành lang pháp lý, cơ chế để KH&CN phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Tỉnh đã dành kinh phí để đầu tư cho hoạt động KH&CN như: Nghiên cứu và triển khai các đề tài, dự án…; hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị; hoạt động sự nghiệp KH&CN… Các sở, ban, ngành và huyện, thành, thị cũng đã triển khai các chủ trương, chính sách, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, mục tiêu về vấn đề thu hút, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.  Nhờ chính sách của tỉnh, hàng năm, số lượng đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Có nhiều dự án điển hình như: Đầu tư xây dựng các Trung tâm KH&CN; mua sắm trang thiết bị tăng cường khả năng kiểm định phương tiện đo lường, thử nghiệm chất lượng hàng hóa cho Trung tâm kỹ thuật đo lường thử nghiệm, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; đầu tư xây dựng Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho nông sản hàng hóa và tăng nhanh tỷ lệ nông lâm sản chế biến cho các cơ sở sản xuất, nhất là trong chế biến hàng hóa xuất khẩu. Tiềm lực KH&CN của tỉnh đã được tăng cường đáng kể trên các mặt tổ chức, đội ngũ cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất. Mạng lưới các tổ chức KH&CN được tăng cường, đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 120 tổ chức, trong đó có 9 tổ chức KH&CN của Trung ương, 30 trung tâm, cơ sở dịch vụ KH&CN, 2 trường Đại học, 18 trường cao đẳng và trung cấp, 30 cơ sở đào tạo, dạy nghề, 36 phòng thí nghiệm về các lĩnh vực hóa, lý, sinh học, xây dựng, giấy, thực phẩm, đồ uống, môi trường; nhân lực hoạt động trong lĩnh vực KH&CN đạt trên 1.800 người. Đặc biệt đã hình thành tương đối đồng bộ hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN trên lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, trong đó có nhiều Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành của Trung ương trên địa bàn tỉnh. Ngân sách chi cho sự nghiệp KH&CN của các cấp, doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN ngày càng tăng. Đây là tiềm năng lớn cho sự nghiệp KH&CN của tỉnh.

Mô hình nuôi gà mía sử dụng đệm lót an toàn sinh học của anh Nguyễn Văn Kiểm ở xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm. Đầu tư vào KH&CN là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Xác định được điều đó, nhiều doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đã đầu tư, ứng dụng đổi mới công nghệ vào sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động địa phương. Trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu KH&CN có tính ứng dụng cao vào thực tế, tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với KH&CN, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điển hình như việc nghiên cứu công nghệ sản xuất trà cốm gạo lứt từ chè xanh kết hợp với cốm gạo lứt, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chè đậu nành túi lọc và chè râu ngô hòa tan; nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị phân loại nguyên liệu chè xanh hái máy công suất 0,8 - 1 tấn/giờ, góp phần nâng cao chất lượng chè xanh, đa dạng hóa sản phẩm chè xanh chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu chè xanh Phú Thọ… Việc đầu tư, ứng dụng KH&CN vào sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đưa sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh phát triển vững chắc, đặc biệt đối với việc tăng năng suất, sản lượng lương thực. Nhờ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, chăn nuôi an toàn, nhiều thương hiệu đã được công nhận, bảo hộ địa lý, điển hình như: Bưởi Đoan Hùng, gà nhiều cựa Xuân Sơn, mì gạo Hùng Lô, khoai tầng vàng Thanh Sơn…  Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện hơn 120 đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp tỉnh với tổng kinh phí hơn 200 tỷ đồng bám vào 7 lĩnh vực KH&CN trọng điểm. Các đề tài, dự án đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất và đời sống, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo lập và phát triển các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, phát triển nguồn gen các cây bản địa của địa phương. Một số quy trình công nghệ, sản phẩm được nghiên cứu tạo ra đã từng bước được thương mại hóa, chào bán.

Xác định KH&CN có vai trò quyết định đến sự phát triển KT - XH, thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN, xây dựng chính sách khuyến khích hình thành hệ thống các tổ chức KH&CN; tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực ngoài địa phương; tỉnh cũng sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ hoạt động KH&CN. Ngành KH&CN tiếp tục tham mưu cho tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, đào tạo, giáo dục; tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh…

Video liên quan

Chủ Đề