Ví dụ về tín dụng quốc tế

Tín dụng tư nhân quốc tế [tiếng Anh: International Private Loans] là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay.

Tín dụng tư nhân quốc tế

Khái niệm

Tín dụng tư nhân quốc tế trong tiếng Anh là International private loans.

Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay. 

Đặc điểm

- Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Quan hệ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận vốn là quan hệ vay nợ.

- Người tiếp nhận đầu tư chỉ có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn.

- Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. Lãi suất cho vay có thể cố định hoặc không, có thể thay đổi tuỳ theo lãi suất cho vay trên thị trường tuỳ thuộc vào đàm phán giữa hai bên. 

Như vậy thu nhập của chủ đầu tư không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng tiếp nhận vốn đầu tư. Do độ rủi ro của hình thức đầu tư này thấp hơn nên thu nhập của nó cũng thường thấp hơn các hình thức đầu tư khác.

- Các khoản cho vay thường là bằng tiền, không kèm theo máy móc thiết bị, công nghệ, bí quyết hay chuyển giao công nghệ.

- Đơn vị cung cấp vốn tuy không tham gia quản lý điều hành hay kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, dự án sử dụng vốn, nếu đối tượng tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không có hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay thì chủ đầu tư có quyền đòi tiền trước.

Chủ đầu tư có thể yêu cầu về bảo lãnh, hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro, đồng thời có quyền sử dụng những tài sản đã thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp các doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ, phá sản..

-> Đối với đối tượng tiếp nhận đầu tư: Không phụ thuộc vào kinh tế của chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không can thiệp vào việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tính ổn định không cao do nhà đầu tư có thể đòi nợ sớm hoặc rút vốn khi đối tượng tiếp nhận đầu tư làm ăn thua lỗ.

-> Đối với chủ đầu tư: ưu điểm là vốn đầu tư ít, rủi ro ít, thu nhập không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được ưu tiên thanh toán nếu doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên nhược điểm là lợi nhuận không cao.

Phân loại

- Tín dụng thương mại quốc tế. Ví dụ: tín dụng xuất khẩu [trả trước đề người bán sản xuất hàng hoá], tín dụng nhập khẩu [bán hàng trả chậm], …

- Đầu tư trái phiếu nước ngoài. Đây cũng là một trong những hình thức đầu tư chứng khoán nước ngoài. Vậy nên cách phân loại ở đây cũng chỉ có ý nghĩa tương đối.

[Theo Tài liệu Đầu tư nước ngoài, chuyên SV]

Tín dụng là gì  Tìm hiểu về các loại tín dụng phổ biến hiện nay

Quảng cáo

Nội dung chính

  • Tín dụng là gì  Tìm hiểu về các loại tín dụng phổ biến hiện nay
  • Tín dụng là gì?
  • Vai trò của tín dụng
  • Với các cá nhân
  • Với bản thân các ngân hàng/tổ chức tài chính
  • Với nền kinh tế chung
  • Phân loại tín dụng
  • Dựa theo thời hạn tín dụng
  • Dựa theo đối tượng tín dụng
  • Dựa theo mục đích sử dụng vốn
  • Dựa theo chủ thể tín dụng
  • Dựa theo lãnh thổ hoạt động
  • Một số khái niệm liên quan khác
  • Vay tín dụng là gì?
  • Thẻ tín dụng là gì?
  • Cấp tín dụng là gì?
  • Quan hệ tín dụng là gì?

Tín dụng là gì? Vai trò và đặc điểm của credit? Nó được phân ra thành bao nhiêu loại? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Tín dụng là gì?

Tín dụng tiếng anh là Credit là sự vay mượn hay nói một cách rõ ràng hơn nó là mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay với người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.

Tín dụng là gì?

Tín dụng trong tiếng Anh là Credit. Nó có gốc là từ Creditium  một cụm từ tiếng Latin, có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.

Trong đó, người đi vay là các cá nhân, đơn vị, tổ chức còn người cho vay chính là ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Sản phẩm dùng để vay và cho vay thường là tiền mặt hoặc các loại hàng hóa.

Mối quan hệ vay và cho vay ấy có các quy định cũng như những ràng buộc riêng, ví dụ như hình thức vay thế chấp, vay tín chấp

Ngoài ra, nhắc đến tín dụng thì ai cũng biết rằng nó gắn liền với lãi suất. Các khoản vay tín dụng đều có mức lãi suất cụ thể, theo đúng như quy định của phía cho vay. Người đi vay có trách nhiệm chấp nhận và trả lãi suất đúng hạn.

Tìm hiểu: Tín dụng đen là gì? Hiểu đúng để tránh  bẫy vay lãi

Vai trò của tín dụng

Tiếp nối phần khái niệm tín dụng là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vai trò của nó đối với các cá nhân, ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế quốc gia.

Với các cá nhân

Như chúng ta đã biết, một người muốn mua nhà hay xe hơi thì phải có một khoản tiền lớn! Thế nhưng, những bạn trẻ mới đi làm hoặc những người lao động có thu nhập thấp lại không có đủ vốn tích lũy để mua sắm những thứ ấy. Họ cũng không thể chờ đến khi già, có đủ tiền tích lũy rồi mới bắt đầu mua nhà, mua ô tô.

Vậy họ phải làm sao? Những khó khăn ấy của họ hoàn toàn có thể giải quyết được nhờ vào tín dụng. Họ có thể mua trả góp đối với nhà, xe hay những tài sản giá trị khác rồi tích cóp tiền để trả dần cho ngân hàng cho đến khi hết nợ.

Vai trò của tín dụng

Với bản thân các ngân hàng/tổ chức tài chính

Cho vay là một trong những mục đích tồn tại chính của các ngân hàng/tổ chức tài chính. Việc cho vay và tính lãi suất sẽ đem về nguồn lợi nhuận lớn cho các tổ chức tín dụng này. Nhờ đó mà họ có thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp về mặt công nghệ Nói chung, phát triển tốt mảng tín dụng sẽ mang về cho các ngân hàng những lợi ích không thể chối cãi.

Với nền kinh tế chung

Trong thời đại hội nhập như hiện nay, việc vay nợ từ các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế đã trở thành một nhu cầu bức thiết đối với tất cả các quốc gia đang phát triển trên thế giới và Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Việc vay vốn này sẽ giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân cũng nhờ thế mà được nâng cao và cải thiện hơn.

Việc cho vay tiêu dùng trong nước cũng cần được đẩy mạnh để giúp giảm bớt tình trạng giảm phát và xử lý phần nào những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra cho lĩnh vực xuất khẩu của nước ta.

Phân loại tín dụng

Tín dụng có thể được phân chia bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại thường thấy:Quảng cáo

Dựa theo thời hạn tín dụng

  • Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn không quá 12 tháng; phục vụ cho nhu cầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân hoặc vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp.

Dựa vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
  • Tín dụng trung hạn: Thời hạn > 12 tháng cho đến 60 tháng; phục vụ cho các mục đích như: các cá nhân vay vốn để xây nhà/mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn hoặc các doanh nghiệp vay vốn để mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng quy mô
  • Tín dụng dài hạn: Thời hạn > 60 tháng; phục vụ cho nhu cầu vay tiền để làm các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất quy mô lớn

Dựa theo đối tượng tín dụng

  • Tín dụng vốn lưu động: Mục đích tồn tại là để tạo thành vốn lưu động cho doanh nghiệp hoặc một số chủ thể kinh tế khác.
  • Tín dụng vốn cố định: Mục đích tồn tại là để tạo thành vốn cố định cho doanh nghiệp hoặc một số chủ thể kinh tế khác. Nó được thực hiện dưới 2 hình thức là cho vay trung hạn và dài hạn.

Dựa theo mục đích sử dụng vốn

  • Tín dụng tiêu dùng: Nó được cấp cho các cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ.
  • Tín dụng sản xuất  lưu thông hàng hóa: Nó được cấp cho doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để họ thực hiện việc kinh doanh, sản xuất hàng hóa của mình.

Dựa theo chủ thể tín dụng

  • Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
  • Tín dụng thương mại: Là mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, thể hiện dưới các hoạt động mua/bán chịu hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng.
  • Tín dụng Nhà nước: Là mối quan hệ tín dụng giữa Nhà nước và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nhà nước có thể là đối tượng cho vay cũng có thể là đối tượng đi vay.

Dựa theo lãnh thổ hoạt động

  • Tín dụng nội địa: Mối quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
  • Tín dụng quốc tế: Mối quan hệ tín dụng phát sinh giữa quốc gia này với quốc gia khác hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tín dụng/tài chính quốc tế
Tham khảo thêm: Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

Một số khái niệm liên quan khác

Vay tín dụng là gì?

Vay tín dụng là biểu hiện cho mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Nói một cách rõ ràng hơn, nó là hình thức cấp vốn mà ngân hàng dành cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay tiền. Thời hạn vay hay mức lãi suất đều đã được ngân hàng quy định rõ ràng và đối tượng vay vốn phải tuân thủ nghiêm chỉnh.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng [còn có tên gọi khác là Credit Card] là loại thẻ cho phép người dùng vay tiền của ngân hàng để chi trả cho các nhu cầu của họ rồi sau đó trả lại khoản tiền đã vay cho ngân hàng.

Nói chung với loại thẻ này, bạn không cần phải có tiền trong thẻ mà vẫn có thể chi tiêu, mua sắm, du lịch, ăn uống thoải mái. Dĩ nhiên ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một hạn mức tín dụng và bạn chỉ được phép chi tiêu trong hạn mức ấy mà thôi.

Xem thêm:Hạn mức tín dụng là gì? Cần biết điều này khi mới dùng thẻ tín dụng [KINH NGHIỆM]

Cấp tín dụng là gì?

Cấp tín dụng trong tiếng Anh được gọi là credit extension.

Nó đã được định nghĩa rõ ràng tại Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010, cụ thể như sau:

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Thẻ tín dụng là gì?

Quan hệ tín dụng là gì?

Quan hệ tín dụng được lý giải là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay. Nó còn được hiểu là biểu hiện của mối quan hệ kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tín dụng; mục đích là để đáp ứng nhu cầu vay vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống.

Qua bài viết trên đây, News.timviec.com.vn đã gửi đến bạn nhiều thông tin liên quan đến mảng tín dụng như: tín dụng là gì, vai trò của tín dụng, cách phân loại và một số khái niệm liên quan khác. Mong rằng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích!

Quảng cáo

Chủ Đề