Vì sao bị chuột rút liên tục

10:34, 03/09/2019

Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa.

Vì sao bị chuột rút liên tục

Chuột rút sẽ gây nguy hiểm khi đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, hoặc khi đang lái xe.

Chuột rút cơ bắp thường không phải là một bệnh nghiêm trọng và có thể được xử lý bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, theo The Siver Post.

1. Kéo căng: Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế. Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây. 

2. Chích lể cơ bắp: Phương pháp này thường được áp dụng cho các vận động viên. Chỉ cần dùng một cây kim để chích vào chỗ bị chuột rút. Cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng.

4. Làm ấm: Làm ấm là cách hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau. Sử dụng một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng áp vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt giúp cải thiện lưu lượng máu. Tắm nước ấm cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút, theo The Siver Post.

5. Uốn cong ngón chân: Đây là cách dễ nhất để xử lý chuột rút ở bàn chân và ngón chân. Nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Có thể rất đau. Nhưng sẽ nhanh chóng hết bị chuột rút.

Vì sao bị chuột rút liên tục

Nguyên nhân gây ra chuột rút:

- Uống không đủ nước: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút là không đủ nước.

- Ăn uống thiếu chất: Chuột rút xảy ra chủ yếu do thiếu canxi, magiê, kali và natri.

- Không làm ấm cơ bắp: Khởi động trước khi tập luyện để làm ấm và kéo căng cơ bắp. Cần phải khởi động tối thiểu 10 phút. Sau khi tập cũng nên làm các bài tập kéo căng để thả lỏng cơ bắp.

- Mang giày không thoải mái: Mang giày chật hoặc giày cao gót cũng dễ gây ra chuột rút, theo The Siver Post.

Ngoài ra, các vấn đề về sức khỏe như bị chấn thương, thiếu chất dinh dưỡng hoặc vấn đề khác cũng có thể gây ra chuột rút.

Để phòng ngừa chứng chuột rút, tốt nhất nên ăn uống đủ dưỡng chất nhất là canxi, kali, magie, natri… Khi tập thể dục, chơi thể thao phải khởi động kỹ. Khi vận động ngoài nắng nóng nhớ uống đủ nước. Khi đi bơi, tránh tiếp xúc với nước lạnh một cách đột ngột. Đêm ngủ nên giữ ấm cơ thể, tránh quạt lạnh vào hai chân.

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM

Hiện tượng chuột rút là gì? Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân.

Chuột rút cảm giác như thế nào? Chuột rút xảy ra vào đêm và thường là những cơn co thắt đột ngột hoặc thắt chặt các cơ ở bắp chân. Chuột rút đôi khi có thể xảy ra ở đùi hoặc bàn chân và thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc vừa tỉnh giấc.

Tập thể dục hoặc lao động chân tay trong thời gian dài, đặc biệt là trong thời tiết nóng có thể dẫn đến tình trạng chuột rút. Một số loại thuốc và các tình trạng sức khỏe nhất định có thể gây ra chuột rút. Bạn có thể điều trị chuột rút cơ tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc cá nhân.

Có mấy loại chuột rút?

Có hai loại chuột rút là chuột rút tự phát và chuột rút bệnh lý. Với chuột rút tự phát, nhiều nghiên cứu cho rằng lao động vất vả vào ban ngày là nguyên nhân hình thành chuột rút vào ban đêm (gồm cả những người hay vận động, hay luyện tập thể thao).

Việc hoạt động nhiều khiến cơ thể bị mất muối là do tình trạng đổ mồ hôi làm giảm nồng độ kali, magie, natri, canxi trong máu. Từ đó, dẫn đến chuột rút.

Những người mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, parkinson, bệnh thận, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch có nguy cơ cao mắc phải chuột rút bệnh lý.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng chuột rút là gì?

Hầu hết các triệu chứng chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh những cơn đau nhỏi xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.

Bạn có thể gặp các dấu hiệu chuột rút khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu chuột rút sau:

  • Cảm giác khó chịu nghiêm trọng
  • Sưng chân, mẩn đỏ hoặc màu da thay đổi
  • Yếu cơ
  • Xảy ra thường xuyên;
  • Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc
  • Không tìm ra một nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn như tập thể dục quá sức.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chuột rút khi ngủ: Những điều bạn cần biết

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị chuột rút là gì?

Lạm dụng cơ, mất nước, căng cơ hoặc chỉ đơn giản là giữ một tư thế trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thường không rõ ràng.

Mặc dù hầu hết các cơn chuột rút cơ đều vô hại nhưng một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Vận động quá sức, cung cấp máu không đủ. Thu hẹp các động mạch cung cấp máu đến chân của bạn (xơ cứng động mạch tứ chi) có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân và bàn chân khi đang tập thể dục. Nếu như bạn vận động quá sức vào ban ngày sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chân bị chấn thương. Khi vận động, cơ thể bạn sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, và việc tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ khiến chân bị chuột rút. Những cơn chuột rút này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.
  • Nén dây thần kinh. Việc chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (hẹp thắt lưng) cũng có thể gây ra cơn đau giống như chuột rút ở chân. Cơn đau thường trầm trọng hơn khi bạn đi bộ lâu hơn. Đi bộ ở tư thế hơi gập người như khi đẩy xe hàng trước mặt – có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự khởi phát các triệu chứng.
  • Sự suy giảm chất khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân. Thuốc lợi tiểu, một loại thuốc thường được kê cho bệnh cao huyết áp cũng có thể làm cạn kiệt các khoáng chất này.
  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng. Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể làm bạn chuột rút. Điều này có thể gây ra hoóc môn trong cơ thể mất cân bằng, khiến nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.
  • Hoạt động thái quá thần kinh cơ bắp. Khi bạn quỳ hoặc đứng lâu sẽ dễ gây sức ép lên các cơ bắp và mạch máu. Hoặc có thể là khi ngủ bạn thường xuyên để cong chân, trong khi cơ bắp ở bắp chân thì lại khá ngắn, vì thế nếu cứ tiếp diễn tư thế này lâu, bạn có thể bị chuột rút khi cử động nhẹ. Ngoài ra, khi phụ nữ mang giày cao gót cả ngày, mũi giày nhọn tác động lực ép lên ngón chân cũng có khiến các ngón chân lần lượt bị chuột rút.Tình trạng khởi động không kỹ, không khởi động trước khi tập luyện thể thao hay làm việc nặng dùng nhiều đến cơ bắp cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn bị chuột rút.

Những ai thường mắc phải tình trạng chuột rút?

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ

  • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện

  • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.