Vì sao bị nhiều số lạ quấy rối

Chị Thu Thủy [Long Biên- Hà Nội] cho biết: “Những ngày gần đây luôn có số thuê bao lạ gọi vào điện thoại di động của tôi để đòi nợ, chửi bới, đe dọa khiến tôi rất lo lắng, cũng không biết làm sao để chặn cuộc gọi. Tôi không vay mượn gì bất kỳ ai”.

Người sử dụng điện thoại bị "đội ngũ" đòi nợ quấy nhiễu

Tương tự, anh Nguyễn Văn Đoàn [Nam Từ Liêm- Hà Nội] cũng cho biết bị quấy rối như trên. “Tôi đã đọc nhiều thông tin cảnh báo như vậy nên không sợ và biết cách xử lý, báo với cơ quan chức năng để được hỗ trợ. Tuy nhiên, bị gọi điện đòi nợ quấy rối như vậy rất phiền toái, bực bội”- anh Đoàn nói.

Theo Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam [VNCERT/CC], qua theo dõi trên hệ thống tiếp nhận, phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác [qua đầu số 5656], Trung tâm ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về việc nhận được tin nhắn, cuộc gọi đe dọa, đòi nợ làm phiền dù không liên quan.

Bên cạnh việc thông báo với cơ quan chức năng như cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết, VNCERT/CC khuyến nghị người dân ngay khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn đe dọa đòi nợ làm phiền nên thực hiện ngay một số các biện pháp sau Bước 1: Kiểm tra thông tin cá nhân của thuê bao đang sử dụng, đảm bảo thuê bao sử dụng được đăng ký chính chủ.

Bước 2: Liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để khiếu nại, yêu cầu hỗ trợ.

Bước 3: Trong trường hợp vẫn bị đe dọa nên thực hiện ngay việc khai báo với cơ quan Công an địa phương để xử lý đối tượng vi phạm theo quy định. Ngoài ra có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để đề nghị xem xét xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ./.

Robocall [cuộc gọi tự động] và thư rác đang ngày một gia tăng, hiện tại có rất ít ứng dụng và công cụ hỗ trợ ngăn chặn việc này. Theo báo cáo của Statista, người dùng tại Mỹ đã mất 19,7 tỉ USD cho các cuộc gọi lừa đảo vào năm 2020.

Ủy ban Truyền thông Liên bang [FCC] vừa cấp phép cho các nhà mạng không dây để ngăn chặn Robocall. Điều sẽ giúp người dùng hạn chế bị làm phiền bởi các cuộc gọi tự động, được ghi âm sẵn với mục đích tiếp thị. Đây được xem là nỗi ám ảnh của hàng triệu người ở các quốc gia phát triển như Mỹ.

Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang [FCC] Ajit Pai chia sẻ: “Tôi hoan nghênh Quốc hội đã làm việc để chống lại những kẻ lừa đảo bất hợp pháp, cám ơn tổng thống và Quốc hội về những công cụ bổ sung và tính linh hoạt mà luật này dành cho chúng tôi”.

3 cách tra cứu phạt nguội giao thông ngay tại nhà

[PLO]- Phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông thông qua hình ảnh [camera].


Cuộc gọi tự động là nỗi ám ảnh đối với nhiều người dùng. Ảnh: Internet

Theo khảo sát của Viettel vào tháng 2-2020, hơn 14 triệu người dùng điện thoại di động tại Việt Nam bị làm phiền bởi 15,4 triệu tin nhắn quảng cáo và 39,6 triệu cuộc gọi rác. 

Tại Việt Nam, hành vi của những spammer [những người hay gửi tin rác] được đánh giá là vô cùng tinh vi. Spammer thường xuyên thay đổi nội dung, số điện thoại hoặc tần suất gửi thư rác để qua mặt các hệ thống ngăn chặn.

Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn hạn chế bị làm phiền bởi các cuộc gọi quấy rối:

1. Đăng ký vào danh sách không nhận tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo

Bắt đầu từ ngày 1-10-2020, Nghị định 91/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi quấy rối sẽ chính thức có hiệu lực. 

Tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối là hoạt động quảng cáo không được sự đồng ý của người sử dụng điện thoại, vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật.

Để tham gia vào danh sách không nhận tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối [Do Not Call - DNC], bạn hãy truy cập vào địa chỉ //khongquangcao.ais.gov.vn/. Tại mục Quản lý danh sách không quảng cáo, bạn hãy nhập số điện thoại tương ứng vào khung trống rồi nhấn Đăng ký, tiếp theo, hệ thống sẽ gửi mã OTP về điện thoại, người dùng chỉ cần nhập ngược vào trang web.


Đăng ký không nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quấy rối. Ảnh: MINH HOÀNG

Nếu thành công, hệ thống sẽ gửi tin nhắn xác nhận “Quý khách đã đăng ký thành công vào danh sách không quảng cáo DNC. Soạn HUY DNC gửi 5656 để hủy đăng ký, trân trọng!”.

Để kiểm tra số điện thoại có nằm trong danh sách DNC hay chưa, bạn chỉ cần nhập số điện thoại tương ứng vào mục Tra cứu thuê bao.

Cách chặn toàn bộ quảng cáo trên Facebook

[PLO]- Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy rất phiền phức khi thấy xuất hiện liên tục các bài viết Sponsored [được tài trợ] trên Facebook. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

2. Nomorobo

Nếu cách trên không giúp hạn chế cuộc gọi quấy rối, bạn hãy nghĩ đến việc cài đặt các phần mềm của bên thứ ba. 

Nomorobo hiện đang có sẵn trên Google Play và App Store, hỗ trợ người dùng ngăn chặn các cuộc gọi tự động [robocall], lừa đảo, quảng cáo qua điện thoại. Khi cài đặt hoàn tất, bạn cần lựa chọn loại hình điện thoại đang sử dụng [cố định hoặc không dây].


Người dùng tại Mỹ đã mất 19,7 tỉ USD cho các cuộc gọi lừa đảo vào năm 2020. Ảnh: Internet

Khi có cuộc gọi đến, Nomorobo sẽ để điện thoại đổ chuông một lần, sau đó cố gắng xác định người gọi, nếu số đó nằm trong danh sách cuộc gọi tự động, ứng dụng sẽ tự động chặn cuộc gọi.

Ứng dụng cho phép bạn sử dụng miễn phí 14 ngày, tuy nhiên, sau đó Nomorobo sẽ bắt đầu tính phí 1,99 USD/tháng hoặc 19,99 USD/năm. Do đó, nếu không có nhu cầu sử dụng tiếp tục, người dùng nên hủy đăng ký trước khi kết thúc thời gian dùng thử để tránh bị mất tiền oan uổng.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn chặn một ai đó trên iPhone?

[PLO]- Nếu thường xuyên nhận được các cuộc gọi quấy rối, chúng ta sẽ có xu hướng chặn các số điện thoại đó. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thực hiện việc này?

3. TrueCaller

Đối với các thiết bị Android, người dùng chỉ cần truy cập vào Google Play và cài đặt TrueCaller. Ứng dụng sẽ tự động chặn các cuộc gọi quấy rối dựa vào danh sách spam do hơn 250 triệu người dùng cung cấp. 

Nếu đang sử dụng iPhone, bạn hãy truy cập vào phần Settings [cài đặt] trên iPhone, kéo xuống bên dưới và tìm đến mục Phone [điện thoại] - Call Blocking & Identification [chặn cuộc gọi và ID], sau đó kích hoạt các ứng dụng chặn cuộc gọi rác, đơn cử như TrueCaller, Nomorobo hoặc Hiya.


TrueCaller được cung cấp miễn phí trên Google Play và App Store. Ảnh: MINH HOÀNG

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tắt tiếng những cuộc gọi không xác định [không có trong danh bạ] để hạn chế bị làm phiền.

Phiên bản miễn phí đi kèm với quảng cáo, nếu muốn sử dụng đầy đủ tính năng, bạn cần nâng cấp lên phiên bản trả phí với giá 2,99 USD/tháng. 


Cách chặn cuộc gọi quấy rối trên iPhone. Ảnh: MINH HOÀNG

Cách ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội

[PLO]- Mới đây, công ty khởi nghiệp Bodyguard của Pháp vừa ra mắt ứng dụng giúp ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội.

Trên thế giới, điển hình tại Mỹ, các nhà mạng đã được Ủy ban Viễn thông Liên bang [FCC] cho phép triển khai các công cụ tự động chặn cuộc gọi “rác”.

Còn tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại cuộc họp Quốc hội sáng ngày 8.11, từ nay đến cuối năm 2019 các nhà mạng sẽ thí điểm triển khai các công cụ chặn cuộc gọi “rác”.

Tuy nhiên, thực tế trên thế giới hiện nay, xác suất tối đa chặn cuộc gọi rác thành công cũng chỉ ở mức khoảng từ 70-80% chứ không thể triệt để. Như vậy nghĩa là, còn khoảng 20-30% cuộc gọi “rác” vẫn quấy nhiễu người dùng điện thoại hàng ngày.

Chính vì thế, cách tối ưu nhất hiện nay vẫn là “tự cứu mình”.

Cách thứ nhất, thường với smartphone, người dùng có thể vào cài đặt, tìm chức năng chặn quấy rối đối với các số điện thoại thường gửi đến tin nhắn “rác” hay thực hiện cuộc gọi “rác”. Ở cách này, người dùng có thể lập “Black list” [danh sách đen] để chặn tin nhắn hay cuộc gọi từ các số điện thoại nằm trong danh sách.

Trong trường hợp muốn chặn ở mức cao hơn, người dùng có thể cài đặt chế độ chặn tất cả các số lạ không có trong danh bạ. Tuy nhiên, cách chặn này nhiều khi chặn luôn cả số lạ nhưng gọi đến không nhằm mục đích quảng cáo mà vì công việc, khiến chúng ta mất đi kết nối thông tin cần thiết.

Trường hợp người dùng vẫn muốn nhận thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… của những số nhất định, có thể đưa vào “White list” [danh sách trắng] để cho phép họ gọi đến hoặc gửi tin nhắn.

Ngoài việc tự chặn, người dùng cũng có thể tham khảo các dịch vụ chặn cuộc gọi từ các nhà mạng như Call Barring của MobiFone [không nhận cuộc gọi đến từ một hay nhiều thuê bao cố định hoặc di động]; Call Blocking của VinaPhone hay Viettel. Tuy nhiên, những dịch vụ này ngày nay ít người dùng vì đa phần người sử dụng smartphone đã có sẵn các tính năng chặn cuộc gọi và tin nhắn ngay trong thiết bị.

Tháng 8.2019 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang xây dựng tổng đài 456 giao cho Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam [VNCERT] quản lí, vận hành. Đầu số 456 kết nối các nhà mạng tại Việt Nam, sẽ tiếp nhận đăng kí của các thuê bao không muốn tiếp nhận các cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo.  Và theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại đã đăng ký này.

Ngày nay, cuộc gọi “rác” và tin nhắn “rác” không chỉ được thực hiện bằng dịch vụ tin nhắn và thoại truyền thống từ mạng di động mà tỉ lệ các tin nhắn “rác” và cuộc gọi “rác” từ các ứng dụng gọi điện và nhắn tin miễn phí trên Internet [ứng dụng OTT] cũng rất lớn. Để ngăn chặn, không thể sử dụng tính năng lập “danh sách đen” trong cài đặt của thiết bị, mà cần phải tải về các phần mềm/ứng dụng chặn tin nhắn và cuộc gọi “rác” cho các hệ điều hành Android và iOS. Đơn cử ứng dụng TrueCaller, có tính năng chặn cuộc gọi và chặn cả ID, và có thể từ số điện thoại lần ra danh tính của thuê bao.

Hay một số ứng dụng khác có tính năng tương tự như Mr.Number, Caller ID & Call Blocker Free, Block SMS and Call, blackList…

Video liên quan

Chủ Đề