Vì sao cây vẫn sống dc ở dk lạnh

Bạn có biết ảnh hưởng của nhiệt độ đối với rau trồng là rất lớn?

Đây là một trong những yếu tố ngoại cảnh tác động lên sự sinh trưởng của cây trồng. Đặc biệt là các quá trình sinh lý sinh hóa diễn ra bên trong.

Hãy cùng Ăn Sạch Uống Sạch tìm hiểu về vai trò của nhiệt độ với rau trồng. Cũng như sự phân loại nhóm rau dựa vào nhiệt độ nhé.

1. Vai trò của nhiệt độ với rau trồng

Nhiệt độ có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khoảng nhiệt độ trung bình thích hợp cho cây rau phát triển là từ 15 – 40 độ C. Tùy thuộc vào từng loại rau mà có yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.

Đối với các loại rau xanh, nhiệt độ giúp cho các phản ứng sinh hóa diễn ra nhanh hơn, tạo điều kiện cho cây rau phát triển. Sự hô hấp và thoát hơi nước của cây trồng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ.

2. Phân loại rau dựa vào nhiệt độ

Căn cứ vào yêu cầu của rau đối với nhiệt độ người ta chia rau ra thành nhiều nhóm khác nhau:

2.1. Loại rau chịu lạnh

Là những loại rau có thể chịu được ở nhiệt độ thấp từ – 1 độ C đến – 2 độ C

C trong một thời gian dài. Có khi nhiệt độ xuống đến – 10 độ C cây rau vẫn chịu được trong một thời gian ngắn.

Các loại rau thuộc nhóm này là: hành, tỏi, cải bông. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chúng phát triển là trong khoảng 15 độ C – 20 độ C.

Loại rau lâu năm chịu lạnh: măng tây, ngó sen. Các loại rau này có bộ phận sử dụng bên dưới mặt đất và có khả năng chịu được nhiệt độ 0oC trong một thời gian dài.

2.2 Các loại rau chịu lạnh trung bình

Một số loại rau chịu lạnh trung bình như: cải bắp, cải củ, đậu Hà Lan, cà rốt, rau cần, xà lách. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ cũng trong khoảng từ 15 – 20oC.

Nếu nhiệt độ cao hơn 30 độ C thì cây sẽ ngừng sinh trưởng. Những cây rau thuộc nhóm này khi gặp nhiệt độ trên 40 độ C thì sẽ bị chết.

2.3 Loại rau ưa nhiệt độ cao trung bình (ưa thích ấm áp)

Bao gồm các loại rau như dưa leo, cà chua, ớt, đậu côve. Những loại rau này không chịu được nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ dưới 10 – 15 độ C sẽ gây trở ngại trong quá trình thụ phấn dẫn đến cây bị rụng nụ.

Vì sao cây vẫn sống dc ở dk lạnh

Dưa leo là loại cây ưa nhiệt độ ấm áp

Nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển là từ 20 – 30 độ C, khi nhiệt độ > 40 độ C cây ngừng tăng trưởng. Trong các loại rau này thì cà và ớt chịu nóng hơn các cây khác.

2.4 Các loại rau ưa nhiệt độ cao (rau chịu nóng)

Dưa hấu, rau muống, bí đỏ, bí đao, dưa gang, đậu đũa là những loại rau chịu nóng. Nhiệt độ thích hợp cho nhóm rau này phát triển là từ 30 – 35 độ C.

Ví dụ như cây dưa hấu có thể sinh trưởng và phát triển bình thường khi nhiệt độ lên đến 40 độ C.

3.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến từng giai đoạn sinh trưởng của cây rau

3.1 Giai nảy mầm

Nhiệt độ tác động lên các tiến trình sinh dưỡng diễn ra bên trong hạt rau, khi gặp nhiệt độ thích hợp hạt sẽ nảy mầm nhanh. Hầu hết các loại rau đều nảy mầm ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C.

Riêng họ bầu bí có thể này mầm ở nhiệt độ 35 độ C. Nhiệt độ thích hợp cho các loại rau chịu lạnh nảy mầm là từ 18 – 20 độ C.

3.2 Giai đoạn cây con

Trong thời kì này, thân, lá và rễ cây chưa phát triển hoàn chỉnh nên cần nhiệt độ thấp hơn thời kì nảy mầm để hạn chế tiêu hao vật chất hô hấp. Nếu nhiệt độ quá cao khiến cho cây rau bị tiêu hao nhiều nước dẫn đến cây còi cọc, vàng úa. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này là từ 18 – 20 độ C.

3.3 Giai đoạn trưởng thành

Khi bước vào giai đoạn trưởng thành cây rau cần nhiệt độ thích hợp để phát triển thân lá với tốc độ nhanh.

Một số loại rau ăn củ như cà rốt, cải củ, khoai tây trong giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và ở nhiệt độ thấp để có thể tích lũy chất cho thân, củ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chúng phát triển là 17 – 18  độ C.

4. Kết luận

Có thể thấy rõ là nhiệt độ có tác động không hề nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau. Mỗi một loại rau sẽ có nhu cầu về nhiệt độ riêng biệt.

Vì sao cây vẫn sống dc ở dk lạnh

Cần trồng những loại cây phù hợp với nhiệt độ của khu vườn để có chất lượng tốt nhất

Chính vì thế, căn cứ vào từng loại rau trồng mà bố trí trồng theo thời vụ phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ về ảnh hưởng của nhiệt độ với rau trồng trên đây sẽ giúp các bạn thêm kiến thức giúp ích việc trồng rau nhà mình nhé!

–> Xem thêm bài viết Cỏ dại và cách kiểm soát hiệu quả cho khu vườn

–> Xem thêm bài viết Ảnh hưởng của ánh sáng đến rau trồng

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Vì sao cây vẫn sống dc ở dk lạnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Vì sao cây vẫn sống dc ở dk lạnh
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 1: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống?
Câu 2:Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng? Trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng có băng tuyết lại vẫn xanh?
Câu 3; Tại sao người ta thường trộn iot vào trong muối ăn mà không trộn vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?
Câu 4: Những cây bắt ruồi, nắp ấm là cây bắt côn trùng rất giỏi, chúng thường sống ở vùng nào và cây lấy chất gì ở côn trùng đó?
Câu 5: Ở một số vùng, để cây táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích vì sao người ta phải làm như vậy?
Câu 6: Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
Câu 7: Tại sao nói ung thư là bệnh điều hòa phân bào? Vì sao lại dễ nuôi cấy tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm hơn các tế báo khác?
Câu 8: Tại sao cây sinh sản bằng hạt lại có nhiều biến dị hơn so với cây sinh sản bằng giâm chiết ghép cành?

(phần tài liệu tập trung ở chương trình sinh hoc 10)

giup minh nhe!!|-)|-)

Câu 1: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống?

- C chiếm khối lượng lớn trong chất sống (18.5%) - C có 4 electron lớp ngòai cùng --> cùng 1 lúc có thê liên kết với nhiều nguyên tố khác - Tạo một số luợng lớn các bô khung Cacbon của các phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau . - C có kích thước bé , vỏ điện tử --> dễ dàng tổ hợp với các ntố khác (O,H,N,P,S) để tạo thành các hợp chất hữu cơ --> dễ dàng phân ly -cơ thể mềm dẻo , thích nghi với sự thay đổi của môi trường . - Năng lượng liên kết lớn --> đảm bảo tính bền vững cho các hợp chất hữu cơ.

Câu 2:Tại sao lá rau để vào ngăn tủ lạnh khi đưa ra ngoài rất nhanh bị hỏng? Trong khi đó lá của một số cây sống ở vùng có băng tuyết lại vẫn xanh?

-lá rau để vào ngăn đá tủ lạnh-->nhiệt độ thấp-->nước đóng băng-->tăng thể tích nước trong các tế bào-->chèn ép lên các bào quan, phá vỡ cấu trúc tế bào--?đưa ra ngoài nhanh hỏng. -lá của 1 số cây vùng băng tuyết có cách chống lạnh như:tích đường gluco-->tránh nước đóng băng, có các protein chống đóng băng...

Câu 3; Tại sao người ta thường trộn iot vào trong muối ăn mà không trộn vào gạo để phòng chống bệnh bướu cổ?

do iot là nguyên tố vi lượng-->chỉ cần 1 lượng nhỏ...

Câu 4: Những cây bắt ruồi, nắp ấm là cây bắt côn trùng rất giỏi, chúng thường sống ở vùng nào và cây lấy chất gì ở côn trùng đó?

-thường sống ở vùng đầm lầy, nơi thiếu đạm... -lấy đạm( nito) từ côn trùng.

Câu 5: Ở một số vùng, để cây táo sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số đinh kẽm vào thân cây. Hãy giải thích vì sao người ta phải làm như vậy?

chắc là để cung cấp kẽm-nguyên tố vi lượng cần cho sự phát triển của cây.

Câu 6: Giải thích tại sao tế bào cơ co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?

Khi cơ co xảy ra hô hấp tế bào ô xi hóa glu để phân giải ATP muốn phân giải ATP cần có ôxi-->nếu co cơ liên tục sẽ thiếu ôxi--> xảy ra hô hấp kị khí mà sản phẩm tạo ra là cacbonic và axit lactic. CO2 và axit lactic thừa sẽ gây ngộ độc cơ. Thêm nữa,hô hấp kị khí không tạo ra năng lượng ATP nên tế bào thiếu năng lượng dẫn tới mỏi cơ và không thể tiếp tục co được nữa.

Tiếp:


Câu 7: Tại sao nói ung thư là bệnh điều hòa phân bào? Vì sao lại dễ nuôi cấy tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm hơn các tế báo khác?
giup minh nhe!!|-)|-)

1/ VAi trò của việc đềi hoà chu kì là nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phtá triển bình thừng của cơ thể. Nếu cơ chế bị phá vỡ thì cơ thể ó thể lâm bệnh.
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). ------------> giải thích:

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u.


* dễ nuôi cấy tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm hơn các tế báo khác do: các TB ung thư đã thoát khỏi đềi hoà phân bào nên phân chia liên tục ( vs tốc độ nhanh)

Câu 8: Hạt (chứa phôi) phát triển từ hợp tử. Hợp tử là kết quả sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính. Trong giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên các giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau là nguyên nhân làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú. Giâm, chiết, ghép là hình thức sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của tế bào, trong đó có sự tự nhân đôi của ADN và NST nên đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn nên ít có khả năng tạo ra biến dị.

tớ thấy câu 3 một phần là do nếu cho muối vào gạo thì ăn cơm sẽ mất ngon với lai khi nau trong quá trinh nấu ioi râtf dễ bay hơi cùng với nước nên hiệu quả không cao.