Vì sao chân phù nề lại bị ngứa

Nếu luôn phải đi lại nhiều và đứng lâu do tính chất và yêu cầu của công việc, tốt hơn hết bạn nên tìm hiểu một số nguyên nhân khiến bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù.

Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù bàn chân và mắt cá chân ở thai phụ là khá phổ biến nhưng nếu sưng phù quá mức cũng cần phải cảnh giác. Đây có thể là một biểu hiện của bệnh tiền sản giật, có thể dẫn tới cao huyết áp gây tổn hại cho sức khỏe của cả bé và mẹ.

Nếu bạn đang mang thai, chân bị sưng phù kèm theo những triệu chứng như đau bụng, đi tiểu không đều, buồn nôn và đau đầu, tốt hơn hết nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Một chấn thương bất ngờ ở chân có thể dễ dàng gây bong gân bởi các dây chằng giữ mắt cá chân ở đúng vị trí bị kéo căng quá mức. Bong gân rất dễ chữa trị, phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Chườm đá lạnh, nghỉ ngơi và băng vết thương, kê cao chân [lên gối] có thể giúp bớt đau và vết thương nhanh lành. Tuy nhiên, nếu chỗ sưng kéo dài hơn 2, 3 ngày, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phù bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh. Đi giày chật chội có thể tạo ra áp lực lên một điểm gây mụn nhọt lở loét khó lành ở chân.

Sự nhiễm trùng có thể lan rộng do độ nhạy cảm với sự đau đớn của người bị tiểu đường giảm đi, bởi vậy sẽ kéo dài gây khó chịu. Do đó, những đôi giày hợp kích cỡ luôn là ưu tiên hàng đầu cho người bị tiểu đường.

Máu tụ, hình thành ở van tim, có thể cản trở dòng máu lưu thông tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như chân và tim, dẫn đến sưng phù bàn chân. Máu tụ có thể được nhìn thấy dễ dàng trên bề mặt da hoặc cũng có thể ẩn sâu trong những huyết khối tĩnh mạch. 

Những cục máu đông này trong trường hợp không may có thể đe dọa tính mạng nếu chúng di chuyển đến tim và phổi. Nếu bị tụ máu cộng với chứng đau nhức và sốt nhẹ, hãy liên hệ ngay với bác sỹ.

Theo các bác sỹ, mắt cá chân sưng phù lúc chiều muộn có thể là dấu hiệu đọng muối và nước do gặp vấn đề ở ngăn phải tim. Cũng vậy, khi thận hoạt động không hợp lý, chất lỏng lưu lại trong cơ thể sẽ dẫn tới phù ở chân và mắt cá. Nguyên nhân chính gây ứ đọng ở 2 bộ phận trên là do trọng lực, nhưng ngoài ra, chất lỏng cũng có thể tập trung ở vùng cổ và bụng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phù chân ở người già là một bệnh lý khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình di chuyển hàng ngày. Không những thế, chúng còn tác động đến đau thắt nặng tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa sao cho hiệu quả là yếu tố rất cần thiết. Hãy cùng Tree Boss tìm hiểu chi tiết ngay những thông tin qua bài viết sau nhé!

Phù chân ở người già là bệnh gì? Phù chân thường xảy ra do sự tích tụ chất lỏng trong các mô khiến chân bị sưng to. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa khi mắc bệnh, chân sẽ phù to hơn bình thường rất khó chịu, da chân căng lên tạo cảm giác ngứa ngáy và dễ lây nhiễm sang các vùng bị sưng khác.

Tìm hiểu chứng bị phù chân ở người cao tuổi

Đây cũng là dấu hiệu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như thận, tim, máu hay gan. Phù chân ở người già sẽ để lại di chứng là các vết sẹo giữa các lớp của mô. Chính vì lý do này đã khiến việc lưu thông máu hạn chế, động mạch, cơ bắp, khớp và tĩnh mạch giảm sự đàn hồi.

>>>> KHÁM PHÁ: 10 bệnh người già hay mắc phải & cách phòng trị hiệu quả

Người già bị phù chân có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bắt nguồn phổ biến là từ các căn bệnh tim mạch, tiểu đường, xơ gan, bệnh về thận, yếu tố ăn uống, sinh hoạt.

Bệnh xơ gan được hình thành do gan bị tổn thương các tế bào trong một khoảng thời gian dài, từ đó các mô xơ xuất hiện ngày một nhiều làm giảm khả năng hoạt động của gan. Nếu chức năng gan thay đổi sẽ kéo theo Hormone cùng với hoá chất điều tiết chất dịch cũng chuyển đổi theo.

Bệnh xơ gan là nguyên nhân gây phù chân ở người cao tuổi

Lúc này, dấu hiệu phù chân ở người già sẽ xuất hiện vì áp lực trong mạch máu tăng cao do gan thay đổi khiến chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng. Dịch từ mao mạch rò rỉ và ngấm vào các mô xung quanh khiến các mô sưng to. Từ đó, kích thước bàn chân có thể bị tăng lên đột biến.

>>>> ĐỌC THÊM: Người già nên uống gì cho khỏe? Top 5 thực phẩm dinh dưỡng

Người cao tuổi mắc bệnh này sẽ có lượng đường trong máu cao. Điều này gây suy yếu van bơm và tĩnh mạch nên không thể đảm nhiệm tốt chức năng bơm máu về tim mà bị ứ đọng tại phần chân. Vì vậy, hệ thống kết quả của quá trình chính là nguyên nhân phù chân ở người già.

Bệnh tiểu đường gây sưng phù, tổn thương chân

Bộ phận thận trong cơ thể làm nhiệm vụ lọc và bài tiết các chất thải qua đường tiểu tiện. Bên cạnh đó, chúng còn có chức năng tái hấp thụ nước, Axit amin, Glucose và sản xuất Hormone giúp điều hoà tình trạng cân bằng cơ thể.Khi thận bị tổn thương, chức năng lọc và loại bỏ dịch của thận cũng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ gây áp lực lên các mạch máu và khiến dịch bị rò rỉ ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phù chân ở người cao tuổi.

Chức năng lọc thận bị hư sẽ dẫn đến tích dịch phù chân

Bệnh suy tim gây tăng áp lực máu trong mao mạch và tĩnh mạch khiến phần cơ bắp bên trong bị sưng lên. Khi một hoặc cả hai buồng dưới của tim không thể bơm máu đúng cách, máu có thể tích tụ và gây phù chân ở người cao tuổi. Hơn nữa, một số bệnh như bạch huyết hay viêm tĩnh mạch cũng là nguyên nhân phù chân tay ở người già, bởi chúng cản trở sự lưu thông tuần hoàn của dịch tương tự bệnh suy tim.

Máu không lưu thông ở tim gây nên sưng phù chân

>>>> XEM THÊM: Những bệnh về da của người già thường gặp trong cuộc sống

Phù chân ở người cao tuổi được nhận biết qua các dấu hiệu như tăng cân trong giai đoạn đầu, chân phù rõ sau đó. Thời điểm dễ bị phù nhất là vào sáng sớm, chiều tối hoặc đôi khi là liên tục trong ngày gây cảm giác nặng nhọc và mệt mỏi. Vị trí xuất hiện tình trạng này thường nằm ở cẳng chân, mắt cá chân hoặc toàn bộ chân khiến chân biến dạng [dạng chân voi].

Nhận biết dấu hiệu phù chân ở người cao tuổi

Ngoài ra, hiện tượng phù chân ở người già có nhiều dạng khác nhau như phù ấn lõm, không lõm, phù trắng, mềm… Lúc này phần dưới da và da chân cứng dày hơn khiến người bệnh ngứa ngáy, di chuyển và vận động khó khăn. Hơn nữa, nếu bị nặng hơn có thể phù lan ra khiến bộ phận sinh dục sưng to gây tràn dịch màng tinh hoàn.

Sau khi tìm hiểu xong những nguyên nhân, dấu hiệu gây nên bệnh. Vậy thì cách điều trị phù chân ở người già cần thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo những lời khuyên dưới đây nhé!

Bệnh phù chân ở người cao tuổi cần ăn uống sao cho hợp lý? Một khi đã mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hết sức lưu ý, kỹ càng trong việc cân bằng đầy đủ các lượng chất. Việc sử dụng các loại thực phẩm tươi sạch, an toàn cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, củ quả sẽ giúp hạn chế bệnh trở nặng và tăng khả năng phục hồi hơn.

Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh

Người già chân bị sưng phù cần thường xuyên massage ở vùng này để tạo sự thoải mái, giảm tình trạng đau thắt, co cứng. Bên cạnh đó, việc làm này sẽ giúp chất lỏng dư thừa tại vùng chân di chuyển, tăng khả năng phục hồi bệnh hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các loại máy massage toàn thân trị liệu cũng hỗ trợ quá trình lưu thông máu tốt và giảm phù nề hiệu quả.

Sử dụng ghế massage Tree Boss trị liệu phù chân

Một trong những cách chữa sưng phù chân ở người già mà các bác sĩ luôn khuyến khích thực hiện đó là tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Bởi lẽ khi vận động, các cơ bắp sẽ co bóp và tăng khả năng bơm chất lỏng dư thừa quay trở lại tim. Bên cạnh đó, người mắc bệnh không nên ngồi hoặc đứng tại chỗ quá lâu dễ khiến bệnh thêm nặng, khó khăn trong vận động. 

Thường xuyên vận động, tập thể dục

Để bệnh phù chân ở người cao tuổi được điều trị nhanh chóng, hãy chú ý uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng hoặc chậm trễ sẽ dễ khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng, gây nguy hiểm cho tính mạng. Lưu ý một số loại nên tránh sử dụng khi không có hướng dẫn, chẳng hạn như người bệnh nên hạn chế dùng thuốc viêm nhiễm, ngăn chặn sự hoạt động của canxi khiến chân bị phù nề. 

Lưu ý khi dùng thuốc chữa phù chân

Nhiệt độ trong cơ thể là yếu tố cực kỳ quan trọng. Sự thay đổi đột ngột nóng hay lạnh sẽ khiến bệnh phù chân ở người cao tuổi trở nên nặng hơn. Hơn nữa, đây còn là nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ rất nguy hiểm. Người bệnh cần hết sức lưu ý trong sinh hoạt như không tắm nước quá nóng và bắt buộc mặc ấm khi thời tiết trở lạnh.

Nhiệt độ thay đổi khiến bệnh phù chân thêm nặng

Hiện tượng phù chân ở người già gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bệnh cần chú ý phòng ngừa đúng cách qua những gợi ý được chia sẻ sau đây:

  • Hãy uống nhiều nước mỗi ngày
  • Trong chế độ ăn, cần cắt giảm lượng muối để tránh tình trạng tích nước ở cơ thể,
  • Tập thể dục, vận động chân thường xuyên 10-15 phút, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần,
  • Không đứng tại chỗ hoặc ngồi quá lâu,
  • Khi ngủ cần đặt cao chân.
  • Không lạm dụng thuốc.
  • Cẩn thận sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc chống viêm nhiễm bởi nó có thể ngăn sự hoạt động của canxi khiến tay chân bị phù nề, run rẩy.
  • Chỉ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Người già phù chân nên uống nhiều nước

>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA:

Trên đây là tất cả thông tin về bệnh phù chân ở người già và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy chú ý tập luyện và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn có nhu cầu mua ghế massage trị liệu, hãy liên hệ ngay với TREE BOSS qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nhé!

Tôi là Nguyễn Anh Tuấn  hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Tôi thành lập công ty  với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người

Video liên quan

Chủ Đề