Vì sao chó tên giáo phận bùi chu

Lúc 4 giờ chiều thứ Bảy 27/8, Đức Thánh Cha đã chủ sự Công nghị Hồng y để thăng 20 hồng y mới với việc trao mũ hồng y, trao nhẫn và chỉ định nhà thờ hiệu toà.

Sau phần Lời nguyện mở đầu và Lời Chúa, Đức Thánh Cha có một bài giảng trước cộng đoàn hiện diện.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Câu nói này của Chúa Giêsu, chính giữa Tin Mừng Luca, như một mũi tên đâm vào chúng ta: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (12,49).

Khi đang trên đường cùng các môn đệ lên Giê-ru-sa-lem, Chúa đã loan báo tiên tri bằng cách sử dụng hai hình ảnh: lửa và phép rửa (x 12, 49-50). Ngọn lửa thì Người mang vào thế giới; còn phép rửa thì chính Người nhận lấy. Tôi chỉ lấy hình ảnh về lửa, mà ở đây là ngọn lửa mạnh mẽ của Thần Khí Thiên Chúa, chính Thiên Chúa như “ngọn lửa thiêu” (Đnl 4,24; Dt 12,29), là Tình yêu nồng cháy giúp thanh tẩy, tái sinh và biến đổi tất cả. Ngọn lửa này – cũng là “phép rửa” – được bày tỏ trọn vẹn trong mầu nhiệm Vượt qua của Đức Kitô, khi Người, như một trụ cháy, mở ra con đường sống qua biển đen tội lỗi và sự chết.

Tuy nhiên, cũng có một ngọn lửa khác, đó là than hồng. Chúng ta tìm thấy điều đó nơi thánh Gioan, trong tường thuật về lần hiện ra thứ ba và là lần cuối cùng của Chúa Giêsu Phục sinh với các môn đệ, bên hồ Galilê (xem 21: 9-14). Ngọn lửa nhỏ này do chính Chúa Giê-su nhóm lên trên bờ hồ, trong khi các môn đệ ở trên thuyền kéo lưới đầy cá lên, và Simon Phêrô đã bơi vào trước, tràn đầy niềm vui (xem câu 7). Lửa than nhẹ, hắt hiu nhưng lâu tàn và được dùng để nấu nướng. Và tại đó, trên bờ hồ, Người đã tạo một bầu khí gia đình, nơi các môn đệ vui thích, ngạc nhiên và xúc động trong sự thân mật với Chúa của họ.

Ngọn lửa mạnh mẽ

Anh chị em thân mến, thật tốt khi hôm nay chúng ta cùng nhau suy gẫm khởi đi từ hình ảnh ngọn lửa, với hai hình thức của nó; và trong ánh sáng này, cầu nguyện cho các Hồng y, các tân Hồng y, một cách cụ thể cho anh em, những người trong chính buổi cử hành này nhận lấy tước vị và trách nhiệm.

Với những lời trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa mời gọi chúng ta một lần nữa hãy lùi lại phía sau Người, để theo Người trên con đường sứ mạng. Một sứ mạng truyền lửa – như sứ mạng của Êli -, về cả những gì ông làm và cách ông thực hiện. Và đối với chúng ta, những người trong Giáo hội đã được chọn từ giữa đoàn dân để làm một sứ vụ phục vụ đặc biệt, Chúa Giêsu trao cho chúng ta ngọn đuốc cháy sáng và nói: Hãy nhận lấy, “như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20, 21). Như vậy, Chúa muốn thông ban cho chúng ta lòng can đảm tông đồ của Người, lòng nhiệt thành của Người vì ơn cứu độ của mọi người, không loại trừ ai. Người muốn thông ban sự cao cả của Người cho chúng ta, là tình yêu không giới hạn, không dè chừng, không điều kiện, bởi vì nơi con tim rực cháy của Người có lòng thương xót của Chúa Cha. Và bên trong ngọn lửa này cũng có sự giằng co mầu nhiệm, chính nơi sứ mạng của Chúa Kitô, giữa sự trung tín với dân Người, với đất hứa, với những kẻ Chúa Cha đã ban cho Người, với việc đồng thời, mở ra với mọi dân tộc, đến mọi chân trời của thế giới, đến những vùng ngoại vi vẫn chưa được biết đến.

Ngọn lửa mạnh mẽ này là điều đã thúc đẩy tông đồ Phao-lô trong việc phục vụ Tin Mừng không mệt mỏi, trong “cuộc đua” truyền giáo luôn được hướng dẫn và thúc đẩy của Thánh Thần và Lời. Đó cũng là ngọn lửa của rất nhiều nhà truyền giáo đã kinh nghiệm được niềm vui ngọt ngào lẫn nỗi khó nhọc khi loan báo Tin Mừng, và chính cuộc đời của họ đã trở thành tin mừng, bởi vì trên hết họ là những chứng nhân. Anh chị em thân mến, đây là ngọn lửa mà Chúa Giêsu đã đến “ném vào mặt đất”, và Chúa Thánh Thần cũng đốt lên nơi những trái tim, bàn tay và đôi chân của những ai bước theo Người.

Ngọn lửa than hồng

Kế đến, còn có một ngọn lửa khác, là than hồng. Chúa cũng muốn thông ban điều này cho chúng ta, bởi vì giống như Người, với sự hiền lành, trung tín, gần gũi và dịu dàng, chúng ta có thể làm cho nhiều người cảm được sự hiện diện của Chúa Giêsu đang sống giữa chúng ta, một sự hiện diện hiển nhiên, và cả cách mầu nhiệm, đến nỗi không cần phải hỏi: “Ông là ai?”, bởi vì chính trái tim đã nói lên rằng đó chính là Người, là Chúa. Ngọn lửa này cháy lên cách đặc biệt khi chầu cầu nguyện, khi chúng ta thinh lặng gần Thánh Thể và thưởng nếm sự hiện diện khiêm nhường, kín đáo, ẩn mình của Chúa, như ngọn lửa than hồng, để chính sự hiện diện này trở thành nguồn dưỡng chất cho đời sống hằng ngày của chúng ta.

Chẳng hạn, ngọn lửa than hồng khiến chúng ta liên tưởng đến Thánh Charles de Foucauld: về việc ngài ở lại lâu trong một môi trường không phải Kitô giáo, trong cô tịch của sa mạc, chỉ chú tâm vào sự hiện diện: sự hiện diện của Chúa Giêsu hằng sống, trong Lời và Thánh Thể, và sự hiện diện bác ái, thân thiện và huynh đệ. Nhưng than hồng cũng khiến chúng ta nghĩ đến những anh chị em tu hội đời, trong thế giới, nuôi dưỡng ngọn lửa nhỏ và bền bỉ tại nơi làm việc, trong các mối tương quan liên vị, trong các cuộc gặp gỡ huynh đoàn nhỏ; hoặc, với tư cách là các linh mục, trong một sứ vụ bền bỉ và quảng đại, không ồn ào, giữa những người trong giáo xứ. Một cha sở của 3 giáo xứ ở Ý nói với tôi rằng cha làm việc rất nhiều. Tôi hỏi: “cha có đến thăm tất cả mọi người được không?” Cha ấy nói: “Có, con biết tất cả.” – “Cha có biết tên tất cả không?” – “Có, cả tên mấy chú chó của gia đình họ nữa.” Đây là ngọn lửa nhẹ mang việc tông đồ đến ánh sáng của Chúa Giêsu. Và còn nữa, chẳng phải lửa than hồng đang hằng ngày đốt nóng cuộc sống của rất nhiều đôi vợ chồng Kitô giáo sao? Được sống động bằng những lời cầu nguyện đơn giản, “tự phát”, với những cử chỉ và cái nhìn dịu dàng, và bằng tình yêu kiên nhẫn đồng hành với con cái trên hành trình trưởng thành. Và chúng ta đừng quên ngọn lửa than hồng được những người già gìn giữ: lò sưởi của trí nhớ, cả trong gia đình lẫn nơi xã hội và dân sự. Ngọn lửa than hồng này của người già thật rất quan trọng! Quanh ngọn lửa này, cả gia đình xum vầy; nó cho phép chúng ta đọc hiện tại dưới ánh sáng của những kinh nghiệm quá khứ và đưa ra những chọn lựa khôn ngoan.

Các Hồng y cần cả hai hình thức lửa: mạnh mẽ và than hồng 

Anh em Hồng Y thân mến, trong ánh sáng và sức mạnh của ngọn lửa này, đoàn dân thánh thiện và trung tín tiến bước, nơi chúng ta đã được tách ra và được sai đến để làm thừa tác viên của Chúa Kitô. Ngọn lửa kép này của Chúa Giêsu nói gì cách riêng với anh em và tôi? Đối với tôi, điều đó nhắc nhở chúng ta về một con người với lòng nhiệt thành tông đồ, được nung nấu bởi ngọn lửa Thánh Thần để can đảm đón nhận cả những việc lớn lẫn việc nhỏ, để “không bị giới hạn bởi cái lớn nhất, nhưng được chứa đựng trong cái nhỏ nhất, đó là thực tại thần linh”.

Một vị Hồng Y yêu mến Giáo hội luôn có cùng ngọn lửa thiêng liêng này, cả khi giải quyết những vấn đề lớn lẫn khi bận tâm đến những vấn đề nhỏ; cả khi gặp gỡ những người lớn lẫn kẻ bé của thế giới này, là những người vĩ đại trước mặt Thiên Chúa. Ví dụ, tôi nghĩ đến Đức Hồng Y Casaroli, người nổi tiếng với cái nhìn rộng mở, trong việc đối thoại khôn ngoan và kiên nhẫn, để giúp hỗ trợ những chân trời mới của Châu Âu sau chiến tranh lạnh – và Chúa không muốn người thiển cận đóng lại những chân trời mà Người đã mở ra! Nhưng với cái nhìn của Chúa, cũng có giá trị như nhau khi ngài thường xuyên đến thăm những người trẻ bị giam giữ tại một nhà tù dành cho trẻ vị thành niên ở Roma, nơi ngài được gọi là “Don Agostino”. Và có bao nhiêu ví dụ loại này có thể được đưa ra! Tôi nhớ đến Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người được kêu gọi chăn dắt Dân Chúa trong một bối cảnh đặc biệt khác của thế kỷ XX, và đồng thời, được thúc đẩy bởi tình yêu của Chúa Kitô, chăm sóc linh hồn của người canh cửa phòng giam của ngài.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy trở lại nhìn về Chúa Giêsu: chỉ có Người mới biết được bí mật của sự cao cả khiêm tốn này, về quyền năng nhu mì này, về sự phổ quát để tâm đến chi tiết này. Bí mật ngọn lửa của Thiên Chúa: ngọn lửa ấy từ trời cao chiếu sáng từ chân trời này đến chân trời kia, và cũng chầm chậm nấu chín thức ăn của những gia đình nghèo, người di cư hoặc người vô gia cư. Chúa Giêsu hôm nay cũng muốn ném ngọn lửa này xuống mặt đất; Người muốn thắp trở lại ngọn lửa ấy bên bờ những câu chuyện hàng ngày của chúng ta. Người gọi chúng ta bằng tên, Người nhìn vào mắt chúng ta và hỏi: Con, tân hồng y, và tất cả anh em hồng y, Ta có thể trông đợi ở con không?

Trao mũ hồng y, nhẫn và chỉ định nhà thờ hiệu toà

Sau giây lát thinh lặng cuối bài giảng, Đức Thánh Cha đã đọc công thức thăng hồng y và đọc tên từng vị hồng y với đẳng linh mục hoặc phó tế được chỉ định. Kế đến, các tân hồng y tuyên xưng đức tin và đọc lời hứa trung thành và vâng phục Đức Thánh Cha và các đấng kế vị. Sau đó, từng vị tiến lên để được Đức Thánh Cha trao mũ hồng y, trao nhẫn và chỉ định nhà thờ hiệu toà.

Chấp thuận án phong 2 vị thánh mới

Nghi thức thăng hồng y kết thúc, và Công nghị Hồng y tiếp tục với án phong thánh cho 2 chân phước Giovanni Battista Scalabrini và Artemide Zatti. Đức Thánh Cha chấp thuận án phong và tên hai thánh sẽ được ghi vào Sổ bộ Các Thánh vào Chúa Nhật ngày 9/10/2022.

Các tân Hồng y thăm Đức Nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI

Sau khi kết thúc Công nghị Hồng y, Đức Thánh Cha Phanxicô cùng với các tân Hồng y đã đến Tu viện Mater Ecclesiae để chào thăm Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI. Sau khi cùng nhau cầu nguyện và nhận phép lành của ngài, các tân hồng y đã đến Điện Tông tòa hoặc Đại Thính đường Phaolô VI cho buổi thăm hữu nghị.

Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh...

Ngoài tên họ, tên đệm, tên riêng, người Công Giáo Việt Nam còn có thêm một tên thánh được đặt khi chịu phép rửa tội. Trong khi đó, người Công Giáo Âu Mỹ không có hẳn một tên thánh. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt giữa tên thánh của người Công Giáo Tây Phương và Đông Phương ?  

Nguồn Gốc Tên Thánh

  Tên mà người Công Giáo Việt Nam gọi là tên thánh thì đó là tên riêng, tên gọi thường nhật của người Công Giáo Tây Phương. Trong tiếng Anh, có ba danh từ để chỉ tên riêng. Một là tên rửa tội (baptismal name), hai là tên Kitô Giáo (Christian name), ba là tên thứ nhất hay tên đặt (first or given name). Cả ba danh từ này đều có nghĩa là tên chính hay tên riêng (first name hay given name) của một người.   Tên chính của người Tây Phương được đặt trong lễ rửa tội nên gọi là tên rửa tội . Và tên chính của người Tây Phương được gọi là tên Kitô Giáo vì các nước Tây Phương chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo, tuân theo lời khuyến cáo của Giáo Hội, đã lấy tên các thánh để đặt tên cho các cá nhân. Do vậy, mới có từ ngữ tên thánh.   Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do Thái Giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do Thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt da quy đầu gọi là Bris. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do Thái Giáo. Khi bị lưu đầy, người Do Thái bỏ tục lệ đặt tên thánh. Đến thế kỷ 12, các giáo sĩ Do Thái thấy cần duy trì căn tính dân tộc đã buộc các tín hữu đặt tên thánh như tục lệ cổ truyền. Nhờ đó mà ngày nay người Do Thái mới có một tên thứ hai là tên thánh.   Từ điển Bách Khoa Công Giáo, cho rằng tục lệ đặt tên thánh bắt nguồn từ quan niệm tình trạng con người được thay đổi. Nhận lãnh bí tích rửa tội là biến đổi sang con người mới. Do vậy, nhận tên thánh là chứng tích biến đổi về mặt tâm linh. Trường hợp cụ thể là vị tông đồ Paul của Kitô Giáo, sống vào thế kỷ thứ I sau Công Nguyên, trước đây có tên là Saul, khi theo đạo Công Giáo đổi tên là Paul mà người Công Giáo Việt Nam gọi là thánh Phaolô.  

Tên Thánh Qua Giáo Luật

  Không có tài liệu nào nói người Công Giáo bắt đầu đặt tên thánh từ bao giờ. Chỉ biết vào thời giáo hội sơ khai người Công Giáo Tây Phương có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy công đồng Nicea họp năm 325 cấm người Công Giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô Giáo để đặt tên. Đến thời Công Đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo Hội Công Giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô Giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.   Theo Bách Khoa Từ Điển Britannica, quyết định trên của công đồng Tridentino nhằm chống lại tục lệ của Giáo Hội Tin Lành, đặc biệt của Thanh Giáo. Các giáo hội Tin Lành cho phép tín hữu nhận tên các nhân vật trong Cựu Ước làm tên chính, như các nhân vật Abraham, Samuel, Jacob. Rachel. Do vậy các nhà tính danh học Âu Châu kết luận: Những người có tên riêng là nhân vật trong Cựu Ước thông thường thuộc giáo phái Tin Lành, người có tên riêng là các nhân vật thuộc Tân Ước là người Công Giáo.   Đến bộ giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo Hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công Đồng Tridentino buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh . Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh. Do vậy, đến bộ giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công Giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô Giáo. Điều 855 của bộ giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và Cha Sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô Giáo.  

Lý Do Đặt Tên Thánh

  Tại sao Giáo Hội Công Giáo đã quyết định lấy tên các thánh để đặt tên cho tín hữu? Giáo Hội đưa ra quyết định trên vì 2 lý do:   Thứ nhất, giáo hội tiếp tục duy trì truyền thống của giáo dân thời sơ khai. Những giáo dân đầu tiên là dân nô lệ, không phải công dân La Mã và theo tục lệ, khi người nô lệ được giải phóng, trở thành công dân La Mã, thì họ lấy tên riêng của chủ nhân thuộc giai cấp quý tộc làm tên mình. Tuy nhiên, với tín đồ Kitô Giáo thời đó, họ không thiết tha với các tên của các ông chủ cũ vì họ là nạn nhân của giai cấp quý tộc trong các cuộc cấm đạo. Ðồng thời khi một quý tộc trả tự do cho hàng trăm người nô lệ thì hàng trăm người đó có cùng tên với chủ cũ. Kết quả là tập tục này không đáp ứng được nhu cầu phân biệt vì thời gian đó, người Âu Châu chưa biết đến tên họ. Tên họ của người Âu Châu mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Do nguyên nhân này nên các người nô lệ được giải phóngđã lấy tên những người mà giáo hội Kitô Giáo nhận là thánh để đặt tên cho mình. Ví dụ: Thimotheus, Stephanos, Laurentius là các vị thánh đầu tiên. Đang khi Kitô Giáo phát triển, lan tràn cả Âu Châu thì đế quốc La Mã bước vào giai đoạn suy tàn. Hệ thống tên của La Mã mai một đi, tên thánh trở nên phổ thông hơn.   Thứ hai, Giáo Hội Công Giáo muốn tôn trọng phẩm giá con người. Khi xưa số tên người Âu Châu còn ít, hệ thống tên họ chưa xuất hiện, thì để phân biệt, người Âu thường dùng tên mà người Anh Mỹ gọi là Nickname, người La Mã gọi là Agnomen, còn Việt Nam gọi là tên lóng, tên tục. Khi xưa tên lóng thường được đặt cho những người thuộc giai cấp nô lệ tại La Mã. Ví dụ các tên như Crassus nghĩa là người béo, Varus: người què, Baldie hay Calvin: người trọc đầu, Cecil: người mù, Claude hay Gladys: người què. Vì tên có nội dung hạ thấp phẩm giá con người nên giáo hội đã ban hành luật buộc các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp các trường hợp tên có ý nghĩa tiêu cực, phải lấy một tên thánh đặt thêm vào. Giáo dân Việt Nam cũng như giáo dân ở nhiều nơi trên thế giới vẫn nhận tên thánh vì còn giữ tinh thần bộ giáo luật cũ. Ngày nay, người công giáo Tây Phương không còn giữ tập tục lấy tên thánh để đặt tên riêng mà lấy bất cứ từ ngữ nào, có nghĩa hay vô nghiã, để đặt tên riêng.  

Ý nghĩa tên thánh đối với người Công Giáo Việt Nam

  Sở dĩ người Công Giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây Phương không có, là vì các giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây Phương. Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công Giáo Tây Phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công Giáo Việt Nam. Nếu đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có hẳn một tên thánh là Gioan Baotixita, thì đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh. Một ví dụ điển hình khác là thánh Gemma. Vì bố mẹ Ngài già rồi mới sinh con nên quý hóa đặt tên ngài là Gemma, có nghiã là ngọc. Trước đó, không có vị thánh nào tên Gemma cả. Tại San Jose, California vị linh mục chính xứ của tôi là Kevin Joyce. Kevin là tên riêng, là biến thể của tên Kelvin. Kelvin là tên con sông ở Tô Cách Lan. Joyce là tên họ. Linh mục Kevin Joyce không có tên thánh. Do đó người Công Giáo Tây Phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.   Vậy quyết định của các giáo sĩ thừa sai đặt tên thánh cho người Công Giáo Việt Nam là đúng hay sai? Nếu đặt vào bối cảnh hiện nay thì đó là điều không chấp nhận được vì tên người Việt Nam hiện nay không hề được đặt ra để hạ phẩm giá con người như kiểu người Hy Lạp, La Mã ngày xưa, mà được lựa chọn từ những từ ngữ có ý nghiã tốt đẹp nhất để đặt tên cho con cái. Tuy nhiên, nếu đặt vào bối cảnh Việt Nam trong thế kỷ 16 thì quyết định của các thừa sai có thể tạm chấp nhận vì phong tục dân gian lúc đó còn dùng những tên có nghiã xấu, gọi là tên tục, để đặt cho những đứa trẻ mới sinh ngõ hầu tránh tà ma. Ví dụ các tên như Bùn, Sẹo, Chó v.v…   Mặc dù giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ Giáo luật năm 1983, khoản 1186:   Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo Hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo Hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài .   Hiện nay, người Công Giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Ngoài ra, vì sự hiểu biết của giáo dân còn hạn chế về các thánh nên người ta thường chọn các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo Hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tuy nhiên, giáo dân Việt vẫn chưa quen nhận các thánh Việt Nam làm tên bổn mạng.  

Nguyên Tắc Xưng Hô Tên Thánh

  Trong giao tế xã hội, người Âu Mỹ không lấy tên riêng mà lấy tên họ của một người để xưng hô. Người ta gọi Tổng Thống Obama, không ai gọi là Tổng Thống Barack. Obama là tên họ, Barack là tên riêng. Khi chưa lên ngôi Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, người ta dùng tên họ Ratzinger để gọi ngài, không ai gọi ngài bằng tên đẻ là ĐHY Joseph. Chỉ trường hợp thân thiết lắm, người ta mới dùng tên riêng để xưng hô. Ở Việt Nam, để tỏ lòng tôn kính, giáo dân có tục lệ dùng tên thánh để gọi một vị Giám Mục, Linh Mục. Ví dụ Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh được gọi là Đức Cha Giuse. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được gọi là Đức Hồng Y Gioan Baotixita.   Ở Việt Nam người Công Giáo có tục lệ mừng lễ bổn mạng là ngày mà toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên thế giới tưởng nhớ tới vị thánh đó. Khi chết, người Công Giáo không dùng tên húy hay tên riêng mà dùng tên thánh để cầu nguyện cho người quá cố. Như vậy, xét về mặt hội nhập văn hóa, tên thánh cũng có chức năng như tên thụy, tên hèm hay tên cúng cơm là các tên mà các người không phải là Công Giáo đã dùng để cầu nguyện cho người đã chết.

Nguyễn Long Thao  

Nguồn: vietcatholic.net