Vì sao có tái đàm phán nafta

Mexico, Mỹ và Canada đang tiến hành đàm phán về việc nâng cấp Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và ngành công nghiệp ôtô là một trong những lĩnh vực then chốt quyết định tương lai của hiệp định này.

Vì sao có tái đàm phán nafta

Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, đối với nước này, ngành công nghiệp ôtô là một trong những lĩnh vực năng động nhất của nền kinh tế khi chiếm tới 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thặng dư thương mại trên 52 tỷ USD/năm. Chỉ tính riêng năm ngoái, ngành ôtô đã thu hút số vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) kỷ lục với 6,866 tỷ USD, trong đó 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư Mỹ. Tuy nhiên, điều đó cũng thể hiện sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực này. Ngành công nghiệp ôtô đã tạo ra hơn 900.000 việc làm trực tiếp với mức lương thấp nhất (từ 2-4 USD/giờ) trong khối kinh tế NAFTA. Tại Mexico, nhiều hãng xe lớn của Mỹ, Nhật Bản và Đức như Ford, General Motors, Nissan, Honda và Volkswagen đang được hưởng lợi bởi chi phí thuê nhân công rẻ mà lại đảm bảo chất lượng, cũng như thuế quan ưu đãi của NAFTA. Thống kê cho thấy trong năm qua, Mexico đã xuất khẩu 3,1 triệu xe ôtô và ngành công nghiệp ô tô của nước này đã đạt mức tăng trưởng 11,8% với thặng dư thương mại 70,7 tỷ USD (giá trị xuất khẩu đạt 126,67 tỷ USD và nhập khẩu là 55,9 tỷ USD). Mức thâm hụt thương mại (trên 60 tỷ USD/năm) trong các hoạt động giao thương với Mexico mà chủ yếu từ lĩnh vực ôtô là lý do chính khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị đàm phán lại NAFTA. Do vậy, trong quá trình tái đàm phán NAFTA, Mỹ đã yêu cầu nâng tỷ lệ nội địa khu vực đối với ngành ôtô từ mức 62,5% hiện tại lên 75%, cùng với đó là 40% giá trị của mỗi xe ôtô phải được sản xuất với mức lương công nhân cao như ở Mỹ và Canada (trên 15 USD/giờ). Trong khi đó, phía Mexico đưa ra đề xuất tương ứng là 70% tỷ lệ nội địa khu vực và 20% giá trị xe sản xuất tại các khu vực với mức lương cao. Theo các nguồn tin địa phương, Mexico và Mỹ đang trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán về một thỏa thuận trên nguyên tắc đối với ngành sản xuất ô tô theo quy định của NAFTA. Hai bên đã trao đổi những đề xuất mới cho ngành công nghiệp ôtô, song vẫn chưa đưa ra thỏa thuận cuối cùng. Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo sẽ có cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer tại Washington vào ngày 2/8 để thảo luận về những đề xuất này./.

Ngày 17/10, vòng 4 tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã khép lại với những đề xuất khó có thể chấp nhận được từ phía Mỹ, khiến tương lai của NAFTA 2.0 trở lên bất ổn.

  • Nếu NAFTA đổ vỡ, 3% lượng hàng Mexico xuất sang Mỹ chịu thuế nhập khẩu trên 25%

  • Vòng 3 tái đàm phán NAFTA: Mỹ trì hoãn đưa ra các yêu cầu chi tiết

  • Mỹ để ngỏ khả năng rút khỏi NAFTA

  • Đàm phán lại NAFTA: Bước thăm dò thận trọng

Tại vòng đàm phán lần này, Mỹ đã đưa ra những đề xuất mang tính “đe dọa cao” đối với thỏa thuận thương mại khu vực đã tồn tại 23 năm qua, bao gồm yêu sách về nâng tỉ lệ nội địa hóa khu vực đối với ngành công nghiệp ôtô từ 62,5% hiện nay lên 85%; chu kỳ 5 năm xem xét lại NAFTA và xóa bỏ Chương 19 về giải quyết tranh chấp do phá giá và trợ giá, hạn ngạch.

Vì sao có tái đàm phán nafta

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland (giữa), Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo Villarreal (trái) và Đại diện thương mại Mỹ Robert E. Lighthizer tại vòng đàm phán NAFTA ở Ottawa, Ontario (Canada). Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các đề xuất trên của Mỹ đi ngược với bản chất của NAFTA và gia tăng sự bất ổn trong khu vực, gây ảnh hưởng tới các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

Những yêu sách của Mỹ khiến quá trình đàm phán NAFTA trở nên khó khăn hơn, khi tại vòng 3, Washington đã bắt đầu đưa ra những đề xuất “gai góc”, nhằm tìm kiếm cơ chế tạo thuận lợi cho các vụ kiện bán phá giá đối với việc nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Mexico; hạn chế khả năng Mexico và Canada có được hợp đồng mua sắm công ở Mỹ trong khi các công ty Mỹ sẽ được tiếp cận nhiều hơn các dự án của chính phủ Mexico và Canada; các biện pháp giảm nhập khẩu hàng dệt may từ hai đối tác còn lại.

Đại diện đàm phán của Mexico và Canada đã bác bỏ những yêu sách trên của Mỹ, nhưng khẳng định không rời khỏi bàn đàm phán. Tại cuộc họp báo chung kết thúc vòng đàm phán, trưởng đoàn đàm phán của Mexico, Bộ trưởng Kinh tế Ildefonso Guajardo, và của Canada, Ngoại trưởng Chrystia Freeland khẳng định tìm kiếm một NAFTA mới đem lại lợi ích cho các bên liên quan.

Bộ trưởng Ildefonso Guajardo khẳng định Mexico không muốn rời khỏi đàm phán NAFTA với hai bàn tay trắng, nhưng tất cả đều có giới hạn. Bất chấp những đề xuất bất đồng, ba bên cần đạt được một thỏa thuận cùng có lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực và tạo thêm nhiều việc làm.

Đại diện đàm phán của Mỹ, Mexico và Canada đều nhất trí đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất việc tái đàm phán NAFTA vào quý I/2018. Theo kế hoạch, vòng đàm phán thứ 5 về hiện đại hóa NAFTA sẽ diễn ra tại thủ đô Mexico City từ ngày 17-21/11 tới.

Cùng ngày, Tổng thống Mexico, Enrique Peña Nieto, cho biết nước này và Canada sẽ tiếp tục theo đuổi một thỏa thuận tự do thương mại trong trường hợp Mỹ rời khỏi NAFTA. Tổng thống Peña Nieto khẳng định Mexico sẽ triển khai kế hoạch “B” nếu NAFTA đổ vỡ. Kế hoạch này tập trung vào đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm các đối tác mới và triển khai cơ chế bảo vệ đầu tư.

Tổng thống Donald Trump cho rằng NAFTA là một thảm họa đối với Mỹ, là hiệp định thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử, đồng thời nhiều lần tuyên bố muốn rút khỏi hiệp định này. Ông Donald Trump cho rằng NAFTA đã làm gia tăng nhập siêu thương mại của Mỹ, ảnh hưởng đến việc làm của nước này, chuyển dịch hàng triệu vị trí việc làm trong ngành sản xuất sang Mexico, nơi có giá nhân công thấp hơn.

NAFTA là hiệp định thương mại giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ đạt trên 1.300 tỷ USD vào năm 2016.

TTXVN/Báo Tin Tức

Vì sao có tái đàm phán nafta

Ba nước Bắc Mỹ bước vào vòng đàm phán quyết định tương lai NAFTA

Ngày 11/10, Mexico, Mỹ và Canada bước vào vòng 4 về tái đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) kéo dài 5 ngày tại thủ đô Washington, Mỹ, với những vấn đề “gai góc” liên quan tới quy định xuất xứ và việc làm mang tính quyết định tới tương lai của thỏa thuận thương mại này.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tái đàm phán,
  • Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ,
  • NAFTA,
  • khó khăn,
  • Canada,
  • Mexico,