Vì sao giá tiêu giảm mạnh 2018

Giảm mạnh về giá trị do cung vượt cầu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [NN&PTNT] cho biết: 3 năm trở lại đây, giá hồ tiêu trên thế giới sụt giảm liên tục do nguồn cung vượt cầu khiến giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam cũng “tụt dốc”. Nếu như năm 2016, sản lượng hồ tiêu đạt 176,6 nghìn tấn và kim ngạch xuất khẩu [KNXK] hồ tiêu đạt kỷ lục hơn 1,42 tỷ USD, tăng 12,9% về giá trị so với năm 2015 thì những năm sau đó, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục tăng nhưng giá trị xuất khẩu lại đều theo chiều đi xuống. Cụ thể, năm 2017, cả nước xuất khẩu được khoảng 214.000 tấn nhưng giá trị hồ tiêu xuất khẩu ước đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với năm 2016; năm 2018, xuất khẩu được 232.000 tấn, giá trị đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1% về giá trị.

Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu hồ tiêu đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp, khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới. Nhu cầu thế giới hiện có khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2-3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8-10%.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định: Năm 2019 tiếp tục được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam. Trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng, ít nhất 10% so với năm 2017. Đây cũng là lý do trong 8 tháng năm 2019, Việt Nam dù đã xuất khẩu tiêu đạt224.000 tấn,tăng 27,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch lại giảm nhẹ 2,1% và chỉ đạt 571 triệu USD, do giá xuất khẩu giảm 23,4%.

Thực tế cho thấy, sản xuất hồ tiêu của Việt Nam được đánh giá chưa bền vững chủ yếu do diện tích trồng hồ tiêu ở nhiều vùng tăng nhanh, không theo quy hoạch. Năm 2010, cả nước có 51,3 nghìn héc-ta, đến hết năm 2018 có 149,8 nghìn héc-ta, vượt quy hoạch phát triển ngành gần 100 nghìn héc-ta. Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm hồ tiêu chế biến chưa hợp lý. Tiêu trắng [tiêu sọ] có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 10-15% tổng sản lượng. Hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất thô, luôn cạnh tranh bằng giá ở phân khúc thấp.

Cơ hội mở rộng thị trường từ các FTA

Trong bối cảnh xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục đối diện nhiều khó khăn và sức ép cạnh tranh lớn thì các hiệp định thương mại [FTA] mà Việt Nam đã ký kết gần đây, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP]; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU [EVFTA]... được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.

Theo ông Trần Quốc Toản, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương]: Đối với mặt hàng hồ tiêu, trong số các nước tham gia Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan, gồm: Australia, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh. Đáng chú ý, trong các nước tham gia CPTPP, chỉ Malaysia là nước có sản xuất hạt tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu. Do vậy, có thể nói hồ tiêu Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khá lớn trong các nước tham gia CPTPP [đặc biệt là đối với 3 nước chưa có hiệp định thương mại nào với Việt Nam là Canada, Mexico và Peru]. Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu [mã HS 0904] ngay khi hiệp định có hiệu lực. Do vậy, EVFTA có hiệu lực sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU [đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế 5-9%].

Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam Nguyễn Nam Hải: Để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu thông tin về các hiệp định để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác. Đặc biệt, các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt, do đó, để nâng cao giá bán cho hồ tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch. Do vậy, ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Đánh giá của nhiều chuyên gia cho rằng, về dài hạn, ngành hạt tiêu nước ta còn nhiều dư địa phát triển. Để giải quyết vấn đề mất cân đối cung cầu trong sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần phát triển chuỗi cung ứng hạt tiêu bền vững, nâng cao chuỗi giá trị, chế biến, xuất khẩu hạt tiêu gắn với vùng nguyên liệu; giải quyết vấn đề sử dụng hóa chất nông nghiệp, quản lý các loại dịch bệnh cây tiêu; nâng tỷ lệ tiêu trắng, tiêu bột xuất khẩu. Hiệp hội gia vị Mỹ, Đức, châu Âu cũng khuyến nghị, trong xu hướng nguồn cung quá lớn, nếu Việt Nam chỉ hướng đến sản xuất hồ tiêu để làm thực phẩm thì đó là một sự lãng phí. Hồ tiêu làm mỹ phẩm, nước hoa, làm nguyên liệu thứ cấp cho các ngành khác cần phải được tính đến, bởi nhu cầu này trên toàn cầu là rất lớn.

KHÁNH AN

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Trong những ngày đầu tháng 4/2018, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng theo giá thế giới. Chốt phiên giao dịch ngày 10/4/2018, giá hạt tiêu tăng so với ngày 31/3/2018 nhưng vẫn giảm so với cùng kỳ tháng trước. Cụ thể, tại Ea H’leo – Đắk Lắk, giá hạt tiêu đen tăng 5,6% so với ngày 31/3/2018, lên mức 57.000 VNĐ/kg, nhưng giảm 6,6% so với ngày 10/3/2018. Tại tỉnh Bình Phước, giá hạt tiêu đen tăng mạnh nhất 7,5%, lên mức 57.000 VNĐ/kg nhưng vẫn giảm 5% so với cùng kỳ tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, giá tiêu trắng giảm tới 60 nghìn đồng/kg [tương đương mức giảm 40,8%], xuống còn 87.000 VNĐ/kg. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu tháng 3/2018 đạt 30 nghìn tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 132,5% về lượng và tăng 124,3% về trị giá so với tháng trước, tăng 3,5% về lượng nhưng giảm 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 3 tháng đầu năm 2018, lượng hạt tiêu xuất khẩu đạt 60 nghìn tấn, trị giá 211,6 triệu USD, tăng 17,5% về lượng, nhưng giảm 31,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2017. Về diễn biến giá xuất khẩu, tháng 3/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng tiêu đạt mức 3.531 USD/tấn, giảm 3,5% so với tháng 2/2018 và giảm 39,8% so với tháng 3/2017. 3 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt tiêu đạt 3.692 USD/tấn, giảm 41,6% so với 3 tháng đầu năm 2017.  Tháng 3/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang Nhật Bản, Bỉ, Pháp, Nam Phi tăng so với tháng 2/2018, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn khác lại giảm.

2 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt trên 97 triệu USD, chiếm 84% tỷ trọng trong tổng trị giá xuất khẩu. Đứng ở vị trí thứ 2 về trị giá xuất khẩu là chủng loại hạt tiêu trắng, đạt 14,58 triệu USD, chiếm 12,6% tỷ trọng


Quý I/2018, xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Hà Lan tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do giá xuất khẩu giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh, trừ xuất khẩu sang Ấn Độ và Thái Lan vẫn tăng.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu hạt tiêu của Hoa Kỳ 2 tháng đầu năm 2018 đạt 35 tấn, trị giá 101,4 triệu USD, tăng 12,9% về lượng, nhưng giảm 20,5% so với 2 tháng đầu năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung mặt hàng lớn thứ 2 về lượng với tốc độ nhập khẩu tăng đột biến 70,6%, chiếm 14,2% thị phần tại thị trường Hoa Kỳ trong 2 tháng đầu năm 2018 và tăng so với 9,4% tỷ trọng trong tổng lượng nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2017. Trên thị trường thế giới, dự báo, giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong ngắn hạn do nguồn cung thấp. Tại Brazil, vụ thu hoạch đã hoàn tất, trong khi tại Ấn Độ dù đã bước vào vụ thu hoạch chính, nhưng thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến sản lượng hạt tiêu của nước này.  Dự kiến sản lượng hạt tiêu đen của Ấn Độ niên vụ 2017/2018 sẽ giảm khoảng 10.000 – 15.000 tấn so với niên vụ trước đó, đạt khoảng 60.000 tấn. Tuy nhiên, nguồn cung hạt tiêu toàn cầu được bù đắp bởi lượng dự trữ tại Việt Nam khá dồi dào, đủ để thực hiện các hợp đồng ngắn hạn. Theo ước tính của Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế [IPC], sản lượng hạt tiêu niên vụ 2017/2018 của các nước thành viên Tổ chức đạt khoảng 570 nghìn tấn, tồn kho gối vụ khoảng 100 nghìn tấn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thị trường Giá Thay đổi
Cà phê London [05/22] 2148 +67[3.22%]
Cà phê New York [05/22] 217.5 +6.35[3.01%]
FOB [HCM] 2,203 Trừ lùi:+55
Đắk Lăk 41,500 +1,000
Lâm Đồng 40,900 +1,000
Gia Lai 41,400 +1,000
Đắk Nông 41,400 +1,000
Hồ tiêu 79,000 0
Tỷ giá USD/VND 22,740 -10

Xem chi tiết tại đây

Code Buy Transfer Sell
AUD 16,720.55 16,889.44 17,434.31
CAD 17,777.13 17,956.70 18,536.00
CNY 3,517.75 3,553.28 3,668.47
EUR 24,525.99 24,773.73 25,900.48
GBP 29,387.96 29,684.81 30,642.47
HKD 2,848.57 2,877.34 2,970.17
JPY 182.23 184.07 192.93
SGD 16,425.08 16,590.99 17,126.23
USD 22,700.00 22,730.00 23,010.00

- Select website - Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk Bộ Công Thương Cục Công Thương Địa Phương - Bộ Công Thương Cục Xúc tiến Thương Mại - Bộ Công Thương Cục Quản lý Thị Trường - Bộ Công Thương Cục Quản lý Cạnh Tranh - Bộ Công Thương Thành Phố Buôn Ma Thuột Phòng Công nghiệp và Thương Mại Việt Nam Gắn kết doanh nghiệp Á - Âu Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk Sở Tài Chính Đắk Lắk Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk Sở Giao thông vận tải Đắk Lắk Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk Sở Nội vụ Đắk Lắk Sở Tư pháp Đắk Lắk Sở Y tế Đắk Lắk Sở Xây dựng Đắk Lắk Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đắk Lắk Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk Sở ngoại vụ Đắk Lắk Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk Tỉnh Đoàn Đắk Lắk Cục thuế tỉnh Đắk Lắk Đài phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2018 [Hanoi Gift Show 2018] Lễ Hội cà phê Buôn Ma Thuột Báo Đắk Lắk

Video liên quan

Chủ Đề